Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2014<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
KHAI THÁC HỢP LÝ NGUỒN LỢI THỦY SẢN<br />
THE REASONABLE FISHING ON FISHERY RESOURCES<br />
Tô Văn Phương1, Trần Đức Phú2, Phan Trọng Huyến3<br />
Ngày nhận bài: 30/5/2014; Ngày phản biện thông qua: 17/6/2014; Ngày duyệt đăng: 01/12/2014<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài báo này đưa ra quan điểm xây dựng mô hình nhằm xác định được mức độ cường lực khai thác hợp lý<br />
(fMSY - Fishing Effort) để đưa ra sản lượng hợp lý (MSY - Maximum Sustainable Yield), vốn là hai trong các thành tố của<br />
khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản (NLTS). Xây dựng các tiêu chí đảm bảo khai thác hợp lý, tập trung ở các khía cạnh đời<br />
sống cộng đồng ngư dân ven biển, môi trường sinh thái nguồn lợi, sản lượng khai thác hợp lý hướng tới nghề cá bền vững...<br />
Trình bày các giải pháp quản lý nhằm đạt được mức hợp lý trong sản lượng, cường lực và nguồn lợi thủy sản mà thế giới<br />
đã và đang nghiên cứu triển khai, áp dụng vào thực tiễn nghề cá Việt Nam.<br />
Từ khóa: nguồn lợi thủy sản, khai thác hợp lý, tiêu chí khai thác hợp lý<br />
<br />
ABSTRACT<br />
This paper gives a perspective to develop models to determine the level of reasonable fishing on resource in terms of<br />
fMSY - Fishing Effort, MSY - Maximum Sustainable Yield, and resources. Besides, a reasonable fishing norm set are developed focusing on the aspects of coastal fishermen communities, resources ecological environment, reasonable fishing yield<br />
towards sustainable fisheries. Last, fisheries management solutions are mentioned in order to obtain the reasonable level<br />
in yield, fishing effort and fishery resources that have been deployed and applied around the world, the ability to apply to<br />
Vietnam’s fisheries.<br />
Key words: fishery resources, reasonable fishing, reasonable fishing norm<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Khoa học nghề cá đã đưa ra một số giải pháp,<br />
mô hình nhằm quản lý tốt hơn, hướng tới nghề cá<br />
được phát triển bền vững. Trong đó, đã có nhiều giải<br />
pháp được đưa ra nhằm quản lý, kiểm soát cường<br />
lực khai thác, sản lượng đánh bắt tránh khai thác quá<br />
mức về mặt sinh học dẫn đến suy giảm nguồn lợi.<br />
Hay nói cách khác, trong một nghề cá (đơn loài hay<br />
đa loài), để phát triển bền vững thì sinh khối nguồn lợi<br />
phải ở trạng thái cân bằng, điều này có nghĩa lượng<br />
thủy sản đánh bắt ra khỏi sinh khối phải bằng mức<br />
tăng trưởng của các loài thủy sản. Tuy nhiên, vấn đề<br />
làm sao tính toán được mức độ cân bằng sinh khối<br />
nguồn lợi, cụ thể hơn là làm sao xác định mức độ sản<br />
lượng bền vững tối đa (mức hợp lý) và mức độ cường<br />
lực tương ứng trong nghề cá để đánh bắt được sản<br />
lượng đó. Đặc biệt, xác định được các tiêu chí về<br />
<br />
