Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẦU NỐI ĐỘNG MẠCH CHỦ VÀNH<br />
TRONG ĐIỀU TRỊ HẸP NHIỀU NHÁNH ĐỘNG MẠCH VÀNH<br />
Đỗ Kim Quế*, Chung Giang Đông*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Phẫu thuật bắc cầu mạch vành là phương pháp điều trị cho tỷ lệ sống cao hơn, giảm đau thắt<br />
ngực sau mổ rõ rệt cho bệnh nhân bị bệnh nhiều nhánh động mạch vành. Nghiên cứu này nhằm đánh giá tính<br />
khả thi về kỹ thuật của phẫu thuật cầu nối động mạch chủ vành nhằm tái tưới máu toàn bộ cho các bệnh nhân<br />
hẹp nhiều nhánh mạch vành, đồng thời bước đầu đánh giá kết quả sớm gồm tỷ lệ tử vong và biến chứng sau mổ<br />
của phương pháp.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Toàn bộ bệnh nhân bệnh 3 nhánh động mạch vành được điều trị phẫu thuật<br />
bắc cầu nối động mạch chủ vành có động mạch ngực trong tại bệnh viện Thống Nhất trong thời gian 5 năm<br />
từ 2005-2010.<br />
Kết quả: 72 bệnh nhân hẹp nhiều nhánh động mạch vành đã được phẫu thuật tại bệnh viện Thống Nhất. Số<br />
miệng nối xa trung bình mỗi bệnh nhân là 3,12. 1 trường hợp tử vong do biến chứng suy đa tạng sau mổ. Không<br />
trường hợp nào viêm trung thất hoặc nhiễm trùng vết mổ. Theo dõi từ 2 tháng – 5 năm, không trường hợp nào<br />
bị nhồi máu cơ tim.<br />
Kết luận: Phẫu thuật tái tưới máu toàn bộ cho bệnh nhân hẹp nhiều nhánh mạch vành, cho kết quả sớm và<br />
lâu dài tốt.<br />
Từ khóa: Bệnh mạch vành đa nhánh, cầu nối động mạch chủ vành.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CABG IN PATIENTS WITH MULTI-VESSELS DISEASES: INITIAL RESULTS<br />
Do Kim Que, Chung Giang Dong<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 232 - 236<br />
Background: CABG surgery for patients who had multivessels disease based on superior graft patency,<br />
reduced cardiac-retaled eventsand enhanced survival when compared with patients receiving PCI or medical<br />
treatment. This study aimed at evaluating the feasibility of total coronary bypass in patients with multi-vessels<br />
diseases. We also analyzed short-term results including post operative mortality and morbidity of the technique<br />
and long-term results.<br />
Methods: This is a prospective clinical trial including 72 patients with multi-vessels diseases underwent<br />
total coronary revascularization using CABG at the Thong Nhat hospital from 2005-2010.<br />
Results: 72 patients with multi vessels disease underwent CABG the average numbers of distal anastomoses<br />
and BITA anastomoses per patient were 3.12 respectively. No superficial nor deep sternal infection was observed<br />
in this group. 1 patient died by multi-organs falure. No AMI appeared during months – 5 years follow-up.<br />
Conclusions: Total coronary revascularization by CABG in patients with multi-vessels diseases was feasible<br />
and safe with satisfactory short-term and long-term results.<br />
Key words: Coronary revascularization, cabg.<br />
* Bệnh viện Thống Nhất Tp Hồ Chí minh<br />
