intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Sinh bệnh học ký sinh trùng sốt rét

Chia sẻ: Bui Ngoc Ngu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

498
lượt xem
64
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Sinh bệnh học ký sinh trùng sốt rét được biên soạn với mục đích: diễn giải được các phương thức nhiễm bệnh sốt rét, trình bày được cơ chế sinh bệnh sốt rét và những thay đổi của cơ thể người bệnh do sốt rét gây ra, mô tả được các phương pháp chẩn đoán bệnh sốt rét, nêu được nguyên tắc điều trị và liệt kê các nhóm thuốc điều trị bệnh sốt rét.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Sinh bệnh học ký sinh trùng sốt rét

  1. SINH BỆNH HỌC KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT 1
  2. I. Mục tiêu 1. Diễn giải được các phương thức nhiễm bệnh sốt rét 2. Trình bày được cơ chế sinh bệnh sốt rét và những thay đổi của cơ thể người bệnh do sốt rét gây ra. 3. Mô tả được các phương pháp chẩn đoán bệnh sốt rét 4. Nêu được nguyên tắc điều trị và liệt kê các nhóm thuốc điều trị bệnh sốt rét 2
  3. II. Nội dung 1. Các phương thức nhiễm bệnh sốt rét 1.1. Do muỗi truyền: là phương thức chủ yếu Thế giới tìm ra 80/400 loài Anopheles truyền bệnh SR. Việt Nam đã xác định có 9/61 loài Anopheles truyền bệnh SR: 3 loại chủ yếu: + An.minimus ở rừng núi cả nước + An.dirus ở rừng núi từ Thanh Hoá trở vào nam +An.sundaicus ở ven biển 6 loại thứ yếu: + An.jeyporiensis ở rừng núi + An. Vagus ở miền núi + An. Aconitus ở rừng núi + An.subpictus ở ĐB ven biển +An. Maculatus ở rừng núi + An. Sinensis ở ĐB ven biển 3
  4. Phương thức nhiễm bệnh sốt rét do muỗi truyền 4
  5. II. Nội dung 1. Các phương thức nhiễm bệnh sốt rét 1.2. Do truyền máu - Người cho máu không có triệu chứng lâm sàng - Nơi nhận máu không xét nghiệm kỹ KSTSR tồn tại trong máu bảo quản ở 40C, 15 ngày Bị bệnh SR do nhiễm KSTSR bằng đường truyền máu sẽ xuất hiện cơn sốt đầu tiên sau 4-7 ngày. Không có sốt rét tái phát xa. 5
  6. II. Nội dung 1.3. Sốt rét truyền qua rau thai (SR bẩm sinh) - KSTSR từ mẹ vào thai qua dây rau tổn thương - Theo thuyết bào thai học thì cứ 5-200HC của thai có 1 HC của mẹ giao lưu 1.4. Do tiêm trích: KSTSR có thể nhiễm qua con đường tiêm trích 6
  7. Cơ chế bệnh sinh trong bệnh SR 2.1. Do viêm một số cơ quan: Gan, lách, thận Mức độ viêm do loại KSTSR, tuỳ giai đoạn của bệnh và cơ địa của bệnh nhân 2.2. Do nhiễm độc: KSTSR tiết ra độc tố. Cơ thể nhiễm độc nặng sẽ lên cơn sốt rét. 7
  8. Cơ chế bệnh sinh trong bệnh SR 2.3. Do rối loạn vận mạch - Pf làm xuất hiện các nụ chồi Knobs trên màng HC gây kết dính HC, làm tắc mạch máu - Phản ứng KN + KT tại thành mạch làm cho mạch máu bị viêm dẫn tới tăng tính thấm của thành mạch máu. Hậu quả là thoát huyết tương ra ngoài, do đó máu bị cô đặc, xẹp mạch máu nhỏ. 8
  9. Cơ chế bệnh sinh trong bệnh SR 2.4. Do thiếu máu HC bị vỡ làm người bệnh bị thiếu máu (thiếu máu nhược sắc), cơ thể suy nhược. Thiếu máu do nhiễm Pf nặng hơn do nhiễm Pv 9
  10. Những thay đổi của cơ thể trong bệnh SR 3.1. Thay đổi ở gan: TB gan bị phá huỷ do KSTSR - Nhẹ: Gan đau, viêm - Nặng: Gan suy, chức phận gan giảm 10
