Khảo sát ảnh hưởng của bổ sung Peptide sinh học trong khẩu phần lên tăng trưởng và phát triển của heo giai đoạn sau cai sữa đến xuất chuồng ở Việt Nam
lượt xem 3
download
Mục đích nghiên cứu là đánh giá hiệu quả của việc bổ sung sản phẩm MiaPerform (cô đặc cao, HC) có chứa peptide hoạt tính sinh học về hiệu suất tăng trưởng, chất lượng thân thịt và đặc sức khỏe của heo cai sữa. Sản phẩm này đã được đưa vào khẩu phần không hoặc có với 0.02%. Thí nghiệm được thực hiện tại trang trại của Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khảo sát ảnh hưởng của bổ sung Peptide sinh học trong khẩu phần lên tăng trưởng và phát triển của heo giai đoạn sau cai sữa đến xuất chuồng ở Việt Nam
- KHẢO SÁT ẢNH HƢỞNG CỦA BỔ SUNG PEPTIDE SINH HỌC TRONG KHẨU PHẦN LÊN TĂNG TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HEO GIAI ĐOẠN SAU CAI SỮA ĐẾN XUẤT CHUỒNG Ở VIỆT NAM Dƣơng Nguyên Khang1,*, Đỗ Tấn Dƣơng1, Đặng Thị Ngọc Anh1, Trần Anh Tuan2, Trần Thị Mai Khanh2, Axel Jarchow2, Andreas zur Wickern2 1 Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao KHCN, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh 2 Công ty Trách nhiệm hữu hạn MIAVIT * Email: duongnguyenkhang@gmail.com TÓM TẮT Mục đích nghiên cứu là đánh giá hiệu quả của việc bổ sung sản phẩm MiaPerform (cô đặc cao, HC) có chứa peptide hoạt tính sinh học về hiệu suất tăng trưởng, chất lượng thân thịt và đặc sức khỏe của heo cai sữa. Sản phẩm này đã được đưa vào khẩu phần không hoặc có với 0.02%. Thí nghiệm được thực hiện tại trang trại của Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Sáu mươi con heo lai (12.4 ± 0,1 kg BW) được phân ngẫu nhiên vào một trong hai nhóm thử nghiệm: Đối chứng (C), MiaPerform-HC (T). Thử nghiệm kéo dài trong 122 ngày và được chia thành ba giai đoạn (1-14, 15-70 và 71-122 ngày). Dữ liệu được ghi nhận ở đầu và cuối mỗi kỳ. Vào ngày 122, tám heo (bốn heo của mỗi nhóm tương ứng) đã được giết mổ để kiểm tra chất lượng thịt. Trong thời gian thử nghiệm, bệnh tiêu chảy và ho cũng như điều trị bằng kháng sinh cũng được ghi nhận. Nhìn chung, lợn được cho ăn chế độ ăn có chứa các peptide hoạt tính sinh học bổ sung trong MiaPerform-HC cho thấy tăng trọng cao hơn. Tỷ lệ chuyển hóa thức ăn cũng tốt hơn, tỷ lệ thân thịt được tăng lên. Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh ho ở lợn thấp hơn so với nhóm đối chứng. Hơn nữa, một sự gia tăng trong lợi ích kinh tế cũng đã được ghi nhận. Kết hợp với nhau, sử dụng bổ sung peptide hoạt tính sinh học không chỉ làm tăng hiệu suất tăng trưởng do tăng cường hệ thống tiêu hóa của lợn mà còn cải thiện sức khỏe của động vật. Do đó, hiệu quả của peptide hoạt tính sinh học có thể được kiến nghị thay thế cho chất kích thích tăng trưởng kháng sinh trong chế độ ăn uống. Từ khóa: Hiệu suất tăng trưởng, chuyển hóa thức ăn, peptide hoạt tính, tiêu chảy, ho. ABSTRACT The aim of this study was to evaluate the effectiveness of supplementation of MiaPerform product (high concentrate, HC) containing bioactive peptides on the growth performance, carcass quality and health traits of weaning-finishing pigs. For this aspect, this product was included into diets either without or with 0.02 %. The experiment was carried out at farm of Nong Lam University of Ho Chi Minh city, Vietnam. Sixty crossbred pigs (12.4 ± 0.1 kg BW) were randomly assigned to one of two experimental groups: Control (C), MiaPerform-HC (T), respectively. The trial lasted for 122 days and divided in three periods (d 1-14, d 15-70 and d 71-122). The performance data were determined at the beginning and at the end of each respective period. At day 122, eight pigs (four pigs of each respective group) were slaughtered for 1126