khai thác hợp lý NLTS đóng vai trò quan trọng trong<br />
quản lý hướng tới nghề cá phát triển bền vững (PTBV).<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Nghiên cứu về mặt lý thuyết các yếu tố của khai<br />
thác hợp lý nguồn lợi thủy sản, trên cơ sở đã có các<br />
số liệu thống kê cường lực và sản lượng khai thác<br />
nghề cá ven bờ.<br />
2. Phương pháp thu thập thông tin<br />
Thông tin được thu thập từ nhiều nguồn khác<br />
nhau (tập trung ở các tạp chí chuyên ngành khoa<br />
học thủy sản, sách, giáo trình, internet, các cơ quan<br />
quản lý nhà nước về thủy sản…) để tìm ra cở sở lý<br />
thuyết phù hợp nhằm xác định mức độ sản lượng và<br />
cường lực khai thác hợp lý trong nghề cá.<br />
<br />
ThS. Tô Văn Phương: Trường Đại học Nha Trang<br />
TS. Trần Đức Phú: Viện Khoa học và Công nghệ khai thác thủy sản - Trường Đại học Nha Trang<br />
3<br />
TS. Phan Trọng Huyến: Trường Đại học Nha Trang<br />
1<br />
2<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 59<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Dựa trên nền tảng lý thuyết được tổng kết, tác<br />
giả đưa ra bộ tiêu chí đảm bảo hoạt động khai thác<br />
hợp lý NLTS vùng biển ven bờ, đồng thời đưa ra<br />
các giải pháp khai thác hợp lý hướng đến phát triển<br />
nghề cá bền vững.<br />
3. Phương pháp xử lý thông tin<br />
Các nguồn thông tin về lý thuyết khai thác hợp<br />
lý nguồn lợi thủy sản được tổng hợp, xử lý mang<br />
tính áp dụng cao vào thực tiễn nghề cá Việt Nam.<br />
Sử dụng phần mềm tin học thống kê MS Excel<br />
vẽ mô hình thể hiện mối tương quan giữa các thông<br />
số theo thời gian để xác định giá trị sản lượng và<br />
cường lực khai thác hợp lý nghề cá ven bờ.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Thế nào là khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản<br />
Quản lý nghề cá là một quá trình phức tạp đòi<br />
hỏi sự tích hợp của các yếu tố sinh thái học và<br />
kỹ thuật khai thác nguồn lợi, kinh tế xã hội và thể<br />
chế, tác động đến hành vi của ngư dân và các nhà<br />
hoạch định chính sách (Thao, 2006). Khai thác hợp<br />
lý được hiểu là ta sử dụng quy mô ngư cụ phù hợp<br />
để khai thác một sản lượng hoặc trọng lượng hợp lý<br />
mà không làm ảnh hưởng bất lợi đến sự sinh sản,<br />
sinh trưởng và bổ sung trong tương lai (King, 2003).<br />
Như vậy, xác định sản lượng bền vững tối đa và<br />
cường lực khai thác được sản lượng đó là cần thiết,<br />
trong đó các yếu tố liên quan như: cường lực khai<br />
thác, nguồn lợi thủy sản, sản lượng khai thác và mối<br />
quan hệ giữa chúng cần được quan tâm.<br />
2. Mô hình biểu diễn sản lượng và cường lực<br />
khai thác hợp lý<br />
Trong lĩnh vực khai thác thủy sản, mô hình thể<br />
hiện mối quan hệ giữa sản lượng và cường lực<br />
nhằm mục đích khai thác hợp lý NLTS đã được phát<br />
triển từ công thức nền tảng (1).<br />
Y = q.f.B<br />
(1)<br />
Trong đó: Y là sản lượng đánh bắt; q là hệ số<br />