Tác giả liên lạc: PGS. TS. BS. Đỗ Kim Quế, ĐT: 0913977628<br />
<br />
232<br />
<br />
Email: dokimque@gmail.com,<br />
<br />
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Phẫu thuật cầu nối động mạch vành là một<br />
phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho bệnh nhân<br />
bị bênh đa nhánh động mạch vành. Mặc dù gần<br />
đây can thiệp nội mạch phát triển mạnh mẽ<br />
nhưng những nghiên cứu dài hạn cho thấy ưu<br />
thế của phẫu thuật trong tiên lượng và kết quả<br />
lâu dài.<br />
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh phẫu<br />
thuật bắc cầu mạch vành có dùng động mạch<br />
ngực trong cho tỷ lệ sống cao hơn, ít có các biến<br />
chứng liên quan đến tim hơn so với phẫu thuật<br />
bắc cầu mạch vành không sử dụng động mạch<br />
ngực trong.<br />
Nghiên cứu này nhằm đánh giá tính khả thi<br />
về kỹ thuật của phẫu thuật cầu nối động mạch<br />
vành có dùng động mạch ngực trong nhằm tái<br />
tưới máu toàn bộ cho các bệnh nhân hẹp nhiều<br />
nhánh mạch vành, đồng thời đánh giá kết quả<br />
sớm và lâu dài của phẫu thuật cầu nối động<br />
mạch vành tại bệnh viện Thống Nhất.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, tiền cứu.<br />
Các số liệu thu thập bao gồm đặc điểm lâm<br />
sàng, các yếu tố nguy cơ đi kèm, các số liệu liên<br />
quan đến phẫu thuật, tỷ lệ tai biến và tử vong<br />
sau mổ được phân tích bằng phần mềm SPSS.<br />
Các biến chứng sau mổ được theo dõi bao<br />
gồm: nhồi máu cơ tim (có ít nhất hai trong số<br />
các triệu chứng đau ngực, thay đổi trên điện<br />
tim, troponin Ic ≥ 12 ng/mL, rối loạn vận động<br />
vùng mới xuất hiện trên siêu âm tim); hội chứng<br />
giảm cung lượng tim (cần hỗ trợ vận mạch trên<br />
48 giờ); các rối loạn nhịp, suy hô hấp (thở máy<br />
trên 48 giờ), suy thận cấp, nhiễm trùng xương<br />
ức và viêm trung thất, tai biến mạch máu não<br />
(triệu chứng rối loạn tâm - thần kinh kéo dài<br />
trên 48 giờ hay được chẩn đoán bằng CT Scan<br />
hay MRI), chảy máu phải mổ lại.<br />
Bệnh nhân được tái khám định kỳ hàng<br />
tháng sau mổ hoặc khi có diễn biến bất thường,<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
được ghi nhận triệu chứng cơ năng, siêu âm tim,<br />
các thuốc đang sử dụng.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
Toàn bộ các bệnh nhân bệnh nhiều nhánh<br />
mạch vành có chỉ định phẫu thuật bắc cầu<br />
mạch vành tại bệnh viện Thống Nhất từ năm<br />
2005 - 2010.<br />
<br />
Mô tả kỹ thuật<br />
Tái tưới máu toàn bộ được định nghĩa là tất<br />
cả các nhánh mạch vành có đường kính 1,5mm<br />
trở lên, hẹp từ 70% trở lên (riêng thân chung hẹp<br />
từ 50% trở lên) đều được ghép ít nhất một miệng<br />
nối xa sau chỗ hẹp.<br />
Chúng tôi sử dụng 1 động mạch ngực trong<br />
và động mạch quay hoặc tĩnh mạch hiển cho tất<br />
cả các trường hợp.<br />
Các động mạch ngực trong được phẫu tích<br />
trần (skeletonized) để đảm bảo đạt được độ dài<br />
lớn nhất và hạn chế tỷ lệ nhiễm trùng xương ức<br />
