YOMEDIA
ADSENSE
Khái niệm và nguồn của tư pháp quốc tế
957
lượt xem 133
download
lượt xem 133
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tham khảo tài liệu 'khái niệm và nguồn của tư pháp quốc tế', văn bản luật, bộ máy hành chính phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khái niệm và nguồn của tư pháp quốc tế
- Tu phap quoc te VĐ1: KHÁI NIỆM VÀ NGUỒN CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ 1 Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế Đối tượng điều chỉnh của TPQT là các quan hệ pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài. Các quan hệ pháp luật được xem là quan hệ pháp luật dân sự: • Quan hệ dân sự như đã được quy định trong BLDS Việt Nam; • Quan hệ lao động; • Quan hệ thương mại; • Quan hệ hôn nhân gia đình; • Quan hệ tố tụng dân sự. Tư pháp quốc tế là một ngành luật điều chỉnh các mối quan hệ Dân sự, quan hệ Hôn nhân và Gia đình, quan hệ Lao động, quan hệ Thương mại và Tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài. Nói một cách ngắn gọn, ngành luật Tư pháp quốc tế điều chỉnh các mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. • TPQT không điều chỉnh tất cả các quan hệ pháp luật, TPQT chỉ điều chỉnh các quan hệ pháp luật mang tính chất dân sự. • TPQT không điều chỉnh tất cả các quan hệ pháp luật mang tính chất dân sự, TPQT chỉnh điều chỉnh những quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài. • Điều 758 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005: Một quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có sự hiện diện của một trong ba dấu hiệu sau đây thì được xem là quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài: • Có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. • Căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài. • Tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài. Ví dụ: • VD: Một công dân Việt Nam kết hôn với một công dân nước ngoài. Đây là quan hệ có yếu tố nước ngoài. • VD: Một Việt Kiều (người Việt Nam định cư ở nước ngoài) về nước kết hôn với một công dân Việt Nam tại Việt Nam. Đây là quan hệ có yếu tố nước ngoài (theo k4d100 LHNGD) • VD: Hai nam nữ công dân Việt Nam sang du học ở nước ngoài. Trong thời gian ở nước ngoài, họ tiến hành kết hôn với nhau trước cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. Đây là quan hệ có yếu tố ngước ngoài? • VD: Hai doanh nghiệp Việt Nam (một của Cần Thơ và một của Tp.HCM), cùng tham dự một hội chợ triển lãm tại Lào. Trong thời gian ở Lào, hai bên tiến hành giao kết một hợp đồng mua bán một số hàng hóa. 1
- Sau khi hội chợ kết thúc, họ về nước và tiến hành thực hiện hợp đồng đã giao kết. Đây là quan hệ có yếu tố nước ngoài? • VD: Một nam công dân Việt Nam sang hợp tác lao động tại Malaysia. Trong một lần về thăm gia đình tại Việt Nam, giả thiết, công dân này gặp tai nạn và qua đời tại Việt Nam. Người thân của công dân này yêu cầu được thừa kế đối với những tài sản mà anh ta còn để lại tại Malaysia. Đây là quan hệ có yếu tố nước ngoài * Chú ý: - TPQT hoàn toàn thuần túy là nội luật, nằm trg PLQG, mang tính chất là LQG. - Hệ thông PLVN được chia thành luật công và luật tư. Việc phân chia này dựa vào 2 căn cứ: + Căn cứ vào sự tham gia của nhà nước vào quan hệ. + Căn cứ vào mục đích xây dựng hệ thống PL. Mục đích xây dựng luật công là bảo vệ lợi ích công. Mục đích xây dựng luật tư là bảo vệ lợi