intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khai thác giá trị văn hóa người dân tộc thiểu số tại buôn Trí, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk vào hoạt động du lịch

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Khai thác giá trị văn hóa người dân tộc thiểu số tại buôn Trí, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk vào hoạt động du lịch" tập trung vào việc khai thác và phát huy giá trị văn hóa của cộng đồng người dân tộc thiểu số tại buôn Trí, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk để áp dụng vào hoạt động du lịch. Sử dụng phương pháp nghiên cứu dân tộc học, bài viết đánh giá tiềm năng và thực trạng khai thác giá trị văn hóa của người dân tộc thiểu số. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khai thác giá trị văn hóa người dân tộc thiểu số tại buôn Trí, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk vào hoạt động du lịch

  1. KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI BUÔN TRÍ, XÃ KRÔNG NA, HUYỆN BUÔN ĐÔN, TỈNH ĐẮK LẮK VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Phan Thị Ánh Hồng1, Phạm Thị Thanh Hậu2, Lê Hiền Khôi3 Tóm tắt: Nghiên cứu này tập trung vào việc khai thác và phát huy giá trị văn hóa của cộng đồng người dân tộc thiểu số tại buôn Trí, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk để áp dụng vào hoạt động du lịch. Sử dụng phương pháp nghiên cứu dân tộc học, bài viết đánh giá tiềm năng và thực trạng khai thác giá trị văn hóa của người dân tộc thiểu số. Kết quả chỉ ra rằng hoạt động du lịch chưa đáp ứng được tiềm năng vốn có do thiếu sự chú trọng vào bảo tồn và phát triển các giá trị truyền thống văn hóa của người dân tộc thiểu số, thiếu đồng bộ về chất lượng... Từ đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm khai thác hiệu quả giá trị văn hóa của họ trong du lịch, đồng thời mở ra hướng giúp chính quyền địa phương và doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Từ khóa: Buôn Trí, dân tộc thiểu số, du lịch cộng đồng, giá trị văn hóa, hoạt động du lịch. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Buôn Trí thuộc địa phận xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, có diện tích đất tự nhiên 44,35 ha, trong đó dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ chiếm 76%. Đây là nơi cư trú của 1.526 hộ gia đình với hơn 5.568 nhân khẩu (theo thống kê của cán bộ địa phương buôn Trí năm 2023), đại diện cho 11 dân tộc cùng nhau chung sống: Ê Đê, M’nông, Gia Rai, Nùng, Dao, Tày, Khmer, Hoa, Lào… Trong đó chiếm đông nhất là người Ê Đê và M’nông. Vì thế, buôn Trí đã tạo nên một bức tranh văn hóa đa dạng, phong phú hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Điều này đòi hỏi sự thận trọng để đảm bảo rằng việc khai thác này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn duy trì tính bền vững và tôn trọng sự đa dạng văn hóa cổ truyền. Trên địa bàn buôn Trí, các hoạt động du lịch văn hóa Dân tộc thiểu số (DTTS) đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những giá trị đặc sắc. Không chỉ mang lại việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, mà còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Phát triển du lịch đã mở ra nhiều cơ hội cho người dân DTTS tham gia vào các hoạt động như hướng dẫn du lịch, sản xuất và cung cấp các sản phẩm 1 Khoa Du lịch, Phân hiệu Học viện Phụ nữ Việt Nam. Bộ môn Du lịch Nhà hàng Khách sạn, Trường Cao đẳng FPT Polytechnic. 2 3 Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng.