và viêm trung thất.<br />
Động mạch ngực trong trái được giữ<br />
nguyên không cắt rời khỏi động mạch dưới đòn<br />
trái, được làm miệng nối xa với nhánh xuống<br />
trước trái theo kiểu tận – bên. Động mạch quay<br />
hoặc tĩnh mạch hiển trong cắt rời được khâu nối<br />
tận bên hoặc liên tiếp hình thoi (diamond shape)<br />
với nhánh trung gian, các nhánh bờ tù, động<br />
mạch vành phải .<br />
Chúng tôi sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể,<br />
hạ thân nhiệt trung bình, liệt tim máu ấm thuận<br />
chiều ngắt quãng.<br />
Xương ức được khâu cố định như thường lệ,<br />
ngoài ra còn được khâu tăng cường bằng hai sợi<br />
chỉ thép theo chiều dọc một cách hệ thống cho<br />
tất cả các bệnh nhân.<br />
<br />
Theo dõi sau mổ<br />
Các bệnh nhân được tái khám định kỳ mỗi<br />
tháng sau mổ trong ba tháng đầu, sau đó mỗi ba<br />
tháng trong năm đầu. Các yếu tố ghi nhận khi<br />
tái khám: Tử vong, triệu chứng lâm sàng, điều<br />
trị nội khoa, các lần nhập viện cấp cứu và các<br />
biến chứng có liên quan đến cuộc mổ. Bệnh<br />
nhân được khuyến khích chụp mạch vành hoặc<br />
<br />
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011<br />
<br />
233<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
chụp MS-CT 64 để kiểm tra hệ thống cầu nối<br />
trong khoảng thời gian 3 đến 6 tháng sau mổ.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Trong 5 năm từ 2005 - 2010, 72 bệnh nhân<br />
được phẫu thuật bắc cầu mạch vành có sử dụng<br />
động mạch ngực trong.<br />
<br />
Đặc điểm bệnh nhân trước mổ<br />
Tổng số: 72<br />
Tuổi trung bình: 65.7 ± 8.5<br />
Nam: 55<br />
Tiểu đường: 38<br />
Cao huyết áp: 58<br />
Hút thuốc lá: 50<br />
Rối loạn chuyển hóa lipid: 65<br />
Tiền căn nhồi máu cơ tim: 28<br />
Tiền căn can thiệp mạch vành qua da: 4<br />
Tiền căn tai biến mạch máu não: 2<br />
Bệnh mạch máu ngoại vi: 15<br />
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: 12<br />
Suy thận mãn: 4<br />
Hẹp thân chung: 19<br />
Số lượng nhánh mạch vành bị hẹp trung<br />
bình: 3,6<br />
Suy chức năng thất trái: 14<br />
Đau thắt ngực ổn định: 28<br />
Đau thắt ngực không ổn định: 42<br />
Dùng clopidogrel trước mổ: 26<br />
Dùng aspirin trước mổ: 24<br />
Dùng enoxoparin trước mổ: 8<br />
Bảng 1:<br />
Số liệu trong mổ Có THNCT (n=4)<br />
KhôngTHNCT<br />
(1)<br />
(n=13)<br />
Thời gian mổ<br />
201 ± 21 ph<br />
317 ± 24 ph<br />
Thời gian chạy<br />
101 ± 8 ph<br />
THNCT<br />
Thời gian kẹp ĐMC<br />
76 ± 12 ph<br />
Máu mất trong mổ<br />
700 ± 210 ml<br />
<br />
Bảng 2:<br />
Số liệu trong mổ (2)<br />
Tổng số miệng nối xa<br />
<br />
234<br />
<br />
ĐMNT T ĐM quay TM hiển<br />
72<br />
12<br />
127<br />
<br />
Nhánh xuống trước trái<br />
Nhánh chéo<br />
Nhánh bờ tù hoặc nhánh mũ<br />
ĐM vành P, nhánh P kéo dài<br />
hoặc nhánh xuống sau<br />
<br />
72<br />
2<br />
10<br />
<br />
12<br />
45<br />
70<br />
<br />
Trung bình mỗi bệnh nhân được ghép 3,12<br />
cầu nối.<br />
