intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khái niệm về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practices (GAP)

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

269
lượt xem
46
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

. Giới thiệu chung Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của FAO đưa ra cơ chế để thực hiện các hành động cụ thể nhằm đạt được phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vữ ng. Mục đích của những họat động này là khuyến khích nông dân, các nhà chế biến thực phẩm, hệ thống bán lẻ, người tiêu dùng và chính phủ có trách nhiệm trong hệ thống sản xuất nông nghiệp bền vững nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho người, động vật, tạo nên một xã hội thịnh vượng. Mặc dù...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khái niệm về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practices (GAP)

  1. Khái niệm về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practices (GAP)) 4.1.1. Giới thiệu chung Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của FAO đưa ra cơ chế để thực hiện các hành động cụ thể nhằm đạt được phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vữ ng. Mục đích của những họat động này là khuyến khích nông dân, các nhà chế biến thực phẩm, hệ thống bán lẻ, người tiêu dùng và chính phủ có trách nhiệm trong hệ thống sản xuất nông nghiệp bền vững nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho người, động vật, tạo nên một xã hội thịnh vượng. Mặc dù các phương pháp IPM và sự bảo tồn nông nghiệp đã tạo ra những sản phẩm
  2. đặc biệt và các tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm cũng được thiết lập thông qua Codex Alimaentarius, nền nông nghiệp vẫn còn thiếu một hệ thống thống nhất về các hoạt động dựa trên các chính sách và các phương pháp nhằm đạt được nông nghiệp bền vững. Việc đưa ra các chính sách rõ ràng và GAP có thể làm cơ sở để phối hợp hành động quốc gia và quốc tế cho việc phát triển hệ thống sản xuất nông nghiệp bền vững. Yêu cầu của hành động là phải có mối quan tâm rõ ràng về nhiều khía cạnh như sinh học, sinh thái, kinh tế, xã hội về khả năng bền vững của các hệ thống sản xuất nông nghiệp. Những lợi ích to lớn trong khả năng sản xuất và hiệu quả đạt được thông
  3. qua công nghệ, sự đổi mới và cơ khí hóa nhưng phải tính đến ảnh hưởng đến môi trường. Đồng thời, cuộc đấu tranh giữa an ninh lương thực với sự đầu tư và công nghệ ở những nước đang phát triển là sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Cần có một sự chuyển đổi nhanh chóng đến các hệ thống sản xuất và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên bền vững. Những hệ thống đó sẽ liên quan chặt chẽ, hoàn toàn nắm bắt giá của sản phẩm, khả năng sản xuất bền vững, ổn định sinh thái và tạo được lòng tin cho khách hàngvề sản phẩm và phương pháp sản xuất. Sự hưởng lợi khi thực hiện: - Các nông trang, nông trại quy mô lớn, vừa và nhỏ: đạt được giá trị đối với sản
  4. phẩm và thị trường tiêu thụ - Khách hàng: sẽ được đảm bảo thực phẩm an toàn và có chất lượng hơn. - Cơ sở thương mại và sản xuất công nghiệp: đạt được những lợi ích do sản phẩm tốt hơn. - Tất cả mọi người: tận hưởng được môi trường tốt hơn. Để đạt được những mục đích này đòi hỏi các nhà đầu tư và chính phủ, đặc biệt là nông dân và người tiêu thụ phải có nhận thức được những yếu tố nào đóng góp cho nông nghiệp bền vững. Chính phủ và các thành phần tư nhân cần ban hành và thực hiện các chính sách hỗ trợ. Nông dân sẽ đáp ứng nhằm hoàn thiện thị trường và làm tăng giá
  5. trị bằng cách ứng dụng các phương pháp sản xuất làm thỏa mãn các nhà chế biến và người tiêu thụ. Để được như vậy, nông dân cần được hướng dẫn cụ thể về những yêu cầu và cách thực hiện. Nông dân phải có năng lực và cạnh tranh nhưng đồng thời họ cũng nhận được giá cả thích đáng đối với sản phẩm của họ. Để đạt được yêu cầu, chúng ta cần phát triển một hệ thống các nguyên tắc đường lối đối với GAP có tác dụng làm cho nền nông nghiệp có thể đáp ứng các yêu cầu của xã hội. Mục đích của các nguyên tắc này là để phát triển các đường lối đối với hệ thống sản phẩm trong các hệ thống kinh tế nông nghiệp. Theo đó, các mục tiêu đầu tiên là:
  6. - Phát triển một hệ thống các nguyên tắc về đường lối đối với thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho các hệ thống sản phẩm có thể được phát triển có sự hợp tác giữa thành phần tư nhân và tập thể. - Tập trung kiến thức sẵn có, lựa chọn và các giải pháp vào các đường lối quản lý mối nguy mà có tác dụng như là những công cụ chính sách. - Hình thành cơ sở cho chiến dịch nhận thức và hành động trong sự phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững nhằm lôi kéo tất cả các thành phần của xã hội vào cuộc, hành động và chuyển dịch sang nền nông nghiệp bền vững. Hơn nữa, cần xây dựng sự phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn bền vững
  7. dựa vào các yếu tố lao động và xã hội. FAO đã bắt đầu quá trình thảo luận và tư vấn nhằm xác định các vai trò tiềm năng và sự hưởng lợi đối với chính phủ và nhà đầu tư, tìm kiếm các kiến thức và sự thỏa thuận dựa trên nguyên tắc thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, và chuẩn bị chiến dịch hướng đến đường lối phát triển hệ thống sản phẩm. Bước tiếp theo là phát triển các đường lối đặc biệt liên quan đến sự tham gia của nông dân và các chuyên gia khác, nhằm có sự kết hợp các chuyên gia khoa học và kỹ thuật để xác định các chiến lược quản lý mối nguy. Chúng ta cần nhận thấy rằng hệ thống hoạt động đảm bảo chất lượng quốc tế, quốc gia hay từng địa phương là tự
  8. nguyện và xuất phát từ nền công nghiệp thực phẩm hoặc các tổ chứa nông dân. Đó là vai trò của FAO nhằm hỗ trợ những phát triển này với các chuyên gia đầu ngành, sáng tạo và chính phủ cần chú ý đến giá trị khoa học và công khai chính sách.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2