intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT – PHẦN 1

Chia sẻ: Nguyen Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

220
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sơ lược lịch sử nghiên cứu: Năm 1880, Lanverab (người Pháp) lần đầu tiên phát hiện và miêu tả ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) trong máu bệnh nhân tại tỉnh Constantin ( Algeria). Năm 1891, Romanovski (Người Nga) tìm ra phương pháp nhuộm KSTSR. Từ năm 1878 – 1898, lúc đầu là Patrick Manson, sau đó là Ronald Ross đã chứng minh được muỗi Anpheles là vec tơ truyền bệnh sốt rét. Đến năm 1900 Manson đã gây được bệnh sốt rét trên người tình nguyện và chứng minh đầy đủ về khả năng truyền bệnh của muỗi Anopheles....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT – PHẦN 1

  1. KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT – PHẦN 1 I – SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU: 1 – Sơ lược lịch sử nghiên cứu: Năm 1880, Lanverab (người Pháp) lần đầu tiên phát hiện và miêu tả ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) trong máu bệnh nhân tại tỉnh Constantin ( Algeria). Năm 1891, Romanovski (Người Nga) tìm ra phương pháp nhuộm KSTSR. Từ năm 1878 – 1898, lúc đầu là Patrick Manson, sau đó là Ronald Ross đ ã chứng minh được muỗi Anpheles là vec tơ truyền bệnh sốt rét. Đến năm 1900 Manson đ ã gây được bệnh sốt rét trên người tình nguyện và chứng minh đầy đủ về khả năng truyền bệnh của muỗi Anopheles.
  2. Năm 1820, Pelletier và Caventou đ ã chiết xuất ra Quinin từ vỏ cây Canh kina là thuốc chủ yếu để điều trị bệnh sốt rét ra đời: Pamaquine (1924), mepacrine (1930) chloroquine (1934), primaquine và primaquine (1952)…. Năm 1960, đã có hiện tượng P.falciparum kháng chloroquin và từ 1961- 1965, hiện tượng này được ghi nhận ở nhiều nơi trên thế giới. Tình trạng P.falciparum kháng chloroquin và đa kháng vớc các thuốc sốt rét khác đang ngày càng tăng cả về diện kháng – phạm vi và cường độ trên toàn cầu. Năm 1957, Tổ chức y tế thế giới triển khai chương trình thanh toán bệnh sốt rét trên toàn cầu. Với hiệu quả điều trị của chloroquin và tác dụng diệt muỗi của DDT, chương trình đã đạt được những thành công đáng kể, giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở nhiều nước,vùng lãnh thổ. Sự xuất hiện những khó khăn về mặt kỹ thuật nảy sinh trong chương trình tiêu diệt bệnh sốt rét ở những năm tiếp theo (ký sinh trùng kháng thuốc, muỗi truyền bệnh kháng DDT) đ ã làm cho chương trình tiêu diệt bệnh sốt rét bị thất bại ở nhiều n ước. Từ đó đến nay WHO đã nhiều lần phải thay đổi chiến lược toàn cầu chống sốt rét. 2 – Phân loại ký sinh trùng sốt rét: KSTSR thuộc ngành đơn bào đường máu (Protozoa), lớp trùng bào tử (Protozoa), lớp phụ Haemosporina, Thuộc 2 họ Plasmodidae và Haemoproteidae giống Plasmodium,
  3. * Họ Plasmodidae có 9 chi phụ: - 3 chi phụ ký sinh động vật có vú. - 3 chi phụ ký sinh loài chim. - 3 chi phụ ký sinh loài bò sát. * Có khoảng 120 loài ký sinh gây bệnh sốt rét cho người và các động vật có xương sống, một số loài tiêu biểu như sau: - Ký sinh loài khỉ: P.cynomolgi, P.rhodhaini, P.knowlesi, P.simii, P.inui.. - Ký sinh loài gặm nhấm: P.berghei, P.gonderi… - Ký sinh loài chim: P.gallinaceum, P.lophurae, P.relictum , P.cathemerium… - Ký sinh loài bò sát: P.mexicanum… - Ký sinh loài lưỡng thê: P.bufonis, P.catesbiana… - Ký sinh trùng sốt rét gây bệnh cho người thuộc giống Plasmodium: * Có 4 loài KST gây bệnh sốt rét ở người: + Plasmodium falciparum (P.falciparum) – ( Welch, 1897) + Plasmodium vivax (P.vivax) - (Grassi và Feletti, 1890)
