Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KẾT QUẢ SAU 12 TUẦN ĐIỀU TRỊ BỆNH NỨT HẬU MÔN MẠN TÍNH<br />
BẰNG PHẪU THUẬT CẮT BÊN CƠ THẮT TRONG<br />
Phạm Văn Năng*, Nguyễn Văn Hiên*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Tổng quan: Nứt hậu môn mạn tính là nguyên nhân gây đau ở vùng hậu môn kèm theo tăng trương lực cơ<br />
thắt trong. Phẫu thuật cắt cơ thắt trong làm giảm trương lực cơ thắt trong giúp vết nứt hậu môn lành sẹo.<br />
Phương pháp: 162 người bệnh nứt hậu môn mạn tính (94 nữ, 68 nam, tuổi trung bình 33 ± 11 tuổi) được<br />
cắt cơ thắt trong, thực hiện từ 2009 đến 2012.<br />
Kết quả: 162 bệnh nhân đã được cắt bên cơ thắt trong. 139 bệnh nhân được khám tại các thời điểm 24 giờ, 1,<br />
4 và 12 tuần sau mổ. 23 bệnh nhân không tái khám đầy đủ. Tất cả bệnh nhân giảm đau ngay ở ngày thứ nhất sau<br />
mổ. Vào tuần thứ 12 sau mổ, 97,1% lành bệnh. Biến chứng bao gồm chảy máu (10,1%), nhức đầu (7%). Không<br />
kiểm soát trung-đại tiện (9,2%) ở tuần thứ nhất sau mổ và phục hồi hoàn toàn trong 12 tuần.<br />
Kết luận: Cắt bên cơ thắt là phẫu thuật an toàn, hiệu quả trong điều trị nứt hậu môn mạn tính.<br />
Từ khóa: nứt hậu môn, mạn tính, cắt bên cơ thắt trong, thang điểm đau VAS, tự chủ và không tự chủ.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
TWELVE-WEEK RESULTS OF LATERAL INTERNAL SPHINCTEROTOMY<br />
FOR CHRONIC ANAL FISSURE<br />
Pham Van Nang, Nguyen Van Hien * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Vol. 18 - No 3- 2014: 343 - 347<br />
Background: Chronic anal fissure is the common cause of anal pain associated with internal anal sphincter<br />
hypertonia. Surgical sphincterotomy helps to reduce sphincter hypertonia and heal anal fissure.<br />
Methods: A study was undertaken on 162 patients (94 women, 68 men, mean age 33±11 years) who had<br />
undergoing lateral internal sphincterotomy for a chronic anal fissure from 2009 to 2012.<br />
Results: 162 patients underwent total lateral internal sphincterotomy. 139 patients returned for their<br />
postoperative visits at 24 hours, 1, 4 and 12 weeks, while 23 patients were lost to follow-up. At 12 postoperative<br />
week, 97.1% of fissures were completely healed. Pain was significantly reduced in all patients at the first<br />
postoperative day. Complications included bleeding (10.1%), headache (7%) and minor flatus-fecal incontinence<br />
(9.2%) was seen at one week postoperatively. The fecal continence was recovered at 12 week follow-up.<br />
Conclusions: Lateral internal sphincterotomy is a safe and effective treatment for chronic anal fissure.<br />
Key words: anal fissure, chronic, lateral internal sphincterotomy, Visual Analogue Scale, VAS, continence,<br />
incontinence<br />
kéo dài từ đường lược đến rìa hậu môn(12). Mục<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
đích điều trị là làm giảm trương lực cơ thắt<br />
Nứt hậu môn là bệnh thường gặp ở vùng<br />
trong, giúp bệnh nhân giảm đau và lành vết nứt.<br />
hậu môn, đứng hàng thứ ba sau bệnh trĩ và<br />
Gabriel phổ biến kỹ thuật cắt bỏ thương tổn<br />
nhiễm trùng vùng hậu môn(12). Bệnh nứt hậu<br />
và cắt một phần cơ thắt trong ngay vết nứt.<br />
môn được Edouard Quénu mô tả năm 1895(12).<br />
Boyer, Goodsall, Miles cắt cơ thắt trong ở phía<br />
Thương tổn của bệnh là một vết nứt hình vợt<br />
* Bộ môn Ngoại, Khoa Y, Trường ĐHYD Cần Thơ<br />
Tác giả liên lạc: TS. BS. Phạm Văn Năng<br />
ĐT: 0903971599<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014<br />
<br />
Email: pvnang@ctump.edu.vn<br />
<br />
343<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bảng 1. Thang điểm Wexner<br />
<br />
sau ngay đường giữa, phẫu thuật làm hết đau<br />