- meat quality examination. During the experimental period, diarrhea and cough diseases as well as treatment with antibiotics were also recorded. In general, pigs fed diet containing of supplemented bioactive peptides in MiaPerform-HC obviously showed higher BW. The feed conversation ratio was also better with 6 points, whereas the rate of carcass was increased. Additionally, the incidence of cough infected pigs in was lower than that in control group. Furthermore, a slightly increase in economic benefits was also confirmed. Taken together, utilization of bioactive peptides supplementation not only increased the growth performance due to enhancement of digestive system of pigs but also improved the animal health. Therefore, the effectiveness of bioactive peptide might be recommended as a replacement of antibiotic-growth promoter in diets. Keywords: Growth performance, feed conversion, bioactive peptide, diarrhea, cough. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đạm đóng vai trò chính trong khẩu phần ăn của động vật. Ngoài chức năng cung cấp axit amin thiết yếu, đạm khẩu phần còn chứa các peptide sinh học khác. Theo Fitzgerald và Murray (2006), peptide sinh học đã được định nghĩa như là peptide có hoạt tính như hoóc môn hoặc là dạng thuốc để hoạt động điều chỉnh chức năng sinh lý thông qua các tương tác liên kết với các thụ thể trên tế bào đích nhằm kích hoạt phản ứng sinh lý trong tế bào. Dựa vào chức năng, chúng được phân loại là kháng khuẩn, chống hình thành huyết khối, hạ huyết áp, giảm đau, điều hòa miễn dịch, liên kết với khoáng chất và chống oxy hóa. Đạm động vật là nguồn chính của peptide sinh học (Power và Murphy, 1999). Mặc dù các peptide sinh học này không hoạt động khi được mã hóa trong cấu trúc đạm tự nhiên của chúng, nó có thể được giải phóng thông qua các con đường khác nhau bao gồm phân hủy, thủy phân bằng enzyme hoặc lên men (Wang et al., 2018). Dựa trên các chức năng và cơ chế, peptide sinh học từ lòng trắng trứng đã thu được do quá trình lên men trong sản phẩm MiaPerform, được sản xuất dưới dạng các sản phẩm bởi Công ty MIAVIT, Đức. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là xác định tính hiệu quả của sản phẩm MiaPerform trên tăng trưởng, chất lượng thịt và sức khỏe của heo con sau cai sữa đến xuất chuồng. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP 2.1 Thời gian và địa điểm Thực hiện tại Đại học Nông Lâm TP. HCM, từ tháng 11 năm 2017 đến tháng 2 năm 2018. 2.2 Phƣơng pháp và đối tƣợng nghiên cứu Sáu mươi heo lai (12,4 ± 0,1 kg, Landrace*Large White) được chia đều thành hai nhóm thí nghiệm và cho ăn theo khẩu phần ăn tương ứng (Bảng 1) trong khoảng thời gian 122 ngày. Quá trình vỗ béo 122 ngày được chia thành 3 giai đoạn (1-14; 15-70 và 71-122 ngày) để đáp ứng theo nhu cầu dinh dưỡng của heo. Khẩu phần ăn cơ bản là lô đối chứng (C), khẩu phần bổ sung MiaPerform-HC là lô thí nghiệm (T) (Bảng 2). Khẩu phần ăn cơ bản gồm bắp, cám gạo, bột mì, bã mì và bột đậu nành (Bảng 3) và được tổ hợp thức ăn theo tiêu chuẩn thương mại (Bảng 1). Thành phần dinh dưỡng thức ăn được cung cấp bởi tập đoàn Masan, Việt Nam. Heo cho ăn hai lần ngày. Lượng ăn vào hàng ngày được giới hạn ở mức 3% trọng lượng cơ thể. Tất cả heo thí nghiệm được cung cấp nước uống tự do. 1127