  4. + Plasmodium malariae (P.malariae) – ( Laveran 1880, Grassi và Felettti 1890) + Plasmodium ovale (P.ovale) - ( Stephens 1922). * Loài ký sinh trùng vừa gây bệnh ở khỉ và người: P.knowlesi Dựa vào cấu trúc di truyền cơ bản và đặc điểm của các yếu tố di truyền của KST người ta có thể xác định được ở một số loài Plasmodium có các phân loài (á chủng) khác nhau. Ở Việt Nam, 2 loài KSTSR phổ biến nhất là P.falciparum và P.vivax, P.falciparum chiếm tỷ lệ 70 – 80%. P.vivax chiếm 20 – 30%, P.malariae và P.ovale ít gặp (1 – 10%). II - ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA KSTSR 1. Chu kỳ sinh học (vòng đời) KSTSR phát triển qua 2 giai đoạn: giai đoạn sinh sản vô tính ở người và giai đoạn sinh sản hữu tính trong cơ thể muỗi. 1.1. Giai đoạn sinh sản vô tính trong cơ thể người
  5. Giai đoạn sinh sản vô tính trong cơ thể người diễn ra qua 2 giai đoạn kế tiếp nhau: giai đoạn ở tê bào gan (chu kỳ tiền hồng cầu- giai đoạn mô - giai đoạn phát triển vô tính ngoài hồng cầu) và chu kỳ hồng cầu (giai đoạn phát triển vô tính trong hồng cầu). + Giai đoạn phân chia trong tế bào gan: Khi muỗi Anpheles đốt người hút máu, thao trùng (sporozoite) từ tuyến nước bọt của muỗi xâm nhập vào máu và lưu hành trong máu ngo ại vi khoảng 30 phút. Sau đó, một phần thao trùng bị thực bào, số còn lại thâm nhập vào tế bào gan. Ở tế bào gan KST phát triển, sinh sản theo hình thức phân liệt, kết quả từ 1 sporozoit đã tạo ra một số lượng lớn KST gọi là cryptozoit, rồi phát triển tiếp thành metacyptozoit, rồi thành các merozoite gan. Chính các merozoite này m ới có khả năng xâm nhập vào máu và ký sinh ở hồng cầu. Với P.falciparum và P.malariae tất cả merozoit này đều xâm nhập vào máu. Với P.vivax, P.ovale có các cơn sốt rét tái phát xa ( khi các thể n gủ này phát triển hoàn thành thể phân liệt tại tế bào gan và tạo ra các merozoite gan xâm nhập hồng cầu gây). Thời gian kéo dài của giai đoạn này, số lượng và kích thước của thể phân liệt ở gan tùy thuộc vào từng chủng loại KST. Từ 1 thao trùng của P.falciparum sẽ tạo ra khoảng 40.000 merozoite. Từ 1 thao trùng của P.vivax sẽ tạo ra khoảng 10.000 merozoite.
  6. Từ 1 thao trùng của P.malariae sẽ tạo ra khoảng 2.000 merozoite Từ 1 thao trùng của P.ovale sẽ tạo ra khoảng 15.000 merozoite. Thời gian phân chia ký sinh trùng sốt rét trong gan được gọi là thời gian phát triển ở tế bào gan, đối với P.falciparum: 5 – 6 ngày; P.vivax: 8 ngày; P.malariae: 11 – 13 ngày. P.ovale: 9 – 10 ngày. Quá trình sinh sản của KST trong tế bào gan là không có chu k ỳ, sau khi phát triển ở tế bào gan, tất cả merozoite đều vào máu. Nguyên nhân của những cơn sốt rét tái phát xa, được gọi là những cơn tái phát “ thực sự” trong bệnh sốt rét do P.vivax và P.ovale vì chúng có những chủng sporozoit khác nhau về cấu trúc của gen, đó là chủng sporozoit phát triển nhanh (Tachysporozoites). Chủng này phát triển ngay sau khi xâm nhập vào tế bào gan nên có thời gian ủ bệnh ngắn. chủng phát triển chậm sporozoit (Bradysporozoites). Sau khi xâm nhập vào tế bào gan, chủng này không phát triển ngay hoặc phát triển rất chậm, sau nhiều tháng hoặc nhiều năm mới tạo ra đ ược các merozoite ở tế bào gan, nên một số tác giả gọi thể này là thể ngủ (Hypnozoite). Bradysporozoites không thu ần nhất, mà gồm nhiều phenotyp có những độ dài khác nhau của giai đoạn ngủ. + Chu kỳ hồng cầu: Giai đoạn này tạo ra nhiều thể ký sinh trùng trong đó có thể mang giới tính.
