intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khả năng giao tiếp của bé 2 tuổi

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

93
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đến 2 tuổi, khả năng giao tiếp và khả năng ngôn ngữ của bé phát triển vượt bậc, song hành cùng với những tiến bộ về các lĩnh vực khác. Điều này cho phép bé diễn tả rõ ý tưởng, những điều mà bé quan tâm, cũng như lôi cuốn bé vào những niềm đam mê mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khả năng giao tiếp của bé 2 tuổi

  1. Khả năng giao tiếp của bé 2 tuổi Đến 2 tuổi, khả năng giao tiếp và khả năng ngôn ngữ của bé phát triển vượt bậc, song hành cùng với những tiến bộ về các lĩnh vực khác. Điều này cho phép bé diễn tả rõ ý tưởng, những điều mà bé quan tâm, cũng như lôi cuốn bé vào những niềm đam mê mới. Phát âm Bé học từ và kiểu phát âm từ mới bằng cách lập lại những gì mà bạn nói cho bé nghe, ngay cả khi bé chưa hiểu được từ mới đó có nghĩa là gì. Quá trình lặp lại này đôi khi được gọi là “thói nhại lời”, đây là biểu hiện hoàn toàn bình thường đối với trẻ từ khoảng14 tháng đến 3 tuổi hoặc hơn nữa. Cách phát âm của bé vẫn còn theo kiểu trẻ con. Chẳng hạn, lúc bé 2 tuổi, thậm chí là 2 tuổi rưỡi, thường có xu hướng không phát âm những phụ âm cuối của từ. Cách tốt nhất nhằm giúp bé phát âm đúng là đừng cố gắng sửa bé ngay, chỉ cần lặp lại cho bé nghe, hoặc có thể lồng vào trong một câu dài phức tạp hơn.
  2. Lúc 2 tuổi, khi phát âm những từ có hai phụ âm kế tiếp nhau bé thường bỏ đi một phụ âm. Mặc dù vậy, mọi người vẫn hiểu được bé đang nói gì do có những từ khác trong câu tạo nên ngữ cảnh thích hợp. Nếu phát hiện thấy bé có giọng đơn điệu hoặc chỉ có giọng mũi, bạn cần kiểm tra xem bé có bị rối loạn về thính giác hoặc về phát âm không. Trẻ con thường tỏ vẻ thích thú khi nghe âm thanh hoặc các giai điệu. Từ tuổi này trở đi, bé bắt đầu tỏ ra chú ý khi nghe những đoạn nhặc hoặc những bài đồng dao. Lúc 2 tuổi rưỡi, bé có thể hát theo những bài hát trên đài phát thanh hoặc tự hát thầm một mình. Trò chuyện với mọi người
  3. Lúc 2 tuổi, bé thường tỏ ra cởi mở, biết bày tỏ tình cảm nồng nhiệt, đồng thời rất thích giao tiếp với mọi người xung quanh. Khoảng 2 tuổi rưỡi, bé hiểu được ý nghĩa của từ “Tại sao?” và bắt đầu sử dụng từ này nhiều hơn. Bé luôn trả lời mỗi khi được hỏi, đồng thời bé cũng muốn bạn làm như thế với bé. Thông thường bé sẽ hỏi bạn về mọi thứ và trò chuyện rất lâu, với nhiều câu hỏi rất thú vị. Bé đã hiểu được nhiều quy tắc ứng xử lúc giao tiếp. Tuy nhiên, đôi khi bé vẫn còn ngắt lời người lớn, nhất là khi bé cảm thấy hứng thú quá mức. Thế giới của bé rất đáng yêu, nhưng bé luôn đòi hỏi mọi thứ phải được đáp ứng ngay. Bé không thể hiểu được tại sao bạn lại bận rộn hoặc mệt mỏi. Còn bạn, không phải lúc nào cũng có thể dừng công việc lại để đáp ứng các nhu cầu của bé, song bạn có thể tạm hứa với bé rằng sau này sẽ giải thích cho bé hiểu (nhưng phải giữ lời hứa đấy nhé!) Chan hòa với mọi người Từ 2 tuổi trở đi, bé tự tin hơn, ít rụt rè, nhút nhát hơn so với trước đây. Bé tỏ ra cởi mở hơn, ngay cả đối với người lạ. Tuy nhiên điều này còn tùy thuộc vào cá tính của từng bé, có bé dám chủ động bắt chuyện làm quen với người lạ nữa. Trong những tình huống quen thuộc, bé cảm thấy
