intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

KHẢ NĂNG PHÁT HIỆN KÝ SINH TRÙNG BẰNG PHỐI HỢP CÁC KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM PHÂN

Chia sẻ: Nguyen Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

173
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu: Xác định giá trị tiên đoán âm của các phương pháp phối hợp: soi trực tiếp + Willis, soi trực tiếp + Sasa trên mẫu phân các bệnh nhân có triệu chứng rối loạn tiêu hóa được bác sĩ lâm sàng bệnh viên 115 đề nghị xét nghiệm trong thời gian từ 1/2/2003 đến 1/2/2005. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 390 bệnh nhân có triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở bệnh viện 115 trong thời gian từ 1/2/2003 đến 1/2/2005, mỗi mẫu phân đều được tiến hành...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: KHẢ NĂNG PHÁT HIỆN KÝ SINH TRÙNG BẰNG PHỐI HỢP CÁC KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM PHÂN

  1. KHẢ NĂNG PHÁT HIỆN KÝ SINH TRÙNG BẰNG PHỐI HỢP CÁC KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM PHÂN TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Xác định giá trị tiên đoán âm của các phương pháp phối hợp: soi trực tiếp + Willis, soi trực tiếp + Sasa trên mẫu phân các bệnh nhân có triệu chứng rối loạn tiêu hóa được bác sĩ lâm sàng bệnh viên 115 đề nghị xét nghiệm trong thời gian từ 1/2/2003 đến 1/2/2005. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 390 bệnh nhân có triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở bệnh viện 115 trong thời gian từ 1/2/2003 đến 1/2/2005, mỗi mẫu phân đều được tiến hành khảo sát bằng 3 ph ương pháp (soi trực tiếp, tập trung, cấy). Phần mềm SPSS 7.5 được dùng để phân tích các dữ liệu nghiên cứu và od(Posttest-) để khảo sát khả năng tìm ký sinh trùng đường ruột giữa phương pháp soi trực tiếp và kết hợp các phương pháp xét nghiệm. Kết quả và kết luận: Tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột chung ở 390 bệnh nhân có triệu chứng rối loạn tiêu hóa đến khám tại bệnh viện 115: 41,3%. Đa
  2. số các nhóm ký sinh trùng đường ruột mà chúng tôi thu thập được là nhóm đơn bào: E. histolityca, nhóm đa bào: giun móc và S. stercoralis với tỉ lệ nhiễm trên tổng số mẫu thu thập được lần lượt là 16,4%; 24,1% và 9,5%. Phối hợp 2 phương pháp soi trực tiếp và tập trung giúp làm tăng khả năng phát hiện giun móc, làm giảm tỉ lệ âm tính giả gấp 2,7 lần so với khi chỉ áp dụng soi đơn thuần. Ngược lại, khi tiến hành phối hợp như vậy không làm tăng khả năng phát hiện S. stercoralis hơn so với phương pháp soi trực tiếp. Phối hợp 2 phương pháp soi trực tiếp và phương pháp cấy giúp làm tăng khả năng phát hiện giun móc, S. stercoralis và làm giảm tỉ lệ âm tính giả gấp 5,4 lần so với khi chỉ áp dụng soi đơn thuần ở giun móc và 7,4 lần ở S. stercoralis. ABSTRACT Objectives: To identify the negative predictive value of the combining methods: direct examination + Willis, direct examination + Sasa on the 390 patients with digestive disorders admitted to General Hospital 115 from February 01, 2003 to February 01, 2005. Methods: Cross–sectional study, 390 patients digestive disorders admitted to General Hospital 115 from February 01, 2003 to February 01, 2005. Each stool sample was examined by 3 methods (direct examination, Willis, Sasa culture). SPSS 7.5 was used for data analysis and odds (Posttest -) were used for