Bảng 3: Tử vong và biến chứng<br />
Tỷ lệ tử vong<br />
Tỷ lệ biến chứng<br />
Nhồi máu cơ tim<br />
Co thắt cầu nối ĐM quay<br />
Suy tim<br />
Rung nhĩ<br />
Tràn máu MP<br />
Viêm phổi<br />
<br />
1<br />
1<br />
1<br />
4<br />
3<br />
3<br />
2<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Kỹ thuật mổ bắc cầu mạch vành đã chứng<br />
minh hiệu quả kể từ các trường hợp phẫu thuật<br />
bắc cầu đầu tiên trên thế giới cách nay trên 40<br />
năm qua các nghiên cứu kéo dài nhiều thập kỉ.<br />
Các cải tiến kỹ thuật đều nhằm đến mục<br />
đích cuối cùng và quan trọng nhất là giúp kéo<br />
dài càng lâu càng tốt thời gian sống không có<br />
triệu chứng, không có các biến cố về mạch vành<br />
và không cần phải can thiệp mạch vành lại.<br />
Việc sử dụng cầu nối từ động mạch ngực<br />
trong trái vào nhánh xuống trước trái, và sau<br />
đó là các cố gắng sử dụng thêm các loại cầu<br />
nối động mạch khác để làm giảm thiểu số<br />
lượng cầu nối bằng tĩnh mạch hiển đã làm cải<br />
thiện rõ rệt tỷ lệ sống còn của bệnh nhân bắc<br />
cầu mạch vành.<br />
Do cấu trúc thành mạch đặc biệt, hầu như<br />
không bao giờ có tổn thương xơ vữa, rất ít co<br />
thắt trong và sau mổ, động mạch ngực trong là<br />
vật liệu làm cầu nối lý tưởng, có tỷ lệ thông suốt<br />
rất cao qua theo dõi lâu dài sau mổ.<br />
Phẫu thuật cầu nối động mạch vành phát<br />
triển khá nhanh trong thời gian gần đây ở<br />
nước ta.<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi 38,9% các<br />
bệnh nhân có tiền căn nhồi máu cơ tim hoặc vừa<br />
qua đợt nhồi máu cơ tim cấp 26/72 (36,1%) bệnh<br />
nhân phải dùng kháng đông đến sát ngày mổ,<br />
<br />
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
đa số phối hợp hai hay ba thuốc kháng đông<br />
(clopidogrel, aspirin, enoxoparin).<br />
<br />
cách chụp mạch máu hoặc siêu âm kiểm tra<br />
động mạch dưới đòn.<br />
<br />
Phạm Hữu Minh Nhựt(8), tổng kết 143<br />
trường hợp phẫu thuật cầu nối động mạch tại<br />
Viện Tim TP. Hồ Chí Minh tỉ lệ bệnh nhân có<br />
nhồi máu cơ tim cũ là 37,1%.<br />
<br />
Ngoài ưu điểm quan trọng nhất là khả năng<br />
kéo dài thời gian và mức độ thông suốt của các<br />
cầu nối, giúp cải thiện tiên lượng lâu dài của<br />
bệnh nhân sau mổ bắc cầu mạch vành, chúng tôi<br />
nhận thấy phương pháp còn có một số ưu điểm<br />
khác như sau.<br />
<br />
Trừ các trường hợp bệnh nhân có cơn đau<br />
thắt ngực không ổn định cần mổ bán cấp, các<br />
trường hợp mới nhồi máu cơ tim thường<br />
được điều trị nội khoa và mổ trì hoãn trong<br />
vòng 2 tuần sau khi troponin Ic giảm xuống<br />
dưới 0,3mcg/ml.<br />
Có 1 trường hợp tử vong trong nhóm<br />
nghiên cứu. Tỷ lệ tai biến thấp và không ảnh<br />
hưởng đến tiên lượng lâu dài, trừ một trường<br />
hợp nhồi máu cơ tim trong mổ.<br />
Không trường hợp nào bị nhiễm trùng vết<br />
mổ, viêm xương ức hay viêm trung thất trong<br />
nhóm nghiên cứu. Các nghiên cứu mới đây cho<br />
thấy kỹ thuật phẫu tích trần (skeletonize) động<br />