  11. Những thay đổi của cơ thể trong bệnh SR 3.2. Thay đổi ở máu: Bệnh nhân bị thiếu máu nhược sắc do HC bị phá vỡ. Thiếu máu do nhiễm Pf nặng hơn do nhiễm Pv Trường hợp bị đái ra huyết sắc tố kéo dài, bệnh nhân còn thiếu protein, albumin và cholesterol. 11
  12. Những thay đổi của cơ thể trong bệnh SR 3.3. Những thay đổi ở lách Lách to lên trong bệnh SR nếu nhiễm KSTSR nhiều lần và điều trị không triệt để. Lách to có giá trị chẩn đoán bệnh. Nguyên nhân lách to: Do lách phải tăng cường thực bào xác HC bị vỡ, do rối loạn thần kinh vận mạch: thần kinh dẫn mạch bị hưng phấn, thần kinh co mạch bị ức chế làm cho máu vào lách nhiều hơn bình thường nên lách to ra. Ngoài ra: thận, da, nội tiết, thần kinh cũng bị ảnh hưởng 12
  13. Thay đổi ở lách 13
  14. Bệnh nhân bị sốt rét 14
  15. Bệnh nhân bị sốt rét nhờ thầy cúng để chữa bệnh 15
  16. 4. Miễn dịch trong bệnh sốt rét Bệnh sốt rét có miễn dịch thu được không toàn diện (những người sống lâu năm trong vùng sốt rét lưu hành, miễn dịch được hình thành nhưng khi ra khỏi vùng dịch một thời gian, miễn dịch mất đi nên vẫn có khả nămg mắc bệnh. 16
  17. 5. Các phương pháp chẩn đoán sốt rét 5.1. Chẩn đoán định hướng sốt rét - Yếu tố dịch tễ học và lâm sàng tuy không có giá trị quyết định nhưng có giá trị gợi ý quan trọng.. - Chẩn đoán lâm sàng nếu cơn sốt điển hình dựa vào: . Tính chất cơn sốt . Triệu chứng thiếu máu, gan, lách to . Kết quả điều trị thử - Chẩn đoán lâm sàng cơn sốt không điển hình: Sốt liên tục, không dứt cơn, sốt dao động, sốt chồng cơn hoặc chỉ ớn lạnh đối với bệnh nhân đã có tiền sử sốt rét... Chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác: Thương hàn, sốt mò, nhiễm virus hô hấp. Nếu sốt thành cơn hàng ngày: Cần phân biệt với nhiễm khuẩn huyết, viêm thận, bể thận, viêm đường mật, ap xe gan. 17
  18. 5. Các phương pháp chẩn đoán sốt rét 5. 2. Chẩn đoán cận lâm sàng. * Xét nghiệm máu tìm KSTSR + Nên lấy máu XN trước khi bệnh nhân uống thuốc + Tốt nhất lấy máu XN trong lúc đang sốt + Phải XN nhiều lần trong nhiều ngày liên tiếp (6 lần) + Soi 100 vi trường mới kết luận dương hay âm tính. * Chẩn đoán miễn dịch: + Phản ứng miễn dịch huỳnh quang gián tiếp tìm kháng thể SR trong huyết thanh. + Phát hiện KN sốt rét lưu thông trong máu bằng kỹ thuật kháng thể đơn dòng (PCR) hoặc miễn dịch hấp phụ gắn men (LSA). 18
  19. 6. Điều trị bệnh sốt rét 6.1. Nguyên tắc - Sốt rét cần được điều trị sớm, đúng phác đồ và đủ liều lượng. - Kết hợp điề trị cắt cơn (diệt thể vô giới HC) với chống tái phát (diệt thể ngủ trong gan) và chống lây lan (diệt giao bào). - Điều trị toàn diện: Dùng thuốc diệt KSTSR với nâng cao sức chống đỡ của cơ thể. 19
  20. 6. Điều trị bệnh sốt rét 6.2. Các nhóm thuốc điều trị sốt rét 6.2.1. Các thuốc diệt thể vô giới trong hồng cầu: * Quinin: Chiết xuất từ vỏ cây Canh kina, là thuốc sốt rét chủ yếu. Các chế phẩm thường dùng: - Quinin sunfat - Quinin clohydrat - Quinindiclohydrat (quinoserum) * Nhóm Amino - 4 - quinolein: - Chloroquin - Amodiaquin Hiện nay nhóm thuốc này đã bị P.falciparum kháng gần 100%. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2