intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát ảnh hưởng của khẩu phần ăn hoàn chỉnh (TMR) lên năng xuất và chất lượng sữa, phòng bệnh chân móng

Chia sẻ: Sở Trí Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

33
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu nhằm khảo sát ảnh hưởng của khẩu phần ăn hoàn chỉnh (TMR) lên năng xuất và chất lượng sữa, chân móng, lên và phối giống lại của bò sữa bị bệnh chân móng tại Trung tâm Nghiên cứu Chuyển giao Khoa học Công nghệ, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 7 năm 2017 đến tháng 6 năm 2018. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát ảnh hưởng của khẩu phần ăn hoàn chỉnh (TMR) lên năng xuất và chất lượng sữa, phòng bệnh chân móng

  1. KHẢO SÁT ẢNH HƢỞNG CỦA KHẨU PHẦN ĂN HOÀN CHỈNH (TMR) LÊN NĂNG XUẤT VÀ CHẤT LƢỢNG SỮA, PHÒNG BỆNH CHÂN MÓNG Trần Xuân Lam, Dƣơng Nguyên Khang* Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao KHCN, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh * Email: duongnguyenkhang@gmail. com TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm khảo sát ảnh hưởng của khẩu phần ăn hoàn chỉnh (TMR) lên năng xuất và chất lượng sữa, chân móng, lên và phối giống lại của bò sữa bị bệnh chân móng tại Trung tâm Nghiên cứu Chuyển giao Khoa học Công nghệ, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 7 năm 2017 đến tháng 6 năm 2018. Kết quả cho thấy cách cho ăn 2 lần/ngày không TMR có năng suất sữa thấp hơn so với cho ăn 3 lần/ngày không TMR lần lượt là 14,01 và 14,18 kg/con/ngày; cách cho ăn 2 lần/ngày có TMR có năng suất sữa thấp hơn 1,5 kg/con/ngày so với cách cho ăn 3 lần/ngày có TMR, nhưng vẫn cao hơn cách cho ăn 3 lần/ngày không TMR là 1,12 kg/con/ngày. Hơn nữa, cách cho ăn cũng đã ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Chất khô của cách cho ăn 2 lần/ngày không TMR thấp hơn so với cách cho ăn 2 lần/ngày có TMR là 0,14%; cách cho ăn 3 lần/ngày không TMR thấp hơn cách cho ăn 3 lần/ngày có TMR là 0,18%. Đạm sữa tăng theo cách cho ăn 2 hoặc 3 lần/ngày không TMR so với cách cho ăn 2 hoặc 3 lần/ngày có TMR lần lượt là 4,26; 4,43; 4,57 và 4,81%. Béo sữa cũng bị ảnh hưởng bởi cách cho ăn, cao nhất ở cách cho ăn 3 lần/ngày có TMR là 3,77% và thấp nhất ở cách cho ăn 2 lần/ngày không TMR là 3,45%. Điểm đi lại và thể trạng ở cách cho ăn 2 hoặc 3 lần/ngày có TMR tốt hơn ở cách cho ăn 2 hoặc 3 lần/ngày không TMR là 0,5. Có trường hợp không lên giống ở cách cho ăn 2 lần/ngày không TMR, còn các nghiệm thức khác có tỉ lệ lên giống 100%. Số ngày chờ phối cao nhất đối với cách cho 2 lần/ngày không TMR là 108 ngày, thấp nhất đối với cách cho ăn 3 lần/ngày có TMR là 80 ngày. Số lần phối cũng cao nhất đối với cách cho ăn 2 lần/ngày không TMR là 3 và thấp nhất ở cách cho ăn 3 lần/ngày có TMR là 2. Từ khóa: Cách cho ăn, lượng ăn vào, năng suất và chất lượng sữa, lên và phối giống. ABSTRACT The aim of study was to investigate effect of total mixed ration (TMR) on milk yield and quality, lameness, estrus and insemination times of dairy cows at Research and Technology Transfer Center, Nong Lam University of Ho Chi Minh City from July 2017 to June 2018. The results shown that feeding twice per day without TMR had lower milk yield than feeding 3 times per day without TMR by 14.01 and 14.18 kg/head/day; respectively. Feeding twice per day with TMR has lower milk yield than of 1.5 kg/head/day compared with feeding 3 times per day with TMR, but still higher than feeding 3 times per day without TMR was 1.12 kg/head/day. In addition, feeding method also affected on milk quality. Milk dry matter in feeding twice per day without TMR was lower than with TMR of 0.14%; feeding 3 times per day without TMR was lower than feeding 3 times per day with TMR of 0.18%. Milk protein content increased by feeding 2 or 3 times per day without TMR compared with feeding 2 or 3 times per day with TMR at 4.26, 1108