ích chủ thể tư. - Ý nghĩa của sự phân loại luật công và luật tư nhằm: t/h có mâu thuẫn giữa luật công và luật tư thì AD luật công. - Quan hệ dân sự theo nghĩa rộng là quan hệ mà ở đó các bên bình đằng với nhau trong việc thiết lập, kết thúc quan hệ, tự định đoạt khi có tranh chấp phát sịnh và trong quá trình giải quyết tranh chấp. - Q.hệ dân sự theo nghĩa rộng thông thường là quan hệ của các chủ thể tư. Tuy nhiên q.hệ của các chủ thể tư ko luôn là q.hệ dân sự. VD: + A là người Mĩ đến VN và đã xâm hại tình dục cháu bé 4 tuổi. Đây là quan hệ giữa các chủ thể tư nhưng lại mang bản chất hình sự. + Đại sứ quán nước A thuê nhà của B (CDVN) cho nhân viên của mình ở q.hệ giữa các chủ thể công nhưng có tính chất tư. - Quan hệ giữa NLĐVN với DN có vốn đầu tư nước ngoài ko phải là quan hệ dân sự có yếu tố nc ngoài. Vì đó là quan hệ giữa PNVN và NLĐ VN - Trong quan hệ đại diện: + Người được đại diện là người nước ngoài, người đại diện là ng VN là q.hệ dân sự có yếu tố nc ngoài. VD: B người VN đại diện cho A là người Mĩ. + Người được đại diện là người VN, người đại diện là người nc ngoài Ko là quan hệ dân sự có yếu tố nc ngoài. VD: B là người Mĩ đại diện cho A là người VN. - Chủ DN là người nc ngoài nhưng DN được thành lập và hoạt động theo pháp luật VN. Khi đó chủ DN tham gia quan hệ PL với tư cách là người đại diện theo pháp luật của PNVN chứ ko phải với tư cách cá nhân nước ngoài. - HĐ được xác lập, chấm dứt ở VN nhưng thực hiện ở NN cũng có thể coi là có yếu tố NN ( trg t/h tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài). DNVN đưa NLĐ VN đi làm việc ở nước ngoài phải đc coi là quan hệ dân sự có yếu tố NN. - Ng VN ra nước ngoài có thời hạn, sau khi kết thúc thời hạn thì bỏ đi đâu ko rõ và ko có tin tức thì ko đc coi là t/h có yếu tố NN. 2
- 2. Phương pháp điều chỉnh của TPQT. PP Điều chỉnh của TPQT là tổng hợp các biện pháp, cách thức mà nhà nước sử dụng để tác động lên các các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, làm cho các quan hệ này phát triển theo hướng có lợi giai cấp thống trị trong xã hội. TPQT có hai phương pháp điều chỉnh: • Phương pháp thực chất: (Phương pháp điều chỉnh trực tiếp): là pp nhà nước xây dựng quy phạm luật nội dung (luật thực chất) để điều chỉnh các quan hệ của TPQT. - Chú ý, luật nội dung là đưa ra các giải pháp cho 1 vđề nội dung. Luật hình thức quy định cách thức, trình tự, thủ tục, đưa ra giải pháp nội dung. - QP thực chất là QP định sẵn các quyền và nghĩa vụ, biện pháp, chế tài đối với các chủ thể tham gia quan hệ TPQT xảy ra, - QP thực chất gồm hai loại: + QP thực chất được xây dựng bằng cách các quốc gia tham ký kết, tham gia các ĐƯQT hoặc chấp nhận và sử dụng tập quán QT là QP thực chất thống nhất. + Còn quy phạm thực chất được ghi nhận trg PLQG gọi là QP thực chất trong nước. - Ví dụ: + Khoản 2 điều 762 BLDS: . Trong trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” + Khoản 2 Điều 769 BLDS Việt Nam: “Hợp đồng liên quan đến bất động sản ở Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” - Ưu điểm: + trực tiếp giải quyết các quan hệ dân sự quốc tế, phân định rõ ràng quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia quan hệ: nếu có sẵn các QP thực chất để áp dụng thì các đương sự cũng như các cơ quan có thẩm quyền căn cứ ngay vào quy phạm để xác định được vấn đề mà họ đang quan tâm mà ko cần phải thông qua một khâu trung gian nào các bên nhanh chóng xác định được các quyền, nghĩa vụ của mình, cũng như các biện pháp, chế tài phải được áp dụng. + làm tăng khả năng điều chỉnh sự hữu hiệu của luật pháp: Nó loại trừ việc phải chọn luật và áp dụng lụât nước ngoài, tránh đc tình trạng dẫn chiếu ngược; giải quyết nhanh chóng, mau lẹ các xung đột pháp luật + thúc đẩy sự hợp tác mọi mặt giữa các quốc gia, đảm bảo một trật tự kinh tế mới trên quy mô toàn cầu. + Tiết kiệm thời gian, tránh việc phải tìm hiểu PL nước ngoài. - Nhược điểm: + Số lượng ít, ko đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh quan hệ TPQT: Các QP thực chất chưa thể bao quát được hết mọi lĩnh vực, và trong một lĩnh vực thì cũng không thể bao quát được mọi trường hợp, khiến cho việc áp dụng phương pháp này bị hạn chế + Sự hạn chế về hiệu lực: thực tế ko 1 ĐƯQT nào có được sự t.gia đầy đủ của tất cả các quốc gia trên TG, trong khi quy phạm thực chất trong điều ước quốc tế lại chỉ có hiệu lực với các quốc gia là thành viên điều 3
- ước. Điều đó dẫn đến tình trạng việc áp dụng các quy phạm này không được đồng đều, làm cho các quy phạm không phát huy hết được vai trò của nó trong giải quyết vụ việc. • Phương pháp xung đột: (Phương pháp điều chỉnh gián tiếp): Là sử dụng các quy phạm xung đột nhằm xác định hệ thống pháp luật nước nào sẽ được áp dụng trong việc điều chỉnh quan hệ TPQT cụ thể. - QPXĐ ko quy định rõ các quyền, nghĩa vụ và các biện pháp chế tài đối với các chủ thể tham gia TPQT mà nó chỉ có vai trò xác định hệ thống PL nước nào sẽ được áp dụng - QP xung đột gồm hai loại: + QP xung đột được xây dựng bằng cách các quốc gia tham ký kết, tham gia các ĐƯQT ho ặc chấp nhận và sử dụng tập quán QT là QP xung đột thống nhất. + Còn quy phạm xung đột được ghi nhận trg PLQG gọi là QP xung đột trong nước - Ví dụ: VD: Điều 769 BLDS. Hợp đồng dân sự: “1.Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thoả thuận khác...” VD: Điều 770 BLDS. Hình thức của hợp đồng dân sự: “1. Hình thức của hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng...” VD: Điều 34 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – CuBa: “1. Quyền thừa kế động sản được xác định theo pháp luật của nước ký kết mà người để lại di sản thừa kế là công dân khi chết. 2.Quyền thừa kế bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản. 3.Việc xác định di sản thừa kế là động sản hay bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có di sản đó.” - Ưu điểm: + là một công cụ điều chỉnh một cách khá bao quát và tòan diện các vấn đề trong quan hệ pháp luật dân sự quốc tế nhằm thiết lập và đảm bảo trật tự của vấn đề pháp lý này. + Việc xây dựng các quy phạm xung đột thì dễ dàng và ít tốn kém hơn so với việc xây dựng các quy phạm thực chất. - Nhược điểm: + Việc áp dụng rất phức tạp. Vì khi 1 sự kiện pháp lý xảy ra và có nhiều QPPL của các quốc gia khác nhau cùng điều chỉnh quan hệ đó, thì việc lựa chọn ra một hệ thống pháp luật hay một quy phạm pháp luật của một quốc gia để áp dụng vào là tương đối khó khăn. Do phải xem xét đến nhiều hệ thống PL (PLQG, ĐƯQT…), có nhiều t/h tòa án không được chọn luật thực chất để áp dụng + Phương pháp xung đột còn rất trừu tượng đòi hỏi người có thẩm quyền tài phán phải có chuyên môn rất sâu trong lĩnh vực xảy ra tranh chấp . Tuy nhiên trên thực tế các thẩm phán vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi này + PP xung đột tính chất không nhất quán. Tính chất này sẽ không đảm bảo được một quyết định nhất quán đối với một vụ việc nếu tòa án ở các nước khác nhau giải quyết. Dẫn đến việc sẽ có nhiều khả năng có thể xảy ra trong việc giải quyết các tranh chấp, mà các bên khi tham gia quan hệ đó không lường trước hết được. 3. Các nguyên tắc cơ bản của TPQT Việt Nam TPQT Việt Nam có các nguyên tắc cơ bản sau: 4
- • Tôn trọng sự bình đẳng về mặt pháp lý giữa các chế độ sở hữu khác nhau. • Tôn trọng quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối của các quốc gia trong các quan hệ TPQT. • Không phân biệt đối xử giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau trên lãnh thổ Việt Nam. • Nguyên tắc có đi có lại. 4. Nguồn của TPQT • Nguồn của TPQT về mặt pháp lý là những hình thức biểu hiện hay chứa đựng các nguyên tắc, các quy phạm của ngành luật TPQT. * Pháp luật quốc gia - Nguồn chủ yếu của ngành luật TPQT. nguồn của tư pháp quốc tế không chỉ là các điều ước quốc tế, tập quán quốc tế mà còn bao g ồm pháp lu ật của mỗi quốc gia. - Các quan hệ mà tư pháp quốc tế điều chỉnh là các quan h ệ mang tính ch ất dân s ự có y ếu t ố n ước ngòai. Những quan hệ này rất đa dạng và phức tạp. Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế không th ể đi ều ch ỉnh k ịp thời và bao quát các quan hệ xã hội nảy sinh ngày càng nhanh trong xã h ội c ủa các qu ốc gia và s ẽ không đ ảm bảo an ninh cho các quốc gia. - Mỗi đất nước có một truyền thống, tập quán, văn hóa khác nhau nên không thể chỉ sử dụng điều ước quốc tế và tập quán quốc tế để điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội mang tình chất dân sự có yếu tố nước ngoài. nên để chủ động trong việc điều chỉnh các quan hệ TPQT mỗi quốc gia đã tự ban hành trong hệ thống PL của mình các quy phạm xung đột, thực chất trong nước. - Xung đột pháp luật và để giải quyết xung đột pháp luật có nhiều phương pháp, trong đó có ph ương pháp xây dựng và áp dụng quy phạm xung đột quốc gia. * Điều ước quốc tế - Nguồn cơ bản của ngành luật TPQT. • Điều ước quốc tế là một văn kiện tập hợp những quy phạm pháp luật quốc tế do hai (song phương) hay nhiều (đa phương) chủ thể của quan hệ pháp luật TPQT thỏa thuận hoặc ký kết nhằm ấn định, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ quốc tế. • Tên gọi của các điều ước quốc tế có thể khác nhau (VD: Công ước, Hiệp ước, Nghị định thư…) nhưng giá trị pháp lý là như nhau. • Có thể có các điều ước quốc tế song phương, đa phương, khu vực… • Có những điều ước quốc tế chỉ mang tính nguyên tắc, cũng có những điều ước quốc tế quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể… * Tập quán quốc tế. • Tập quán quốc tế là những quy tắc xử sự được hình thành trong một thời gian dài, được áp dụng khá liên tục và một cách có hệ thống, đồng thời được sự thừa nhận của đông đảo các quốc gia. 5
- • Ví dụ: tập hợp các tập quán thương mại khác nhau trg đó có quy định các điều kiện mau bán, bảo hiểm, cước vận tải, trách nhiệm giữa các bên tham gia hợp đồng. INCOTERMS 2000. * Án lệ. Là các bản án hoặc quyết định của tòa án mà trong đó thể hiện các quan điểm của thẩm phán đối với các vấn đề pháp lý có tính chất quyết định trong việc giải quyết các vụ việc nhât định và mang ý nghĩa giải quyết đối với các quan hệ tương ứng trong tương lai. VN ko thừa nhận loại nguồn này. * Trình tự thủ tục áp dụng các loại nguồn: Điều 759 BLTTDS. 1. Các quy định của pháp luật dân sự Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác. 2. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. 3. Trong trường hợp Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật của nước đó được áp dụng, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trường hợp pháp luật nước đó dẫn chiếu trở lại pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Pháp luật nước ngoài cũng được áp dụng trong trường hợp các bên có thoả thuận trong hợp đồng, nếu sự thoả thuận đó không trái với quy định của Bộ luật này và các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 4. Trong trường hợp quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không được Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc hợp đồng dân sự giữa các bên điều chỉnh thì áp dụng tập quán quốc tế, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 5. Mối quan hệ giữa Tư pháp quốc tế với Công pháp quốc tế và các ngành luật trong nước a. Mối quan hệ giữa TPQT với CPQT * Giống: • Đối tượng điều chỉnh: Các quan hệ phát sinh trong đời sống quốc tế. • Nguồn: Đều có nguồn là các điều ước quốc tế và tập quán quốc tế. • Những nguyên tắc cơ bản: Đều phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế nói chung. + Khác: TPQT CPQT 6
- Mối quan hệ giữa các chủ thể mang tính Mối quan hệ giữa các chủ thể mang tính chính • Đối chất dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nc trị pháp lý. tượng điều ngoài chỉnh: Chủ thể chủ yếu là cá nhân và pháp nhân. Chủ thể chủ yếu là các quốc gia. • Chủ thể: Có cả phương pháp điều chỉnh trực tiếp và Không sử dụng phương pháp điều chỉnh gián • Phương phương pháp điều chỉnh gián tiếp. tiếp. pháp điều chỉnh: Sử dụng các biện pháp chế tài của lĩnh Các biện pháp chế tài như bao vây, cấm • Các biện vực pháp luật dân sự. vận, trả đũa… pháp chế tài: Nguồn luật chủ yếu là luật của các quốc Nguồn luật chủ yếu là nguồn quốc tế. • Nguồn: gia. b. Mối quan hệ giữa TPQT với luật quốc gia * Giống: • Chủ thể: Đều có chủ thể chủ yếu là cá nhân và pháp nhân. • Nguồn: Sử dụng chung nguồn là luật pháp do các quốc gia ban hành. • Phương pháp điều chỉnh và biện pháp chế tài. * Khác nhau: Luật quốc gia TPQT Đối tượng điều chỉnh là các quan hệ dân Chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong • Đối sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. lãnh thổ quốc gia. tượng điều chỉnh: Có nguồn là các điều ước quốc tế và tập Về nguyên tắc chỉ sử dụng nguồn trong nước. • Nguồn: quán quốc tế. c. Mối quan hệ giữa TPQT và LDS. * Giống: - Đều thuộc ngành luật tư. - Đều thuộc hệ thống pháp luật quốc gia. - Nguồn: Sử dụng pháp luật quốc gia. - Chủ thể: chủ yếu là cá nhân, pháp nhân * Khác: TPQT LDS 7
- Mối quan hệ giữa các chủ thể mang tính Quan hệ giữa các chủ thể mang tính chất dân • Đối chất dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nc sự theo nghĩa hẹp, phát sinh trong lãnh thổ tượng điều quốc gia. ngoài chỉnh: Chủ thể chủ yếu là cá nhân và pháp nhân Cá nhân và pháp nhân trong nước • Chủ thể: trong nước, nước ngoài Có cả phương pháp điều chỉnh trực tiếp và Thỏa thuận • Phương phương pháp điều chỉnh gián tiếp. PP trực tiếp pháp điều chỉnh: Nguồn luật chủ yếu là luật của các quốc Chỉ pháp luật quốc gia • Nguồn: gia. Ngoài ra còn có ĐƯQT, tập quán QT… 8
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn