Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017<br />
<br />
<br />
KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ NHIỄM TRÙNG CHÂN<br />
MỨC ĐỘ NẶNG Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG.<br />
Phạm Như Hảo*, Lại Thị Phương Quỳnh*, Huỳnh Tấn Đạt*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Nhiễm trùng chân là một trong những biến chứng thường gặp của đái tháo đường (ĐTĐ). Ở Việt<br />
Nam, gần như tất cả các vết loét chân nhập viện đều bị nhiễm trùng từ mức độ nhẹ đến nặng, trong đó nhiễm<br />
trùng mức độ nặng có tiên lượng xấu hơn, thời gian nằm điều trị lâu, chi phí điều trị tăng cao, nguy cơ đoạn chi<br />
cao hơn.<br />
Mục tiêu: Khảo sát các yếu tố nguy cơ nhiễm trùng chân mức độ nặng.<br />
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 50 bệnh nhân ĐTĐ nhập viện vì<br />
nhiễm trùng chân có đủ tiêu chuẩn mức độ nhiễm trùng nặng theo Đồng thuận giữa Nhóm làm việc quốc tế về<br />
bàn chân ĐTĐ và Hiệp hội nhiễm trùng Hoa Kỳ năm 2012.<br />
Kết quả: Nghiên cứu của chúng tôi có 23 bệnh nhân nam (46%) và 27 bệnh nhân nữ (54%), với tuổi trung<br />
bình là 64,4 tuổi. Thời gian mắc bệnh ĐTĐ trung bình là 9,2 năm. HbA1c trung bình là 10,2 ± 2,3 %. Thời gian<br />
từ lúc BN phát hiện loét chân đến khi nhập viện trung bình là 22,3 ngày, với 30% bệnh nhân có đi chân trần.<br />
68% vết loét khởi đầu từ ngón chân, 14% ở lòng bàn chân, 12% ở gót chân và 10% ở mu chân. Dựa trên hình<br />
ảnh X quang, chúng tôi nhận thấy có 38% hình ảnh giảm đậm độ xương, 22% có hình ảnh hủy xương và 28% có<br />
hình ảnh tụ khí mô mềm. 82% BN của chúng tôi cấy có vi trùng trong vết thương, với 8% đa vi trùng gây bệnh.<br />
Trong đó chiếm tỉ lệ cao nhất là Staphylococcus (26%), kế đến là E.Coli (16%) và Klebsiella (16%).<br />
Kết luận: Nhiễm trùng chân mức độ nặng ở BN ĐTĐ thường xảy ra ở những BN có kiểm soát đường<br />
huyết kém, hay đi chân trần, thường khởi đầu từ ngón chân và có thời gian nhập viện muộn. Tỉ lệ vi trùng gây<br />
bệnh cao nhất là Staphylococcus.<br />
Từ khóa: yếu tố nguy cơ, nhiễm trùng chân mức độ nặng, đái tháo đường.<br />
ABSTRACT<br />
RISK FACTORS OF SEVERE FOOT INFECTION IN DIABETIC PATIENTS<br />
Pham Nhu Hao, Lai Thi Phuong Quynh, Huynh Tan Dat<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 2 - 2017: 24 - 29<br />
<br />
Background: Foot infections are among the most frequent and serious consequences of diabetes mellitus.<br />
Almost diabetic patients requiring hospitalization with foot ulcers in Vietnam have mild to severe foot infections.<br />
Among them, severe infections have bad prognosis, long stay hospitalization, high cost of treatment and high risk<br />
of lower extremity amputation.<br />
Objectives: finding the risk factors of severe diabetic foot infection.<br />