mạch ngực trong hai bên làm giảm hẳn nguy cơ<br />
này. Các nghiên cứu với số lượng lớn các bệnh<br />
nhân tiểu đường được phẫu tích trần động<br />
mạch ngực trong có tỷ lệ viêm trung thất sau mổ<br />
chỉ khoảng 1,2 đến 2%.<br />
Trần Quyết Tiến(10) báo cáo 52 trường hợp<br />
phẫu thuật cầu nối động mạch vành tại bệnh<br />
viện Chợ rẫy có 4 trường hợp suy thận sau mổ,<br />
1 trường hợp nhiễm trùng vết mổ, và 1 trường<br />
hợp chảy máu phải mổ lại.<br />
<br />
Động mạch ngực trong có đường kính và độ<br />
dày của thành mạch tương đối giống các nhánh<br />
mạch vành. Tĩnh mạch hiển và động mạch quay<br />
có kích thước và bề dày khác biệt khá nhiều với<br />
hệ mạch vành. Chúng tôi cho rằng miệng nối từ<br />
động mạch ngực trong vào động mạch liên thất<br />
trước dễ thực hiện hơn từ miệng nối từ tĩnh<br />
mạch hiển và động mạch quay. Đó cũng có thể<br />
là một yếu tố giúp cải thiện chất lượng lâu dài<br />
của các miệng nối.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Phẫu thuật tái tưới máu toàn bộ cho bệnh<br />
nhân hẹp nhiều nhánh mạch vành có dùng<br />
động mạch ngực trong là phương pháp an<br />
toàn và hiệu quả trong điều trị bênh nhiếu<br />
nhánh động mạch vành. Kết quả trước mắt và<br />
lâu dài rất khả quan.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Chúng tôi không gặp trường hợp nào bị tai<br />
biến mạch máu não hay bệnh lý não sau mổ.<br />
Kỹ thuật phẫu tích trần động mạch ngực<br />
trong giúp hạn chế tổn thương mô mềm và hệ<br />
thống mạch máu nuôi dưỡng thành ngực, làm<br />
giảm tỷ lệ viêm xương ức. Nghiên cứu thực<br />
nghiệm trên chó của tác giả Takashi Ueda(11)<br />
chứng minh rằng việc phẫu tích trần động mạch<br />
ngực trong không làm tăng tỉ lệ tắc cầu nối.<br />
Để tránh hiện tượng “ăn cắp máu” từ động<br />
mạch ngực trong trái ra động mạch cánh tay,<br />
trước mổ ta phải chắc chắn rằng đoạn gần của<br />
động mạch dưới đòn trái không bị hẹp bằng<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
Ascione R, Underwood MJ., Lloyd CT., Jeremy JY, Bryan AJ,<br />
and Angelini GD., (2001): Clinical and Angiographic Outcome of<br />
Different Surgical Strategies of Bilateral Internal Mammary<br />
Artery Grafting. Ann Thorac Surg ;72:959–65<br />
Azmoun A, Ramadan R, Al-Attar N, Kortas C, Ghostine S,<br />
Caussin C, Bourachot ML, Lancelin B, Slama M, and Nottin R,<br />
(2007): Exclusive Internal Thoracic Artery Grafting in TripleVessel–Disease Patients Angiographic Control. Ann Thorac<br />
Surg; 83:2098 –102.<br />
Bical OM., Khoury W, Fromes Y, Fischer M, Uva MS, Boccara G,<br />
and Deleuze PH (2004):. Routine Use of Bilateral Skeletonized<br />
Internal Thoracic Artery Grafts in Middle-Aged Diabetic<br />
Patients. Ann Thorac Surg ;78:2050 –3<br />
Cartier R, Leacche M, and Couture P (2002): Changing Pattern in<br />
Beating Heart Operations - Use of Skeletonized Internal<br />
Thoracic Artery. Ann Thorac Surg;74:1548 –52.<br />
Kai M, Hanyu M, Soga Y, Nomoto T, Nakano J, Matsuo T,<br />