  2. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 271 thủ công truyền thống, cũng như phát triển các trải nghiệm du lịch mang đậm bản sắc văn hóa cộng đồng. Đồng thời, du lịch văn hóa cũng giúp khôi phục và bảo tồn nhiều giá trị văn hóa truyền thống đã bị lãng quên. Tuy nhiên, loại hình du lịch này cũng dẫn đến một số tác động tiêu cực do áp lực từ ngành du lịch và quá trình thương mại hóa, có thể làm lệch chuẩn nguyên bản của hệ thống văn hóa truyền thống. Đã có nhiều công trình của các tác giả tiêu biểu trong và ngoài nước nghiên cứu về các phương diện: Bảo tồn văn hóa, khai thác giá trị di sản của DTTS trong phát triển du lịch; Phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch bền vững; Vai trò, giá trị của di sản trong đời sống… Các công trình nghiên cứu này đã cung cấp cơ sở lí luận và thực tiễn để phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp khai thác giá trị văn hóa của người DTTS trong hoạt động du lịch tại buôn Trí, xã Krong Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Đồng thời, áp dụng các giải pháp này vào việc chuyển đổi cơ cấu sinh kế và tăng thu nhập cho cư dân DTTS thông qua việc cung cấp nguồn sản phẩm và chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch. 2. TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan nghiên cứu Vấn đề khai thác các giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số trong phát triển du lịch luôn là một lĩnh vực được nhiều quốc gia, tổ chức và các nhà nghiên cứu quan tâm. Các công trình nghiên cứu của các tác giả tiêu biểu trong và ngoài nước đã tập trung vào nhiều phương diện, bao gồm bảo tồn văn hóa, khai thác giá trị di sản của các dân tộc thiểu số trong quá trình phát triển du lịch… Trong đó có một số công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài như: Theo nhóm tác giả Jinghua Tu, Dapeng Zhang (2020), trong công trình nghiên cứu: “Does tourism promote economic growth in Chinese ethnic minority areas? A nonlinear perspective” cho rằng khu vực dân tộc thiểu số ở Trung Quốc được cho là có một di sản văn hóa đặc biệt, bao gồm lịch sử sâu sắc, các lễ hội truyền thống, nghệ thuật dân gian, tôn giáo đặc trưng và cảnh quan thiên nhiên độc đáo. Tất cả những yếu tố này đều có khả năng thu hút du khách và là điểm nổi bật trong lĩnh vực du lịch. Nghiên cứu nhấn mạnh vào việc khai thác giá trị văn hóa như một yếu tố chính để thu hút khách du lịch. Qua đó không chỉ tăng cường nguồn thu nhập cho cộng đồng dân tộc thiểu số mà còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong các khu vực này (Tu, J., & Zhang, D. 2020). Trong một công trình được công bố năm 2017 “Cultural conservation and residents’ attitudes about ethnic minority tourism”, nhóm tác giả Hee Jeong Yun and Xuan Zhang (2017) đã chỉ ra rằng du lịch đến các vùng dân tộc thiểu số truyền thống đã trở thành một chủ đề quan trọng tại Trung Quốc trong những năm gần đây, tuy nhiên, điều quan trọng là khai thác và bảo tồn văn hóa dân tộc. Việc nghiên cứu được thực hiện tại thành phố cổ Fenghuang ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, kết quả của nghiên
  3. 272 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... cứu chỉ ra rằng có một mối liên hệ tích cực giữa phát triển du lịch và bảo tồn văn hóa trong các vùng dân tộc thiểu số (Yun, H. J., & Zhang, X. 2017). Tại Việt Nam cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu về việc khai thác các giá trị văn hóa trong hoạt động du lịch: Nhóm tác giả Hà Nam Khánh Giao, Huỳnh Diệp Trâm Anh (2021) trong công trình “Bản sắc văn hóa vùng dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” nhận định rằng bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số, bao gồm trang phục truyền thống, âm nhạc, vũ điệu, ẩm thực, phong tục tập quán, lễ hội, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đóng một vai trò không thể phủ nhận trong việc thu hút du khách. Điều này không chỉ làm cho du khách có cơ hội tham quan và trải nghiệm văn hóa bản địa một cách sâu sắc mà còn làm tăng tính hấp dẫn của điểm đến du lịch. Đồng thời, việc phát triển du lịch cần phải đảm bảo rằng không chỉ đáp ứng được các nhu cầu hiện tại của du khách mà còn duy trì khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ sau này. Do đó, chính sách phát triển du lịch bền vững cần phải tập trung vào việc khai thác và bảo tồn văn hóa của các dân tộc thiểu số, từ đó tạo ra những trải nghiệm du lịch độc đáo và mang lại lợi ích kéo dài cho cả cộng đồng địa phương và du khách (Hà Nam Khánh Giao và Huỳnh Diệp Trâm Anh, 2017). Trương Thị Thanh Tuyền, Phạm Xuân Hậu (2018), trong công trình nghiên cứu “Khai thác giá trị văn hóa của cộng đồng dân tộc Mạ ở vùng đệm Vườn quốc gia Cát Tiên để phát triển du lịch: Nghiên cứu trường hợp tại xã Tà Lài” đã nhấn mạnh rằng sự đa dạng về truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội đã làm cho nguồn lực nhân văn văn hóa vùng này ngày càng phong phú. Tuy nhiên, hiệu quả của việc khai thác văn hóa gốc của người Mạ để phát triển du lịch vẫn chưa đúng với lợi thế vốn có của nó. Dựa trên cơ sở đó, bài viết nêu các giải pháp khai thác các giá trị văn hóa của cộng đồng người Mạ ở Tà Lài nhằm phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững (Trương Thị Thanh Tuyền và Phạm Xuân Hậu, 2018). Nhóm tác giả Nguyễn Hoài Nhân, Nguyễn Thanh Tú (2021), “Khai thác các giá trị văn hóa của người Cơ Tu tại huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng trong hoạt động du lịch theo hướng bền vững” nhằm đánh giá giá trị văn hóa của người dân tộc Cơ Tu tại huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng và cách mà các giá trị này được sử dụng trong ngành du lịch. Kết quả cho thấy rằng, mặc dù hoạt động du lịch tại địa phương đang gặp nhiều khó khăn và chưa thực sự tận dụng được tiềm năng của chúng. Dựa trên những phát hiện này, nghiên cứu đề xuất các giải pháp phù hợp để tăng cường hiệu quả trong việc sử dụng các giá trị văn hóa của người dân tộc Cơ Tu trong ngành du lịch, cùng với đó là những cải tiến đối với sản phẩm du lịch từ phía chính quyền địa phương và các doanh nghiệp (Nguyễn Hoài Nhân và Nguyễn Thanh Tú, 2021). Từ các công trình nghiên cứu trên đều khẳng định các giá trị văn hóa của người DTTS có vai trò không nhỏ trong việc phát triển các sản phẩm du lịch địa phương độc
  4. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 273 đáo, đặc sắc, là yếu tố chính thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước đến địa phương. Chủ đề về khai thác các giá trị văn hóa của người dân tộc thiểu số cụ thể cho khu vực tại buôn Trí, xã Krong Na, huyện Buôn Đôn chưa có nhiều công trình nghiên cứu và đánh giá cụ thể. Do vậy cần tiếp tục nghiên cứu và tìm ra những đề xuất, giải pháp mang tính thực tiễn đóng góp cho việc khai thác và bảo tồn, phục dựng các giá trị truyền thống của người DTTS tại buôn Trí. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng một số các phương pháp nghiên cứu để hoàn thành: Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các văn kiện, kế hoạch, báo cáo liên quan đến đời sống - xã hội và du lịch của địa phương khảo sát; Các ý kiến, nhận định, đánh giá chuyên môn của các chuyên gia, nhà quản lý, thực trạng định hướng, giải pháp phát triển du lịch của địa phương và tỉnh; Các nghiên cứu ở trong và ngoài nước có liên quan đến chủ đề khai thác các giá trị văn hóa của DTTS trong hoạt động du lịch để vận dụng vào buôn Trí. Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp, phân tích và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc khai thác các giá trị văn hóa DTTS trong hoạt động du lịch tại địa phương. Phương pháp khảo sát thực địa Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát trực tiếp nhiều đợt từ tháng 2/2023 cho đến tháng 7/2023 tại địa phương: Buôn Trí A (cũ), buôn Trí B (cũ), Khu du lịch Buôn Đôn, Vườn quốc gia YokDon… thuộc địa bàn buôn Trí, xã Krong Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Chúng tôi đến địa bàn khảo sát để thu thập thông tin, chụp ảnh, trao đổi lấy ý kiến phỏng vấn của các bên liên quan tại một số địa điểm như Khu du lịch Buôn Đôn, Vườn quốc gia YokDon, nhà sàn cổ vua săn voi Amakong, nhà cổ buôn Trí, một số hộ gia đình đang thực hiện dự án 8 của tỉnh Đắk Lắk về phát triển du lịch cộng đồng tại buôn Trí…; Quan sát, tham dự các lễ lội tại địa phương (lễ cúng bến nước, lễ phục dựng đám cưới truyền thống người DTTS…). Từ các thông tin thu thập được, chúng tôi tiến hành tổng hợp, chọn lọc các điểm tham quan, các yếu tố văn hóa, sự kiện… hiện đang khai thác hoạt động du lịch tại địa phương. Phương pháp phỏng vấn sâu Phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện thông qua bảng hỏi bán cấu trúc để thu thập ý kiến của các chuyên gia, các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý tại địa phương và doanh nghiệp du lịch. Số lượng phỏng vấn là 11 người trong đó gồm 02 chuyên gia thuộc Sở Văn hóa tỉnh Đắk Lắk (01 hưu trí), 04 cán bộ quản lý tại địa phương (02 trưởng và phó buôn Trí, 01 cán bộ hội Phụ nữ, 01 cán bộ xã Krong Na), 01 già làng, 02 cư dân lớn tuổi, 02 nhân viên phụ trách lưu trú và ẩm thực tại Khu du lịch Buôn Đôn, thuộc buôn Trí, nội dung phỏng vấn nhằm thu thập những thông tin và ý kiến đánh giá
  5. 274 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... về tiềm năng, thực trạng và giải pháp khai thác hiệu quả các giá trị văn hóa của người dân DTTS địa phương trong hoạt động du lịch tại địa bàn khảo sát. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Các yếu tố khai thác giá trị văn hóa vào hoạt động du lịch 3.1.1. Lựa chọn các loại hình văn hóa đặc thù Các giá trị văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút du khách đến một quốc gia hoặc cộng đồng và cũng góp phần vào sự phát triển của ngành du lịch. Trong đó, các loại hình văn hóa đặc trưng là những yếu tố quan trọng tạo nên sự độc đáo của mỗi vùng cộng đồng. Để tận dụng hiệu quả các giá trị văn hóa này trong hoạt động du lịch, cần phải lựa chọn những đặc điểm văn hóa độc đáo tại địa phương, từ đó phát triển các sản phẩm và dịch vụ du lịch để đáp ứng nhu cầu của du khách về trải nghiệm, khám phá và hiểu biết văn hóa. Các loại hình di sản văn hóa như di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật, tập quán, lễ hội, ngành nghề truyền thống... cùng với các thành tựu kinh tế, chính trị, xã hội và cơ sở văn hóa nghệ thuật, bảo tàng... là những nguồn tài nguyên mà du lịch có thể khai thác và sử dụng. Những tài nguyên này không chỉ tạo ra điều kiện cho sự phát triển của du lịch mà còn quyết định đến quy mô, thể loại, chất lượng và hiệu quả của hoạt động du lịch. 3.1.2. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa thông qua hoạt động du lịch Để phát triển du lịch bền vững, cần đảm bảo sự cân bằng giữa lợi ích kinh tế, xã hội, và môi trường, đồng thời bảo tồn và thúc đẩy giá trị văn hóa. Việc này không chỉ giúp duy trì bản sắc văn hóa của cộng đồng mà còn tạo cơ hội cho thế hệ sau hiểu và trân trọng nguồn gốc văn hoá. Bảo tồn các giá trị văn hóa không chỉ đơn thuần để giữ chúng tĩnh lặng mà còn để khai thác và phát triển chúng trong đời sống hàng ngày, kể cả trong hoạt động du lịch nhằm tạo ra việc làm cho người lao động. Hoạt động du lịch văn hóa, thông qua việc thương mại hóa các giá trị văn hóa, không chỉ mang lại trải nghiệm chân thực về văn hóa mà còn tạo ra giá trị kinh tế và thương mại. “Sản phẩm du lịch văn hóa tạo ra dựa trên tính nguyên bản đem lại cho du khách sự trải nghiệm đích thực về văn hóa, và một khi được khai thác, trở thành sản phẩm du lịch thì nó đem lại giá trị kinh tế, có tính thương mại. Vì thế, hoạt động du lịch giúp bảo tồn tính nguyên bản của văn hoá” (Nguyễn Minh Hoạt, 2022: 25). 3.1.3. Cách thức đưa các hoạt động văn hóa vào hoạt động du lịch Các hoạt động đưa giá trị văn hóa vào du lịch có thể bao gồm việc tạo ra không gian văn hoá phong phú, trưng bày và giới thiệu các biểu hiện văn hoá đặc trưng của địa phương. Ngoài ra, xây dựng các chương trình du lịch kết hợp với các hoạt động văn hoá địa phương, hướng dẫn du khách tham gia trải nghiệm các hoạt động sản xuất
