Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 5 * 2016<br />
<br />
KẾT QUẢ SỬ DỤNG VẠT DA NHÁNH XUYÊN ĐỘNG MẠCH MÔNG TRÊN<br />
TRONG ĐIỀU TRỊ LOÉT TO VÙNG CÙNG CỤT DO TÌ ĐÈ<br />
Nguyễn Xuân Thiện*, Phạm Trịnh Quốc Khanh*, Đinh Phương Đông*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Loét cùng cụt luôn là thử thách với các phẫu thuật viên tạo hình. Vạt nhánh xuyên được mô tả<br />
với nguồn cấp máu dồi dào, vùng cho vạt biến dạng tối thiểu, không đòi hỏi phải hy sinh cơ mông lớn cũng như<br />
thân động mạch chính.<br />
Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Trong khoảng thời gian từ 1/2013 – 2/2014, chúng tôi đã điều trị<br />
23 bệnh nhân (16 nam, 7 nữ) với vết loét cùng cụt do tì đè được sử dụng vạt da nhánh xuyên động mạch mông<br />
trên, có 17 vạt dạng đảo và 6 vạt trượt V-Y. Tuổi trung bình là 65,96 (thấp nhất 36, cao nhất 86).<br />
Kết quả: Có 19 vạt da sống tốt, 3 vạt da có hoại tử 1 phần hay rò dịch dưới vạt liền da thì 2, 1 vạt da hoại tử<br />
toàn bộ. Theo dõi từ 4-11 tháng, tất cả các vạt vẫn tốt, không loét tái phát.<br />
Kết luận: Vạt SGAP là 1 kỹ thuật tin cậy trong che phủ vết loét cùng cụt, vạt an toàn và có thể lấy rộng.<br />
Vùng cho vạtcó thể khâu kín kỳ đầu. Đây là lựa chọn tốt cho việc che phủ vết loét cùng cụt.<br />
Từ khóa: SGAP, nhánh xuyên, loét cùng cụt, liền vết thương.<br />
ABSTRACT<br />
THE RESULTS OF USING SUPERIOR GLUTEAL ARTERY PERFORATOR (SGAP) FLAP<br />
FOR CLOSURE OF LARGE SACROCOCCYGEAL SORES<br />
Nguyen Xuan Thien, Pham Trinh Quoc Khanh, Dinh Phuong Dong<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - No 5 - 2016: 44 - 48<br />
<br />
Background: Sacrococcygeal sores have always been a challenge to the plastic surgeon. The perforator –<br />
based flaps are highly vascularized, have minimal donor site morbidity, and do not require the sacrifice of the<br />
gluteus maximus muscle as well as do not sacrifice main trunk artery.<br />
Methods: In a period between January 2013 and February 2014, we treated 23 patients (16 males, 7 females)<br />
with sacrococcygeal pressure sores with a unilateral superior gluteal artery perforator flap (SGAP flap) was used<br />
for 17 propeller flaps and 6 V-Y fashion. The average age was 65.96 years (range 36-86 years).<br />
Results: Nineteen flaps healed, three flaps has secondary wound healing and one flap is total necrosis. All the<br />
flaps are good after 4 months to 11 months of follow up.<br />
Conclusion: The SGAP flaps is a reliable method in the closure of sacrococcygeal sores, they are safe and<br />
large flaps. The donor site can be primarily closured and we would recommend the SGAP flap as a good choice in<br />
the closure sacrococcygeal sores.<br />
Keyword: SGAP, perforator, sacral sores, wound healing.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ người lớn tuổi, bệnh nhân thở máy, đái tháo<br />
đường, bỏng… và cho đến nay, loại loét này vẫn<br />
Do nằm lâu, chăm sóc không đúng kỹ thuật là một gánh nặng trong điều trị vì bệnh nhân<br />
nên loét vùng cùng cụt do tì đè là một bệnh lý<br />
thường chỉ được quan tâm đến bệnh lý chính<br />
khá phổ biến, bệnh thường thứ phát sau đột<br />
nên chúng tôi thường tiếp nhận bệnh khi vết<br />
quỵ, chấn thương cột sống, gãy cổ xương đùi ở<br />
<br />
* Khoa Bỏng- Tạo Hình Thẩm Mỹ, Bệnh viện Trưng Vương<br />
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Xuân Thiện ĐT: 0918810002 Email: nguyenxuanthien.md@gmail.com<br />
<br />
44<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
loét đã lớn, tổn thương thường sâu, do đó điều Vị trí của các nhánh xuyên được xác định<br />
trị sẽ khó khăn, thời gian nằm viện kéo dài, tốn bằng siêu âm Doppler mạch máu cầm tay tần số<br />
kém nhiều. 8,1 MHZ xác định trong vòng tròn đường kính 5<br />
Phẫu thuật chuyển vạt da cân hoặc vạt da cm với tâm là điểm 1/3 trên của đường thẳng<br />
cân cơ thường được áp dụng che phủ loét vùng nối từ gai chậu sau trên đến mấu chuyển lớn<br />
cùng cụt với những ưu điểm về độ dày của vạt. cùng bên theo Koshima (1993) hoặc tâm của<br />
đường tròn là điểm 1/3 dưới của đường thẳng<br />
Trên thế giới Koshima (1993) và cộng sự(2) là<br />
nối gai chậu trước trên và đỉnh xương cụt tùy<br />
người đầu tiên điều trị loét vùng cùng cụt bằng<br />
vào vị trí loét cao hay thấp.<br />
vạt da nhánh xuyên động mạch mông trên, vạt<br />
da được sử dụng mà không cần phải hy sinh Phương tiện<br />
thân động mạch chính và không ảnh hưởng đến Doppler cầm tay tần số 8,1 MHz.<br />
sự biến dạng của vùng cho vạt đồng thời khắc Phẫu tích vạt da<br />
phục được hạn chế của vạt cơ mông lớn.<br />
Sau khi cắt lọc làm sạch vết loét, kiểm tra lại<br />
Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu về vạt đã thiết kế sao cho phù hợp với kích thước<br />
kỹ thuật này, do vậy chúng tôi tiến hành ứng thương tổn, vị trí vạt được thiết kế thuận lợi<br />
dụng kết quả sử dụng vạt da nhánh xuyên động nhất cho việc khâu đóng kín vùng cho vạt cũng<br />
mạch mông trên để điều trị cho 23 bênh nhân như phụ thuộc vào khả năng tịnh tiến của vạt<br />
loét cùng cùng cụt do tì đè. che phủ kín tổn thương. Thông thường, chúng<br />
ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU tôi dự định sẽ sử dụng 1- 2 nhánh xuyên chính<br />
trước mổ để từ đó tiến hành thiết kế vạt cũng<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
như bóc tách trong mổ được chủ động hơn.<br />
Từ 1/2013– 2/2014, chúng tôi có 23 bệnh<br />
Trong quá trình mổ, bằng trực quan của<br />
nhân loét vùng cùng cụt được điều trị tại Đơn vị<br />
phẫu thuật viên sẽ có quyết định chọn nhánh<br />
chăm sóc vết thương, Bệnh viện Trưng Vương.<br />
xuyên có khả năng sống cao nhất, phù hợp nhất<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh về vị trí, chúng tôi sẽ tái thiết kế lại vạt da một<br />
Được chẩn đoán lâm sàng là loét vùng cùng lần nữa để xác định góc xoay vạt da, khả năng<br />
cụt độ III, độ IV. tịnh tiến để che phủ tổn thương... Các nhánh<br />
Được điều trị bằng phẫu thuật che phủ xuyên được bóc tách cẩn thận, loại bỏ các sợi cơ<br />
vùng cùng cụt bằng vạt da nhánh xuyên của bám dính và tách sâu xuống dưới cân cơ sâu<br />
động mạch mông trên. theo đường đi của cuống mạch ít nhất 02 cm<br />
Tiêu chuẩn loại trừ giúp cho khả năng di động của vạt tốt hơn.<br />
<br />
Bệnh nhân không đủ sức khỏe có thể chịu Vạt da được xoay che phủ vết loét.<br />
đựng được phẫu thuật như suy thận, suy tim, Dẫn lưu chân không vùng dưới da được sử<br />
xơ gan mất bù, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. dụng trong ngày đầu sau mổ.<br />