- Bảng 1. Thành phần và chế độ dinh dưỡng trong các giai đoạn thí nghiệm Giai đoạn 1-14 ngày Giai đoạn 15- 70 ngày Giai đoạn 71 – 122 ngày C T C T C T Thành phần, Bột bắp 35,2 35,2 35,2 35,2 35,8 35,8 Cám gạo 10 10 10 10 10 10 Bột mì 20 20 20 20 12 12 Bã mì 10 10 10 10 20 20 Dầu nành 22,4 22,4 22,4 22,4 20 20 Khoáng 1,2 1,2 1,2 1,2 1,1 1,1 Premix 1,2 1,2 1,2 1,2 1,1 1,1 MiaPerform (g/tấn) 0 200 0 200 0 200 Nhu cầu ME, Kcal/kg 3.100 3.100 3.100 3.100 3.050 3.050 CP, % 16,5 16,5 16,5 16,5 16,4 16,4 Lys, % 0,82 0,82 0,82 0,82 0,82 0,82 Met + Cys, % 0,48 0,48 0,48 0,48 0,48 0,48 Thr, % 0,58 0,58 0,58 0,58 0,58 0,58 Trp, % 0,19 0,19 0,19 0,19 0,19 0,19 2.3 Chỉ tiêu theo dõi Heo được cân trọng lượng ở đầu và cuối giai đoạn thí nghiệm, thức ăn thừa được xác định hàng tuần. Tổng số tăng trọng được tính bằng trọng lượng cuối kỳ trừ đi trọng lượng đầu kỳ tương ứng. Mức tăng trọng hàng ngày được tính bằng chênh lệch giữa tổng số tăng trọng trung bình của mỗi thời kỳ tương ứng chia cho số ngày nuôi trong thời gian tương ứng. Hệ số chuyển đổi thức ăn là mức tiêu thụ thức ăn hàng ngày chia cho mức tăng trọng hàng ngày. Tỷ lệ chết được ghi nhận hàng ngày. Ngoài ra, tỷ lệ tiêu chảy, ho, cũng như điều trị kháng sinh của mỗi thời kỳ tương ứng cũng được ghi lại. Vào ngày 122, heo được giết thịt, sau 12 giờ nhịn đói. Trọng lượng hơi và tỷ lệ thịt xẻ của 8 heo (4 heo cho mỗi lô) sẽ được tính toán. Đo lường tỉ lệ thịt xẻ sẽ được thực hiện trên thân thịt sống. Hiệu quả kinh tế được tính trên chi phí thức ăn (IOFC) cho từng giai đoạn như sau: IOFC = [giá bán (VND) x trọng lượng sống (kg)] - [chi phí thức ăn]. Tính toán này dựa trên giá thị trường hiện tại ở Việt Nam. 2.4 Xử lí số liệu Số liệu được phân tích ANOVA, sử dụng mô hình tuyến tính của phần mềm thống kê Minitab 16.0. Nguồn biến là lô đối chứng và khối. So sánh cặp bằng Test Tukey khi sự khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%. 1128
- Bảng 2. Bố trí thí nghiệm Lô Khẩu phần Liều Lăp lại Số heo Đối chứng Khẩu phần cơ sở 0 6 5 Bổ sung MiaPerform-HC Khẩu phần cơ sở + MiaPerform-HC 200g/tấn thức ăn 6 5 Bảng 3. Thành phần hóa học của nguyên liệu thô được sử dụng trong thí nghiệm DM, % CP, % EE, % CF, % Ash, % Bột bắp 87,5 ± 0,12 11,6 ± 2,40 4,2 ± 0,11 2,3 ± 0,14 1,4 ± 0,11 Cám gạo 90,2 ± 0,04 13,5 ± 0,19 10,6 ± 0,24 8,8 ± 0,32 6,7 ± 0,02 Bột mì 89,8 ± 0,32 4,2 ± 0,51 0,03 ± 0,02 3,2 ± 0,05 2,4 ± 0,09 Bã mì 90,5 ± 0,23 3,2 ± 0,58 0,5 ± 0,23 10,7 ± 0,27 1,2 ± 0,10 Bánh dầu nành 89,4 ± 0,03 50,8 ± 1,23 1,7 ± 0,39 6,6 ± 0,06 7,8 ± 1,30 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Khả năng tăng trƣởng Sức khỏe heo tốt và tốc độ tăng trưởng bình thường ở hai lô thí nghiệm (Bảng 4). Từ giai đoạn 1 đến khi kết thúc thử nghiệm, heo được cho ăn khẩu