Method: Cross-sectional research on 50 diabetic patients hospitalized due to foot infection. Severe infection<br />
was classified by the Infectious Diseases Society of America (IDSA) and the International Working Group on the<br />
Diabetic Foot (IWGDF) in 2012.<br />
Results: Our research had 23 male patients (46%) and 27 female patients (54%). Mean of age was 64.4<br />
years old. Mean of HbA1c was 10.2 ± 2.3%. Duration of diabetes was 9.2 years. The period from detecting foot<br />
<br />
* Bộ môn Nội tiết, khoa Y, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: BS. Phạm Như Hảo ĐT: 0908538285 Email: pnhhao@yahoo.com<br />
<br />
24 Chuyên Đề Nội Khoa<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ulcers to admission was 22.3 days. 30% of patients walked on bare foot. 68% of infections proceeded from digits,<br />
14% from the palm, 12% from the heel and 10% from the dorsum. On plain radiography, we found out 38% of<br />
patients having focal loss of trabecular pattern or marrow radiolucency, 22% of them having loss of cortex with<br />
bony erosion and 28% of them having air in the soft tissues. 82% of wound cultures were positive with 8% of<br />
them having multiple organisms. The highest prevalence of micro bacteria was Staphylococcus (26%). The next<br />
one was E. coli (16%) and Klebsiella (16%).<br />
Conclusion: Severe diabetic foot infections were common in patients with poor glycemic control, walking on<br />
bare-foot and late hospitalization. They usually proceeded from the toes. The highest prevalence of casual pathogen<br />
was Staphylococcus.<br />
Keywords: risk factors, severe foot infection, diabetes<br />
TỔNG QUAN hay PaCO2 < 32 mmHg, (4): bạch cầu >12.000 hay<br />
< 4.000 hay có 10% bạch cầu chưa trưởng<br />
Nhiễm trùng chân là một trong những biến<br />
thành(2). Chúng tôi loại trừ các trường hợp có tắc<br />
chứng thường gặp của đái tháo đường (ĐTĐ).<br />
hẹp mạch máu nặng qua các dấu hiệu lâm sàng<br />
Bệnh đòi hỏi thời gian nằm viện lâu dài, gây tàn<br />
và siêu âm mạch máu chi dưới (hẹp > 70% lòng<br />
phế cho bệnh nhân và là gánh nặng cho nền y tế.<br />
mạch máu đánh giá qua siêu âm). Qua hỏi bệnh<br />
Ngoài ra, bệnh còn là nguyên nhân chính gây<br />
sử, thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng chúng<br />
đoạn chi. Nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu<br />
tôi tìm các yếu tố nguy cơ chính gây nhiễm<br />
Eurodiale trên 1232 bệnh nhân ở 14 trung tâm tại<br />
trùng chân nặng.<br />
Châu Âu cho thấy 57,2% các vết loét có dấu hiệu<br />
nhiễm trùng trên lâm sàng ở thời điểm nhập KẾT QUẢ<br />
viện(14). Ở Việt Nam, gần như tất cả các vết loét Trong 50 bệnh nhân của chúng tôi, có 23<br />
chân nhập viện đều bị nhiễm trùng từ mức độ bệnh nhân nam (46%) và 27 bệnh nhân nữ (54%),<br />
