Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KHẢO SÁT BỆNH THẬN DO THUỐC CẢN QUANG Ở BỆNH NHÂN<br />
CHỤP VÀ CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT<br />
Nguyễn Đức Công*; Hồ Thượng Dũng*; Châu Văn Vinh*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Cơ sở: Bệnh thận do thuốc cản quang là một biến chứng thường gặp khi chụp hoặc can thiệp mạch vành ở<br />
những người có suy chức năng thận rõ rệt hoặc tiềm tàng, đặc biệt là người có tuổi.<br />
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ bệnh thận do thuốc cản quang và xác định mối liên quan.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu loạt ca được tiến hành trên 100 BN có chụp và can thiệp ĐMV tại BV Thống<br />
Nhất thời gian từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2010.<br />
Kết quả: Tỉ lệ bệnh thận do thuốc cản quang là 5%. Không có trường hợp nào bị bệnh thận do thuốc cản<br />
quang sau chụp,(không can thiệp) và sau can thiệp 1 hoặc 2 nhánh. Tất cả Bệnh nhân bị bệnh thận do thuốc cản<br />
quang đều lớn tuổi trên 70t, chức năng thận đã suy giảm nhiều và có BMV 3 nhánh.<br />
Kết luận: Tỉ lệ bệnh thận do thuốc cản quang chiếm tỉ thấp mặc dù bệnh nhân lớn tuổi, độ lọc cầu thận<br />
thấp, BMV 3 nhánh chiếm tỉ lệ cao. Thuốc cản quang sử dụng an toàn trong chụp và can thiệp nếu chúng ta biết<br />
sử dụng hợp lý từng đối tượng bệnh nhân.<br />
Từ khóa: bệnh thận do thuốc can quang (BTTCQ), bệnh mạch vành (BMV).<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE EFFECT OF CONTRAST MEDIUM ON RENAL FUNCTION IN PATIENTS WITH CORONARY<br />
INTERVENTION<br />
Nguyen Duc Cong, Ho Thuong Dung, Chau Van Vinh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 83 - 87<br />
Backgroud: Contrast induced nephropathy (CIN) is a frequent complications when coronary angiography<br />
(CAG) and percutaneous coronary intervention (PCI) at markedly renal insufficiency patients or potential,<br />
particular elder.<br />
Objective: The purpose of this article is to determinethe incidence of contrast-induced nephropathy after<br />
administration of isoosmolar contrast medium and effects of association.<br />
Methods: A case series study of medical records identified patients who underwent a CAG or PCI between<br />
June 1 and December 1, 2011 at the Thong Nhat Hospital. One hundred patients were included.<br />
Results: Five (5%) patients developed contrast induced nephropathy. There is no CIN after CAG or PCI in<br />
patients with single- or two-vessel coronary artery disease. The higher risk of CIN including the elderly<br />
population and patients with three-vessel coronary artery disease or with pre-existing renal insufficiency.<br />
Conclusion. The impact of CIN on clinical outcomes has been evaluated most extensively. The incidence of<br />
CIN is estimated to be 5% in high risk patient subgroups, such the elderly population and patients with threevessel CAD or with pre-existing renal insufficiency. Generally, injection of iodinated radiographic contrast<br />
media is generally safe with appropriate volume.<br />
Key words: Contrast-induced nephropathy (CIN), coronary artery disease (CAD)<br />
* Bệnh viện Thống Nhất TP.Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: BS. Châu Văn Vinh ĐT: 0919.323.407 – Email: chauvanvinhifmt@yahoo.fr<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br />
<br />
83<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hiện nay bệnh mạch vành đã trở thành một<br />
bệnh rất phổ biến. Số lượng người có bệnh<br />
mạch vành ngày càng nhiều. Theo báo cáo<br />
công bố hằng năm của tổ chức y tế thế giới,<br />
bệnh mạch vành vẫn là bệnh chiếm tỉ lệ mắc<br />
bệnh và tỉ lệ tử vong cao nhất ở các nước đang<br />
phát triển. Tỉ lệ mắc bệnh ở Châu Âu 3%-5%, tỉ<br />
lệ tử vong 17% - 31%. Tại Mỹ hằng năm có hơn<br />
1 triệu bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp, Tỉ lệ<br />
mắc bệnh ở các nước Mỹ và Bắc Mỹ là 7%-11%<br />
và tỉ lệ tử vong: 31% - 33%. Ở Việt Nam trong<br />
những năm qua, bệnh mạch vành cùng với<br />
tăng huyết áp và đái tháo đường ngày càng<br />
tăng, do thay đổi lối sống: ít vận động, thức ăn<br />
nhanh (nhiều năng lương), béo phì, stress<br />
trong công việc, theo số liệu của Viện tim<br />
mach quốc gia Việt Nam, năm 1991 tỉ lệ mắc<br />
bệnh là 3,1%, năm 1996 là 6,05%, năm 1999 là<br />
9,5%.<br />
Chụp và can thiệp ĐMV là tiêu chuẩn vàng<br />
trong chẩn đoán và điều trị bệnh mạch vành,<br />
được ứng dụng rất phổ biến trên thế giới.<br />
Trong chụp mạch vành, thông tim, BTTCQ<br />
xảy ra khoảng 5%. Đối với những bệnh nhân<br />
trước đó đã bị suy thận, tiểu đường hay cả hai thì<br />
tỉ lệ này là 20%-30%(7)<br />
BTTCQ là một trong những biến chứng<br />
quang trọng mà nếu phát hiện và dự đoán sớm<br />
chúng ta có biện pháp phòng ngừa. Tần suất xảy<br />
ra biến chứng này chưa rõ vì định nghĩa BTTCQ<br />
còn nhiều tranh cải, có tác giả cho rằng tần suất<br />
này dao động trong khoảng 0.1%-20%(2).<br />
Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu<br />
về BTTCQ sau chụp và can thiệp mạch đm vành,<br />
nhưng tại Việt Nam hiện chưa được quan tâm<br />
đúng mức vần đề này.<br />
Chúng tôi tiến hành làm một nghiên cứu<br />
+ Xác định tỉ lệ bệnh thận do thuốc cản quang<br />
sau chụp, can thiệp mạch vành.<br />
+ Mối liên quan giữa các đặc điểm về giới,<br />
tuổi, đặc điểm lâm sàng, thể tích thuốc cản<br />
quang, đặc điểm tổn thương ĐMV về số lượng, số<br />
<br />
84<br />
<br />
lần can thiệp với BTTCQ do thuốc cản quang sau<br />
chụp, can thiệp mạch vành.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương Pháp Loạt Ca.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Dân số nghiên cứu<br />
Tất cả các trường hợp chụp và can thiệp ĐMV<br />
từ tháng 06-2010 đến tháng 12-2010 tại Bv Thống<br />
Nhất tp. HCM (100 Bn).<br />
Tiêu chí chọn mẫu<br />
Tiêu chí chọn bệnh<br />
Tất cả các trường hợp có chỉ định chụp, can<br />
thiệp ĐMV từ tháng 06-2010 đến tháng 12-2010.<br />
Tiêu chí loại trừ<br />
Bn sau khi can thiệp không được làm lại xét<br />
nghiệm lại urê, creatinin, choáng tim, tiêu chảy<br />
mất nước không được bù dịch và không được<br />
theo dõi sát, điều trị kịp thời cho Bn.<br />
Phương pháp thống kê<br />
Tính tỉ lệ phần trăm đối với các biến số không<br />
liên tục, trung bình và độ lệch chuẩn đối với các<br />
biến số liên tục. Xử lí dữ liệu bằng phần mềm<br />
SPSS 14.0.<br />
Định nghĩa bệnh thận do thuốc cản quang<br />
hay dùng nhất là khi creatinin tăng 25% so với<br />
giá trị ban đầu hay giá trị tuyệt đối của creatinin<br />
tăng ít nhất 0,5mg/dl (44,2mol/l), xuất hiện<br />
trong vòng 48 giờ sau khi tiêm thuốc cản quang<br />
và duy trì trong vòng 2-5 ngày, đã loại trừ các<br />
nguyên nhân gây BTTCQ khác(3).<br />
Bệnh thận do thuốc cản quang là kết quả của<br />
sự thay đổi huyết động học, tắt nghẽn ống thận<br />
và sự phá hủy tế bào, hay phản ứng miễn dịch<br />
với thuốc cản quang.<br />
Tất cả các Bn chụp mạch vành sẽ được<br />
Đo creatinin trước khi làm thủ thuật và sau<br />
khi làm thủ thuật 48 giờ.<br />
Chuẩn bị Bn có suy thận: cho truyền dịch<br />
500-1000ml Glucose 5% hoặc nước muối sinh lý<br />
24 giờ trước khi làm thủ thuật và ngay sau khi<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
làm thủ thuật; cho uống Acemuc 200mg 3 gói × 2<br />
lần (đêm trước làm thủ thuật và sáng ngày làm<br />
thủ thuật). Ngưng thuốc thuốc viên hạ đường<br />
huyết hoặc ngưng tiêm Insulin cử sáng hôm làm<br />
thủ thuật.<br />
Tính lượng cản quang ước lượng sử dụng tối đa<br />
Tính độ lọc cầu thận theo công thức của<br />
Cockroft và Gault (1976)<br />
Lượng cản<br />
quang sử dụng =<br />
tối đa<br />
<br />
5 cân nặng Bn (kg)<br />
Creatinin huyết thanh<br />
(µmol/L): 90<br />
<br />
(140 - tuổi) × cân nặng cơ thể (kg)<br />
0,8 × creatinin huyết thanh<br />
(µmol/L)<br />
<br />
Bảng 1: Phân độ suy thận mạn theo độ lọc cầu thận:<br />
2<br />
<br />
Giai đoạn suy thận Mức lọc cầu thận (ml/phút/1,73m )<br />
100 - 140<br />
Bình thường<br />
90 - 100<br />
Giai đoạn I<br />
60 - 89<br />
Giai đoạn II<br />
30 - 59<br />
Giai đoạn III<br />
15 - 29<br />
Giai đoạn IV<br />
Giai đoạn V<br />
< 15 hoặc dialysis<br />
<br />
Giới<br />
<br />
Số stent<br />
<br />
Nhận xét: Có 75% Bn có chụp và can thiệp<br />
ĐMV và 87% Bn chỉ can thiệp từng nhánh một<br />
(Không TTYN: không tổn thương ý nghĩa).<br />
<br />
TB<br />
<br />
PCI<br />
<br />
BTTCQ<br />
<br />
Creatinin<br />
(µmol/L)<br />
<br />
Trước<br />
Sau<br />
Trước<br />
Sau<br />
<br />
114±13,53<br />
160±14,12<br />
40±4,14<br />
30±4,47<br />
<br />
ĐLCT<br />
(ml/phút)<br />
<br />
Không<br />
BTTCQ<br />
107±15,46<br />
108±16,71<br />
51±17,40<br />
52±17,68<br />
<br />
Nhận xét: Có sự khác biệt nồng độ trung<br />
bình Creatinine và ĐLCT sau can thiệp giữa<br />
hai nhóm BTTCQ và không BTTCQ.<br />
Bảng 5: Mối liên quan giới và BTTCQ:<br />
BTTCQ<br />
<br />
Giới<br />
<br />
Bn<br />
3<br />
2<br />
<br />
Nam<br />
Nữ<br />
<br />
%<br />
60%<br />
40%<br />
<br />
Không BTTCQ<br />
Bn<br />
%<br />
70<br />
74%<br />
25<br />
26%<br />
<br />
Bảng 6: Mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ nhóm<br />
BTTCQ và không BTTCQ<br />
<br />
Nam chiếm 73%, nữ chiếm 27%.<br />
<br />
Tuổi<br />
<br />
YTNC<br />
<br />
Thấp nhất: 46 , cao nhất: 89 , trung bình: 68 ±<br />
9,6 tuổi.<br />
t<br />
<br />
t<br />
<br />
Bảng 2: Yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch<br />
Thừa cân<br />
35%<br />
<br />
ĐTĐ<br />
29%<br />
<br />
RLLPM<br />
41%<br />
<br />
THA<br />
83%<br />
<br />
Nhận xét: THA chiếm tỉ lệ cao nhất 83%.<br />
Bảng 3: Đặc điểm chung Bn có chụp và can thiệp<br />
Chụp và PCI<br />
<br />
BMV<br />
<br />
Số lần PCI<br />
<br />
Nhận xét: Tỉ lệ nam giới bị BTTCQ nhiều<br />
hơn nữ giới.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
YTNC<br />
Tỉ lệ<br />
<br />
34%<br />
Lần 1<br />
23%<br />
Lần 2<br />
8%<br />
Lần 3<br />
87%<br />
Một nhánh<br />
Hai nhánh<br />
13%<br />
Trung bình: 1.5 stents/1 Bn<br />
<br />
Bảng 4: Mối liên hệ giữa Creatinine và ĐLCT<br />
<br />
Nếu ở nữ: MLCT × 0,85<br />
MLCT (ml/ph) =<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Cấp cứu<br />
Chương trình<br />
Chụp MV<br />
Chụp + PCI<br />
Không TTYN<br />
Một nhánh<br />
Hai nhánh<br />
Ba nhánh<br />
Ba nhánh + LM<br />
<br />
11%<br />
89%<br />
25%<br />
75%<br />
16%<br />
20%<br />
24%<br />
32%<br />
8%<br />
<br />
Bn<br />
<br />
Tuổi<br />
Thừa cân<br />
THA<br />
ĐTĐ<br />
RLLPM<br />
Thiếu máu<br />
TMCT<br />
NMCT cũ<br />
PCI cũ<br />
Suy tim<br />
STM<br />
Lượng cản quang<br />
<br />
1<br />
4<br />
2<br />
1<br />
1<br />
4<br />
1<br />
1<br />
2<br />
5<br />
<br />
BTTCQ<br />
%<br />
73,40±3,9<br />
20%<br />
80%<br />
40%<br />
20%<br />
20%<br />
80%<br />
20%<br />
20%<br />
40%<br />
100%<br />
314±15<br />
<br />
Không BTTCQ<br />
Bn<br />
%<br />
67,76±9,8<br />
34<br />
35,8%<br />
79<br />
83,2%<br />
27<br />
28,4%<br />
41<br />
43,2%<br />
19<br />
20,2%<br />
63<br />
66,3%<br />
11<br />
11,6%<br />
12<br />
12,6%<br />
17<br />
18%<br />
69<br />
72,7%<br />
262±17<br />
<br />
Nhận xét: Bn lớn tuổi, tỉ lệ ĐTĐ, TMCT,<br />
suy tim, suy thận mạn ở nhóm BTTCQ cao<br />
hơn so với nhóm không BTTCQ. Lượng cản<br />
quang trung bình dùng ở nhóm Bn BTTCQ<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br />
<br />
85<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
(314ml) nhiều hơn nhóm không BTTCQ<br />
(262ml).<br />
Bảng 7: Mối liên quan chụp và can thiệp trong<br />
BTTCQ.<br />
Can thiệp<br />
Chụp<br />
Chụp và PCI<br />
<br />
BTTCQ<br />
Bn<br />
%<br />
0<br />
0%<br />
5<br />
5%<br />
<br />
Không BTTCQ<br />
Bn<br />
%<br />
25<br />
100%<br />
70<br />
70%<br />
<br />
Nhận xét: 100% Bn không bị BTTCQ sau<br />
chụp (không can thiệp) và Có 5% Bn bị BTTCQ<br />
sau can thiệp.<br />
<br />
Không TTYN<br />
BMV 1 nhánh<br />
BMV 2 nhánh<br />
BMV 3 nhánh<br />
BMV 3 nhánh + LM<br />
<br />
BTTCQ<br />
Bn<br />
%<br />
0<br />
0%<br />
0<br />
0%<br />
0<br />
0%<br />
5<br />
15.6%<br />
0<br />
0%<br />
<br />
Không BTTCQ<br />
Bn<br />
%<br />
16<br />
100%<br />
20<br />
100%<br />
24<br />
100%<br />
27<br />
84,4%<br />
8<br />
100%<br />
<br />
Nhận xét: Không có trường hợp nào bị<br />
BTTCQ sau can thiệp ở nhóm BMV 1 hoặc<br />
2 nhánh.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
So sánh về giới<br />
Nghiên cứu của chúng tôi Bn nam chiếm đa<br />
số 73%, nữ chiếm: 27%, số Bn Nam gấp 3 lần số<br />
Bn nữ, tương tự như các tác giả khác:<br />
Bảng 9<br />
Trần Văn Dương<br />
1<br />
<br />
Stephen G. Ellis<br />
<br />
Nam 75,6% Nữ 24,4% (n=131)<br />
Nam 72% Nữ 28% (n=8.409)<br />
<br />
So sánh về tuổi: tuổi trung bình trong<br />
Nghiên cứu của chúng tôi là 68t 9,6. Tương tự<br />
tác giả Bs. Stephen G. Ellis(1) 66t 11. Cao hơn tác<br />
giả Bs. Nguyễn Đức Hải(4) 61t 11<br />
Bảng 10: So sánh về các yếu tố nguy cơ về bệnh tim<br />
mạch<br />
Tác giả<br />
<br />
Thừa<br />
cân<br />
35%<br />
<br />
Chúng tôi (n=100)<br />
Trần Đức Dương<br />
14,5%<br />
(n=131)<br />
Nguyễn Mạnh Phan<br />
13,5%<br />
(n=55)5<br />
Stephen G, Ellis<br />
30%<br />
(n=8409)<br />
<br />
86<br />
<br />
So sánh về EF<br />
Thấp nhất: 24%, Cao nhất: 81%, Trung bình:<br />
62,7%; như N/cứu của Trương Thị Ngọc Quyên:<br />
Thấp nhất 38%, cao nhất 80%, TB: 63,8%.<br />
Bảng 11: So sánh về BMV<br />
Tác giả<br />
<br />
Bảng 8: Mối liên quan giữa BMV và BTTCQ<br />
BMV<br />
<br />
Nhận xét: THA chiếm tỉ lệ cao nhất 83%, kế<br />
đến RLLPM, thừa cân, ĐTĐ, cao hơn các<br />
nghiên cứu khác, gần giống N/cứu của Stephen<br />
G. Ellis. Tỉ lệ các yếu tố nguy cơ khác nhau có<br />
thể do quần thể N/cứu khác nhau.<br />
<br />
ĐTĐ<br />
<br />
RLLPM<br />
<br />
THA<br />
<br />
29%<br />
<br />
41%<br />
<br />
83%<br />
<br />
12,2%<br />
<br />
67,9%<br />
<br />
41,2%<br />
<br />
14%<br />
<br />
50%<br />
<br />
72,5%<br />
<br />
29,7%<br />
<br />
49,7%<br />
<br />
66,7%<br />
<br />
Chúng tôi (n=100)<br />
Trần Đức Dương (n=131)<br />
<br />
BMV<br />
1 nhánh 2 nhánh 3 nhánh<br />
20%<br />
24%<br />
32%<br />
40,8%<br />
24,7% 22,6%<br />
40,9%<br />
31,8%<br />
27%<br />
<br />
Nguyễn Mạnh Phan (n=55)5<br />
Nguyễn Thượng Nghĩa<br />
40,4%<br />
(n=181)6<br />
<br />
30,8%<br />
<br />
28,9%<br />
<br />
Nhận xét: BMV 3 nhánh chiếm tỉ lệ (32%)<br />
cao hơn các nghiên cứu khác, do Bn lớn tuổi<br />
hơn, nhiều bệnh mạn tính phối hợp, cỡ mẫu<br />
N/cứu khác nhau.<br />
<br />
So sánh về tỉ lệ BTTCQ<br />
Tỉ lệ BTTCQ của N/cứu này là 5%, bằng với<br />
N/cứu của Tadhg G. Gleeson, thấp hơn N/cứu<br />
của Bs. Trương Thị Ngọc Quyên là 10%, cao hơn<br />
N/cứu của Charanjit S. Rihal 3,3%(7), do N/cứu<br />
của chúng tôi cỡ mẫu còn ít và cỡ mẫu các N/cứu<br />
khác nhau.<br />
<br />
Mối liên hệ giữa tuổi, giới so với BTTCQ<br />
Tuổi trung bình ở nhóm BTTCQ là 73.40t cao<br />
hơn nhóm không bị BTTCQ 67,76t. Tuổi trung<br />
bình cả hai nhóm đều cao hơn của Charajit S.<br />
Rhinal (68,9t so với 64,9t) và Trương Thị Ngọc<br />
Quyên (64.6t so với 62.6t).<br />
Tỉ lệ nam giới ở nhóm BTTCQ thấp hơn<br />
nhóm bình thường (60% so với 74%), tương tự<br />
N/cứu của Charanjit S. Rihal (68,5% so với<br />
