intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khả năng giao tiếp của bé từ 30 – 36 tháng tuổi

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

101
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lúc 30 tháng tuổi, bé có vốn từ ngữ rất phong phú và bé rất quả quyết khi dùng từ. Nhờ khả năng nói chuyện ngày càng lưu loát và có tính biểu cảm cao, nên kể từ thời điểm này, bé bắt đầu bước vào giai đoạn thích phát biểu thay vì thể hiện bằng hành động như trước đây, để mọi người có thể hiểu được suy nghĩ của bé. Khả năng hiểu và diễn giải Vào thời gian này, khả năng hiểu biết của bé phát triển nhanh hơn là khả năng phát biểu. Lúc 36 tháng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khả năng giao tiếp của bé từ 30 – 36 tháng tuổi

  1. Khả năng giao tiếp của bé từ 30 – 36 tháng tuổi Lúc 30 tháng tuổi, bé có vốn từ ngữ rất phong phú và bé rất quả quyết khi dùng từ. Nhờ khả năng nói chuyện ngày càng lưu loát và có tính biểu cảm cao, nên kể từ thời điểm này, bé bắt đầu bước vào giai đoạn thích phát biểu thay vì thể hiện bằng hành động như trước đây, để mọi người có thể hiểu được suy nghĩ của bé. Khả năng hiểu và diễn giải Vào thời gian này, khả năng hiểu biết của bé phát triển nhanh hơn là khả năng phát biểu. Lúc 36 tháng tuổi, bé hầu như đã hiểu được mọi điều mà bạn nói. Bé cũng có thể khiến cho mọi người hiểu hết được ý của bé, mặc dù cách phát âm đôi khi còn rất trẻ con. Điển hình nhất là là 30 tháng tuổi, bé thường bỏ mất các phụ âm như “k”, “n” hoặc “t” ở cuối từ. Lúc 3 tuổi bé còn nói ngọng nữa. Khả năng đọc thuộc lòng
  2. Lúc 30 tháng tuổi, bé có thể đọc thuộc lòng nhiều bài đồng dao. Bé cũng đọc được một chuỗi gồm có ba hoặc nhiều con số hơn. Lúc gần 3 tuổi, bé có khả năng học đếm được. Thông thường, bé sẽ lặp lại những từ hoặc những cụm từ mà bé đã từng nghe, nhất là những từ ngữ là bé chưa nghe bao giờ. Bé cảm thấy những từ ngữ này rất thú vị nên nhớ chúng rất lau và muốn thực hành chúng bất cứ lúc này ngay cả khi bé chưa hiểu hết nghĩa của những từ đó. Nhờ cách này mà bé lĩnh hội được nhiều từ mới và sớm lĩnh hội được nghĩa của từ. Các từ nối và câu Bé đã hiểu và sử dụng được nhiều từ nối quan trọng. Lúc 30 tháng tuổi, bé biết cách sử dụng từ “và”, nhờ vậy mà bé nói được những câu dài hơn, phức tạp hơn. Bé cũng hiểu rõ được ý nghĩa của những từ chỉ thời gian như “hôm nay”, “ngày mai”.
  3. Lúc 36 tháng tuổi, cũng có thể sớm hơn, bé đã nói được vài câu dài khoảng 5 từ. Bé hiểu và và dùng được từ "hôm qua". Thậm chí bé còn hiểu được thứ tự của các ngày trong tuần. Vì ngôn ngữ và tư duy có mối liên hệ không thể tách rời, nên nhờ sử dụng được từ ngữ phong phú mà bé có thể tính toán xem xét lại các hoạt động của bản thân mình. Đây là một phần quan trọng của quá trình học tập. Sự ham muốn hiểu biết và khám phá
  4. Lúc 36 tháng tuổi, bé rất thích nói chuyện và lúc nào cũng đặt ra những câu hỏi vì muốn biết về mọi thứ tồn tại xung quanh mình. Từ ngữ mà bé thường dùng nhất có lẽ là từ để hỏi như “Tại sao…?”. Hầu hết những câu hỏi của bé, bạn đều có thể trả lời, trừ một số câu hỏi có vẻ hơi khó một chút cần phải giải thích mà kiến thức khoa học như “Tại sao bầu trời lại có màu xanh?”... Đối với những câu hỏi mà bạn không thể trả lời ngay được, thì bạn có thể nói với bé rằng “sau này con lớn con sẽ biết”, hoặc “nếu con muốn biết thì sau này con phải học thật giỏi…!”. Sau đó bạn có thể tìm hiểu câu trả lời của những câu hỏi đó để sau này khi có dịp bạn nên giải thích cho bé hiểu. Bởi thông tin chính xác mà bạn cung cấp cho bé, bé sẽ nhớ rất lâu và học hỏi được nhiều điều. Chẳng bao lâu sau, bé sẽ hỏi bạn rằng: “Con sinh ra từ đâu?”. Ở câu hỏi này, đối với tuổi bé, bạn không nhất thiết phải trả lời chi tiết quá. Có thể bé chỉ cần một câu trả lời đơn giản như: “Con sinh ra từ trong bụng mẹ”. Bạn nên nhớ rằng, đối với bé, từ “Đâu” và “ở đâu” có thể có nghĩa hơi
  5. khác bình thường một chút. Chẳng hạn, bé muốn biết răng bé sinh ra ở đâu, bạn chỉ cần với bé rằng bé sinh ra từ bụng mẹ và ở bệnh viện. Khuyến khích khả năng ngôn ngữ của bé Không có cách nào tránh né nói chuyện với bé cả, vì vậy bạn nên cố gắng kiên nhẫn trả lời những câu hỏi của bé. Nếu bạn nói với bé rằng sẽ trả lời sau, thì bạn cần phải giữ đúng lời hứa. Nên trò chuyện với bé bằng giọng phát âm chuẩn của người lớn, mặc dù đôi khi bạn có thể phát âm hơi “cường điệu” một chút. Việc bạn phát âm chuẩn sẽ giúp cho khả năng ngôn ngữ của bé ngày càng phát triển và sớm đạt chuẩn. Bạn cũng nên diễn tả cho bé hiểu về những cảm xúc bằng vốn từ phong phú của mình. Điều này giúp bé lĩnh hội được nhiều từ ngữ trừu tượng hơn. Nên lưu ý những gì bạn nói trước mặt bé. Bởi trẻ tuổi này đang học nói vì thế nếu bạn hoặc những người trong gia đình nói tục hay chửi bậy sẽ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc bé cũng học được những từ đó.
  6. (Dựa theo nguồn "Để con bạn phát triển tốt nhất" - Carol Cooper)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1