Umehara E, Kawato M, and Okabayashi H (2007): Off-Pump<br />
Coronary Artery Bypass Grafting With Skeletonized Bilateral<br />
Internal Thoracic Arteries in Insulin-Dependent Diabetics. Ann<br />
Thorac Surg; 84:32–7<br />
Lev-Ran O, Braunstein R, Nesher N, Ben-Gal Y, Bolotin G, and<br />
Uretzky G (2004): Bilateral Versus Single Internal Thoracic<br />
<br />
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011<br />
<br />
235<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
236<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
Artery Gafting in Oral-Treated Diabetic Subsets - Comparative<br />
Seven-Year Outcome Analysis. Ann Thorac Surg ; 77:2039–45<br />
Muneretto C, Bisleri G, Negri A, Manfredi J, Metra M, Savina N,<br />
and Dei Cas L (2003): Off-Pump Coronary Artery Bypass<br />
Surgery<br />
Technique<br />
for<br />
Total Arterial Myocardial<br />
Revascularization: A Prospective Randomized Study. Ann<br />
Thorac Surg;76:778–83.<br />
Phạm Hữu Minh Nhựt: (2007): Đánh giá kết quả sớm phẫu<br />
thuật bắc cầu động mạch ở bênh nhân tổn thương 3 nhánh mạch<br />
vành. Luân văn tốt nghiệp thạc sĩ y học. Đại học Y Dược TP. Hồ<br />
Chí Minh<br />
Stevens LM, Carrier M, Perrault LP, He´bert Y., Cartier R.,<br />
Bouchard D., Fortier A., El-Hamamsy I., Pellerin M.. (2004):<br />
Single versus Bilateral Internal Thoracic Artery Grafts with<br />
Concomitant Saphenous Vein Grafts for Multivessel Coronary<br />
Artery Bypass Grafting: Effects on Mortality and Event-Free<br />
Survival. J Thorac Cardiovasc Surg 2004;127: 1408-15.<br />
Trần Quyết Tiến. (2007): Ghép mạch trong mổ bắc cầu động<br />
mạch vành tim. Y học TP Hồ Chí Minh. Chuyên đề Ngoại khoa<br />
2007. 11: 334-40.<br />
<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
<br />
13.<br />
<br />
14.<br />
<br />
Ueda T, Taniguchi S, Kawata T, Mizuguchi K, Nakajima M, and<br />
Yoshioka A (2003): Does Skeletonization Compromise the<br />
Integrity of Internal Thoracic Artery Grafts? Ann Thorac Surg;<br />
75:1429 –33<br />
Uva MS, Braunberger E, Fisher M, Fromes Y, Deleuze PH,<br />
Celestin JA, and Bical OM, (1998): Does Bilateral Internal<br />
Thoracic Artery Grafting Increase Surgical Risk in Diabetic<br />
Patients? Ann Thorac Surg; 65:2051–5.<br />
Wendler O, Hennen B, Markwirth T, König J, Tscholl D, Huang<br />
Q, Shahangi E, Schäfers HJ and Hans G. Borst. T (1999): Grafts<br />
with the Right Internal Thoracic Artery to Left Thoracic Artery<br />
Versus the Left Internal Thoracic Artery and Radial Artery Flow Dynamics in the Internal Thoracic Artery Main Stem. J<br />
Thorac Cardiovasc Surg ;118:841-848.<br />
Zeitani J, de Peppo AP, De Paulis R, Nardi P, Scafuri A, Nardella<br />
S, and Chiariello L (2006): Benefit of Partial Right-Bilateral<br />
Internal Thoracic Artery Harvesting in Patients at Risk of Sternal<br />
Wound Complications. Ann Thorac Surg; 81:139–44<br />
<br />
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011<br />
<br />