  3. investigating the difference of the ability of detection of intestinal parasites between direct examination and the combining methods. Results and conclusions: the common intestinal parasite prevalence: 41.3%. Protozoa found is E. histolityca. Metazoa found are hookworm and S. stercoralis. Their prevalences are 16.4%, 24.2% and 9.5% respectively. Combination of direct examination and concentrated methods increases the detecting ability of hookworm; its false negative prevalence is decreasing of 2.7 times. Conversely, this combination does not increase the detecting ability S. stercoralis compared with direct examination. Combination of direct examination with culture methods increases the detecting ability of this hookworm, S. stercoralis. The false negative prevalence decreases 5.4 times in case of hookworm and 7.4 times in case of S. stercoralis. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay ở phần lớn các bệnh viện, chẩn đoán bệnh ký sinh tr ùng đường ruột hầu như dựa hoàn toàn vào triệu chứng lâm sàng mà thường gặp nhất là hội chứng rối loạn tiêu hóa và xét nghiệm soi phân trực tiếp. Tuy nhiên, khi áp dụng một phương pháp soi trực tiếp thường cho kết quả âm tính khá cao. Vấn đề được đặt ra là xác định giá trị tiên đoán âm của các phương pháp phối hợp: soi trực tiếp + Willis, soi trực tiếp + Sasa trên mẫu phân các bệnh nhân có triệu chứng rối loạn tiêu hóa được bác sĩ lâm sàng bệnh viện 115 đề nghị xét nghiệm trong thời gian từ
  4. 1/2/2003 đến 1/2/2005. Với 3 mục tiêu chuyên biệt: (1) Xác định tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột. (2) Xác định giá trị tiên đoán âm của hai phương pháp: soi trực tiếp đơn thuần, soi trực tiếp + Willis. (3) Xác định giá trị tiên đoán âm của hai phương pháp: soi trực tiếp đơn thuần, soi trực tiếp + Sasa trên mẫu phân của các bệnh nhân có triệu chứng rối loạn tiêu hóa được bác sĩ lâm sàng tại bệnh viện 115 đề nghị trong thời gian từ 1/2/2003 đến 1/2/20 05 ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa được các bác sĩ lâm sàng bệnh viện 115 chỉ định làm xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng đường ruột. Phương pháp nghiên cứu Các bệnh nhân thoả 2 tiêu chuẩn (có trên 1 triệu chứng rối loạn tiêu hóa theo định nghĩa của ANN O’FEL [1]nghi do ký sinh trùng đường ruột được gởi từ bệnh viện 115; Được xét nghiệm đồng thời bởi 3 phương pháp: soi trực tiếp, Willis, Sasa) được ghi nhận vào khung thu thập những thông tin liên quan đến các biến số khảo sát trong thời gian từ 1/2/2003 đến 1/2/2005 Cỡ mẫu: n=
  5. Với: Z1-µ/2 =1,96 ở độ tin cậy 95% p là tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột được phát hiện bằng 3 phương pháp xét nghiệm soi, tập trung, cấy ở các bệnh nhân bị rối loạn ti êu hóa p = 0,5 do không có thông tin về p, d = 0,05 sai số ước lượng Vậy n 384; n =390 KẾT QUẢ Trong số 390 bệnh nhân có triệu chứng rối loạn tiêu hóa nghi ngờ do ký sinh trùng đường ruột, có 41,3% người có nhiễm ít nhất một loại ký sinh trùng. Bảng 1: Tỉ lệ nhiễm từng loại ký sinh trùng đường ruột trong dân số khảo sát Nhóm Ký Nhiễm Không nhiễm sinh trùng đường ruột NHÓM ĐƠN Tần Tỉ Tần Tỉ số lệ (%) số lệ (%) BÀO
  6. Entamoeba 64 16,4 326 83,6 histolytica Giardia 2 0,5 388 99,5 lamblia NHÓM ĐA BÀO Giun móc 94 24,1 296 75,9 Ascaris 7 1,8 383 98,2 lumbricoides Stronggyloides 37 9,5 353 90,5 stercoralis Trichuris 2 0,51 388 99,5 trichiura
  7. Sán lá lớn 2 0,51 388 99,5 Sán lá nhỏ 2 0,51 388 99,5 Bảng 2: Tỉ lệ phát hiện từng loại ký sinh trùng qua phương pháp soi trực tiếp, Willis, Sasa: Nhóm Phương pháp ký sinh Soi Willis Sasa trùng đường ruột E. 64 0 histolytica (16,4) Giun 64 72 81(20,7) móc (16,4) (18,5) S. 10 5 34 (8,7) stercoralis (2,5) (1,28)
  8. Bảng 3: Tỉ lệ phát hiện nhiễm giun móc bằng phương pháp soi trực tiếp Nhiễm Không Tổng nhiễm + 64 0 64 Soi trực tiếp - 30 296 326 Tổng 94 296 390 PV-= odd(Posttest-)= Bảng 4:Tỉ lệ phát hiện nhiễm giun móc bằng kết hợp soi trực tiếp – Willis Nhiễm Không Tổng nhiễm
  9. + 83 0 83 Soi- Willis - 11 296 307 Tổng 94 296 390 PV-= odd (Posttest-) = Bảng 5: Tỉ lệ phát hiện nhiễm giun móc bằng phương pháp kết hợp soi trực tiếp – Sasa Nhiễm Không Tổng nhiễm
  10. + 89 0 89 Soi- Sasa - 5 296 301 Tổng 94 296 390 PV-= odd (Posttest-) = Bảng 6:Tỉ lệ phát hiện nhiễm S. stercoralis bằng phương pháp soi trực tiếp Nhiễm Không Tổng nhiễm + 10 0 10 Soi trực tiếp - 27 353 380
  11. Tổng 37 353 390 PV-= odd (Posttest-) = Bảng 7: Tỉ lệ phát hiện nhiễm S. stercoralis bằng kết hợp soi trực tiếp- Sasa Nhiễm Không Tổng nhiễm + 36 0 36 Soi- Sasa - 1 353 354 Tổng 37 353 390 PV-= odd (Posttest-) =
  12. BÀN LUẬN Độ tin cậy của phương pháp nghiên cứu Những kết quả thu thập ở bộ môn ký sinh trùng của trường Trung Tâm Đào Tạo và Bồi Dưỡng Cán Bộ Y Tế, được xét nghiệm bởi 2 anh chị kỹ thuật viên có kinh nghiệm và đã được đào tạo chính qui của bộ môn với các qui định cho mỗi xét nghiệm rất gắt gao. Cho thấy kết quả xét nghiệm thu thập được là đáng tin cậy. Tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột chung Qua khảo 390 bệnh nhân có triệu chứng rối loạn tiêu hóa được khám tại bệnh viện 115, tỉ lệ nhiễm chung ký sinh trùng đường ruột là 41,3%. Đây là một tỉ lệ nhiễm khá cao trong dân số bệnh nhân bị rối loạn ti êu hóa. Vấn đề được đặt ra là đối với các bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa thì đừng quên xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng đường ruột[2,5]. Tuy nhiên, dân số nghiên cứu là những bệnh nhân có triệu chứng rối loạn tiêu hóa đến khám tại bệnh viện 115, như vậy có thể đã bỏ qua một số bệnh nhân có triệu chứng nh ưng không đến bệnh viện khám. Nên đây có thể đây là một yếu tố tác động làm cho tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng trên bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa thay đổi. Tỉ lệ nhiễm từng loại ký sinh tr ùng đường ruột