70,7%).<br />
<br />
Mối liên hệ giữa các yếu tố nguy cơ về<br />
BTTCQ<br />
Tỉ lệ Bn ĐTĐ trong BTTCQ cao hơn nhóm<br />
bình thường (40% so với 28.4%) gần giống với<br />
N/cứu của Charanjit S.Rihal (38,6% so với 21,1%).<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
Tỉ lệ Bn suy tim trong BTTCQ cao hơn nhóm<br />
bình thường (40% so với 18%) gần giống với<br />
N/cứu của Charanjit S.Rihal (24.8% so với 8%).<br />
Thể tích thuốc cản quang dùng trong BTTCQ<br />
nhiều hơn nhóm bình thường (314ml so với<br />
262ml), gần giống như trong N/cứu của Charanjit<br />
S. Rihal (292 ml so với 285ml).<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Tỉ lệ BTTCQ sau can thiệp là 5% và tất cả các<br />
Bn bị BTTCQ được điều trị ổn định và ra viện<br />
(không có trường hợp nào phải chạy thận).<br />
Không có trường hợp nào bị BTTCQ sau<br />
chụp mạch vành đơn thuần và sau can thiệp đm<br />
vành ở nhóm BMV 1 nhánh hoặc 2 nhánh. Chỉ<br />
gặp BTTCQ ở nhóm Bn BMV 3 nhánh.<br />
Ở nhóm BTTCQ Bn lớn tuổi, tỉ lệ ĐTĐ,<br />
TMCT, suy tim, suy thận mạn cao hơn nhóm<br />
không BTTCQ.<br />
Lượng cản quang trung bình dùng ở nhóm<br />
Bn BTTCQ (314ml) nhiều hơn nhóm không<br />
BTTCQ (262ml).<br />
Ở nhóm BTTCQ tính trung bình ĐLCT sau<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
can thiệp có giảm đi so với nhóm không BTTCQ.<br />
Nếu chúng ta chuẩn bị tốt bệnh nhân trước<br />
can thiệp và theo dõi sát điều chỉnh thuốc kịp<br />
thời sau can thiệp sẽ giảm tối đa tỉ lệ BTTCQ.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
Ellis SG et al (2002), death following creatinine kinase – MB elevation<br />
after coronary intervention, Circulation; 106:1205.<br />
Gerlach AT and Pickworth KK (2000), constract medium-induced<br />
nephrotoxicity: pathophysiology and prevention, Pharmacotherapy<br />
20 (5): 540-548<br />
Gleeson TG (2004), sudi Bulugahapitiya, contrast-induced<br />
nephropathy, Am J Roentgenol 183 (6): 1673-1689.<br />
Nguyễn Đức Hải, Lê Ngọc Hà, cs (2004). Kết quả chụp đm vành và<br />
bước đầu ứng dụng phương pháp nong, đặt stent điều trị bệnh đm<br />
vành tại Bv. Trung Ương Quân Đội, kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa<br />
học. Đại hội tim mạch học quốc gia Việt Nam lần thứ X, năm 2004,<br />
145-153.<br />
Nguyễn Mạnh Phan, Võ Quảng, Hồ Thượng Dũng và cs (2002),<br />
Bước đầu nhận xét 55 trường hợp chụp mạch vành – can thiệp mạch<br />
vành tại Bv Thống Nhất từ 11/2000, Kỷ yếu công trình nghiên cứu<br />
khoa học năm 2001, Bv. Thống Nhất tp HCM 2002, 11-22.<br />
Nguyễn Thượng Nghĩa, Võ Thành Nhân, Đặng Vạn Phước (2001),<br />
Nhận xét các tổn thương động mạch vành qua 181 trường hợp chụp<br />
động mạch vành tại Bv.Chợ Rẫy, kỷ yếu toàn văn và tóm tắt báo cáo<br />
khoa học lần thứ V, 152-164.<br />
Rihal CS, Textor SC, Grill DE et al (2002), Incidence and prognostic<br />
importance of acute renal failure after percutaneous coronary<br />
intervention, Circulation; 105: 2259-2264.<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br />
<br />
87<br />
<br />