Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
KHẢO SÁT BỆNH ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI<br />
BẰNG CHỈ SỐ MẮT CÁ CHÂN – CÁNH TAY<br />
TRÊN BỆNH NHÂN MẮC BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH<br />
Lê Thị Lan Hương*, Tạ Thị Thanh Hương**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Xơ vữa động mạch ảnh hưởng đến cấu trúc giường mạch máu toàn hệ thống, nên bệnh nhân mắc<br />
bệnh mạch vành có thể kèm theo cả bệnh động mạch chi dưới. Theo thống kê ghi nhận tỉ lệ bệnh động mạch chi<br />
dưới chiếm 3 - 12% và liên quan với mức độ nặng động mạch vành.<br />
Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ bệnh động mạch chi dưới bằng chỉ số mắt cá chân – cánh tay (ABI) trên bệnh nhân<br />
mắc bệnh động mạch vành. Xác định mối liên quan giữa bệnh động mạch chi dưới với các yếu tố nguy cơ xơ vữa<br />
động mạch và mức độ nặng bệnh động mạch vành (dựa vào số nhánh động mạch vành tổn thương và điểm<br />
GENSINI).<br />
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân ≥ 18 tuổi mắc bệnh mạch vành (chụp mạch vành<br />
có hẹp ≥ 50% đường kính mạch máu), nhập khoa Nội Tim mạch và khoa Tim mạch can thiệp Bệnh viện Tim Tâm<br />
Đức từ tháng 06/2016 đến tháng 10/2016. Các đối tượng tham gia được đánh giá yếu tố nguy cơ xơ vữa động<br />
mạch, triệu chứng BĐMCD, khám lâm sàng và đo ABI trong thời gian nằm viện. Chẩn đoán bệnh động mạch chi<br />
dưới bằng chỉ số mắt cá chân – cánh tay (ABI) ≤ 0,9.<br />
Kết quả: Nghiên cứu của chúng tôi trên 139 bệnh nhân (bao gồm 96 nam và 43 nữ), trong đó bệnh động<br />
mạch chi dưới chiếm 16,5% (23/139 bệnh nhân). Tỉ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ tương đương nhau, đa số bệnh<br />
nhân đều không có triệu chứng. Tuổi và tiền căn gia đình mắc bệnh mạch vành sớm là yếu tố nguy cơ độc lập của<br />
bệnh động mạch chi dưới. Bệnh nhân mắc bệnh động mạch chi dưới có tỉ lệ bệnh nhiều nhánh mạch vành cao hơn<br />
bệnh một nhánh (p = 0,03). Đồng thời điểm GENSINI ở nhóm bệnh động mạch chi dưới cao hơn nhóm không<br />
mắc bệnh (86,13 so với 62,12; p = 0,01).<br />
Kết luận: Bệnh nhân mắc bệnh mạch vành có thể kèm theo bệnh động mạch chi dưới. Đo chỉ số mắt cá chân<br />
– cánh tay là phương pháp dễ thực hiện trong chẩn đoán bệnh.<br />
Từ khóa: chỉ số mắt cá chân – cánh tay, bệnh động mạch chi dưới, bệnh động mạch vành.<br />
ABSTRACT<br />
INVESTIGATION OF LOWER EXTREMITY PERIPHERAL ARTERY DISEASE IN PATIENTS WITH<br />
CORONAR ARTERY DISEASE<br />
Le Thi Lan Huong, Ta Thi Thanh Huong<br />
Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 61 – 66<br />
<br />
Background: Atherosclerosis affects the entire blood vessel structure, that the patient with coronary artery<br />
disease may also have lower extremity artery disease (LEAD). Many study show that the incidence of lower<br />
extremity artery disease accounts for 3 - 12% and is associated with severe coronary artery disease (CAD).<br />
Objectives: The aim of study was to assess the prevalence of LEAD by measuring the ABI. Determination<br />
the relationship between LEAD and atherosclerosis risk factors and severity of coronary artery disease (based on<br />