khả năng đánh bắt; E (f) là cường lực đánh bắt; N<br />
là độ phong phú về nguồn lợi (thường là trữ lượng<br />
nguồn lợi B).<br />
Để phát triển hàm số thể hiện mối quan hệ giữa<br />
cường lực và sản lượng khai thác hợp lý, mô hình<br />
sản xuất thặng dư được đưa ra, thường được gọi<br />
là Mô hình Schaefer (FAO, 2000a ; 2000b). Các nhà<br />
khoa học nghề cá trên thế giới áp dụng phố biến mô<br />
hình này dưới nhiều hình thức khác nhau, để xác<br />
định mức độ hợp lý của sản lượng và cường lực<br />
<br />
60 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 4/2014<br />
khai thác, nhằm tiến tới "cái đích" là khai thác hợp<br />
lý NLTS. Điển hình là hai mô hình Fox và Schaefer,<br />
có thể đưa ra các giá trị tham khảo quan trọng nhằm<br />
sử dụng hiệu quả tối đa cường lực khai thác ứng<br />
với sản lượng bền vững trong thời gian dài, khi chỉ<br />
sử dụng hai thông số cơ bản và đơn giản mà không<br />
cần đến các thông số về mặt sinh học, sinh khối và<br />
quần thể.<br />
2.1. Biến động quần thể nguồn lợi và cơ sở sinh học<br />
của mô hình<br />
Trong một trữ lượng đàn cá khi chưa khai thác,<br />
cạnh tranh trong loài cho nguồn tài nguyên, như<br />
thức ăn và không gian sống dẫn đến cân bằng giữa<br />
nguồn lợi thêm vào từ nguồn bổ sung và sự mất đi<br />
do tỷ lệ chết tự nhiên. Nhưng khi quy mô trữ lượng<br />
đàn cá bị giảm do hoạt động khai thác, mức độ<br />
cạnh tranh nguồn tài nguyên giảm, dẫn đến lượng<br />
cá bổ sung vào nghề cá thường có xu hướng tăng<br />
(King, 2003; Thao, 2006).<br />
Theo (Flatten, 2010), trữ lượng đàn cá phụ<br />
thuộc vào sự phát triển hay sức tái sản xuất sinh<br />
học của quần thể nguồn lợi. Quần thể nguồn lợi<br />
sẽ thay đổi với tốc độ khác nhau tùy thuộc vào trữ<br />
lượng nguồn lợi, các tham số môi trường và yếu tố<br />
khác như: sự bổ sung (Recruiment), tăng trưởng cá<br />
thể (Growth), tỷ lệ chết tự nhiên (Natural Mortality)<br />
và tỷ lệ chết do khai thác (Fishing Mortality), được<br />
tóm lược lại như sau :<br />
Sự thay đổi trữ lượng = Bổ sung + Tăng trưởng<br />
cá thể - Chết do tự nhiên - Chết do khai thác<br />
Tương ứng với công thức sau:<br />
dP/dt = [R + G] - M - Y<br />
(2)<br />
Cần thiết phải quan tâm mối quan hệ này khi nói<br />
đến khai thác hợp lý NLTS, bởi lẽ từ biểu thức (2),<br />
nguồn lợi thủy sản được khai thác hợp lý nếu sự<br />
thay đổi trữ lượng (dP/dt) ở mức cân bằng hoặc<br />
dương, hàm ý nguồn bổ sung và tăng trưởng cá<br />
thể lớn hơn phần tử vong do tự nhiên và hoạt động<br />
khai thác, hay nói cách khác tỷ lệ chết do tự nhiên<br />
và khai thác sẽ không ảnh hưởng đến khả năng tái<br />
sản xuất của sinh khối trữ lượng NLTS. Đây là yếu<br />
tố quan trọng nhằm đưa ra giải pháp quản lý hướng<br />
đến khai thác hợp lý NLTS.<br />
Chú ý rằng, các nghiên cứu cả trên thực tế và<br />
lý thuyết đều kết luận rằng sự tăng trưởng tự nhiên<br />