nhẹ đến nặng, trong đó nhiễm trùng mức độ với tuổi trung bình là 64,4 tuổi. Thời gian mắc<br />
nặng có tiên lượng xấu hơn, thời gian nằm điều bệnh ĐTĐ trung bình là 9,2 năm. Đường huyết<br />
trị lâu, chi phí điều trị tăng cao, nguy cơ đoạn chi lúc nhập viện trung bình là 278 mg/dl với HbA1c<br />
cao hơn. Vì vậy, việc tìm ra các yếu tố nguy cơ là 10,2%. Chúng tôi ghi nhận có 68% BN có sốt<br />
thúc đẩy nhiễm trùng chân nặng giúp cho công lúc nhập viện với nhiệt độ trung bình là 380C.<br />
tác dự phòng và điều trị bệnh nhân tốt hơn. Protein C phản ứng (CRP) trung bình là 152,7<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU mg/dl và lượng bạch cầu trung bình là<br />
19.300/mm3. Dựa theo Công cụ tầm soát bệnh<br />
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu cắt ngang<br />
thần kinh ngoại biên của đại học Michigan<br />
mô tả trên 50 bệnh nhân ĐTĐ nhập viện ở khoa<br />
(Michigan neuropathy screening instrument<br />
Nội tiết BV Trưng Vương và BV Nguyễn Tri<br />
MNSI), tất cả bệnh nhân ĐTĐ đều có biến chứng<br />
Phương vì nhiễm trùng chân có đủ tiêu chuẩn<br />
thần kinh ngoại biên(18).<br />
mức độ nhiễm trùng nặng theo Đồng thuận giữa<br />
Bảng 1: Đặc điểm dân số nghiên cứu<br />
Nhóm làm việc quốc tế về bàn chân ĐTĐ và<br />
Đặc điểm Trung bình ± ĐLC<br />
Hiệp hội nhiễm trùng Hoa Kỳ năm 2012(11).<br />
Nam 46<br />
Nhiễm trùng chân mức độ nặng được định Giới (%)<br />
Nữ 54<br />
nghĩa là bất cứ nhiễm trùng chân nào có kèm Tuổi (năm) 64,4 ± 13,5<br />
theo các dấu hiệu của hội chứng đáp ứng viêm Thời gian ĐTĐ (năm) 9,2 ± 6,4<br />
toàn thân, biểu hiện là có ít nhất 2 trong 4 tiêu Mạch (lần/phút) 97,1 ± 9,5<br />
o<br />
Nhiệt độ ( C) 38,0 ± 0,8<br />
chuẩn sau: (1): Nhiệt độ > 38oC hay < 36oC, (2):<br />
Đường huyết (mg/dl) 278 ± 140<br />
nhịp tim > 90 lần/phút, (3): nhịp thở > 20 lần/phút HbA1c (%) 10,2 ± 2,3<br />
<br />
<br />
<br />
Nội Tiết 25<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017<br />
<br />
Đặc điểm Trung bình ± ĐLC Yếu tố nguy cơ Tỉ lệ (%)<br />
CRP (Protein C phản ứng) (mg/dl) 153 ± 90 Mu chân 10<br />
Bạch cầu 19.300 ± 1.100 Gót chân 12<br />
Hb (g/dl) 10,1 ± 1,8 Mức độ Sinh hoạt bình thường 64<br />
Thời gian từ lúc BN phát hiện loét chân đến vận động Giảm vận động 34<br />
lúc bị loét Không vận động 2<br />
khi nhập viện trung bình là 22,3 ngày, với 30%<br />
Tự chăm sóc 66<br />
bệnh nhân có đi chân trần. Diện tích vết loét Chăm sóc Chăm sóc tại bệnh viện hay<br />
20<br />
trung bình từ 29,3 cm2 lúc nhập viện giảm còn vết loét nhân viên y tế<br />
11,7 cm2 lúc xuất viện. 68% vết loét khởi đầu từ Không chăm sóc 14<br />
Sử dụng kháng sinh trước nhập viện 50<br />
ngón chân, 14% ở lòng bàn chân, 12% ở gót chân<br />
Xử lý vết loét trước nhập viện 10<br />
và 10% ở mu chân. Khi thăm khám trên lâm 2<br />
Diện tích vết loét lúc nhập viện (cm ) 29,3 ± 8,3<br />