  6. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 275 truyền thống, thưởng thức nghệ thuật, tham gia các lễ hội và trò chơi dân gian, cũng như tham quan các tiểu cảnh mang tính biểu tượng văn hoá. Hơn nữa, việc tạo ra các gian hàng thủ công mỹ nghệ và quà lưu niệm với dấu ấn văn hoá địa phương cũng là một phần quan trọng trong việc thúc đẩy du lịch văn hoá. Sự hợp tác tích cực của cộng đồng địa phương là yếu tố then chốt, với vai trò quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ du lịch văn hoá, đồng thời họ cũng cần được hướng dẫn và đào tạo để thích ứng và phát triển trong môi trường du lịch bền vững. Điều này không chỉ giúp duy trì mà còn làm phong phú thêm những trải nghiệm văn hoá cho du khách, từ đó tạo ra những ấn tượng sâu sắc và lâu dài. 3.2. Thực trạng khai thác giá trị văn hóa người DTTS vào hoạt động du lịch tại buôn Trí 3.2.1. Các loại hình văn hóa DTTS trên địa bàn Tại buôn Trí là nơi giao thoa phong tục, tập quán và ngôn ngữ của 11 dân tộc thiểu số. Các lễ hội và nghi lễ truyền thống như Lễ Cúng Bến Nước, Lễ Đâm Trâu, Lễ Đua Voi và Tết Cổ truyền Bun Pi May của người Lào đều đóng góp vào việc tạo nên sức hút của các giá trị văn hóa. Nơi đây không chỉ là nơi lưu trữ các hình thức tín ngưỡng đa dạng mà còn là nơi tôn vinh và kính trọng thiên nhiên cũng như các thần linh. Nghệ thuật thủ công truyền thống của người dân Tây Nguyên tại khu du lịch, với các sản phẩm mĩ nghệ như con voi, tù và, đàn tơ rưng, chuông gió, đồ dệt thổ cẩm, gùi đựng, giỏ xách được làm từ các nguyên liệu tự nhiên như tre, nứa, gỗ, mây, đá, sừng... phản ánh sự tài hoa và tâm huyết của các nghệ nhân. Đặc sản ẩm thực của các dân tộc Êđê, M’nông, Lào như cơm lam, gà nướng, canh chua cá lăng, rau rừng, gỏi cà đắng, heo đồng bào, khô nai, rượu cần, rượu A Ma Công cung cấp thêm trải nghiệm độc đáo cho du khách, khi họ không chỉ được thưởng thức mà còn được tham gia vào quá trình chế biến ẩm thực truyền thống. Các loại hình văn hóa như cồng chiêng, đàn đá, nhà rông, nhà dài, tượng nhà mồ, diễn xướng sử thi... cũng được trưng bày và giới thiệu, từ đó làm phong phú thêm sản phẩm văn hóa trong việc phát triển du lịch tại địa phương. Khu du lịch Buôn Đôn thuộc địa bàn buôn Trí cũng là nơi thu hút rất nhiều lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu văn hóa địa phương. Trong quá khứ, du khách thường được phép tham gia trải nghiệm cưỡi voi để khám phá cuộc sống trong làng, lội sông Sêrêpôk và thăm Vườn Quốc gia Yok Đôn đầy kỳ thú. Ngày nay, trải nghiệm du lịch đã thay đổi, cho phép du khách ngắm nhìn voi, tham gia vào việc cho chúng ăn và thưởng thức các biểu diễn. Bên cạnh đó, khu du lịch còn cung cấp dịch vụ ngồi thuyền để khám phá sông Sêrêpôk - con sông duy nhất ở Việt Nam chảy ngược về phía Tây, cùng với trải nghiệm cầu treo 11 nhánh, dài 463,5m được làm bằng tre nứa vô cùng độc đáo. Du khách có thể khám phá đời sống văn hóa và sinh hoạt của nhiều dân tộc, nghe về lịch sử Buôn Đôn và nghệ thuật săn bắt và nuôi dưỡng voi rừng. Họ có thể thăm ngôi nhà sàn cổ đã tồn tại 127 năm và lưu giữ nhiều kỷ vật quý giá, cũng như tìm hiểu