<br />
<br />
*<br />
Bệnh viện Nhân dân 115 **<br />
Bộ môn Nội, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: ThS.BS Lê Thị Lan Hương ĐT: 0979644401 Email: drhuonglan89@gmail.com<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa 61<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018<br />
<br />
number of coronary artery lesions and GENSINI score).<br />
Methods: The cross – sectional stydy was conducted at the Cardiology Department and the Intervantional<br />
Cardiology department at Tam Duc Cardiology Hospital from 6/2016 to 10/2016. Inpatient with CAD were<br />
invited to participate in this study. Data regarding to risk factor, symtoms of LEAD, physical examination, and<br />
ABI were collected. And ABI ≤ 0.9 was considered to indicate significant LEAD.<br />
Result: A total of 139 patients (included96 men and 43 women) were recruited. The prevalence of LEAD in<br />
CAD patients was 16.5% according to ABI results. The incidence between men and women is similar and most of<br />
patients have no symtoms. Age and family history were independent risk factor for LEAD. Patients with<br />
underlying LEAD had a higher incidence of multi-vessel coronary artery disease than one-vessel disease (p =<br />
0.03). And the GENSINI score is also higher in LEAD than another (89.13 versus 62.12; p = 0.01).<br />
Conclusion: Patients with CAD were likely to have concomitant lower extremity artery disease. Measuring<br />
the ABI was an easy method to diagnose.<br />
Key words : ankle – branchial index (ABI), lower extremity artery disease (LEAD), coronary artery disease<br />
(CAD)<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ giữa bệnh động mạch chi dưới với bệnh tim<br />
mạch và các biến cố động mạch vành.<br />
Xơ vữa động mạch là bệnh lý gây hẹp khu<br />
trú hoặc lan tỏa giường mạch máu, do sự tích tụ Mục tiêu nghiên cứu<br />
của chất béo và chất xơ vữa giữa lớp nội mạc và Khảo sát bệnh động mạch chi dưới bằng chỉ<br />
trung mạc của động mạch. Bệnh lý xơ vữa ảnh số cổ chân – cánh tay trên bệnh nhân mắc bệnh<br />
hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ hệ thống mạch động mạch vành. Mục tiêu cụ thể bao gồm:<br />
máu của cơ thể, không chỉ động mạch vành, Xác định tỉ lệ và đặc điểm bệnh động mạch<br />
động mạch não mà còn có động mạch ngoại chi dưới trên bệnh nhân mắc bệnh mạch vành.<br />
biên. Trong bệnh động mạch ngoại biên, bệnh Khảo sát mối liên quan giữa bệnh động<br />
động mạch chi dưới (BĐMCD) là nguyên nhân mạch chi dưới với các yếu tố nguy cơ gây xơ vữa<br />
hàng đầu dẫn đến tàn tật và đoạn chi. Tần suất động mạch.<br />
mắc bệnh động mạch chi dưới thay đổi tùy theo<br />
Khảo sát mối liên quan giữa bệnh động<br />
nghiên cứu khác nhau. Theo thống kê, tỉ lệ mắc<br />
mạch chi dưới và bệnh động mạch vành<br />
BĐMCD chiếm khoảng 3 – 12% dân số(8). Phần<br />
lớn bệnh tập trung tại các khu vực có thu nhập ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
trung bình thấp trên thế giới, như ở Đông Nam Thiết kế nghiên cứu<br />
Á có khoảng 55 triệu người và Tây Thái Bình Đoàn hệ cắt ngang, mô tả<br />
Dương có 46 triệu người mắc bệnh và tỉ lệ này<br />
Dân số nghiên cứu<br />
ngày càng gia tăng(4,7). Diễn tiến của bệnh động<br />
mạch chi dưới thường âm thầm nên đa số bệnh Những bệnh nhân mắc bệnh mạch vành<br />
nhân không có triệu chứng. Vì thế, việc chẩn nhập Bệnh viện Tim Tâm Đức, được chụp động<br />
đoán sớm bệnh động mạch chi dưới còn hạn chế. mạch vành trong thời gian nghiên cứu từ tháng<br />
Xuất phát từ cơ chế bệnh sinh của xơ vữa động 06/2016 đến tháng 10/2016.<br />
mạch ảnh hưởng đến cấu trúc giường mạch máu Tiêu chuẩn chọn vào<br />
toàn hệ thống, nên bệnh nhân mắc bệnh mạch Những bệnh nhân ≥ 18 tuổi, có bệnh mạch<br />
vành có thể kèm theo cả BĐMCD, tuy nhiên các vành: hội chứng vành cấp hoặc bệnh tim thiếu<br />
nghiên cứu trên nhóm đối tượng này chưa máu cục bộ ổn định (chẩn đoán qua chụp động<br />
nhiều. Hiện nay, nhiều nghiên cứu trên thế giới mạch vành hẹp hơn 50% đường kính lòng mạch)<br />
đã đưa ra bằng chứng xác định mối liên quan<br />
<br />
<br />
62 Chuyên Đề Nội Khoa<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
và được đo ABI trong thời gian nghiên cứu, đa số hơn nữ, tỉ lệ nam : nữ = 2,2. BMI trung bình<br />
đồng thời đồng ý tham gia nghiên cứu. 23,9 ± 3,3 kg/m2, béo phì chiếm tỉ lệ cao nhất<br />
Tiêu chuẩn loại ra trong dân số là 36,7% (51/139 bệnh nhân). Các<br />
yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch theo thứ tự<br />
Bệnh nhân biến dạng chi trên, chi dưới hoặc<br />
lần lượt là: tăng huyết áp 81,3%, rối loạn chuyển<br />
đã đoạn chi; bệnh nhân từng đặt stent mạch<br />
hóa lipid 76,2%, hút thuốc lá 49,6%, đái tháo<br />
vành trước đây hoặc không đồng ý tham gia<br />
đường tuýp 2 38,1%, có 36,7% bệnh thận mạn và<br />
nghiên cứu.<br />
6,5% bệnh nhân có kèm tiền căn gia đình mắc<br />
Cỡ mẫu bệnh mạch vành sớm. Phân bố theo thể bệnh<br />
động mạch vành ghi nhận: nhồi máu cơ tim ST<br />
chênh lên chiếm 12,9%, nhồi máu cơ tim không<br />
Trong đó: Z : là giá trị phân phối chuẩn: Z = 1,96 ; ST chênh lên chiếm 14,4%, đau thắt ngực không<br />
d : là sai số ước lượng, chọn d = 0,07; chọn p = 0,13 ổn định có 16,6% và bệnh tim thiếu máu cục bộ<br />
theo nghiên cứu của Bùi Cao Mỹ Ái(3) thực hiện năm<br />
ổn định chiếm tỉ lệ nhiều nhất là 56,1%.<br />
2008 tại bệnh viện Chợ Rẫy.Theo công thức này,<br />
chúng tôi tính ít nhất có 88 bệnh nhân. Bệnh động mạch chi dưới<br />
Thu thập và xử lí số liệu Giá trị ABI trung bình trong dân số nghiêu<br />
Các đối tượng tham gia nghiên cứu được cứu là 1,04 ± 0,15. Đánh giá bằng chỉ số mắt cá<br />
hỏi bệnh sử, tiền sử bản thân và gia đình, chân – cánh tay ≤ 0,9 ghi nhận có 23/139 bệnh<br />
khám lâm sàng, đồng thời thực hiện các xét nhân mắc bệnh động mạch chi dưới, chiếm<br />
nghiệm: đo điện tâm đồ, siêu âm tim, xét 16,5% tổng số bệnh nhân, và không ghi nhận sự<br />
nghiệm sinh hóa, chụp mạch vành và đo ABI<br />
khác biệt về giới tính và bệnh động mạch chi<br />
lúc nghỉ để chẩn đoán bệnh động mạch chi<br />
dưới. Trong đó, đa số bệnh nhân đều không<br />
dưới. Đo chỉ số ABI bằng thiết bị máy VP<br />
1000-Plus Model BP -203RPE III của hãng triệu chứng chiếm 78,3% (18/23 trường hợp),<br />
OMROM.Chỉ số ABI được tính theo công thức: triệu chứng đau cách hồi chỉ chiếm 21,7% (5/23<br />
ABI = . Ở cùng một bệnh nhân trường hợp), và không ghi nhận dấu hiệu loét<br />
lấy trị số ABI thấp hơn để phân tích. hoặc hoại tử chi dưới.<br />
Kết quả nghiên cứu được xử lý thống lê bằng Mối liên quan giữa bệnh động mạch chi dưới<br />
phần mềm Stata12.0. Sử dụng các phép kiểm và các yếu tố nguy cơ xơ vữa:<br />
định Chi bình phương, kiểm định t- student, Qua phân tích đơn biến, ghi nhận có mối liên<br />
kiểm định ANOVA, phân tích hồi qua đa biến quan giữa tuổi, bệnh thận mạn, tiền căn gia đình<br />
bằng phương pháp hồi qui logistic, và chọn giá mắc bệnh mạch vành sớm với bệnh động mạch<br />
trị p < 0,05 là ngưỡng có ý nghĩa thống kê.<br />
chi dưới. Không ghi nhận mối liên quan giữa các<br />
KẾT QUẢ yếu tố nguy cơ xơ vữa thường gặp và bệnh động<br />
Qua nghiên cứu tiến hành trên 139 bệnh mạch ngoại biên chi dưới như: tăng huyết áp<br />
nhân mắc bệnh mạch vành từ tháng 6/ 2016 đến (THA), hút thuốc lá (HTL), rối loạn lipid máu<br />
tháng 10/ 2016 tại Bệnh viện Tim Tâm Đức<br />
(RLLM), đái tháo đường (ĐTĐ), béo phì, bệnh<br />
chúng tôi ghi nhận kết quả sau:<br />
thận mạn. Tuy nhiên, sau khi phân tích đa biến<br />
Đặc điểm dân số nghiên cứu<br />
bằng phương pháp hồi qui logistic, chỉ có tuổi và<br />
Bệnh nhân mắc bệnh mạch vành có tuổi<br />
tiền căn gia đình mắc bệnh mạch vành sớm là 2<br />
trung bình là 64,5 ± 11,6, trong đó có 91,4%<br />
yếu tố nguy cơ độc lập của BĐMCD.<br />
(127/139) bệnh nhân ≥ 50 tuổi. Nam giới chiếm<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa 63<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018<br />
<br />
Bảng 1: Các yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch Lương Quốc Việt(9). Khi phân tích các yếu tố<br />
Phân tích<br />
Phân tích đa biến<br />
nguy cơ xơ vữa động mạch cho thấy kết quả<br />
Yếu tố nguy<br />
đơn biến tương tự với các nghiên cứu trong và ngoài<br />
cơ<br />
p p OR KTC 95%<br />
nước. Giá trị BMI trung bình trong nghiên cứu<br />
Tuổi 0,001 0,01 1,07 1,01 – 1,13<br />
Béo phì 0,72 0,66 1,27 0,41 – 3,93 của chúng tôi là 23,9 trong đó béo phì chiếm<br />
THA 0,17 0,31 2,32 0,45 – 12,01 36,7%. Kết quả này phù hợp với đặc điểm của<br />
ĐTĐ 0,91 0,84 1,11 0,37 – 3,33 bệnh nhân bệnh mạch vành trong các nghiên<br />
HTL 0,79 0,18 0,73 0,21 – 2,57 cứu khác như tỉ lệ béo phì trong ngiên cứu của<br />
RLLM 0,77 0,02 2,06 0,71 – 5,97<br />
tác giả Nguyễn Xuân Trung Dũng là 37%(10).<br />
Bệnh thận 0,03 0,63 1,31 0,42 – 4,04<br />
mạn Tăng huyết áp và rối loạn lipid máu là hai yếu tố<br />
Tiền căn gia 0,07 0,01 8,46 1,68 – 42,54 nguy cơ thường gặp nhất của bệnh động mạch<br />
đình do xơ vữa. Kết quả này tương tự với nghiên cứu<br />
Mối liên quan giữa bệnh động mạch chi dưới của chúng tôi, tỉ lệ tăng huyết áp và rối loạn lipid<br />
và mức độ tổn thương động mạch vành: máu lần lượt là: 81,3% và 76,2%. Tỉ lệ đái tháo<br />
Tỉ lệ BĐMCD ở nhóm hội chứng vành cấp là đường trong nghiên cứu chúng tôi là 38,1%,<br />
18,0% (11/61 bệnh nhân) cao hơn ở nhóm bệnh tương đương với tác giả Lương Quốc Việt(9),<br />
vành mạn là 15,4% (12/78 bệnh nhân), tuy nhiên nhưng cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Bùi<br />
sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p = Cao Mỹ Ái(3), Nguyễn Xuân Trung Dũng(10),<br />
0,67. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ bệnh Sadeghi(12). Khi phân tích thói quen hút thuốc lá,<br />
nhiều nhánh mạch vành chiếm 68%; trong đó nghiên cứu chúng tôi ghi nhận tỉ lệ này là 49,6%,<br />
bệnh 3 nhánh mạch vành chiếm 38%. Sau khi tương tự như kết quả trong nước(10). Tuy nhiên,<br />
phân tích cho thấy, bệnh nhân bệnh 3 nhánh so với các nghiên cứu nước ngoài như của tác giả<br />
mạch vành có tỉ lệ BĐMCD cao hơn 2 nhóm còn Gabrielghi nhận tỉ lệ hút thuốc lá 80%(6). Sự khác<br />
lại với p = 0,03. Tương tự, điểm Gensini trung biệt này có thể do thói quen hút thuốc lá ở nữ<br />
bình ở nhóm mắc BĐMCD là 86,13 cao hơn so của các nước phương Tây làm cho tỉ lệ hút thuốc<br />
với nhóm không mắc BĐMCD là 64,90 và sự lá cao hơn so với các nghiên cứu trong nước. Tỉ<br />
khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,01. lệ bệnh nhân có độ lọc cầu thận ước lượng < 60<br />
Bảng 2: Bệnh động mạch chi dưới và tổn thương ml/ phút/1,73m2 da trong nghiên cứu của chúng<br />
động mạch vành tôi là 36,69%, trong đó có 22 bệnh nhân (chiếm<br />
BĐMCD 43,1%) biết bệnh thận mạn trước đó, còn lại 29<br />
Tổn thương p<br />
Không 2 bệnh nhân (chiếm 56,9%) ghi nhận có tình giảm<br />
ĐMV Có (n = 23) (ᵡ )<br />
(n = 116) giảm độ lọc cầu thận trong thời gian nghiên cứu.<br />
1 nhánh 7,1% (3) 92,9% (39) Kết quả này tương đồng với tác giả Nguyễn<br />
2 nhánh 13,6% (6) 86,4% (38) 0,03<br />
Xuân Trung Dũng(10), tỉ lệ bệnh nhân có eGFR<br />
3 nhánh 26,4% (14) 73,6% (39)<br />
Điểm GENSINI 86,13 ± 35,52 62,12 ± 31,71 0,01<br />
giảm < 60 ml/ phút/1,73m2 là 31,3%. Nghiên cứu<br />
trung bình của chúng tôi ghi nhận tiền căn mắc bệnh tim<br />
BÀN LUẬN mạch sớm là 6,5%, tương tự như nghiên cứu của<br />
tác giả Lương Quốc Việt là 8,2%(9), nhưng thấp<br />
Đặc điểm dân số nghiên cứu hơn so với các nghiên cứu của các tác giả nước<br />
Nghiên cứu thực hiện trên 139 bệnh nhân ngoài như tác giả Sadeghi là 36,8%(12). Điều này<br />
bệnh mạch vành ghi nhận tỉ lệ nam mắc bệnh có thể là khác biệt trình độ nhận thức cũng như<br />
mạch vành nhiều hơn nữ. Tuổi trung bình trong trình độ y tế giữa các quần thể nghiên cứu.<br />
nghiên cứu của chúng tôi là 64,5 tương đồng với<br />
các nghiên cứu trước đó như Bùi Cao Mỹ Ái(3),<br />
<br />
<br />
<br />
64 Chuyên Đề Nội Khoa<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bệnh động mạch chi dưới trên cỡ mẫu nhỏ như của tác giả Bùi Cao Mỹ<br />
Với điểm cắt ABI ≤0,9, tỉ lệ BĐMCD trong Ái(3), Lương Quốc Việt(9) đều không tìm ra mối<br />
nghiên cứu của chúng tôi là 16,5%. Tỉ lệ này liên quan giữa tăng huyết áp, đái tháo đường, rối<br />
tương đương với các tác giả Bùi Cao Mỹ Ái(3) loạn lipid máu và hút thuốc lá với BĐMCD.<br />
13,7%, Nguyễn Xuân Trung Dũng(10) là 14,4%, Mối liên quan giữa BĐMCD và bệnh động<br />
Papamichael(11) là 16,4%. Tỉ lệ mắc hiện hành của mạch vành<br />
BĐMCD trong các nghiên cứu bằng chỉ số ABI Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ<br />
tiến hành trên dân số nguy cơ cao tại Mỹ, Châu BĐMCD ở nhóm hội chứng vành cấp cao hơn ở<br />