  13. Ở bảng 1, tỉ lệ nhiễm G. lamblia; A. lumbricoides; T. trichiura; sán lá lớn, sán lá nhỏ khá thấp dưới 2%.Trong khi đó, 3 nhóm ký sinh trùng đường ruột nhiễm phổ biến trong quần thể: E. histolytica (16,4%); giun móc (24,1%); S. stercoralis ( 9,5%). Như vậy tỉ lệ nhiễm giun móc có thấp hơn so với các nghiên cứu trước, điều này là phù hợp với dân số thu thập từ nhiều vùng. Tuy nhiên, tỉ lệ nhiễm Strongyloides stercoralis 9,5% cao hơn hẳn so với các nghiên cứu khác ngay tại vùng dịch tễ. Sự chênh lệch này có thể giải thích là do nghiên cứu này không chỉ áp dụng phương pháp soi trực tiếp đơn thuần mà còn xử lý tiếp theo mẫu phân bằng phương pháp tập trung và cấy. Điều này khác hẳn với các nghiên cứu trên, mẫu phân chỉ được soi trực tiếp sau khi đã cố định bằng F2AM. So sánh khả năng phát hiện giữa các phương pháp xét nghiệm: E. histolytica chỉ có thể phát hiện được qua phương pháp soi trực tiếp (bảng 2), đây là phương pháp đơn giản nhất và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, phương pháp soi trực tiếp để phát hiện E. histolytica hữu hiệu nhất thì cần phải cần có 2 điều kiện quan trọng là: lấy phân 3 đúng, và phải do kỹ thuật viên lành nghề thực hiện. Odd(Posttest-)[4] của phương pháp soi trực tiếp đơn thuần trong chẩn đoán giun móc là 9 >1 (bảng 3), điều này nói lên khả năng không có nhiễm giun móc sau khi xét nghiệm soi trực tiếp âm tính là cao hơn so với khả năng có nhiễm giun móc khi xét nghiệm âm tính. Tuy nhiên Odd(Posttest-) của hai phương pháp: soi + Willis (bảng 4) là 24 > odd(Posttest-) của phương pháp soi trực tiếp đơn thuần 9
  14. và >1. có nghĩa là khi kết hợp 2 xét nghiệm soi trực tiếp +Willis thì khả năng bệnh nhân không nhiễm giun móc khi kết quả âm tính là cao hơn gấp 2,7 lần ( )so với xét nghiệm soi trực tiếp đơn thuần. Bên cạnh đó khi phối hợp 2 phương pháp (soi trực tiếp + Sasa) (bảng 5) thì kết quả odd(Posttest-) của sự phối hợp này là 49 > odd(Posttest-) của phương pháp soi đơn thuần và >1. Sự phối hợp 2 phương pháp soi trực tiếp và Sasa giúp làm tăng khả năng phát hiện giun móc, làm giảm khả năng âm tính giả xuống 5,4 lần ( ) so với khi chỉ áp dụng một ph ương pháp soi trực tiếp đơn thuần. Mặt khác odd(Posttest-) của phối hợp 2 phương pháp soi + Sasa cũng cao hơn gấp 2 lần ( ) so với odd (Posttest-) của phối hợp 2 phương pháp soi +Willis (bảng 4, bảng 5). Do vậy muốn tăng khả năng phát hiện giun móc trong phân và giảm số trường hợp âm tính giả thì việc áp dụng phối hợp đồng thời hai phương pháp soi trực tiếp và cấy là tốt nhất. Theo Komiya và Kbayashi (1966)[6], so sánh độ nhạy của vài phương pháp nhằm phát hiện trứng giun móc trong phân, với 175 mẫu phân thì phương pháp soi trực tiếp phát hiện được là 18,3%; phương pháp tập trung Willis dương tính là 52,6% trong tổng số 167 mẫu; và phát hiện được 79,6% trong số 142 mẫu phân bằng phương pháp cấy. Nhưng tỉ lệ dương tính ở phương pháp tập trung và phương pháp cấy không cao
  15. hơn rõ so với phương pháp soi như trong nghiên cứu của chúng tôi. Có thể giải thích là mỗi xét nghiệm được tiến hành trên 1 mẫu khác nhau, không có sự đồng nhất về mẫu. Phối hợp phương pháp soi trực tiếp và cấy thì odd(Posttest-) của sự phối hợp này là 332 (bảng 7) rất lớn so với 1, lớn hơn odd(Posttest-) của phương pháp soi trực tiếp đơn thuần gấp 7,4 lần ( ). Điều này có nghĩa là khi phối hợp phương pháp soi trực tiếp và phương pháp cấy thì sẽ làm giảm khả năng âm tính giả xuống 7,4 lần so với nếu chỉ xét nghiệm đơn thuần bằng một phương pháp soi trực tiếp. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Lê Đức Vinh[3]. Như vậy ngoài phương pháp tập trung với kỹ thuật Baermann[6], là một kỹ thuật đặc hiệu chỉ nhằm chẩn đoán S. stercoralis thì phương pháp cấy Sasa cũng hữu hiệu để phát hiện loại ký sinh trùng đường ruột này và một số các loại ký sinh trùng khác. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Qua ứng dụng các kỹ thuật xét nghiệm để tầm soát nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở các bệnh nhân có triệu chứng được chẩn đoán tại bệnh viện 115 từ 1/2/2003 đến 1/2/2005 chúng tôi rút ra được một số kết luận như sau: 1. Tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột chung ở 390 bệnh nhân có triệu chứng rối loạn tiêu hóa đến khám tại bệnh viện 115: 41,3%. Đa số các nhóm ký sinh trùng đường ruột mà chúng tôi thu thập được là nhóm đơn bào: E. histolityca,
  16. nhóm đa bào: giun móc và S. stercoralis với tỉ lệ nhiễm trên tổng số mẫu thu thập được lần lượt là 16,4%; 24,1% và 9,5%. 2. Phối hợp 2 phương pháp soi trực tiếp và phương pháp tập trung giúp làm tăng khả năng phát hiện giun móc, làm giảm tỉ lệ âm tính giả gấp 2,7 lần so với khi chỉ áp dụng soi đơn thuần. Ngược lại, khi tiến hành phối hợp như vậy không làm tăng khả năng phát hiện S. stercoralis hơn so với phương pháp soi trực tiếp. 3. Phối hợp 2 phương pháp soi trực tiếp và phương pháp cấy giúp làm tăng khả năng phát hiện giun móc, S. stercoralis và làm giảm tỉ lệ âm tính giả gấp 5,4 lần so với khi chỉ áp dụng soi đơn thuần ở giun móc và 7,4 lần ở S. stercoralis. Qua các kết quả thu được gợi ý một số đề xuất 1. Các bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa đến khám tại bệnh viện 115 có tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng khá cao (41,3%). Vì vậy các bác sĩ lâm sàng nên lưu ý xét nghiệm phân để tầm soát tác nhân ký sinh tr ùng trên nhóm bệnh nhân này trước khi đề nghị các kỹ thuật xét nghiệm đắt tiền và xâm lấn hơn nhằm xác định nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa. 2. Trong công tác xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng đường ruột, các bác sĩ ở bệnh viện 115 nên yêu cầu bệnh nhân gởi phân tươi đồng thời các y tá nên hướng dẫn cho bệnh nhân cách lấy phân tươi.
  17. 3. Xét nghiệm soi trực tiếp đơn thuần âm tính nhưng trên lâm sàng vẫn nghi ngờ có nhiễm ký sinh tr ùng thì nên tuần tự làm thêm phương pháp tập trung hoặc cấy tùy theo chỉ định tìm loại ký sinh trùng nào của bác sĩ lâm sàng. 4. Các kết quả xét nghiệm phân đều âm tính trên bệnh nhân có hội chứng rối loạn tiêu hóa mà không tìm thấy một nguyên nhân khác nào, thì nên tiếp tục xét nghiệm làm huyết thanh chẩn đoán S. stercoralis cho bệnh nhân này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2