  7. 276 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... về kiến trúc của mộ Vua săn voi KhunJuNop. Khi màn đêm buông xuống, du khách sẽ có cơ hội tham gia vào các hoạt động như nhảy múa, ca hát cùng cư dân địa phương, thưởng thức rượu cần và nghe dân ca truyền thống của người dân tộc bản địa, giữa không gian núi rừng vang vọng tiếng cồng chiêng càng làm tăng thêm sự hấp dẫn và đặc sắc cho sản phẩm du lịch tại đây. 3.2.2. Các hình thức tổ chức hoạt động du lịch văn hóa tại buôn Trí Bảng 2.1. Các hình thức tổ chức hoạt động du lịch văn hóa tại buôn Trí, xã Krong Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk TT Điểm du lịch Cấu trúc tổ chức các hoạt động du lịch văn hóa - Mô hình, biểu tượng đặc trưng: voi + cầu treo, làng văn hóa điển hình. - Nhà thuyết trình nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. 1 Khu du lịch Buôn Đôn - Nơi trưng bày, giới thiệu sinh vật cảnh, nuôi thú bán hoang dã. - Sân giao lưu cồng chiêng, nhà hàng lưu niệm, lưu trú, vui chơi, giải trí. - Phòng tổ chức hội thảo, hội nghị, sân khấu, tổ chức sự kiện. - Hệ thống cầu treo, ca nô trên sông, hành lang sông Serepok. - Du lịch voi vượt sông, tổ chức lễ hội và hoạt động văn hóa ngoài trời. 2 Khu Đảo Ây Nô - Mở rộng không gian du lịch trên dòng Sêrêpok, liên kết thắng cảnh. - Câu cá thư giãn, trò chơi mạo hiểm. - Nhà hàng thủy tạ, hệ thống resort, nhà dài, nhà gỗ 1 tầng hơn 127 năm. 3 Khu Hồ Ea Rông - Cảnh quan bờ kè, đường sinh thái. - Cảnh quan, di tích văn hóa, sản phẩm du lịch nhà dân. - Tham quan đàn voi nhà, khu thuần dưỡng voi. Khu không gian buôn 4 - Tiếp xúc với đội nhạc dân gian các dân tộc Tây Nguyên ở Buôn Đôn. làng liên kết du lịch - Tham quan bến nước, tham dự các ngày lễ hội. - Sân giao lưu văn nghệ, văn hóa cồng chiêng, lễ hội đua voi, hội nghị… Thiết kế mẫu hình khu dân cư kiểu mẫu gắn với hoạt động du lịch. Cung cấp dịch vụ lưu trú + ẩm thực tại nhà người DTTS. Khu homestay liên kết 5 Tham quan các vườn rau và khu nông nghiệp của cư dân bản địa. du lịch Tham quan các làng nghề và trải nghiệm các nghề truyền thống của người DTTS: Dệt, làm gốm, làm thuốc chữa bệnh… Tham quan khu bảo tồn voi, tìm hiểu về nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. 6 Vườn quốc gia YokDon Hệ sinh thái tự nhiên, hệ sinh thái rừng khộp, động - thực vật kết hợp tham quan buôn làng giữa VQG YokDon. (Nguồn: Trung tâm du lịch Buôn Đôn, BQL vườn quốc gia YokDon và khảo sát của nhóm tác giả năm 2023)
  8. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 277 Từ thông tin được thể hiện qua bảng trên, có thể nhận thấy sự nổi bật về các dịch vụ trải nghiệm và khám phá văn hóa của người DTTS tại địa phương. Hàng loạt các lễ hội được tổ chức hàng năm thu hút lượng lớn du khách: Hội đua voi (tháng 12 âm lịch), lễ Cúng bến nước (tháng 2 âm lịch)… Tham quan và tìm hiểu về nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng tại nhà của vua săn voi, mộ vua săn voi, nhà cổ… Các hoạt động giao lưu văn nghệ như biểu diễn cồng chiêng, hát Aray, kể khan của người Ê Đê… Với sự nỗ lực vận động và khuyến khích của chính quyền địa phương theo Nghị quyết 08/2021/NQ-HĐND ngày 13/8/2021 về “Hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn, buôn đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2021 - 2025”, số lượng người dân tham gia vào hoạt động du lịch ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Đến nay đã có khoảng 15 hộ gia đình cung cấp dịch vụ homestay theo đề án phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương, hàng chục nhà hàng, vài chục cửa hàng lưu niệm và cung cấp các sản vật tại địa phương… Nhiều nghệ nhân là các cư dân bản địa được đầu tư học hành, tập luyện và biểu diễn phục vụ du khách, góp phần tạo thêm nguồn thu nhập và việc làm cho cư dân. 3.2.3. Những vấn đề còn tồn tại trong khai thác giá trị văn hóa người DTTS vào hoạt động du lịch tại buôn Trí Các vấn đề tồn tại trong việc khai thác giá trị văn hóa người DTTS vào hoạt động du lịch tại Buôn Trí bao gồm: Lựa chọn và xây dựng các loại hình văn hoá tiêu biểu: Khu du lịch chưa đầu tư đúng mức vào việc chọn lọc và phát triển các hoạt động văn hóa đặc trưng của các dân tộc thiểu số, tập trung chủ yếu vào khai thác thiên nhiên và vật chất hơn là giới thiệu đời sống tinh thần của cộng đồng. Thương mại hóa và hiện đại hóa không gian văn hoá: Sự thương mại hóa di sản và hiện đại hóa không gian văn hóa trong hoạt động du lịch có thể làm mất đi sự chân thực và ý nghĩa văn hóa gốc của địa phương, gây ra sự phân