  7. Các merzoite từ gan vào máu tiếp cận với bề mặt HC có những thụ thể (receptor) tương ứng và xâm nhập vào hồng cầu( qua 5 giai đoạn) : Nhận diện và gắn bám a. Hình thành điểm tiếp giáp b. Tạo nên màng không bào liên tiếp màng HC c. Lọt vào không bào qua điểm tiếp nối chuyển động d. HC hàn kín sau khi thể phân cách lọt vào e. Sau khi lọt vào trong HC các merozoite hình thành không bào và phát triển trong hồng cầu có chu kỳ qua các thể: thể tư dưỡng ( Trophozoit): gồm Trophozoit non (thể nhẫn), thể Trophozoit phát triển (thể amip), Trophozoit già ; thể phân liệt (Schizont) gồm: Schizont non và thể Schizont già. Quá trình phân chia của ký sinh trùng sốt rét theo hình thức phân liệt, kết quả tạo ra các ký sinh trùng non (merozoite). Số lượng của merozoite được tạo ra của các loại ký sinh trùng sốt rét ở hồng cầu sau mỗi chu kỳ nh ư sau: - P.falciparum: 8 – 32 merozoite ( trung bình 18 merozoite) - P.vivax: 8 – 22 merozoite ( trung bình 12 merozoite) - P.ovale: 4 – 12 merozoite ( trung bình 8 merozoite)
  8. - P.malariae: 4 – 16 merozoite ( trung bình 8 merozoite) Thời gian hoàn thành mỗi chu kỳ hồng cầu của P.falciparum, P.vivax, P.ovale là 48h và của P.malariae là 72h. Sau khi kết thúc 1 chu kỳ phát triển, các merozoit trong schizont phá vỡ hồng cầu vào máu, một số bị thực bào hoặc chết, một số xâm chiếm hồng cầu khác và tiếp tục phát triển chu kỳ tương tự. Sau một số chu kỳ có một số merozoit khi xâm nhập vào hồng cầu nhưng không tạo thành các merozoit nữa mà phát triển thành thể hữu tính Gametocyte (giao b ào đực và giao bào cái). Giao bào được muỗi hút vào và phát triển trong cơ thể muỗi. Những KSTSR P.vivax, P.ovale và P.malariae, giai đoạn hồng cầu diễn ra ở máu ngoại vi. Vì vậy khi xét nghiệm máu ngoại vi thường thấy giao bào ngay từ những cơn sốt đầu tiên của bệnh và có thể thấy được tất cả các thể của KSTSR. Giai đoạn hồng cầu của P.falciparum th ường xảy ra trong mao mạch nội tạng, nên giao bào xuất hiện muộn ở máu ngoại vi, thường sau 8 – 10 ngày kể từ cơn sốt đầu tiên. Khi xét nghiệm máu ngoại vi thường chỉ thấy thể nhẫn và thể giao bào, còn các thể khác có thể gặp trong trường hợp bệnh nặng (sốt rét ác tính) Vòng đời ký sinh trùng sốt rét.
  9. Chú thích: Các giai đoạn phát triển trên sơ đồ: 1. Muỗi Anopheles chích máu người và tiêm thao trùng (sporozoites) vào máu người. 2. Thao trùng xâm nhập vào tế bào gan. 3. Thao trùng phát triển trong tế bào gan thành các thể phân liệt (schizont) hay thể hoa cúc (merozoites). 4. Tế bào gan vỡ giải phóng các thể phân các thể phân cách (merozoites). 5. Merozoites xâm nhập vàp các HC khác. 6. Thể phân liệt (schizont)gây vỡ HC và giải phóng các merozoites . 7. Merozoites xâm nhập vào HC và phát triển thành giao bào đực ( microgametocyte) và giao bào cái ( macrogametocyte ) . 8. Muỗi hút máu người có cả giao bào vào dạ dày. 9. Giao bào đực và giao bào cái phát triển thành giao tử đực (microgamete) và giao tử cái (macrogamete), sau đó kết hợp với nhau tạo thành hợp tử (zygote). 10. Hợp tử phát triển thành trứng (ookinete). 11. Trứng phát triển thành nang trứng (oocyste)
  10. 12. Nang trứng vỡ giải phóng ra thao trùng (sporozoites). 1.2. Giai đoạn phát triển hữu tính trong cơ thể muỗi + Muỗi Anopheles đốt bệnh nhân sốt rét hoặc người lành mang KST thể giao bào. giao bào được muỗi Anopheles hút vào dạ dày sẽ phát triển thành giao tử đực (microgamet) và giao tử cái (macrogamet). Giao tử đực và giao tử cái kết hợp với nhau tạo thành hợp tử (zygot), sau đó biến thành noãn di động (ookinet) có chiều dài 15ỡm. Thể này chui qua thành dạ dày muỗi, cuộn tròn lại dưới lớp vỏ thành dạ dày muỗi biến thành nang trứng (oocyst) đường kính: 6 – 8 ỡm . Oocyste phát triển, lớn lên, khoảng 40 – 60 ỡm. Oocyst phân chia nhiều lần tạo ra một số lượng lớn sporozoit có dạng hình thoi gọi là thoi trùng, số lượng có thể ≥ 1000 thoi trùng, thoi trùng có kích thước : 11 – 15 x 1 ỡm . Khi nang trứng chín vỡ ra, giải phóng thoi trùng (sporozoit) đi khắp cơ thể muỗi và tập trung chủ yếu ở tuyến nước bọt (salivary gland). Thoi trùng có thể tồn tại trong cơ thể muỗi trên 1 tháng. + KSTSR muốn phát triển được trong cơ thể muỗi cần có những điều kiện sau: - Muỗi truyền bệnh thuộc giống Anopheles
  11. - Muỗi phải sống đủ lâu để nang trứng của KSTSR có đủ thời gian phát triển thoi trùng (ở nhiệt độ 280C cần 14 ngày, nếu nhiệt độ thấp hơn cần thời gian hơn, có thể tới 40 ngày). + Phải có nhiệt độ ngoài trời thích hợp với từng chủng loại KSTSR: với P.falciparum và P.malariae cần nhiệt độ tối thiểu 160C, với P.vivax cần nhiệt độ tối thiểu lớn hơn 14,50C
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2