phần ăn có bổ sung MiaPerform-HC rõ ràng đã cho thấy trọng lượng sống cao hơn so với lô không bổ sung MiaPerform-HC. Nhìn chung, bổ sung MiaPerform-HC trong khẩu phần đã cho thấy tăng trọng hàng ngày tốt hơn, cao hơn đáng kể ở giai đoạn 1 và 2 (Bảng Bảng 4. Tăng trưởng của heo có hoặc không bổ sung MiaPerform-HC C T SEM P Giai đoạn 1 (1-14) Ăn vào*, kg/ngày 0.61 0.73 0.01 0.001 Tăng trọng ngày*, kg/ngày 0.37 0.42 0.05 0.001 Hệ số chuyển hóa thức ăn*, kg/ngày 1.65 1.72 0.02 0.044 Giai đoạn 2 (15-70) Ăn vào*, kg/ngày 1.55 1.59 0.02 0.124 Tăng trọng ngày*, kg/ngày 0.64 0.68 0.01 0.045 Hệ số chuyển hóa thức ăn*, kg/ngày 2.45 2.37 0.03 0.141 Giai đoạn 3 (71 -122) Ăn vào*, kg/ngày 2.3 2.27 0.01 0.082 Tăng trọng ngày*, kg/ngày 0.76 0.78 0.02 0.947 Hệ số chuyển hóa thức ăn*, kg/ngày 3.07 2.94 0.06 0.854 Tính chung (1- 122) Ăn vào*, kg/ngày 1.67 1.68 0.01 0.582 Tăng trọng ngày*, kg/ngày 0.65 0.67 0.01 0.149 Hệ số chuyển hóa thức ăn*, kg/ngày 2.57 2.51 0.031 0.185 C: Lô đối chứng; T: Lô MiaPerform-HC 1129
- 4). Kết quả cũng đã cho thấy rằng, lượng thức ăn ở lô bổ sung MiaPerform-HC cao hơn đáng kể so với lô không bổ sung MiaPerform-HC ở giai đoạn 1 (p = 0,001). Trong cùng thời gian, hệ số chuyển hóa thức ăn thấp hơn ở nhóm bổ sung MiaPerform-HC so với nhóm đối chứng lần lượt là 1,72 và 1,65. Hiệu quả đã cho thấy rõ lượng ăn vào và tăng trọng cao hơn rõ ràng ở lô bổ sung MiaPerform-HC. 3.2 Chất lƣợng thịt Chất lượng thịt được trình bày trong Bảng 5. Tỷ lệ thân thịt trong nhóm bổ sung MiaPerform-HC tăng đáng kể (p = 0,027), trong khi các thông số khác không bị ảnh hưởng. Bảng 5. Chất lượng thịt của heo khi có hoặc không bổ sung MiaPerform-HC Thông số C T SEM P Tỉ lệ thịt móc hàm, % 82.61 84.92 0.67 0.183 Tỉ lệ thân thịt, % 73.25 76.45 0.89 0.027 Tỉ lệ thịt lưng, % 17.2 16.2 0.84 0.553 Tỉ lệ thịt đùi sau, % 31.81 32.45 1.01 0.721 Tỉ lệ thịt đùi, % 33.11 33.48 0.74 0.791 Tỉ lệ thịt bụng, % 18.34 17.87 0.95 0.774 3.3 Tiêu chảy, ho và hiệu quả điều trị Toàn bộ thời gian thử nghiệm bệnh tiêu chảy trên heo chỉ xãy ra và được ghi nhận chủ yếu trong giai đoạn 1 và 2, trong khi ho chủ yếu xảy ra ở giai đoạn 2 và 3 (Bảng 6). Số ngày heo bị nhiễm tiêu chảy ở nhóm bổ sung MiaPerform-HC đã giảm nhẹ, nhưng không có sự khác biệt đáng kể. Số ngày ở heo bị nhiễm ho ở nhóm bổ sung MiaPerform-HC thấp hơn rõ rệt và giảm đáng kể ở giai đoạn 2. Thời gian nhiễm so với nhóm không bổ sung MiaPerform-HC tương ứng là 0,96 và 0,92. Bảng 6. Số ngày tiêu chảy và ho của heo có và không bổ sung MiaPerform-HC Bệnh Giai đoạn, ngày C T P 1 – 14 13.13 12.05 0.763 Tiêu chảy 15 – 70 3.64 3.09 0.385 15 – 70 4.55 3.64 0.187 Ho 71 – 122 1.96 0.92 0.015 Do tiêu chảy và ho, một số loại kháng sinh thương mại đã được sử dụng trong nghiên cứu này. Việc sử dụng các kháng sinh này được trình bày trong Bảng 7. 1130