biệt giữa trải nghiệm du lịch và thực tế văn hóa. Thiếu sự đồng bộ và chất lượng trong chương trình biểu diễn: Một số chương trình biểu diễn văn hóa chưa trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn và chất lượng, gây ra sự nhàm chán và buồn tẻ cho du khách, làm giảm sự hài lòng và độ thu hút của khu du lịch. Thiếu nhân lực đào tạo và sự thấu hiểu văn hóa: Thiếu sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa và thiếu nguồn nhân lực đào tạo làm giảm chất lượng của các hoạt động du lịch văn hóa, đặc biệt đối với việc tương tác với cộng đồng DTTS. Không đáp ứng nhu cầu và hiểu biết văn hóa của du khách: Một số hoạt động văn hóa không thỏa mãn được nhu cầu và hiểu biết của du khách, gây ra sự thiếu hài lòng và không muốn quay lại của du khách sau khi trải qua trải nghiệm. 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI DTTS VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI BUÔN TRÍ Thứ nhất, xây dựng và cải thiện các chương trình du lịch văn hóa: Cần xây dựng các chương trình, hoạt động du lịch văn hóa mới tại địa phương hoặc cải thiện những
  9. 278 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... chương trình du lịch đang khai thác, tập trung vào việc giới thiệu nét đặc trưng của cộng đồng DTTS tại địa phương buôn Trí. Bao gồm các hoạt động như thăm làng, trải nghiệm nghệ thuật dân gian, tham gia vào các lễ hội truyền thống và gặp gỡ cộng đồng địa phương. Thứ hai, đảm bảo rằng các hoạt động du lịch không gây tổn hại hoặc làm mất đi giá trị văn hóa gốc của địa phương: Chính quyền địa phương cần tạo ra các chính sách hỗ trợ và khuyến khích cho việc bảo tồn và phát huy các loại hình văn hoá đặc thù của người DTTS tại buôn Trí: Cung cấp nguồn kinh phí từ các hoạt động du lịch, hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho việc trùng tu, bảo quản các di sản văn hoá, xây dựng các phòng trưng bày, và khuyến khích các hộ gia đình người DTTS tham gia vào việc bảo tồn và phát triển. Ngoài ra, có thể phát triển homestay và cộng đồng du lịch: khuyến khích xây dựng nhà nghỉ tại các làng dân tộc, nơi du khách có thể trải nghiệm cuộc sống và văn hóa của người dân địa phương như nấu ăn, làm đồ thủ công, làm vườn… Hoạt động này mang nhiều ý nghĩa, giúp du khách hiểu rõ hơn về văn hóa độc đáo của DTTS, đồng thời tạo thu nhập và mang lại nguồn thu và sinh kế cho cộng đồng người dân tại buôn Trí. Thứ ba, đầu tư tổ chức vào các sự kiện văn hoá: Đặt nhiều sự chú trọng vào tổ chức các sự kiện văn hóa như hội chợ, lễ hội, và triển lãm nghệ thuật diễn ra tại địa bàn buôn Trí. Hợp tác với cộng đồng địa phương, lắng nghe ý kiến và mong muốn của cộng đồng khi họ tham gia biểu diễn nghệ thuật. Cần nghiên cứu thêm về mong muốn và nhu cầu của du khách để tạo ra những chương trình biểu diễn chất lượng và truyền tải được giá trị văn hóa. Thứ tư, đào tạo nguồn lực hướng dẫn viên tại địa phương: Cần tăng cường đào tạo cho các nghệ nhân và hướng dẫn viên du lịch tại điểm (ưu tiên phát triển nguồn lực từ chính con em, người dân tại địa phương) về kiến thức văn hoá, lịch sử, và kỹ năng giao tiếp. Chính quyền địa phương cần hợp tác với các tổ chức đào tạo và doanh nghiệp du lịch để cung cấp các khóa đào tạo chuyên sâu, đảm bảo rằng hướng dẫn viên có đủ kiến thức và kỹ năng để chuyển tải thông tin văn hoá một cách chân thành và chính xác khi thuyết minh hoặc biểu diễn tại các di tích, lễ hội, sự kiện văn hóa tại địa phương buôn Trí, xã Krong Na. Thứ năm, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch tại địa phương để đáp ứng nhu cầu của du khách: Cần có những cuộc khảo sát để nghiên cứu xu hướng, nắm bắt các nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Từ đó xây dựng, thiết kế các chương trình du lịch văn hoá đa dạng và phong phú, đảm bảo tính chất đặc sắc và độc đáo của văn hóa người DTTS tại buôn Trí được thể hiện, có thể kết hợp các gói du lịch kết hợp trải nghiệm văn hoá, hoạt động ngoài trời và khám phá thiên nhiên tại địa phương. Đồng thời, cần kết nối các tour du lịch văn hoá với nhau để tạo ra một hệ thống hoàn chỉnh, thu hút du khách và tạo ra
  10. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 279 trải nghiệm du lịch đa chiều và đầy đủ. Bên cạnh đó, áp dụng các kênh truyền thông, công nghệ số để tăng cường quảng bá, tối ưu hóa trải nghiệm của du khách. 5. KẾT LUẬN Trong bối cảnh hiện nay, việc khai thác và phát triển du lịch văn hoá tại buôn Trí, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk không chỉ là một nỗ lực để tái hiện và bảo tồn di sản văn hóa độc đáo của người dân tộc thiểu số mà còn là một cơ hội quý báu để tôn vinh và phát triển bản sắc văn hoá của cộng đồng này. Sự kết hợp giữa văn hoá đặc trưng và cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp đã tạo ra một điểm đến du lịch độc đáo và hấp dẫn. Việc tạo ra các sản phẩm du lịch văn hoá phong phú và đa dạng, kết hợp trải nghiệm văn hóa với các hoạt động ngoại khóa, khám phá thiên nhiên, và thư giãn không chỉ thu hút du khách mà còn giúp xây dựng một hình ảnh thương hiệu sâu sắc cho buôn Trí. Tuy nhiên, để khai thác giá trị văn hóa này một cách hiệu quả, cần phải đầu tư vào việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch, xây dựng quy chế ứng xử, và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng địa phương trong hoạt động du lịch. Ngoài ra, cần tăng cường các hoạt động quảng bá và tiếp thị để đưa ra thế giới những giá trị văn hóa đặc biệt mà buôn Trí mang lại. Trong tương lai, việc phát triển du lịch văn hoá tại buôn Trí sẽ không chỉ góp phần vào việc phát triển kinh tế địa phương mà còn là một phương tiện quan trọng để bảo tồn và truyền dạy những giá trị văn hóa truyền thống cho thế hệ sau. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hà Nam Khánh Giao và Huỳnh Diệp Trâm Anh (2021). Bản sắc văn hoá vùng dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam thời kỳ hội nhập. Hội thảo “Thực trạng và tác động của các yếu tố an ninh phi truyền thống vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam thời kỳ đổi mới”. 2. Nguyễn Minh Hoạt (2022). Khai thác giá trị của di sản thông qua hoạt động du lịch (trường hợp di sản văn hóa phi vật thể thế giới không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại một số tỉnh ở Tây Nguyên). Đề tài khoa học cấp Cơ sở. Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. 3. Nghị quyết 08/2021/NQ-HĐND ngày 13/8/2021 về “Hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn, buôn đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2021 - 2025”. 4. Nguyễn Hoài Nhân và Nguyễn Thanh Tú (2021). Khai thác các giá trị văn hóa của người Cơ Tu tại huyện Hòa Vang, Tp. Đà Nẵng trong hoạt động du lịch theo hướng bền vững, Exploiting cultural values of the Co Tu ethnic group living in Hoa Vang District, Da Nang City in the sustainable tourism development. 5. Thống kê tình hình nhân khẩu năm 2023 của cán bộ địa phương buôn Trí, xã Krong Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. 6. Tu, J., & Zhang, D. (2020). Does tourism promote economic growth in Chinese ethnic minority areas? A nonlinear perspective. Journal of Destination Marketing & Management, 18, 100473.
  11. 280 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... 7. Trương Thị Thanh Tuyền và Phạm Thanh Hậu (2017). “Khai thác giá trị văn hóa của cộng đồng dân tộc Mạ ở vùng đệm Vườn quốc gia Cát Tiên để phát triển du lịch: Nghiên cứu trường hợp tại xã Tà Lài”. Tạp chí Khoa học Đại học Văn Hiến, số 6 (1), 105-112. 8. Trung tâm du lịch Buôn Đôn và Ban quản lý Vườn quốc gia YokDon (2023). Báo cáo thống kê tình hình hoạt động của trung tâm du lịch Buôn Đôn, Ban quản lý Vườn quốc gia YokDon năm 2023. 9. Yun, H. J., & Zhang, X. (2017). Cultural conservation and residents’ attitudes about ethnic minority tourism. Tourism and Hospitality Research, 17 (2), 165-175.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2