của trữ lượng đàn cá có thể được biểu diễn như<br />
mô hình đường cong tăng trưởng dạng hình chuông<br />
như hình 1.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Hình 1. Biểu diễn tăng trưởng quần thể theo thời gian<br />
Nguồn: King (2003)<br />
<br />
Tổng các yếu tố làm cản trở tăng trưởng và kích<br />
thích tăng trưởng là một đường cong tăng trưởng<br />
dạng hình chuông với mức tăng trưởng cao nhất tại<br />
mức trữ lượng trung bình (ở giữa). Tăng trưởng tự<br />
nhiên lớn nhất ở mức độ XMSY trong hình 1. Nếu tăng<br />
trưởng tự nhiên của trữ lượng bị khai thác, lượng<br />
khai thác lớn nhất đạt được ứng với mức độ trữ<br />
lượng XMSY, được gọi là sản lượng hợp lý (MSY).<br />
Đây là một trong các yếu tố cấu thành và quan trọng<br />
nhất để khai thác hợp lý NLTS.<br />
Giả sử một vùng biển có sức tải môi trường là<br />
K và chưa có cá, ta đưa vào đây một lượng cá nhỏ<br />
ban đầu có khối lượng sinh học là B. Đàn cá sẽ<br />
sinh trưởng và phát triển theo thời gian với tốc độ là<br />
G = dB/dt, rõ ràng lúc đầu G sẽ tỷ lệ thuận với B, do<br />
đó G = r.B. Tuy nhiên, do vùng biển chỉ có sức tải<br />
môi trường là K, nên sau một thời gian, tăng trưởng<br />
đạt đến một mức nào đó sẽ tạo ra sự đông đúc và<br />
tốc độ phát triển (G) vẫn tăng lên nhưng với một tỷ<br />
lệ giảm dần. Như vậy, tại bất kỳ thời điểm nào, tốc<br />
độ phát triển cũng tỷ lệ thuận với khoảng không gian<br />
còn lại của vùng biển (K-B), do đó ta có mối quan<br />
hệ sau:<br />
G=<br />
(3)<br />
Trong đó: r là hệ số tăng trưởng bên trong,<br />
<br />
Hình 3. Mối quan hệ giữa sản lượng khai thác<br />
và sinh khối trữ lượng<br />
Nguồn: King (2003)<br />
<br />
Số 4/2014<br />
<br />
Hình 2. Đường cong logistic (S-shaped) thể hiện gia tăng<br />
sinh khối tới giới hạn trên là giá trị K theo thời gian<br />
Nguồn FAO (2000a)<br />
<br />
phụ thuộc vào đặc tính sinh học vốn có của đàn cá;<br />
B: Sinh khối đàn cá; K: sức tải môi trường<br />
Hai thành tố quan trọng để khai thác hợp lý<br />
NLTS là sản lượng và cường lực khai thác, có thể<br />
được tính toán và xây dựng lên từ nền tảng phương<br />
trình 3. Đây là mô hình thể hiện biến động của trữ<br />
lượng đàn cá chưa bị khai thác. Khi hoạt động khai<br />
thác xảy ra, đồng nghĩa với việc ta có một “đại lượng<br />
mất đi” gọi là Y, ký hiệu cho sản lượng khai thác ra<br />
khỏi trữ lượng đàn cá. Tỷ lệ sản lượng khai thác bị<br />
khấu trừ và viết lại biểu thức (3) như sau:<br />
(4)<br />
Về mặt lý thuyết, nếu NLTS được khai thác<br />
hợp lý hay một nghề cá ở trạng thái ổn định thì sản<br />
lượng khai thác Y sẽ cân bằng với tăng trưởng quần<br />
thể, tức là<br />
<br />
, vì vậy, biểu thức (4) được triển<br />
<br />
khai lại như sau:<br />
(5)<br />
Đáng chú ý, biểu thức (5) có dạng hình Parabol<br />
và giả định rằng sản lượng khai thác sẽ đạt cực đại<br />
khi sinh khối bằng một nửa mức độ sinh khối khi<br />
chưa khai thác (hình 3).<br />