- Bảng 7. Sử dụng kháng sinh trị tiêu chảy và ho ở heo có hoặc không MiaPerform-HC Giai Thời Liều Liều Giá/ Tổng Số heo Một số loại đoạn, Nhóm Bệnh gian (ml/10 trên ml chi phí bệnh thuốc ngày điều trị kgP) heo (VND) (VND) Enrofloxacin 45 1 1.5 350 C 17 29.400 Hepatol 11 1 1.5 350 1– 14 Tiêu chày Enrofloxacin 43 1 1.5 350 T 15 30.975 Hepatol 16 1 1.5 350 Tiêu chảy 18 Enrofloxacin 60 1 3.5 350 177.000 C Genta Tylo 45 0.5 2 950 Ho 21 Bromhexcine 30 1 2 300 15- 70 Tiêu chảy 14 Enrofloxacin 51 1 3.5 350 T Genta Tylo 39 0.5 2 950 149.175 Ho 18 Bromhexcine 21 0.5 2 300 C 9 Genta Tylo 30 0.5 4 950 114.000 71- 122 Ho T 5 Genta Tylo 14 0.5 4 950 53.200 Do số heo bị tiêu chảy và ho ở nhóm bổ sung MiaPerform-HC thấp hơn nên chi phí điều trị cũng thấp hơn, kết quả đã được ghi nhận ở nhóm bổ sung MiaPerform-HC này ngoại trừ ở giai đoạn 1. Kết quả cho thấy bố trí sử dụng Hepatol nhiều hơn để thuốc bảo vệ chức năng gan tương ứng là 16 và 11 lần. 3.4 Hiệu quả kinh tế Được thể hiện trong Bảng 8. Nhóm bổ sung MiaPerform-HC có IOFC tốt hơn với 106,1% so với nhóm không bổ sung MiaPerform-HC do trọng lượng sống cao hơn và chi phí kháng sinh thấp hơn. Bảng 8. Hiệu quả kinh tế của heo khi có hoặc không bổ sung MiaPerform-HC C T Trọng lượng sống mỗi heo, kg 91.37 95.34 Tổng chi phí thức ăn cho mỗi heo, triệu đồng 2.18 2.25 Thu nhập mỗi heo, triệu đồng 4.11 4.29 IOFC cho mỗi heo, triệu đồng 1.92 2.04 Chi phí thuốc cho mỗi heo, nghìn đồng 10.7 7.8 IOFC*, triệu đồng 1.91 2.03 So với đối chứng 100 106.3 4. KẾT LUẬN Nhiều loại đạm trong thực phẩm là nguồn cung peptide sinh học có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng và sức khỏe động vật. Trong đó, lòng trắng trứng được coi là nguồn đạm chất lượng cao để cung peptide sinh học. Qua quá trình lên men vi sinh vật, peptide sinh học từ long trắng trứng đã được sản xuất trong sản phẩm MiaPerform-HC đã có tác động tích cực đến tăng trưởng và sức khỏe của heo sau cai sữa đến xuất 1131
- chuồng. Kết quả này đã chứng minh là phù hợp với nhiều nghiên cứu khác khi heo con ăn khẩu phần ăn bổ sung MiaPerform-HC ở mức 50 g/tấn thức ăn. Số heo bị ho thấp hơn so khi được bổ sung MiaPerform- HC. Nhìn chung, bổ sung peptide sinh học đã cải thiện hiệu suất tăng trưởng, bảo vệ sức khỏe heo mà không ảnh hưởng đến chất lượng thân thịt. Nó có thể là một chiến lược hiệu quả để thay thế chất kích thích tăng trưởng hoặc kháng sinh trong khẩu phần ăn, vì vậy nên khuyến nghị sử dụng cho người chăn nuôi. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] AOAC (2000). Official Methods of Analysis. American Association of Analytical Chemists. [2] Fitzgerald RJ. and Murray BA. (2006). Bioactive peptides and lactic fermentations. Int J Dairy Technol. 59:118-125. [3] Kitts DD. and Weiler K. (2003). Bioactive đạms and peptides from food sources. Applications of bioprocesses used in isolation and recovery. Curr Pharm Des. 9:1309-1323. [4] McDonald P., Edwards RA. and Morgan CA. (1995). Animal Nutrition. Longman Scientific & Technical. New York. [5] Power R. and Murphy R. (1999). Biologically active peptides: sources, production and nutritional importance. In: Biotechnology in the Feed Industry, Proceedings of Alltech‟s 15th Annual Symposium (T.P. Lyons and K.A. Jacques, eds.). Nottingham University Press, Nottingham, pp. 435- 447. [6] Nimalaratne C., et al. (2015). Purification and characterization of antioxidant peptides from enzymatically hydrolyzed chicken egg white. Food Chem. 1: 467-472. [7] Saiga A., Tanabe S. et al. (2003). Antioxidant Activity of Peptides Obtained from Porcine Myofibrillar Đạms by Protease Treatment. J Agric Food Chem. 51: 3661–3667. [8] Schroder J. (1989). Enrofloxacin: a new antimicrobial agent. J S Afr Vet Assoc. 