Âu được báo cáo khoảng 25 – 30%(1,2). Như vậy, nhóm bệnh tim thiếu máu cục bộ ổn định, tuy<br />
vì đặc điểm tương đối giống nhau về dân số nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.<br />
nghiên cứu của chúng tôi và các tác giả như Bùi Kết quả này tương tự với các tác giả trong nước,<br />
Cao Mỹ Ái(3), Nguyễn Xuân Trung Dũng(10), cũng không tìm thấy mối liên quan giữa<br />
Lương Quốc Việt(9)nên tỉ lệ BĐMCD cũng tương BĐMCD và thể bệnh mạch vành(3,9,10). Nghiên<br />
tự nhau, và thấp hơn các nghiên cứu nước ngoài. cứu của chúng tôi ghi nhận có mối liên quan<br />
Tỉ lệ đau cách hồi trong nghiên cứu của chúng giữa tổn thương mạch vành và BĐMCD. Tỉ lệ<br />
tôi là 5/23 bệnh nhân chiếm 21,7%. Nhóm bệnh BĐMCD kèm tổn thương 3 nhánh động mạch<br />
nhân không triệu chứng chiếm tỉ lệ rất cao vành chiếm tỉ lệ cao hơn so với 1 nhánh và 2<br />
78,3%, không ghi nhận trường hợp nào có đau nhánh. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với<br />
khi nghỉ hoặc loét chân. Kết quả này cao hơn so p = 0,03. Kết quả này tương tự như Nguyễn<br />
với tác giả Bùi Cao Mỹ Ái(3)không ghi nhận triệu Xuân Trung Dũng(10), Papamicheal(11), Sadeghi(12).<br />
chứng đau cách hồi, đau khi nghỉ hay tỉ lệ Nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với kết<br />
BĐMCD cấp tính trong 73 bệnh nhân. So sánh quả của tác giả Lương Quốc Việt(9), Nguyễn<br />
với các tác giả trong nước khác, nghiên cứu của Xuân Trung Dũng(10), Papamichael(11) khi đánh<br />
chúng tôi có tỉ lệ tương đương. Theo tác giả giá mối liên quan giữa điểm Gensini và<br />
Lương Quốc Việt(9)tỉ lệ bệnh nhân có triệu chứng BĐMCD. Các giả đều đưa ra kết luận, bệnh nhân<br />
đau cách hồi là 25%, đau khi nghỉ là 7,1%, loét mắc BĐMCD có tổn thương mạch vành nặng<br />
chân 7,1%, và không triệu chứng chiếm 73%. hơn có ý nghĩa thống kê với nhóm không mắc<br />
Trong các khảo sát dịch tễ của nước ngoài, bệnh.<br />
nghiên cứu trên dân số lớn theo dõi trong vòng 5<br />
KẾT LUẬN<br />
năm sau chẩn đoán BĐMCD có 63% bệnh nhân<br />
tiến triển nặng hơn khi chụp mạch máu cản Qua nghiên cứu khảo sát bệnh động mạch<br />
quang nhưng 66% trong số này vẫn không có chi dưới bằng chỉ số ABI trên 139 bệnh nhân<br />
triệu chứng(7). mắc bệnh động mạch vành tại Bệnh viện Tim<br />
Mối liên quan giữa BĐMCD và các yếu tố nguy Tâm Đức, chúng tôi ghi nhận: tỉ lệ BĐMCD là<br />
cơ xơ vữa động mạch 16,5%; không có mối liên quan giữa giới tính<br />
và BĐMCD. Đa số bệnh nhân mắc BĐMCD<br />
Trong nghiên cứu NHANES(13) và MESA(4),<br />
đều diễn tiến âm thầm không triệu chứng, chỉ<br />
yếu tố dự báo tăng nguy cơ BĐMCD ở bệnh<br />
có 21,74% bệnh nhân có triệu chứng đau cách<br />
nhân hút thuốc lá, bệnh đái tháo đường, tăng<br />
hồi. Tuổi và tiền căn gia đình mắc bệnh mạch<br />
huyết áp, tăng lipid máu, giảm chức năng thận.<br />
vành sớm là yếu tố nguy cơ độc lập của<br />
Và trong nhiều nghiên cứu khác cũng đưa ra<br />
BĐMCD. Bệnh nhân mắc BĐMCD có mức độ<br />
mối tương quan thuận giữa hút thuốc lá và đái<br />
tổn thương mạch vành nặng hơn so với nhóm<br />
tháo đường trong BĐMCD. Tuy nhiên, nghiên<br />
không mắc bệnh.<br />
cứu của chúng tôi lại không tìm ra mối liên quan<br />