nhưng vết nứt chậm lành và có hội chứng lỗ chìa<br />
khóa (hậu môn không kiểm soát hoàn toàn được<br />
hơi hoặc thỉnh thoảng không kiểm soát được<br />
phân). Từ đó, Eisenhammer đề nghị nên cắt bên<br />
cơ thắt trong để làm giảm tình trạng này, nhưng<br />
Park là người đã hoàn thiện và khuyến cáo phẫu<br />
thuật cắt bên cơ thắt trong. Tỷ lệ lành bệnh sau 6<br />
tuần trên 97,5%(1,9).<br />
<br />
Tần số<br />
Không<br />
Hiếm khi<br />
Thỉnh thoảng<br />
Thường xuyên<br />
Luôn luôn<br />
<br />
Ở Việt Nam có rất ít nghiên cứu về bệnh nứt<br />
hậu môn. Tại Cần Thơ đã thực hiện phẫu thuật<br />
cắt bên cơ thắt trong từ khá lâu, nhưng chưa có<br />
nghiên cứu nào được thực hiện.<br />
<br />
+ Thỉnh thoảng: không tự chủ ít hơn 1 lần<br />
trong tuần và nhiều hơn 1 lần trong tháng<br />
<br />
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này để mô<br />
tả đặc điểm lâm sàng của bệnh nứt hậu môn<br />
mạn tính và đánh giá kết quả điều trị bệnh nứt<br />
hậu môn mạn tính bằng phẫu thuật cắt bên cơ<br />
thắt trong.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Mô tả cắt ngang, tiền cứu.<br />
<br />
Tính chất<br />
<br />
Hơi Lỏng Đặc<br />
0<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
<br />
0<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
<br />
0<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
<br />
Mang Thay đổi<br />
tã cách sống<br />
0<br />
0<br />
1<br />
1<br />
2<br />
2<br />
3<br />
3<br />
4<br />
4<br />
<br />
+ Hiếm khi: không tự chủ ít hơn 1 lần trong<br />
tháng<br />
<br />
+ Thường xuyên: không tự chủ ít hơn 1 lần<br />
trong ngày và nhiều hơn 1 lần trong tuần<br />
+ Luôn luôn: không tự chủ nhiều hơn 1 lần<br />
trong ngày<br />
Phân loại mức độ không tự chủ:<br />
Mức độ không tự chủ<br />
Bình thường:<br />
Tiêu không kiểm soát nhẹ:<br />
Tiêu không kiểm soát vừa:<br />
Tiêu không kiểm soát nặng:<br />
Tiêu không kiểm soát hoàn toàn:<br />
<br />
0<br />
1-8<br />
9 - 14<br />
15 - 19<br />
20<br />
<br />
Xử lý số liệu<br />
<br />
Chọn mẫu<br />
Bệnh nhân được khám chẩn đoán nứt hậu<br />
môn mạn tính. Thời gian mắc bệnh trên 6 tuần<br />
và được điều trị bằng phẫu thuật cắt bên cơ thắt<br />
trong tại Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Cần<br />
Thơ và Bệnh viện đa khoa Tây Đô, Cần Thơ từ<br />
năm 2009 - 2012.<br />
<br />
Kỹ thuật mổ<br />
Rạch da theo đường hậu môn – da, ở vị trí 3<br />
giờ hoặc 9 giờ, dài khoảng 1 cm, phẫu tích vào<br />
rãnh liên cơ thắt, dùng dao điện cắt toàn bộ cơ<br />
thắt trong đến đường lược.<br />
<br />
Đánh giá mức độ đau<br />
Dựa theo thang điểm đau VAS (Visual<br />
Analogue Scale).<br />
<br />
Đánh giá kiểm soát đại tiện<br />
<br />
Các số liệu được xử lý theo phần mềm thống<br />
kê SPSS for Window 18.0.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Trong thời gian nghiên cứu có 162 trường<br />
hợp thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh. Giới tính có 68<br />
nam (42%) và 94 nữ (58%). Tuổi trung bình 33 ±<br />
11 (7 - 69). Thời gian mắc bệnh trung bình 34<br />
tuần (6 - 384). 148 trường hợp (91,4%) đã điều trị<br />
nội khoa trước phẫu thuật. 134 bệnh nhân bị táo<br />
bón (83,7%) và 2 trường hợp (12%) được điều trị<br />
bằng thủ thuật trước nhập viện. 63 trường hợp<br />
(38,9%) bị bệnh trĩ kèm theo. Nhập viện vì đau<br />
hậu môn hiện diện ở 157 trường hợp (96,9%) và<br />
chảy máu 5 trường hợp (3,1%).<br />
Mức độ đau trung bình trước mổ 3,47. Chảy<br />
máu sau đi tiêu 95,7% các trường hợp. Đặc điểm<br />
vết nứt: 100% bệnh nhân lộ cơ thắt trong ở đáy<br />
vết nứt, 54,3% có nhú hậu môn phì đại, 73,5% có<br />
<br />
Dựa theo thang điểm của Wexner (bảng 1).<br />
<br />
344<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014<br />
da thừa hậu môn và vị trí vết nứt được mô tả<br />
trong bảng 2.<br />
Bảng 2. Vị trí vết nứt<br />
Vị trí vết nứt<br />
6 giờ<br />
12 giờ<br />
6 giờ và 12 giờ<br />
3 giờ và 9 giờ<br />
<br />
%<br />
64<br />
8<br />
25<br />
3<br />
<br />
Thời gian mổ trung bình 15 ± 6 phút (10 –<br />
40). 139 bệnh nhân (85,8%) được khám và tái<br />
khám đầy đủ tại các thời điểm: 1 ngày, 1 tuần, 4<br />
tuần và 12 tuần sau mổ. 23 bệnh nhân (14,2%)<br />
không được tái khám đúng và đủ theo lịch hẹn.<br />
Mức độ đau trung bình trước mổ và tại 4<br />
thời điểm tái khám được ghi nhận trong bảng 3.<br />
Bảng 3. Mức độ đau trước và sau mổ<br />
Mức độ đau<br />
Trước mổ<br />
Sau 24 giờ<br />
Sau 1 tuần<br />
Sau 4 tuần<br />
Sau 12 tuần<br />
<br />
Trung bình<br />
3,47<br />
1,99<br />
1,95<br />
1,45<br />
1,03<br />
<br />
Biến chứng<br />
Chảy máu 10,1% (không cần can thiệp ngoại<br />
khoa), nhức đầu 7% (hết sau 5 ngày), không<br />
kiểm soát trung – đại tiện 9,2% (phục hồi hoàn<br />
toàn sau 12 tuần).<br />
Theo dõi 12 tuần không trường hợp nào tái<br />
phát. Thời gian lành vết nứt trung bình 5 ± 2,8<br />
tuần. Lành vết nứt 40,6% sau 4 tuần, 97,1% sau<br />
12 tuần.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Nghiên cứu của chúng tôi có 162 bệnh nhân,<br />
độ tuổi trung bình 33 ± 11 (7 - 69), tương tự như<br />
báo cáo của Kiyak(6), Bessa(1). Nhìn chung, bệnh<br />
gặp ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều ở tuổi trung<br />
niên. Nghiên cứu của chúng tôi có 42% nam và<br />
58% nữ. Gulten Kiyak(6) 47,3% nam, 52,7% nữ.<br />
Các tác giả nhận thấy không có sự khác biệt giữa<br />
nam và nữ(9). Bệnh nhân được điều trị nội khoa<br />
trước nhập viện chiếm 91,4%. Thời gian mắc<br />
bệnh trung bình 34 tuần (6 – 384) và đây chính là<br />
nguyên nhân làm cho thời gian mắc bệnh kéo<br />
dài. Theo các tác giả Samer Saad Bessa (2011)(1),<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Jim Khan (2009)(5), Gulten Kiyak (2008)(6) và<br />
Bulent Mentes (2006) thời gian mắc bệnh trung<br />
bình đều kéo dài, lần lượt là 72 tuần, 9 tuần, 62<br />
tuần và 24 tuần.<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận<br />
đau hậu môn sau đi tiêu hiện diện ở đa số bệnh<br />
nhân với mức độ đau trung bình 3,47 nghĩa là ở<br />
mức độ đau vừa đến đau nhiều, phù hợp với<br />
nghiên cứu của Nguyễn Đình Hối(12), lý do vào<br />
viện của hầu hết các trường hợp là đau dữ dội ở<br />
hậu môn khi đại tiện.<br />
Trong nghiên cứu này, chảy máu sau đi tiêu<br />
(95,7%) cao hơn ghi nhận của một số tác giả khác<br />
như: Trịnh Hồng Sơn(19) 86%, Jim Khan(5) 80%...<br />
Trong giai đoạn mạn tính, lộ cơ thắt trong ở<br />
đáy, vết nứt với da thừa ở phía ngoài và nhú phì<br />
đại ở bên trong vết nứt(12). Kết quả của chúng tôi,<br />
100% có lộ cơ thắt trong ở đáy vết nứt, 73,5% có<br />
da thừa ở ngoài và 54,3% có nhú phì đại.<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số vết<br />
nứt ở vị trí 6 giờ: 64% trường hợp (bảng 2).<br />
Nghiên cứu của Marti, Samer Saad Bessa(1) và<br />
Jim Khan(5) cũng cho kết quả tương tự, lần lượt là<br />
80%, 83,1% và 92%.<br />
Thời gian thực hiện cắt bên cơ thắt trong<br />
thường nhanh, trong nghiên cứu của chúng tôi<br />
là 15 ± 6 phút (10 – 40). Kết quả này tương đương<br />
với Lasheen(7), thời gian mổ trung bình là 17 phút<br />
(15 - 25).<br />
Mức độ đau trung bình sau mổ 24 giờ là 1,99<br />
(bảng 3), có nghĩa là bệnh nhân đau ở mức độ từ<br />
ít đến vừa. Mức độ đau trung bình trước mổ là 3.<br />
Sự khác biệt về mức độ đau trung bình của bệnh<br />
nhân sau mổ 24 giờ và trước mổ có ý nghĩa<br />
thống kê (p