60:122-124. [9] Suetsuna K. and Chen JR. (2002). Isolation and Characterization of Peptides with Antioxidant Activity Derived from Wheat Gluten. Food Sci Tech Res. 8: 227-230. [10] Wang Y., Huang Q., Kong D., and Xu P. (2018). Production and Functionality of Food-derived Bioactive Peptides: A Review. Mini Rev Med Chem. 18: 1524-1535. [11] Wiseman J. (1987). Feeding of Non-Ruminant Livestock. Butterworths, pp: 39-53. 1132
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA DUNG DỊCH RỬA VÀ ĐIỀU KIỆN RỬA TỚI CHẤT LƯỢNG CỦA RAU SALAT SƠ CHẾ
6 p | 176 | 16
-
Ảnh hưởng của Probiotics lên hiệu quả sử dụng thức ăn và chỉ tiêu mổ khảo sát gà ác 0-8 tuần tuổi
5 p | 87 | 10
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của giống, phân hữu cơ bón lót lên sự sinh trưởng và năng suất cây cải bẹ xanh (Brassica juncea L.) – Trường hợp điển hình ở thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
6 p | 106 | 6
-
Ảnh hưởng của thời gian thu hái và phương pháp bảo quản đến chất lượng Sâm Bố Chính (Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr.) sau thu hoạch
10 p | 28 | 5
-
Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến đặc điểm sinh học của loài vi tảo lục Pediastrum duplex
8 p | 10 | 3
-
Ảnh hưởng của việc bổ sung hỗn hợp thảo dược từ nghệ, sả và tỏi đến năng suất tăng trưởng của gà Nòi từ 28 đến 70 ngày tuổi
7 p | 13 | 3
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung Astaxanthin và β - Glucan được chiết xuất từ sinh khối nấm men Rhodospridium sp. vào thức ăn cho cá dĩa đỏ Symphysodon sp.
8 p | 46 | 3
-
Ảnh hưởng của thời gian ly trích đến hàm lượng polyphenol, flavonoid và tannin trong dịch chiết bọ mắm (Pouzolzia zeylanica L. Benn)
6 p | 43 | 3
-
Ảnh hưởng của giá thể, dinh dưỡng đến sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng cải bó xôi (Spinacia oleracea L.)
6 p | 7 | 2
-
Ảnh hưởng của bức xạ gamma cobalt 60 lên sinh trưởng và hàm lượng phenolic tổng số của rễ tơ bồ đề Ficus religiosa L in vitro
9 p | 6 | 2
-
Ảnh hưởng của công đoạn xử lý nhiệt và phối trộn đến chất lượng trà túi lọc từ hoa và thân sâm bố chính (Abelmoschus sagittifolius (Kurrz) Merr.)
11 p | 13 | 2
-
Khảo sát ảnh hưởng của Alpha-Naphthalene Acetic Acid phun qua lá đến hiện tượng nứt trái và năng suất chôm chôm rongrien (Nephelium lappaceum Linn)
8 p | 17 | 2
-
Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ thô tinh trong khẩu phần ăn lên năng suất và chất lượng sữa, phòng bệnh chân móng
6 p | 34 | 2
-
Khảo sát ảnh hưởng của khẩu phần ăn hoàn chỉnh (TMR) lên năng xuất và chất lượng sữa, phòng bệnh chân móng
6 p | 32 | 2
-
Khảo sát ảnh hưởng của gọt tỉa vết loét lên năng suất và chất lượng sữa trong điều trị bệnh chân móng
6 p | 19 | 2
-
Ảnh hưởng của bổ sung Selenium hữu cơ và Vitamin E lên năng suất sinh trưởng của vịt siêu thịt từ 15 đến 42 ngày tuổi
6 p | 30 | 2
-
Khảo sát ảnh hưởng của xử lý sơ bộ bằng Chlorine và Ozone đến mật số vi khuẩn Coliform, E.Coli trên rau muống
7 p | 40 | 2
-
Ảnh hưởng của auxin đến khả năng nhân giống vô tính Chè Mã Dọ (Camellia sinensis var. madoensis) bằng phương pháp giâm hom
7 p | 14 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn