Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KHẢO SÁT BIẾN CHỨNG NHIỄM TRÙNG Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN<br />
GIAI ĐOẠN CUỐI THẨM PHÂN PHÚC MẠC LIÊN TỤC NGOẠI TRÚ<br />
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KHÁNH HÒA<br />
Lê Viết Cường*, Phạm Đình Chi*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Thẩm phân phúc mạc liên tục ngoại trú (CAPD) hiện nay ngày càng được sử dụng để điều trị cho<br />
bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối. Nhiễm trùng là biến chứng phổ biến và nghiêm trọng cần phải chẩn<br />
đoán và điều trị kịp thời.<br />
Mục tiêu: Khảo sát các biến chứng nhiễm trùng của phương pháp thẩm phân phúc mạc liên tục ngoại trú ở<br />
bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên 108 bệnh nhân thẩm phân phúc<br />
mạc liên tục ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa từ năm 2011 đến năm 2014.<br />
Kết quả: Khảo sát 108 bệnh nhân (69 nam, 39 nữ) suy thận mạn giai đoạn cuối được điều trị bằng phương<br />
pháp CAPD với độ tuổi trung bình: 42 tuổi (từ 19 tuổi đến 76 tuổi), thời gian thẩm phân phúc mạc trung bình<br />
20,4 ± 13,2 tháng. Tần suất viêm phúc mạc: 1đợt mỗi 52 tháng - bệnh nhân, ngưng CAPD chuyển sang thận<br />
nhân tạo: 06 bệnh nhân (5,5%), tử vong liên quan đến viêm phúc mạc: 03 bệnh nhân (2,7%). Tỷ lệ nhiễm trùng<br />
chân ống: 13,8% (15 bệnh nhân).<br />
Kết luận: Viêm phúc mạc vẫn là một trong những biến chứng quan trọng dẫn đến thất bại trong việc điều<br />
trị bằng phương pháp CAPD và tử vong.<br />
Từ khóa: Thẩm phân phúc mạc, bệnh thận giai đoạn cuối, viêm phúc mạc, biến chứng, nhiễm khuẩn.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
INFECTIOUS COMPLICATIONS IN PATIENTS WITH END-STAGE RENAL<br />
DISEASE ON CONTINUOUS AMBULATORY PERITONEAL DIALYSIS AT KHANH HOA GENERAL<br />
HOSPITAL<br />
Le Viet Cuong, Pham Dinh Chi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 4 - 2015: 441 - 444<br />
Background: Continuous ambulatory peritoneal dialysis (CAPD) is now increasingly being used for the<br />
treatment of end-stage renal disease. Peritonitis is a common and serious complication and requires prompt<br />
diagnosis and treatment.<br />
Objectives: This study aimed to determine the rates of peritoneal dialysis related infections in end-stage<br />
renal disease patients.<br />
Methods: The records of all patients treated with CAPD at Khanh Hoa Hospital between 2011 and 2014<br />
were retrospectively reviewed.<br />
Results: A total of 108 patients (69 males and 39 females) were enrolled. Their mean age was 42 years (range<br />
19-76 years). Mean time on CAPD was 20.4 ± 13.2 months. The incidence of peritonitis was 1 episode in<br />
52 patient-months, 6 peritoneal dialysis catheter removals (5.5%) and 3 deaths (2.7%). Percentage of exit site<br />
infection was 13.8%.<br />
* Khoa Hồi sức tích cực và chống độc Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa<br />
Tác giả liên lạc: BS CK1 Lê Viết Cường<br />
ĐT: 0988780702<br />
<br />
Email: bacsiicu@yahoo.com.vn<br />
<br />
441<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
<br />
Conclusions: Complications of peritonitis generate increased morbidity and mortality rates, being the main<br />
cause of failure in CAPD.<br />
Key words: Continuous ambulatory peritoneal dialysis, end stage renal disease, peritonitis, complication,<br />
infection.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
Định nghĩa ca bệnh(2)<br />
<br />
Thẩm phân phúc mạc là phương pháp điều<br />
trị bệnh thận mạn giai đoạn cuối được ưa thích<br />
hiện nay. Hiệu quả lâu dài của phương pháp<br />
thẩm phân phúc mạc còn bị giới hạn bởi biến<br />
chứng nhiễm trùng.<br />
<br />
Viêm phúc mạc<br />
Khi có ít nhất 2 trong các triệu chứng sau:<br />
<br />
Biến chứng nhiễm trùng liên quan đến thẩm<br />
phân phúc mạc bao gồm: viêm phúc mạc, nhiễm<br />
trùng đường hầm và chân ống. Biến chứng<br />
nhiễm trùng dẫn đến gia tăng tỷ lệ bệnh tật và tử<br />
vong, là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại<br />
trong thẩm phân phúc mạc. Trong đó, viêm<br />
phúc mạc vẫn là biến chứng hàng đầu, chiếm tỷ<br />
lệ cao trong các tử vong có liên quan đến nhiễm<br />
trùng ở bệnh nhân thẩm phân phúc mạc(3).<br />
Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa đã triển<br />
khai thẩm phân phúc mạc để điều trị bệnh nhân<br />
suy thận mạn giai đoạn cuối, cho đến nay 108<br />
bệnh nhân đã được điều trị bằng phương pháp<br />
thẩm phân phúc mạc và theo dõi định kỳ.<br />
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm khảo<br />
sát các biến chứng nhiễm trùng của phương<br />
pháp thẩm phân phúc mạc liên tục ngoại trú ở<br />
bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối tại<br />
Khánh Hòa trong khoảng thời gian từ năm 2011<br />
đến 2014.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Nghiên cứu dựa trên cơ sở dữ liệu của tất cả<br />
các bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được<br />
điều trị bằng phương pháp CAPD tại Bệnh viện<br />
đa khoa tỉnh Khánh Hòa trong khoảng thời gian<br />
từ năm 2011 đến 2014. Có tất cả 108 bệnh nhân<br />
được đưa vào nghiên cứu. Các biến số khảo sát<br />
bao gồm: tuổi, giới, thời gian thực hiện CAPD,<br />
tình trạng nhiễm trùng có liên quan đến phương<br />
pháp CAPD và kết quả cấy vi khuẩn.<br />
<br />
442<br />
<br />
- Đau bụng và/ hoặc dịch lọc đục<br />
- Bạch cầu trong dịch lọc >100/mm3, bạch cầu<br />
đa nhân trung tính >50%.<br />
- Có vi khuẩn trong dịch lọc (nhuộm gram<br />
hoặc cấy).<br />
<br />
Nhiễm trùng đường hầm<br />
- Sưng, đỏ, đau vùng đường hầm dưới da.<br />
- Có hay không có dịch tiết mủ.<br />
<br />
Nhiễm trùng chân ống<br />
- Sưng đỏ da quanh chân catheter.<br />
- Có hay không có dịch tiết mủ.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Đặc điểm chung<br />
Phân bố đối tượng theo giới:<br />
Bảng 1: Phân bố đối tượng theo giới.<br />
Giới tính<br />
Số lượng (n)<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Nam<br />
69<br />
63,8<br />
<br />
Nữ<br />
39<br />
36,1<br />
<br />
Tổng<br />
108<br />
100,0<br />
<br />
Tuổi và thời gian lọc trung bình:<br />
Bảng 2: Tuổi và thời gian lọc trung bình.<br />
Đặc điểm<br />
Tuổi<br />
Thời gian lọc (tháng)<br />
<br />
Trung bình<br />
42,6 ± 16,3<br />
20,4 ± 13,2<br />
<br />
Bệnh nhân có tuổi thấp nhất là 19 tuổi, cao<br />
nhất là 76 tuổi.<br />
Trong 108 bệnh nhân, catheter Tenckhoff<br />
được đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa<br />
là 102 bệnh nhân, 6 bệnh nhân đặt tại Bệnh viện<br />
Chợ Rẫy.<br />
<br />
Biến chứng nhiễm trùng<br />
Biến chứng nhiễm trùng chân ống:<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
Bảng 3: Biến chứng nhiễm trùng chân ống<br />
Tác nhân<br />
Staphylococcus Aureus<br />
Enterobacter Aerogenes<br />
Pseudomonas Aeruginosa<br />
Proteus Mirabilis<br />
Klebsiella<br />
Nấm<br />
Không mọc<br />
Tổng số<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
7<br />
1<br />
1<br />
3<br />
1<br />
1<br />
1<br />
15<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
46,6<br />
6,6<br />
6,6<br />
20,0<br />
6,6<br />
6,6<br />
6,6<br />
100,0<br />
<br />
Tỷ lệ nhiễm trùng chân ống: 13,8% (15/108<br />
bệnh nhân).<br />
Biến chứng viêm phúc mạc:<br />
Bảng 4: Biến chứng viêm phúc mạc<br />
Số BN Tỷ lệ %<br />
Ngưng CAPD, chuyển sang thận nhân tạo<br />
6<br />
5,5<br />
Tử vong liên quan đến viêm phúc mạc<br />
3<br />
2,7<br />
Tần suất viêm phúc mạc<br />
1 đợt/52 thángbệnh nhân<br />
Tác nhân thường gặp<br />
Escherichia Coli<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Viêm phúc mạc vẫn là một trong những biến<br />
chứng quan trọng, chiếm tỷ lệ cao trong các tử<br />
vong có liên quan đến nhiễm trùng ở bệnh nhân<br />
thẩm phân phúc mạc. Fried và cộng sự nhận<br />
thấy rằng viêm phúc mạc là một nguy cơ độc lập<br />
đối với tử vong. Hơn nữa, viêm phúc mạc còn là<br />
nguyên nhân dẫn đến thất bại trong kỹ thuật<br />
CAPD(1). Ít hơn 4% các đợt viêm phúc mạc dẫn<br />
đến tử vong nhưng viêm phúc mạc được cho là<br />
gây nên 16% các trường hợp tử vong ở bệnh<br />
nhân thẩm phân phúc mạc(3).<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nhiễm<br />
trùng chân ống 13,8%, tác nhân chính là<br />
Staphylococcus Aureus (46,6%), tất cả đều được<br />
điều trị khỏi.<br />
Tần suất viêm phúc mạc 1 đợt/52 tháng-bệnh<br />
nhân, 6 bệnh nhân (5,5%) sau biến chứng viêm<br />
phúc mạc phải rút catheter chuyển sang phương<br />
pháp thận nhân tạo. Tử vong 3 bệnh nhân (2,7%)<br />
do viêm phúc mạc.<br />
So sánh với tác giả Nguyễn Thị Chải (2009)<br />
nghiên cứu trên 191 bệnh nhân thẩm phân phúc<br />
mạc liên tục ngoại trú tại Bệnh viện Chợ Rẫy, tần<br />
suất viêm phúc mạc là 1 đợt /34 tháng-bệnh<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
nhân, tỉ lệ cấy mọc vi khuẩn là 25% trong đó<br />
phần lớn là E. coli chiếm tỉ lệ 40%, 5 bệnh nhân<br />
phải rút catheter chuyển sang chạy thận nhân<br />
tạo trong đó 3 bệnh nhân không đáp ứng điều trị<br />
kháng sinh và 2 bệnh nhân viêm phúc mạc do<br />
nấm, không có bệnh nhân tử vong do viêm phúc<br />
mạc(4). Nghiên cứu của Nguyễn Hùng và cộng sự<br />
(2011) tại Bệnh viện Đà Nẵng trên 51 bệnh nhân<br />
thẩm phân phúc mạc từ tháng 10/2007 đến<br />
12/2010, tần suất viêm phúc mạc 1đợt/50 thángbệnh nhân, cấy dương tính 40% (6/15 bệnh<br />
nhân), ngưng CAPD do viêm phúc mạc 4 bệnh<br />
nhân (8,3%), nhiễm khuẩn đường hầm-lối ra<br />
10,42%(5). Nghiên cứu tại trên phạm vi quốc gia<br />
tại Thái Lan do Kanjanabuch T. và cộng sự thực<br />
hiện (2011), tần suất viêm phúc mạc 1 đợt/25,5<br />
tháng-bệnh nhân(2). Tỷ lệ và tần suất viêm phúc<br />
mạc tại Khánh Hòa tuy không cao nhưng vẫn<br />
còn tỷ lệ tử vong và tỷ lệ điều trị thất bại phải<br />
chuyển sang phương thức thận nhân tạo.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua khảo sát trên 108 bệnh nhân suy thận<br />
mạn giai đoạn cuối điều trị với phương pháp<br />
thẩm phân phúc mạc liên tục ngoại trú, chúng<br />
tôi có những kết luận sau:<br />
- Tỷ lệ nhiễm trùng chân ống: 13,8% (15 bệnh<br />
nhân), tất cả đều được điều trị khỏi, tác nhân<br />
thường gặp là Staphylococcus Aureus.<br />
- Tần suất viêm phúc mạc tại Khánh Hòa tuy<br />
không cao (1 đợt/52 tháng-bệnh nhân) nhưng<br />
viêm phúc mạc vẫn là một trong những biến<br />
chứng quan trọng dẫn đến thất bại trong việc<br />
điều trị bằng phương pháp thẩm phân phúc mạc<br />
liên tục ngoại trú và tử vong. Tác nhân gây bệnh<br />
thường gặp là Escherichia Coli.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Fried LF, Bernardini J., Johnston J.R., Piraino B. (1996). Peritonitis<br />
influences mortality in peritoneal dialysis patients. J Am Soc<br />
Nephrol.;7(10):2176-2182.<br />
Kanjanabuch T., Chancharoenthana W., Katavetin P. et al (2011).<br />
The Incidence of Peritoneal Dialysis-Related Infection in<br />
Thailand: A Nationwide Survey. Journal of the Medical<br />
Association of Thailand ; 94 (Suppl. 4): S7-S12.<br />
Mihalache O., Doran H., Catrina E. et al (2014). Diagnosis<br />
characteristics and therapeutical options of infectious<br />
<br />
443<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
complications associated with peritoneal dialysis. Journal of<br />
Medicine and Life; 7 (Special Issue 3): 103-106.<br />
Nguyễn Thị Chải, Đào Bùi Quý Quyền (2009). Viêm phúc mạc<br />
trong thẩm phân phúc mạc liên tục ngoại trú. Y học thành phố Hồ<br />
Chí Minh, tập 13, số 1.<br />
Nguyễn Hùng, Nguyễn Thị Phòng, Đặng Anh Đào, Nguyễn Thị<br />
Thủy (2011). Khảo sát các biến chứng của phương pháp thẩm<br />
<br />
444<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
phân phúc mạc liên tục ngoại trú ở bệnh thận giai đoạn cuối. Y<br />
học thành phố Hồ Chí Minh, tập 15, phụ bản số 3, tr.45-50.<br />
<br />
Ngày nhận bài báo:<br />
<br />
12/06/2015<br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo:<br />
<br />
24/06/2015<br />
<br />
Ngày bài báo được đăng:<br />
<br />
05/08/2015<br />
<br />