Phương pháp nghiên cứu Vùng cho vạt được bóc tách di động hai<br />
mép vết mổ rồi khâu đóng 2 lớp trực tiếp bằng<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
các mối chỉ rời.<br />
Tiến cứu, can thiệp lâm sàng, mô tả hàng<br />
Thay băng mỗi ngày từ 1-2 lần tùy vào vết<br />
loạt ca.<br />
mổ tiết dịch nhiều hay ít, rút dẫn lưu sau 24 giờ<br />
Nghiên cứu lâm sàng và thường không để quá 72 giờ.<br />
Xác định vị trí nhánh xuyên Cắt chỉ từ 10-14 ngày sau mổ.<br />
Cơ sở đánh giá kết quả:<br />
<br />
<br />
45<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 5 * 2016<br />
<br />
+ Tình trạng sống của vạt. Kích thước ổ loét<br />
+ Sự liền sẹo vết mổ. Bảng 3. Kích thước ổ loét<br />
+ Khả năng phục hồi chức năng và thẩm mỹ Kích thước ổ loét (cm) Tần suất Tỉ lệ (%)<br />
6 – 10 14 60,9<br />
của vùng được tái tạo.<br />
11 – 15 9 39,1<br />
Tốt: Vạt sống hoàn toàn, tính chất vạt tốt, Tổng 23 100<br />
vết mổ liền sẹo tốt, không viêm rò, cắt chỉ sau Các ổ loét trong nghiên cứu đều có kích<br />
10-14 ngày, không phải can thiệp phẫu thuật gì thước dưới 15 cm.<br />
khác. Chức năng và thẩm mỹ vùng mổ tốt,<br />
không bị biến dạng vùng mông.<br />
Hình thức sử dụng vạt da nhánh xuyên<br />
động mạch mông trên<br />
Vừa: Vạt thiểu dưỡng, xuất hiện phỏng<br />
nước trên bề mặt hoặc hoại tử ít hơn 1/3 diện Bảng 4. Hình thức sử dụng vạt<br />
Hình thức sử dụng vạt Tần suất Tỉ lệ (%)<br />
tích của vạt.Vết mổ bị nhiễm khuẩn, toác chỉ,<br />
Dạng đảo 17 73,9<br />
hoặc rò rỉ dịch ở vùng vạt. Dạng trượt V-Y 6 26,1<br />
Xấu: Vạt bị hoại tử trên 1/3 diện tích đến Tổng 23 100<br />
hoại tử toàn bộ, phải cắt bỏ và thay thế bằng Tương quan về số nhánh xuyên trước mổ<br />
phương pháp điều trị khác.<br />
và trong mổ<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 5. Tương quan số nhánh xuyên<br />
Từ 01/2012 đến 02/2014, chúng tôi có 23 Số nhánh<br />
xuyên 1 2 3 4 5<br />
bệnh nhân loét vùng cùng cụt đã được phẫu nhánh nhánh nhánh nhánh nhánh<br />
Thời điểm<br />
thuật che phủ bằng vạt da nhánh xuyên động Trước mổ 0 4 11 8 0<br />
mạch mông trên tại Khoa Bỏng- Tạo Hình Thẩm Trong mổ 0 12 9 2 0<br />
Mỹ, Bệnh Viện Trưng Vương. Tất cả số bệnh nhân trong lô nghiên cứu đều<br />
Tuổi Giới có nhánh xuyên, chúng tôi xác định bằng<br />
Tuổi mắc bệnh trung bình 65,96 Nam 16<br />
Doppler cầm tay từ 2- 4 nhánh xuyên, trong đó<br />
Tuổi nhỏ nhất 36 Nữ 7<br />
Tuổi lớn nhất 86 nhiều nhất là 3 nhánh xuyên có 11 trường hợp<br />
chiếm 47,8%. Thời điểm trong mổ chúng tôi ghi<br />
Nguyên nhân thứ phát gây loét<br />
nhận có từ 2- 3 nhánh xuyên, chỉ có 02 trường<br />
Bảng 1. Nguyên nhân thứ phát gây loét hợp trên 4 nhánh xuyên.<br />
Lâm sàng Tần suất Tỉ lệ (%)<br />
Chấn thương cột sống 5 21,7 Kích thước vạt da<br />
Tai biến mạch máu não 8 31,8 Bảng 6. Kích thước vạt da<br />
Bại não 2 8,7 Kích thước(cm) Trung<br />
Gãy cổ xương đùi 5 21,7 Tối đa Tối thiểu<br />
Thông số bình<br />
Suy mòn nguyên nhân khác 3 13 Diện tích vạt da (cm2) 150 54 91,391<br />
Tổng 23 100 Chiều dài vạt da (cm) 17 8 11,478<br />
Tình trạng tổn thương loét vùng cùng cụt Chiều rộng vạt da (cm) 10 7 7,957<br />
<br />
Bảng 2. Phân độ tổn thương loét Kết quả dưới 3 tháng sau mổ<br />
Phân độ loét Tần suất Tỉ lệ (%) Bảng 7. Kết quả dưới 3 tháng sau mổ<br />
Độ III 13 56,6 Kết quả Tần suất Tỉ lệ (%)<br />
Độ IV 10 43,4 Tốt 19 82,6<br />
Tổng 23 100 Vừa 3 13,1<br />
Xấu 1 4,4<br />
Tổng 23 100<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
46<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Kết quả gần (dưới 3 tháng sau phẫu thuật với tâm là điểm 1/3 dưới của đường thẳng nối<br />
chuyển vạt da) có 19/23 bệnh nhân chiếm 82,6% gai chậu trước trên với đỉnh xương cụt giúp quá<br />
trường hợp vạt da sống tốt. Có 3/23 trường hợp trình thiết kế vạt da và khâu vùng cho vạt thuận<br />
chiếm 13,1% cho kết quả vừa với 2 trường hợp lợi hơn.<br />
vạt sống tuy nhiên vạt da không dính với nền Về số lượng nhánh xuyên trong mổ, do liên<br />
vết loét do nhiễm trùng, tạo đường dò rỉ dịch và quan đến quá trình thiết kế vạt da cho phù hợp<br />
1 trường hợp vạt da hoại tử một phần mép vạt. với diện tích của tổn thương loét nên rất ít<br />
BÀN LUẬN trường hợp chúng tôi lấy vạt da bao gồm tất cả<br />
các nhánh xuyên đã xác định trên da bằng<br />
Về nguyên nhân gây loét Doppler, vì vậy giải thích được số lượng nhánh<br />
Trong nhóm nghiên cứu 23 trường hợp loét xuyên trong mổ ít khi tương ứng với số nhánh<br />
vùng cùng cụt. Trong đó, có 5/23 trường hợp xuyên đã xác định trước mổ.<br />
loét do chấn thương cột sống tổn thương tủy<br />
Bệnh nhân Huỳnh Thanh T. Sinh năm<br />
gây liệt 2 chi dưới chiếm 21,7%. Có 18/23 trường<br />
1969. Ngày nhập viện: 09/12/2013. Số nhập<br />
hợp (78,3%) loét do nguyên nhân bất động lâu<br />
viện: 38289.<br />
ngày liên quan đến các bệnh lý mạn tính của<br />
thần kinh, gãy cổ xương đùi và các nguyên Về hình thức sử dụng vạt<br />
nhân khác với đặc điểm bệnh nhân có tuổi cao, Trong nghiên cứu của chúng tôi, vạt nhánh<br />
thể trạng gầy yếu, khả năng tự chăm sóc bản xuyên được sử dụng dưới 2 hình thức:<br />
thân kém. Sự khác biệt về tỉ lệ nguyên nhân gây +Vạt da dạng đảo: chiếm 17/23 (73,9%)<br />
loét của chúng tôi so với tác giả khác có thể giải trường hợp, kích thước vạt da dài nhất 17 cm,<br />
thích được do nguồn bệnh nhân trong lô nghiên chiều rộng nhất 10 cm. Chúng tôi sử dụng dạng<br />
cứu này đến từ 3 khoa chính là Nội thần kinh, đảo nhiều bởi vì sự linh hoạt của cuống mạch,<br />
Chấn thương chỉnh hình và Hồi sức tích cực, góc xoay rộng, rất thích hợp giúp che phủ được<br />
với các mặt bệnh đặc thù như tai biến mạch những tổn thương rộng. Trong quá trình phẫu<br />
máu não, gãy cổ xương đùi hay các nguyên thuật tạo vạt da nhánh xuyên dạng đảo, mặc dù<br />
nhân khác gây bất động lâu ngày dẫn đến loét. có thể bóc tách được nhiều cuống mạch nhưng<br />
Về xác định vị trí nhánh xuyên chúng tôi thường chỉ giữ lại được một hoặc hai<br />
nhánh xuyên ở vị trí gần nhất để thuận lợi cho<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, ban đầu vị<br />
sự linh hoạt cũng như góc xoay vạt được rộng.<br />
trí của nhánh xuyên được xác định theo<br />
Koshima (1993)(2) và Verpaele A.M. (1999)(5) với +Vạt da dạng V-Y: chiếm 6/23 (26,1%)<br />
điểm tương ứng của động mạch mông trên trên trường hợp, kích thước vạt lớn nhất 09 cm, rộng<br />
da, từ đó dùng Doppler cầm tay xác định lại các nhất 07 cm. Chúng tôi sử dụng trên 6 bệnh nhân<br />
vị trí nhánh xuyên theo đường tròn 5 cm với thì cả 6 vạt da sống tốt, tuy nhiên nhược điểm là<br />
tâm là điểm 1/3 trên của đường thẳng nối từ gai không che phủ được tổn thương loét rộng nếu<br />
chậu sau trên và mấu chuyển lớn của xương dùng một vạt, những tổn thương lớn phải dùng<br />
đùi, các tác giả đã áp dụng đường chuẩn đích hai vạt V-Y hai bên mông mới có thể đóng kín<br />
này(1,3). Tuy nhiên, trên thực tế nghiên cứu, tổn thương, tuy nhiên trường hợp dùng hai vạt<br />
chúng tôi thấy rằng đường chuẩn đích này khó V-Y thì đường khâu tại đầu xa hai vạt sẽ nằm tại<br />
thiết kế vạt da do vị trí khá cao và quá trình vị trí đường giữa khe mông, nơi tổn thương loét<br />
khâu vùng cho vạt không thuận lợi. Chúng tôi thường sâu nhất. Điều này có nguy cơ chậm<br />
ghi nhận đường chuẩn đích của tác giả Trần lành vết loét, vết mổ dễ bị bung, khả năng che<br />
Vân Anh (2011)(4) cho rằng vị trí các nhánh phủ vùng lộ xương kém, chúng tôi chỉ dùng vạt<br />
xuyên nằm trong đường tròn đường kính 5 cm<br />
<br />
<br />
47<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 5 * 2016<br />
<br />
da V-Y trên những vết loét có diện tích tương Vạt da nhánh xuyên động mạch mông trên<br />
đối nhỏ. là sự lựa chọn tốt cho điều trị vết loét cùng cụt<br />
KẾT LUẬN do tì đè.<br />
<br />
Lứa tuổi thường gặp trung bình 65,96. TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Borman H, Maral T (2002). The gluteal fasciocutaneous<br />
Tỉ lệ nữ/nam= 0,44. rotation - advancement flap with V-Y closure in the<br />
management of sacral pressure sores. Plast Reconstr Surg,<br />
Nguyên nhân thứ phát của loét vùng cùng<br />
109(7), pp. 2325-2329.<br />
cụt do tì đè thường gặp trên bệnh nhân nằm lâu 2. Koshima I, Moriguchi T, Soeda S, Kawata S, Ohta S, Ikeda A<br />
ngày do các nguyên nhân liên quan đến bệnh lý (1993). The gluteal perforator-based flap for repair of sacral<br />
pressure sores. Plast Reconstr Surg, 91(4), pp. 678-83.<br />
mạn tính của thần kinh như sau tai biến mạch 3. Leow M, Lim J, Lim TC (2004). The superior gluteal artery<br />
máu não, bại não, chấn thương cột sống gây liệt perforator flap for the closure of sacral sores. Singapore Med J,<br />
2 chi dưới, suy kiệt do nguyên nhân khác. 45(1), pp. 37-39.<br />
4. Trần Vân Anh, Vũ Quang Vinh, Nguyễn Minh Giang (2011).<br />
Tất cả các vạt da đều có từ 2-3 nhánh Nghiên cứu ứng dụng vạt da nhánh xuyên động mạch mông<br />
xuyên của động mạch mông trên (23/23 trên trong điều trị loét vùng cùng cụt do tỳ đè. Y học thảm họa<br />
& bỏng, (số đặc biệt), tr. 208-214.<br />
trường hợp) trong đó nhánh xuyên nuôi vạt 5. Verpaele AM, Blondeel BN, Van LK (1999). The superior<br />
da chỉ cần 1-2 nhánh là đủ đảm bảo cho sự gluteal artery perforator flap an additional tool in the<br />
treatment of sacral pressure sores. Br J Plast Surg, 52(5), pp.<br />
sống của vạt da sau mổ.<br />
385-391.<br />
Vùng cho vạt có thể khâu kín trực tiếp mà<br />
không cần phải ghép da.<br />
Ngày nhận bài báo: 08/8/2016<br />
Tỉ lệ vạt da sống tốt sau mổ kì đầu 19/23 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 12/8/2016<br />
trường hợp (82,6%).<br />
Ngày bài báo được đăng: 10/10/2016<br />
Tỉ lệ vạt da sống tốt sau mổ kì hai 22/23<br />
trường hợp (95,7%).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
48<br />