  4. hoàn toàn thoải mái, mặc dù đôi lúc bé hơi e dè, thậm chí còn chạy vù đến ôm chầm lấy cha mẹ để có cảm giác thoải mái hơn. Một số bé lại tỏ ra rất kín đáo, dè dặt, ngay cả khi bé đã 2 tuổi rưỡi. Có thể lúc mới gặp ai đó bé tỏ vẻ rụt rè, nhút nhát khá lâu nhưng sau đó bé sẽ dần dần hoạt bát trở lại. Nếu trong khung cảnh gia đình bé vẫn trò chuyện thoải mái thì những biểu hiện e dè, rụt rè như trên cũng không có gì đáng lo ngại cả. Bày tỏ cảm xúc Lúc 2 tuổi bé thường bày tỏ cảm xúc của mình một cách rất tự nhiên nên bạn bè dễ dàng biết được cảm xúc thật của bé. Điều này còn tiếp tục kéo dài thêm ít nhất từ 6 – 12 tháng kế tiếp. Thậm chí ngay cả trước khi bé định nói điều gì đó thì bạn cũng có thể đoán biết được thông qua những cử chỉ của bé, chẳng hạn như chỉ cần nhìn vào ánh mắt hân hoan, bờ môi hơi trễ xuống hoặc đầu hơi cúi xuống thì bạn cũng đoán biết được tâm trạng sung sướng của bé rồi. Từ giai đoạn này trở đi, bé cũng đã có khả năng “đọc hiểu” cảm xúc của những người khác. Khả năng này ở bé gái thường tốt hơn so với bé trai, mặc dù điều này không phải lúc nào cũng đúng. Điều quan trọng là từ
  5. khoảng 2 tuổi tở đi, bé đã bắt đầu nhận ra một điều rằng những người khác cũng có nhu cầu riềng. Tuy nhiên phải cần thêm một thời gian nữa để bé hoàn thiện khả năng này. Đây là lý do tại sao đến độ tuổi này bé vẫn còn xem nhu cầu và những mong muốn của bé là tối thượng và luôn luôn cấp bách. Bé 2 tuổi chưa biết cách chờ đợi bất cứ điều gì. Khoảng từ 2 tuổi trở đi, ở bé mới xuất hiện một số dấu hiệu nhằm cải thiện hơn về vấn đề này. Bạn có thể giúp bé nhận ra quan điểm của những người khác bằng cách giải thích cho bé hiểu những người khác có thể cảm thấy như thế nào. Nên dùng các từ ngữ đơn giản, chẳng hạn như “buồn”, “vui”, ...khi nói về những cảm xúc này. Bạn cũng có thể mở rộng câu chuyện sang các nhân vật trong sách của bé. Chẳng hạn, khi bạn cùng đọc sách với bé, bạn có thể giải thích cho bé hiểu rằng bé gái ở trong bức tranh đang buồn vì bị mất con chó yêu quý của cô ấy.
  6. Ngày càng tự lập Từ 2 tuổi trở đi, bé có thể làm được rất nhiều việc và thường có xu hướng thích tự làm lấy mọi việc. Tất nhiên, không phải lúc nào bé cũng có thể tự làm được, vì vậy bạn nên giúp đỡ bé những lúc bé cảm thấy bối rối.
  7. Tính quyết đoán và thích từ chối sự giúp đỡ lên đến đỉnh điểm lúc bé được 2 tuổi rưỡi. Nhìn chung, những nét tính cách này của bé là một phần của quá trình bé ngày càng tở trở nên tự lập, không còn phụ thuộc nhiều vào cha mẹ nữa. Bạn có thể để cho bé tự làm lấy mọi việc. Nếu không, nên khéo léo, mềm mỏng trong việc giúp đỡ bé. Chẳng hạn khi bé không kéo dây kéo quần lên được dù đã cố gắng giật mạnh, bạn có thể kéo giúp bé và nói: “Ừ, chắc lần sau thì cái dây kéo này mới chịu nghe lời con!”. Nói như thế, bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, và cách bạn nói cũng mang tính khuyến khích hơn, thay vì nói rõ ràng bé không thể tự kéo dây kéo quần được. Một số bé thể hiện thái độ cố ý, không hợp tác rất rõ nét. Chẳng hạn, nếu bạn bảo bé dọn dẹp đồ chơi và cởi áo quần để đi tắm, nhưng bé vẫn cứ ngồi lỳ ở sàn nhà tiếp tục chơi. Trong trường hợp này đôi khi bạn có thể “thắng” bé nhờ một mẹo nhỏ bằng cách bày ra một trò chơi mới. Bạn có thể vờ nói với bé rằng: “Ba đánh cuộc với con là con không thể cất những viên gạch nhựa vào thùng xong trước khi ba đem mấy quyển sách này để lên bàn!”. Bạn cũng có thể chơi với bé trò chơi thay phiên nhau làm những công
  8. việc đơn giản. Chẳng hạn, bé và bạn lần lượt cất một món đồ chơi. Bé có thể vui thích làm điều này hơn khi bạn nói với bé rằng các bé lớn đều sắp xếp đồ chơi gọn gàng như vậy. Hiếm có bé 2 tuổi nào cưỡng lại niềm vui được coi là “người lớn!” đó.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2