này. Với các nghiên cứu trong nước thực hiện<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa 65<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018<br />
<br />
abdominal aortic)", Journal of Vascular and Interventional<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
Radiology, 17 (9), pp. 1383-1398.<br />
1. Anderson JL, Halperin JL, Albert NM, et al. (2013), 9. Lương Quốc Việt (2014), "Khảo sát mối liên quan chỉ số mắt<br />
"Management of patients with peripheral artery disease cá chân - cánh tay đo bằng máy huyết áp tự động và mức<br />
(compilation of 2005 and 2011 ACCF/AHA guideline xơ vữa mạch vành", Luận văn thạc sĩ Y học, Đại học Y khoa<br />
recommendations)", Circulation, 127 (13), pp. 1425-1443. Phạm Ngọc Thạch.<br />
2. Braunwald's MA, “Peter Libby,Heart disease7th (2005)”, in 10. Nguyễn Xuân Trung Dũng (2013), "Khảo sát chỉ số áp lực cổ<br />
Peripheral artery disease, pp 1437 - 1438. chân - cánh tay trên các bệnh nhân bệnh mạch vành", Luận<br />
3. Bùi Cao Mỹ Ái. (2010), "Khảo sát chỉ số mắt cá chân - cánh văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.<br />
tay ở bệnh nhân bệnh động mạch vành", Tạp chí Y học Thành 11. Papamichael CM, Lekakis JP, Stamatelopoulos KS, et al.<br />
phố Hồ Chí Minh, tập 14 (1), pp 379 - 386. (2000), "Ankle-brachial index as a predictor of the extent of<br />
4. Criqui MH, McClelland RL, McDermott MM, et al. (2010), coronary atherosclerosis and cardiovascular events in<br />
"The ankle-brachial index and incident cardiovascular patients with coronary artery disease", The American journal<br />
events in the MESA (Multi-Ethnic Study of of cardiology, 86 (6), pp. 615-618.<br />
Atherosclerosis)", Journal of the American College of Cardiology, 12. Sadeghi M, Tavasoli A, Roohafza H, et al. (2010), "The<br />
56 (18), pp. 1506-1512. relationship between Ankle-Brachial Index and number of<br />
5. Fowkes FGR, Rudan D, Rudan I, et al. (2013), "Comparison involved coronaries in patients with stable angina", ARYA<br />
of global estimates of prevalence and risk factors for atherosclerosis, 6(1), pp.6.<br />
peripheral artery disease in 2000 and 2010: a systematic 13. Selvin E, Erlinger TP (2004), "Prevalence of and risk factors<br />
review and analysis", The Lancet, 382 (9901), pp. 1329-1340. for peripheral arterial disease in the United States",<br />
6. Gabriel SA, Serafim PH, Freitas CEMd, et al. (2007), Circulation, 110 (6), pp. 738-74.<br />
"Peripheral arterial occlusive disease and ankle-brachial<br />
index in patients who had coronary angiography", Brazilian<br />
Journal of Cardiovascular Surgery, 22 (1), pp. 49-59. Ngày nhận bài báo: 16/11/2017<br />
7. Garcia LA (2006), "Epidemiology and pathophysiology of<br />
lower extremity peripheral arterial disease", Journal of Ngày phản biện nhận xét bài báo: 21/11/2017<br />
endovascular therapy, 13 (2_suppl), pp. II-3-II-9. Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018<br />
8. Hirsch AT, Haskal ZJ, Hertzer NR, et al (2006), "ACC/AHA<br />
guidelines for the management of patients with peripheral<br />
arterial disease (lower extremity, renal, mesenteric, and<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
66 Chuyên Đề Nội Khoa<br />