  2. 4.43, 4.57 and 4.81%. Milk fat content was also affected by feeding, highest in feeding 3 times per day with TMR of 3.77% and lowest in feeding twice per day without TMR of 3.45%. Movement and body scores in feeding 2 or 3 times per day with TMR better than feeding 2 or 3 times per day without TMR by 0.5. It was not possible to get the estrus in feeding twice per day without TMR, other treatments had the estrus of 100%. Waiting days for estrus in feeding twice per day and without TMR was 108 days, the lowest in feeding 3 times per day with TMR was 80 days. Number of times for artificial insemination was also highest in feeding twice per day without TMR by 3 times, and lowest in feeding twice per day and TMR by 2 times. Keywords: Feeding method, feed intake, milk yield and quality, body score, estrus and insemination. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay ngành chăn nuôi bò sữa đang phát triển ở dạng gia đ nh và qui mô lớn. Kết quả đã cho thấy năng suất và hiệu quả kinh tế càng tăng cao do ch nh sách khuyến kh ch của nhà nước và ứng dụng công nghê mới như chuồng trại thông thoáng, ứng dụng quản lý công nghệ thông tin, sử dụng khẩu phần hoàn chỉnh TMR (Thu, 2015). Việc sử dụng khẩu phần thức ăn hoàn chỉnh cũng đã nâng cao được chất lượng và giảm đáng kể tế bào soma trong sữa. Khẩu phần thức ăn hoàn chỉnh TMR là dạng hỗn hợp các loại thức ăn thô và tinh được trộn lẫn với tỷ lệ sao cho đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bò tùy theo nhu cầu sản xuất. Ưu điểm của khẩu phần thức ăn hoàn chỉnh TMR là gia súc không thể lựa chọn thức ăn, tăng khả năng ăn vào, cải thiện hệ sinh thái dạ cỏ, từ đó tăng tỷ lệ tiêu hóa thức ăn và cuối cùng là tăng khả năng sản xuất sữa thịt (Wongnen và ctv, 2009; Đoàn Đức Vũ và Nguyễn Thị Thu Hồng, 2012; Mai Thị Hà và ctv, 2011). 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP 2.1 Thời gian và địa điểm Từ tháng 7 năm 2017 đến tháng 6 năm 2018 tại Trại bò sữa, Trung Tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Khoa học Công nghệ, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. 2.2 Phƣơng pháp và đối tƣợng nghiên cứu Chọn ngẫu nhiên 20 bò sữa lai trên ¾ máu Holstein Friesian. Bò thử nghiệm có cùng điểm thể trạng và điểm vận động trên 3. Bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên chia làm 4 lô (nghiệm thức), lặp lại 5 con/lô. Bốn nghiệm thức là: (1) 2 lần ăn/ngày và không TMR, (2) 3 lần ăn/ngày và không TMR, (3) 2 lần ăn/ngày và TMR, (4) 3 lần ăn/ngày và TMR. Bò được bố trí theo lô đồng đều về chu kỳ và giai đoạn cho sữa. 2.3 Chỉ tiêu theo dõi Loại và lượng ăn vào. Năng suất và chất lương sữa. Số tế bào bản thể trong sữa (SCC). Điểm dáng đi và thể trạng trước và sau khi thí nghiệm. Lên và phối giống lại sau khi sanh. 2.4 Xử lí số liệu Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mền Microsoft Excel (2013), sau đó được xử lý thống kê bằng phần mềm Minitab (version 16.2). Các giá trị trung bình được so sánh bằng trắc nghiệm Tukey, tỉ lệ được so sánh bằng trắc nghiệm χ2 khi khác biệt có ý nghĩa với P ≤ 0,05. 1109