<br />
Hình 4. Mối quan hệ giữa sản lượng và cường lực khai thác<br />
Nguồn: King (2003)<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 61<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Từ phương trình 1, ta có<br />
<br />
Số 4/2014<br />
<br />
là sản lượng đánh<br />
<br />
bắt trên một đơn vị cường lực khai thác, ký hiệu<br />
bằng CPUE (catch per unit of effort). Khi đó, PT 1<br />
được viết lại như sau:<br />
(6)<br />
Nếu thay thế<br />
<br />
vào biểu thức 1, 5, 6, sẽ<br />
<br />
có:<br />
<br />
, và đây<br />
<br />
là phương trình dạng đường thẳng với giá trị độ dốc<br />
, và giá trị chặn<br />
đó là đường thẳng có dạng:<br />
<br />
,<br />
<br />
CPUE = a + b.f<br />
(7)<br />
Triển khai lại biểu thức (7) theo đơn vị cường<br />
lực sẽ có:<br />
Y = a.f + b.f2<br />
(8)<br />
Trong thực tế, để tiếp cận mô hình Schaefer<br />
phục vụ cho vấn đề khai thác hợp lý NLTS, chúng ta<br />
phải sử dụng bộ dữ liệu được thống kê trong chuỗi<br />
thời gian dài (nhiều năm) về hai giá trị sản lượng<br />
và cường lực khai thác. Từ biểu thức 7 và 8, bằng<br />
phương pháp phân tích xử lý số liệu thống kê và<br />
phương trình bậc hai, ta có:<br />
và<br />
2.2. Sự mở rộng của mô hình sản lượng và cường<br />
lực khai thác hợp lý<br />
Một số phiên bản khác để xác định khai thác<br />
hợp lý nguồn lợi thủy sản được áp dụng trên thế<br />
giới. Trong số đó là mô hình được xây dựng bởi<br />
nhà khoa học Fox năm 1970, sử dụng đường cong<br />
cường lực không đối xứng để thay thế mô hình<br />
đường cong parabol đối xứng Schaefer. Trong<br />
mô hình này, đường cong biểu biễn mối quan hệ<br />
“CPUE giảm khi cường lực tăng” để thay thế cho<br />
đường thẳng trong mô hình Schaefer. Đường cong<br />
này được chuyển đổi sang dạng đường thẳng bằng<br />
cách logarit tự nhiên.<br />
(9)<br />
Triển khai lại PT 9, sẽ có phương trình sản<br />
lượng không đối xứng Fox, cụ thể:<br />
(10)<br />
Khi đó ta có các giá trị tham chiếu sản lượng và<br />
cường lực khai thác hợp lý, cụ thể:<br />
<br />
62 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Theo tổ chức FAO - sổ tay hướng dẫn trực<br />
tuyến về quản lý nghề cá, việc lựa chọn giữa 2 mô<br />
hình này trở lên quan trọng chỉ khi đạt được giá trị f<br />
tương đối lớn. Nó không thể chứng minh rằng một<br />
trong hai mô hình tốt hơn cái còn lại. Các nhà quản<br />
lý nghề cá có thể chọn một mô hình mà họ cho rằng<br />
có thể hợp lý nhất trong trường hợp thực tế nghề cá,<br />
hay sử dụng mô hình khác trong trường hợp giá trị<br />
dữ liệu đạt kết quả tốt, đáng tin cậy hơn (Sparre và<br />
Venema, 1998).<br />
2.3. Một số công thức khác tìm sản lượng khai thác<br />
hợp lý<br />
Đối với nghề cá mà ít được nghiên cứu, lúc<br />
đó không thể có được các giá trị về sản lượng và<br />
cường lực khai thác theo chuỗi thời gian nhưng<br />
lại có một số giá trị ước lượng về sinh khối toàn<br />
