intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khả năng giao tiếp của trẻ từ 9 - 12 tháng tuổi

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

107
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quá trình giao tiếp giữa bạn với bé đã bắt đầu từ nhiều tháng trước, thậm chí có khi ngay cả lúc bé chưa chào đời. Tuy nhiên, lúc được gần 12 tháng tuổi bé mới phát ra những lời nói rõ ràng. Tuy quá trình này đã được bé tích luỹ từ rất lâu, nhưng đối với bạn thì tiếng nói đầu tiên của bé là rất đáng ghi nhớ. Khả năng hiểu biết Lúc được 9 tháng tuổi, khả năng nghe hiểu của bé rất tốt. Bất cứ những gì bạn nói đều được bé lưu ý đặc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khả năng giao tiếp của trẻ từ 9 - 12 tháng tuổi

  1. Khả năng giao tiếp của trẻ từ 9 - 12 tháng tuổi Quá trình giao tiếp giữa bạn với bé đã bắt đầu từ nhiều tháng trước, thậm chí có khi ngay cả lúc bé chưa chào đời. Tuy nhiên, lúc được gần 12 tháng tuổi bé mới phát ra những lời nói rõ ràng. Tuy quá trình này đã được bé tích luỹ từ rất lâu, nhưng đối với bạn thì tiếng nói đầu tiên của bé là rất đáng ghi nhớ. Khả năng hiểu biết Lúc được 9 tháng tuổi, khả năng nghe hiểu của bé rất tốt. Bất cứ những gì bạn nói đều được bé lưu ý đặc biệt, nên vốn từ của bé tăng rất nhanh. Từ 9 tháng tuổi trở đi, bé đã hiểu được khi bạn gọi bé bằng tên. Ngoài ra bé còn có thể hiểu được những câu hỏi đơn giản như “ngồi xuống”, “đứng lên”, “Vẫy tay chào tạm biệt”, và bé rất thích khi thực hiện những điều này. Lúc được 11 tháng tuổi, bé rất đáng yêu khi thể hiện nụ hôn nồng nhiệt với bạn nếu bạn bảo bé “hôn mẹ đi”.
  2. Những kĩ năng giúp bé chuẩn bị tập nói Ngay từ lúc còn rất nhỏ, bé đã biết kĩ năng “chờ đến lượt mình” và kĩ năng này ngày càng rõ rệt hơn. Chẳng hạn bé rất thích khi được chơi trò chuyền bóng qua lại với bạn, lúc bạn giữ bóng thì bé cũng vui vẻ chờ đợi. Ngoài ra, bé còn biết khoe hoặc san sẻ đồ chơi nữa. Chẳng hạn, bé mang cho bạn một mẩu bánh mì, hoặc cầm một món đồ chơi nào đó huơ qua huơ lại. đây là cách bé muốn bắt đầu một cuộc đàm thoại với bạn đó. Bé đang muốn bạn trò chuyện, nhất là nói về món đồ chơi mà bé đem khoe với bạn.
  3. Các kỹ năng của bé ngày càng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Bé tỏ vẻ thích thú với mọi đồ vật dù cho đồ vật đó ở gần hay ở xa. Ngoài ra, do bé có thể di chuyển khắp nơi, nên bé dùng rất nhiều đồ vật để mở đầu cuộc đàm thoại. Bé thường chỉ trỏ vào đồ vật và kêu lên thúc giục như bắt buộc bạn phải đáp lại lời bé, chẳng hạn như: “Ừ đúng, đó là chiếc xe” (hoặc là một cái gì đó, tuỳ vào thực tế nữa). Bằng cách này bạn có thể giúp bé tăng cường khả năng hiểu biết của mình hơn rất nhiều.
  4. Những tiếng nói đầu tiên Khi đã phát ra được nhiều âm thanh khác nhau, tiếng của bé ngày càng phức tạp hơn, có vẻ giống như lời đàm thoại thực sự. Bé phát ra một tràng có cả một âm tiết và hai âm tiết, trong đó có nhiều âm do bé bắt chước các âm mà bạn phát ra. Từ khoảng 9 tháng tuổi trở đi, các âm thanh bé phát ra có ý nghĩa rõ rệt hơn. Tuy trước đây có thể bé đã có lúc nói “ba, ba”, nhưng giờ đây bé sẽ nói “baba” thường xuyên hơn, nhất là khi có ba của bé đang ở đó. Thông thường bé sẽ biết nói “ba ba” trước khi biết nói từ “mẹ mẹ”, điều này không phụ thuộc vào việc cha hay mẹ bé dành nhiều thời gian bên bé nhiều hơn. Các chuyên gia cho rằng điều này có thể là do cách phát âm “b” dễ hơn âm “m” và do lưỡi của bé cũng còn khá hơn. Hầu như các bé sẽ biết nói vào lúc được khoảng 9 – 10 tháng tuổi, bé gái thường biết nói sớm hơn bé trai. Tuy nhiên, thời điểm bé biết nói thay đổi rất nhiều. Trong chừng mực nào đó, việc bé biết nói sớm hay trễ có ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền từ gia đình.
  5. Lúc được 12 tháng tuổi, bé đã nói được từng từ rời rạc, thậm chí có thể nói được những câu đơn giản.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2