  3. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Ảnh hƣởng cách cho ăn trên lƣợng ăn vào Kết quả được trình bày qua Bảng 1. Kết quả Bảng 1 cho thấy tổng chất khô ăn vào của cách cho ăn ba lần/ngày và TMR cao nhất là 19,31 kg/con/ngày, thấp nhất với cách cho ăn hai lần/ngày và không TMR là 17,80 kg/con/ngày. Kết quả đã cho thấy rằng việc cho ăn nhiều lần/ngày và trộn TMR đã giúp thú tiếp cận thức ăn tốt hơn, đồng đều chất lượng, từ đó hoạt động lên men sẽ tốt hơn làm thức ăn dễ tiêu hóa, kích thích thèm ăn, ngon miệng¸ sẽ làm tăng khả năng tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, giới hạn của thí nghiệm này của chúng tôi là không khảo sát về khả năng tiêu hóa dưỡng chất của thức ăn đến lượng ăn vào của thú. Kết quả khảo sát của chúng tôi phù hợp với khảo sát của Kolver và ctv (1997). Nhóm tác giả đã tìm thấy rằng khi bò sữa được cho ăn khẩu phần thức ăn hoàn chỉnh TMR đã làm tăng lượng thức ăn ăn vào so với bò chỉ cho ăn cỏ tươi, 23,4 so với 19,0 kg DM/con/ngày. 3.2 Ảnh hƣởng cách cho ăn trên năng suất sữa Kết quả được trình bày qua Bảng 2. Kết quả Bảng 2 cho thấy khi cho ăn ba lần và TMR đã cho năng suất sữa cao nhất là 16,8 kg/con/ngày, và thấp nhất khi cách cho ăn hai và không TMR là 14,01 kg/con/ngày. Kết quả này cho thấy cách cho ăn đã ảnh hưởng khá nhiều đến tiêu hóa và năng suất sữa. Kolver và Muller (1997) đã tìm thấy rằng bò sữa cho ăn khẩu phần thức ăn hoàn chỉnh TMR sẽ cho năng suất sữa cao hơn, 44 so với 29,6 kg/con/ngày. Kết quả tương tự cũng được tìm thấy bởi Holter và ctv (1977) cho rằng lượng sữa từ mỗi đơn vị thức ăn tinh ở khẩu phần thức ăn hoàn chỉnh TMR đã cao hơn 4% so với khẩu phần cho ăn riêng rẽ từng loại thức ăn. Bảng 1. Loại thực liệu và lượng ăn vào SE Cách cho ăn (Lần ăn/ngày, TMR) P Chỉ tiêu M Hai, Không TMRBa, Không TMR Hai, TMR Ba, TMR n, con 5 5 5 5 Cỏ,kg VCK/con/ngày 2 2 2 2 - - Bã mì, kg VCK/con/ngày 3,55ab 3,34b 3,61a 3,77a 0,06 0,001 Bụi malt, kg VCK/con/ngày 4,20b 4,80a 4,79a 4,80a 0,10 0,001 Cám,kg VCK/con/ngày 7,29c 7,41bc 8,00ab 8,24a 0,18 0,001 Bã cọ, kg VCK/con/ngày 0,5 0,5 0,5 0,5 - - Tổng VCK ăn vào, 19,31a 17,80b 18,05b 18,90ab 0,32 0,003 kg/con/ngày 3.3 Ảnh hƣởng cách cho ăn trên chất lƣợng sữa Kết quả được trình bày qua Bảng 3 và Biểu đồ 1. Kết quả Bảng 3 và Biểu đồ 1 cho thấy khi cho ăn ba và TMR đã cho chất khô, đạm, béo sữa cao hơn so với các cách cho ăn còn lại lần lượt là 8,84; 4,81 và 3,77. Bên cạnh đó đã cho thấy số tế bào trong sữa SCC thấp nhất ở cách cho ăn ba lần và TMR là 115 x103 tế bào/ml. Theo nghiên cứu của Schroeder và ctv (2003) đã cho thấy năng suất sữa tiêu chuẩn và hàm lượng đạm sữa khi cho ăn TMR đã cao hơn so với bò cho ăn khẩu phần không trộn TMR lần lượt là 3,7 và 3,45%. Kết quả cũng đã được tìm thấy bởi Bargo và ctv (2002) rằng chất béo và đạm sữa của bò cho ăn 1110
  4. khẩu phần thức ăn hoàn chỉnh TMR đã cải thiện đáng kể so với bò không cho ăn hay cho ăn một phần TMR. Bảng 2. Ảnh hưởng của cách cho ăn trên năng suất sữa Cách cho ăn (Lần ăn/ngày, TMR) n, con Năng suất sữa, kg/con/ngày SEM P Hai lần, không TMR 5 14,01b Ba lần, không TMR 5 14,18b 0,40 0,001 Hai lần, TMR 5 15,30b Ba lần, TMR 5 16,80a Tính chung 20 15,07 Bảng 3. Ảnh hưởng của cách cho ăn trên chất lượng sữa Cách cho ăn (Lần ăn/ngày, TMR) Chỉ tiêu SEM P Hai, Không TMR Ba, Không TMR Hai, TMR Ba, TMR n, con 5 5 5 5 Chất khô sữa, % 8,63b 8,66b 8,77a 8,84a 0,020 0,001 Đạm sữa, % 4,26c 4,43b 4,57a 4,81a 0,022 0,001 Béo sữa, % 3,45d 3,62c 3,73b 3,77a 0,022 0,001 Bảng 4. Ảnh hưởng của cách cho ăn trên lên và phối giống Cách cho ăn (Lần ăn/ngày, TMR) Chỉ tiêu Hai, không TMR Ba, không TMR Hai, TMR Ba, TMR n, con 5 5 5 5 Điểm dáng đi 3 3 3,5 3,5 Điểm thể trạng 3 3 3,5 3,5 Không lên giống, con 1 0 0 0 Số ngày chờ phối, ngày 108 98 82 80 Số lần phối, lần 3,00 2,75 2,25 2,00 1111
  5. 250 Số tế bào soma, tế bào x103/ml 200 150 100 150 142.1 191.2 115 50 0 Hai, Không TMR Ba, Không TMR Hai, TMR Ba, TMR Cách cho ăn Biểu đồ 1: Ảnh hưởng của cách cho ăn đến số lượng tế bào soma sữa 3.4 Ảnh hƣởng cách cho ăn trên lên và phối giống Kết quả được trình bày qua Bảng 4. Kết quả Bảng 4 cho thấy số bò sữa không lên giống ở cách cho ăn hai lần/ngày và không TMR là 1. Ở các cách cho ăn còn lại bò đều lên giống. Khi cho ăn ba lần/ngày và TMR đã cho số ngày chờ phối thấp nhất là 80 ngày, trong khi cho ăn hai lần/ngày và không TMR đã có số ngày chờ phối cao nhất là 108 ngày. Số lần phối cao nhất đối với cách cho ăn hai lần/ngày và không TMR là 3 lần, và thấp nhất đối với cách cho ăn ba lần/ngày và trộn hỗn hợp thức ăn hoàn chỉnh TMR. Kết quả này lần nữa đã cho thấy hiệu quả sinh sản cải thiện tốt hơn khi cho ăn nhiều lần/ngày và khẩu phần thức ăn hoàn chỉnh TMR. 4. KẾT LUẬN Cho ăn nhiều lần và trộn thức ăn hoàn chỉnh TMR đã tăng lượng ăn vào, năng suất và chất lượng sữa, giảm số tế bào soma sữa, giảm số lần phối và số ngày chờ phối cũng như tăng tỉ lệ đậu thai. Kết quả đã xác định việc cho ăn hỗn hợp thức ăn hoàn chỉnh đã giảm tình trạng bệnh chân móng và cải thiện năng suất cũng như hiệu quả trên bò sữa. CẢM ƠN Nhóm tác giả chân thành cảm ơn Sở Khoa học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã tài trợ kinh phí cho nghiên cứu này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Mai Thị Hà, Vũ Chí Cương, et al. (2011). Đánh giá hiệu quả sử dụng khẩu phần trộn hoàn chỉnh (TMR) trong chăn nuôi bò sữa. Tạp chí Khoa học và Phát triển, Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội, 9(4): 584-591. [2] Đoàn Đức Vũ và Nguyễn Thị Thu Hồng (2012). Nghiên cứu sử dụng TMR trong chăn nuôi bò sữa. Báo cáo nghiệm thu đề tài cơ sở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. [3] Bargo F., Muller LD., et al. (2002). Ruminal Digestion and Fermentation of High-Producing Dairy Cows with Three Different Feeding Systems Combining Pasture and Total Mixed Ration. J Dairy Sci 2002 85: 2948-2963. 1112
  6. [4] Kolver ES. and Muller LD. (1997). Performance and Nutrient Intake of High Producing Holstein Cows Consuming Pasture or a Total Mixed Ration. J Dairy Sci. 81: 1403. [5] Schroeder GF., Edelahoy G., Vidaurreta I., Bargo F., Gagliostro GA. and Muller LD. (2003). Milk fatty acid composition of cows fed total mixed ration or pasture plus concentrates replacing corn with fat. J Dairy Sci. 86: 3237. [6] Thu NV. (2015). Current situation of dairy production in Vietnam. Presented at the JIRCAS Symposium on dairy beef production system and its supply chain in Asia. October, 30 2015 in Thailand. [7] Wongnen C. , et al. (2009). Effects of FTMR and cracked cottonseed on milk yield and milk composition in dairy cows. Asian – Australian Journal of Animal Science, 22 (12): 1625-1632. 1113
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0