phần và tử vong tự nhiên. Theo FAO (1992), công<br />
thức Gulland ước lượng sản lượng khai thác hợp lý<br />
(FAO, 1992), cụ thể:<br />
MSY = 0.5*M*Bv<br />
(11)<br />
Trong đó: Bv là sinh khối nguyên của đàn cá; M<br />
là tỷ lệ tử vong tự nhiên<br />
Một dạng tổng quát hóa của công thức Gulland<br />
được đề xuất bởi Cadima cho các đàn cá bị khai<br />
thác nhưng số liệu đánh giá về chúng ở mức độ hạn<br />
chế ví dụ như đàn cá đa loài, nhiệt đới (FAO, 1992).<br />
Công thức Cadima được mô hình hóa dưới<br />
dạng biểu thức: MSY = 0.5*Z*B<br />
(12)<br />
Trong đó : B là sinh khối trung bình (hàng năm);<br />
Z là tỷ lệ tử vong toàn phần.<br />
Vì Z = F + M và Y = F*B (F là tỷ lệ tử vong do<br />
khai thác; Y là sản lượng khai thác trong 1 năm nào<br />
đó). Do đó, biểu thức (12) có thể được viết lại như<br />
sau: MSY = 0.5*(Y + M*B) (13)<br />
3. Vấn đề sinh thái nguồn lợi thủy sản<br />
Hiện nay, phần lớn các ngư trường đang bị khai<br />
thác quá mức, kéo theo là hệ lụy môi trường sinh<br />
thái nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là vùng biển ven bờ<br />
bị tàn phá nghiêm trọng. Ngư dân sử dụng ngư cụ<br />
có hại môi trường sinh thái, chất đáy (ví dụ: chất nổ,<br />
xung điện, lưới kéo kích thước mắt lưới nhỏ, khai<br />
thác kiểu tận thu – tận diệt...). Trong khi các hoạt<br />
động khác vùng ven bờ như: nước và rác thải từ<br />
sinh hoạt, các khu công nghiệp đổ ra biển; các hoạt<br />
động chặt phá rừng ngập mặn ven biển; các hoạt<br />
động phát triển cơ sở hạ tầng, hoạt động du lịch...<br />
tác động rất lớn đến vùng biển ven bờ.<br />
Như vậy, khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản<br />
vùng biển ven bờ, bên cạnh yếu tố cường lực và<br />
sản lượng, không thể không quan tâm đến yếu tố<br />
chính – đó là nguồn lợi thủy sản. Có nhiều cách thức<br />
giúp tái tạo, bảo vệ và phát triển NLTS và xây dựng<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
rạn nhân tạo được coi là mô hình khả thi, vốn được<br />
áp dụng nhiều trên thế giới nhưng còn mới đối với<br />
Việt Nam. Hai ý nghĩa chính đó là: i) sẽ giúp ngăn<br />
cản các loại ngư cụ có tính hủy diệt (ngư cụ cấm)<br />
khai thác gần bờ ; ii) là nơi trú ẩn của các loài thủy<br />
sản sinh sống và phát triển, đa dạng sinh học được<br />
cải thiện.<br />
Bên cạnh đó, để giảm áp lực khai thác NLTS<br />
vùng biển ven bờ, cần thiết phải hạn chế cường lực<br />
khai thác tại đây. Mô chuyển đổi nghề nghiệp dường<br />
như là giải pháp bắt buộc, hoặc chuyển đổi sang phi<br />
nghề cá, hoặc nghề khai thác không ảnh hưởng tiêu<br />
cực đến môi trường hệ sinh thái nguồn lợi, đặc biệt,<br />
chuyển đổi sang nghề khai thác xa bờ - nơi có NLTS<br />
dồi dào và phong phú. Có như vậy, tính hợp lý về<br />
vấn đề khai thác NLTS cả ven và xa bờ được giải<br />
quyết hiệu quả. Lúc đó sẽ giúp cho ngư dân có cuộc<br />
sống tốt đẹp hơn từ hoạt động "kinh doanh" NLTS<br />
4. Sự mở rộng vấn đề khai thác hợp lý nguồn<br />
lợi thủy sản<br />
Khai thác hợp lý là vấn đề khoa học, xét ở góc<br />
độ kỹ thuật khai thác, đã được nghiên cứu và triển<br />
khai ở nhiều nghề cá trên thế giới. Khi giá trị sản<br />
lượng và cường lực khai thác hợp lý được xác định,<br />
hàng loạt vấn đề liên quan hữu cơ phải đi kèm thì<br />
mục tiêu khai thác hợp lý NLTS mới đạt được thành<br />
công. Do vậy, bên cạnh đảm bảo các yêu cầu về<br />
nguồn lợi, sản lượng, cường lực khai thác hợp lý ở<br />
tầm "vĩ mô", vấn đề khai thác hợp lý NLTS đối với<br />
<br />
Số 4/2014<br />
vùng biển ven bờ cũng nên được hiểu và đảm bảo<br />
các yêu cầu (YC) - ở tầm "vi mô", cụ thể như:<br />
YC-1: Hoạt động khai thác không ảnh hưởng<br />
tiêu cực đến môi trường sinh thái vùng biển ven bờ;<br />
YC-2: Đảm bảo được quy định về kích thước,<br />
thành phần các loài thủy sản trong sản lượng<br />
khai thác;<br />
YC-3: Tàu thuyền và ngư cụ khai thác đúng<br />
nghề hoạt động theo quy định về phân vùng<br />
khai thác;<br />
YC-4: Năng suất khai thác (CPUE) ổn định và<br />
phát triển theo thời gian;<br />
YC-5: Nhận thức của cộng đồng ngư dân cần<br />
được nâng cao hướng tới nghề cá bền vững;<br />
YC-6: Đời sống của cộng đồng ngư dân ngày<br />
càng ổn định và phát triển;<br />
YC-7: Thể chế quản lý đạt được đồng thuận cao<br />
từ các bên liên quan để không còn xung đột, cạnh<br />
tranh trong khai thác.<br />
Tất cả các yêu cầu trên không nằm ngoài việc<br />
hướng đến phát triển bền vững nghề cá, tức là sự<br />
phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của<br />
con người nhưng không tổn hại tới sự thỏa mãn<br />
các nhu cầu của thế hệ tương lai (Wikipedia, 2014).<br />
Đồng thời các tiêu chí trên đều nằm trong các hệ<br />
thống giải pháp ngăn cản và điều chỉnh động cơ<br />
kinh tế trong KTTS của ngư dân cộng đồng ven biển<br />
(FAO, 2008). Được lược hóa qua sơ đồ tổng quát<br />
dưới đây (hình 7).<br />
<br />
Hình 7. Sơ đồ minh họa yêu cầu và giải pháp khai thác hợp lý NLTS<br />
<br />
5. Giải pháp áp dụng khai thác hợp lý<br />
Để ngăn chặn tình trạng khai thác quá mức và<br />
suy giảm nguồn lợi, các biện pháp quả lý nghề cá<br />
hiện đã được áp dụng ở phần lớn các vùng biển<br />
trên thế giới. Hiện nay, hầu hết các quy định quản<br />
lý nghề cá đều dưới dạng kiểm soát và mệnh lệnh.<br />
Các quy định này cụ thể hóa không chỉ sản lượng<br />
cho phép đánh bắt mà còn cả cách thức được phép<br />
<br />
đánh bắt. Hình thức thường thấy của các quy định<br />
kiểm soát và mệnh lệnh, cụ thể như: hạn ngạch, giới<br />
hạn về kích cỡ loài thủy sản, các hạn chế về cường<br />
lực đánh bắt hoặc một số khía cạnh liên quan đến<br />
cường lực đánh bắt thực tế. Nhìn chung, các loại<br />
hình hạn chế trên được xem là kiểm soát các yếu<br />
tố đầu vào hoặc đầu ra của nghề cá (Holland và cs,<br />
1999 ; Ward và cs, 2004).<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 63<br />
<br />