sàng, có 64% vết loét bị chạm xương. Trong khi Chạm xương 64<br />
đó, theo phân độ Wagner, có 58% vết loét phân Độ 3 58<br />
Phân độ<br />
độ 3, 38% phân độ 4 và 4% phân độ 5. Dựa trên Độ 4 38<br />
Wagner<br />
hình ảnh X quang, chúng tôi nhận thấy có 38% Độ 5 4<br />
Giảm đậm độ xương trên X quang 38<br />
hình ảnh giảm đậm độ xương, 22% có hình ảnh<br />
Hủy xương 22<br />
hủy xương và 28% có hình ảnh tụ khí mô mềm. Tụ khí mô mềm 28<br />
82% BN của chúng tôi cấy có vi trùng trong vết<br />
Chúng tôi ghi nhận có 16 BN (chiếm tỉ lệ<br />
thương, với 8% đa vi trùng gây bệnh. Trong đó<br />
32%) đoạn chi, trong đó có 6 BN (12%) đoạn chi<br />
chiếm tỉ lệ cao nhất là Staphylococcus (26%), kế<br />
cao và 10 BN (20%) đoạn chi thấp. Có sự khác<br />
đến là E.Coli (16%) và Klebsiella (16%).<br />
biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm có và<br />
Bảng 2: Các yếu tố nguy cơ nhiễm trùng chân mức không có đoạn chi về thời gian phát hiện vết loét<br />
độ nặng đến lúc nhập viện (p = 0,003), diện tích của vết<br />
Yếu tố nguy cơ Tỉ lệ (%) loét khi nhập viện (p= 0,042) và tình trạng đi<br />
Thời gian phát hiện vết loét đến lúc<br />
nhập viện (ngày)<br />
22,3 ± 18,3 chân trần (p = 0,018). Tỉ lệ bệnh nhân bị đoạn chi<br />
Đi chân trần 30 cao hơn khi thăm khám có chạm xương (p =<br />
Đau khi loét chân 60 0,001) và khi vết loét có phân độ Wagner càng<br />
Vị trí khởi Ngón chân 64 cao (p = 0,004).<br />
phát loét Lòng bàn chân 14<br />
Bảng 3: So sánh các đặc điểm giữa 2 nhóm có đoạn chi và không có đoạn chi<br />
Đặc điểm Nhóm có đoạn chi (n=16) Nhóm không đoạn chi (n=34) Giá trị p<br />
Thời gian phát hiện vết loét đến lúc nhập<br />
28,3 ± 16,4 19,7 ± 18,7 0,003<br />
viện (ngày)<br />
2<br />
Diện tích của vết loét khi nhập viện (cm ) 30,1 ± 5,3 27,6 ± 5,4 0,042<br />
Có 9 6<br />
Đi chân trần 0,018<br />
Không 7 28<br />
Có 16 16<br />
Chạm xương 0,001<br />
Không 0 18<br />
Độ 3 5 24<br />
Phân độ Wagner Độ 4 9 10 0,004<br />
Độ 5 2 0<br />
<br />
BÀN LUẬN dấu hiệu lâm sàng và siêu âm mạch máu chi<br />
dưới do những trường hợp này làm lu mờ các<br />
Trong nghiên cứu, chúng tôi loại trừ các ca dấu hiệu nhiễm trùng chân và làm tăng tỉ lệ cắt<br />
nhiễm trùng chân có dấu hiệu hẹp mạch nặng cụt chi dưới có thể lên đến 90 lần(1,5).<br />
hoặc tắc mạch chi dưới được chẩn đoán bằng các<br />
<br />
<br />
<br />
26 Chuyên Đề Nội Khoa<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Kết quả cho thấy đa số bệnh nhân lớn tuổi, tôi có hội tụ đủ các yếu tố nguy cơ nhiễm trùng<br />
ĐTĐ lâu năm (trung bình 9,2 năm), kiểm soát chân nặng cần nhập viện: vết thương sâu chạm<br />
đường huyết rất kém với đường huyết nhập xương chiếm 64%, đi chân trần chiếm 30%, khi<br />
viện trung bình 278 mg/dl và HbA1c trung bình có vết loét bệnh nhân không giảm vận động vẫn<br />
10,2%. Kiểm soát ĐH kém làm tăng các biến sinh hoạt bình thường làm vết loét nặng hơn,<br />
chứng mạn của ĐTĐ, trong đó nghiên cứu của nhiễm trùng lan nhanh hơn (chiếm 64%) (bảng<br />
chúng tôi cho thấy tất cả bệnh nhân đều có biến 2). Tuy thời gian trung bình bị vết loét trong<br />
chứng thần kinh ngoại biên. Kiểm soát ĐH kém nghiên cứu chúng tôi chưa đến 30 ngày như<br />
cũng là yếu tố nguy cơ cho nhiễm trùng, trong nghiên cứu trên nhưng với tình trạng chăm sóc<br />
đó có nhiễm trùng chân. Tăng ĐH kéo dài làm kém (66% tự chăm sóc), đi chân trần (30%), sử<br />
giảm cơ chế đề kháng tế bào, có thể làm giảm dụng kháng sinh không hợp lí hoặc không dùng<br />
chức năng của bạch cầu đa nhân trung tính trong kháng sinh (50%) làm vết loét bị nhiễm trùng<br />
hoá hướng động, kết dính, thực bào và diệt vi nặng, tổn thương mô lan rộng với kích thước vết<br />
trùng. Khả năng bắt giữ và tiêu diệt loét trung bình 29 cm2, tất cả đều có phân độ<br />
Staphylococcus Aureus bởi bạch cầu đa nhân Wagner 3 trở lên và tỉ lệ cắt cụt lên đến 32%.<br />
trng tính giảm đáng kể ở bệnh nhân ĐTĐ kiểm Hơn nữa Lavery và cộng sự(9) nghiên cứu vết<br />
soát ĐH kém(16). Ngoài ra HbA1c > 9% cũng làm loét chân do chấn thương bị nhiễm trùng cho<br />
tăng nguy cơ loét chân gấp 3 lần so với những thấy người bị ĐTĐ nhận được sự chăm sóc của<br />
BN có HbA1c dưới ngưỡng này(7). Trong nghiên nhân viên y tế chậm hơn một cách có ý nghĩa so<br />
cứu của Eneroth trên 233 bệnh nhân ĐTĐ bị với người không bị ĐTĐ (trung bình 8,7 ngày so<br />
nhiễm trùng mô mềm sâu ở chân cũng có HbA1c với khoảng 5,3 ngày); sự chậm trễ này liên quan<br />
cao là 8,6%(5). chủ yếu đến giảm cảm giác do biến chứng thần<br />
Thời gian từ lúc phát hiện vết loét cho đến kinh ngoại biên (84,4% trong nhóm ĐTĐ so với<br />
lúc nhập viện cũng là yếu tố tiên lượng cho vết 8,7% trong nhóm không bị ĐTĐ). Trong nghiên<br />
loét nhiễm trùng nặng. Trong nghiên cứu thời cứu của chúng tôi, thời gian nhận được chăm sóc<br />
gian này trung bình 22 ngày. Bệnh nhân giảm đúng mức còn chậm trễ hơn (trung bình 22,3<br />
cảm giác do biến chứng thần kinh ngoại biên ngày) liên quan đến biến chứng thần kinh ngoại<br />
(100%) là yếu tố chính gây nên vết loét, là ngõ biên (100% bệnh nhân), một phần do ý thức của<br />
vào của vi trùng, đồng thời làm chậm ghi nhận bệnh nhân và thời gian điều trị kéo dài ở tuyến<br />
vết loét, chăm sóc vết loét không đúng mức dẫn dưới. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh<br />
đến nhiễm trùng chân nặng. Ngoài ra ghi nhận hưởng đến tỉ lệ đoạn chi là yếu tố bệnh nhân:<br />
một số bệnh nhân nhập viện ở tuyến dưới không thái độ, nhận thức, điều kiện tiếp cận y tế, sự<br />
được điều trị đúng mức cũng là yếu tố gây tuân thủ đối với chăm sóc và điều trị bàn chân(6).<br />
nhiễm trùng nặng. Nhiễm trùng chân không Do đó cần nâng cao nhận thức, phát hiện sớm<br />
được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ bị nhiễm loét chân và tuân thủ chăm sóc bàn chân đúng<br />
trùng nặng hơn, tổn thương mô nặng hơn, khả mức để giảm tỉ lệ nhiễm trùng nặng và đoạn chi.<br />
năng đoạn chi cao và có nguy cơ bị nhiễm trùng Vết loét đa số khởi đầu từ các ngón chân,<br />
huyết và tử vong. Nghiên cứu của Lavery và chiếm 64% trong nghiên cứu. Biến chứng thần<br />
cộng sự(8) cho thấy các yếu tố nguy cơ nhiễm kinh ngoại biên và biến dạng bàn chân thường là<br />
trùng chân nhập viện trong mô hình đa biến là yếu tố nguy cơ cho loét ở những vị trí này. Hai<br />
vết thương sâu chạm xương (OR 6,7), thời gian nghiên cứu lớn tiền cứu cho thấy vị trí loét<br />
bị vết loét kéo dài trên 30 ngày (OR 4,7), vết loét thường gặp nhất là ở các đầu ngón (mặt mu và<br />
tái phát (OR 2,4), vết loét do nguyên nhân chấn mặt lòng) chiếm 52%, đặc biệt ngón cái (28%), kế<br />
thương (OR 2,4). Trong nghiên cứu của chúng đến là đầu các xương bàn lòng bàn chân và mu<br />
<br />
<br />
Nội Tiết 27<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017<br />
<br />
chân(3,15). Tuy nhiên độ nặng của vết loét quan nhiễm trùng chân; đặc biệt những nhiễm trùng<br />
trọng hơn vị trí loét trong kết cục điều trị và chân nặng thường kết hợp vi trùng gram dương,<br />
đoạn chi. Nghiên cứu của Apelqvist(3) cho thấy gram âm và kị khí(10,11). Trong mẫu cấy nghiên<br />
vết loét có abces và/ hoặc viêm xương tỉ lệ lành cứu chúng tôi các vi trùng gram âm chiếm<br />
sẹo 57%; hoại thư khu trú lành sẹo chỉ 5% và khoảng 50%. Do đó việc điều trị kháng sinh<br />
hoại thư rộng không có ca nào lành sẹo, phải trong nhiễm trùng nặng cần phối hợp kháng<br />
đoạn chi. Trong nghiên cứu của chúng tôi tất cả sinh điều trị tụ cầu, vi trùng gram âm và có thể<br />
vết loét đều độ 3 Wagner trở lên và có hình ảnh thêm vi trùng kị khí(11).<br />
viêm xương (giảm đậm độ trên X quang) chiếm KẾT LUẬN<br />
38% nên tỉ lệ cắt cụt 32% là hợp lí. Tác giả Anaya<br />
và cộng sự(2) nghiên cứu 166 bệnh nhân bị nhiễm Nhiễm trùng chân mức độ nặng ở BN ĐTĐ<br />
trùng mô mềm chi dưới cũng cho thấy tỉ lệ đoạn thường xảy ra ở những BN có kiểm soát đường<br />
chi là 26%, trong nghiên cứu của huyết kém, hay đi chân trần và không hạn chế<br />
Edelson(4) là 22%. vận động, thường khởi đầu từ ngón chân và có<br />
thời gian nhập viện muộn. Tỉ lệ vi trùng gây<br />
So sánh nhóm đoạn chi và không đọan chi<br />
bệnh cao nhất là Staphylococcus. Tỉ lệ bệnh nhân<br />
ghi nhận có sự khác biệt có ý nghĩa về thời gian<br />
đoạn chi càng cao khi thăm khám có chạm<br />
nhập viện và kích thước của vết loét. Vết loét có<br />
xương, khi thời gian phát hiện vết loét đến lúc<br />
thời gian nhập viện muộn hơn (28,3 so với 19,7<br />
nhập viện càng lâu, diện tích vết loét càng rộng<br />
ngày) có tỉ lệ cắt cụt cao hơn. Vết loét bị nhiễm<br />
và phân độ Wagner càng cao. Từ kết quả nghiên<br />
trùng không điều trị thích hợp để lâu sẽ tổn<br />
cứu chúng tôi thấy rằng để giảm tỉ lệ nhiễm<br />
thương mô nhiều hơn, khả năng đoạn chi cao<br />
trùng chân mức độ nặng và giảm tỉ lệ đoạn chi ở<br />
hơn. Kích thước vết thương có ảnh hưởng đến<br />
bệnh nhân ĐTĐ, điều quan trọng nhất là kiểm<br />
tiên lượng đoạn chi và thời gian lành sẹo. Vết<br />
soát đường huyết tốt, phát hiện sớm các vết loét,<br />
loét có kích thước > 3 cm2 có tỉ lệ đoạn chi cao<br />
đặc biệt là có biến chứng thần kính ngoại biên,<br />
hơn và thời gian lành sẹo lâu hơn(13,17). Ngoài ra<br />
hạn chế vận động trên bàn chân bị loét và đến<br />
kích thước vết loét > 2 cm2 có khả năng tiên đoán<br />
khám và điều trị sớm từ lúc có vết loét chưa bị<br />
viêm xương với LR dương là 7,2(12). Trong nghiên<br />
nhiễm trùng hoặc chỉ bị nhiễm trùmg mức độ<br />
cứu của chúng tôi, kích thước trung bình vết loét<br />
nhẹ. Ngoài ra chọn lựa kháng sinh theo kinh<br />
lớn hơn rất nhiều 29,3 cm2 và nhóm đoạn chi có<br />
nghiệm và điều chỉnh kháng sinh phù hợp theo<br />
kích thước lớn hơn 1 cách có ý nghĩa so với<br />
vi trùng học cũng là yếu tố quan trọng giúp điều<br />
nhóm không đoạn chi và tỉ lệ viêm xương (trên<br />
trị nhiễm trùng chân đạt kết quả tốt.<br />
hình ảnh X quang) cao lên đến 60%.<br />
Ngoài ra độc lực vi trùng cũng góp phần làm<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Amstrong DG, Lavery LA, Harkless LB (1998). Validation of a<br />
cho nhiễm trùng chân nặng hơn, tổn thương mô diabetic wound classification system. The contribution of<br />
nhiều hơn. Trong nghiên cứu chúng tôi, kết quả depth, infection and ischemia to risk of amputation. Diabetes<br />
cấy mủ cho thấy 74% đơn vi trùng, 8% đa vi Care;21: 855-859.<br />
2. Anaya DA, McMahon K, Nathens AB, Sullivan SR, Foy H,<br />
trùng và 18% không mọc. Bệnh nhân bị nhiễm Bulger E (2005). Predictors of mortality and limb loss in<br />
trùng chân nặng có tỉ lệ cấy âm tính như vậy có necrotizing soft tissue infections. Arch Surg 2005;140:151-157.<br />
thể liên quan đến bệnh nhân sử dụng kháng 3. Apelqvist J, Castenfors J, Larsson J (1989). Wound classification<br />
is more important than site of ulceration in the outcome of<br />
sinh trước nhập viện (50%). Staphylococcus diabetic foot ulcers. Diabet Med;6:526–530.<br />
aureus chiếm tỉ lệ cao nhất (26%) và đa số là 4. Edelson GW, Armstrong DG, Lavery LA, Caicco G (1996). The<br />
acutely infected diabetic foot is not adequately evaluated in an<br />
kháng với nhiều loại kháng sinh. Phù hợp với<br />
inpatient setting. Arch Intern Med;156:2373-2378.<br />
ghi nhận y văn cho thấy tụ cầu là nguyên nhân<br />
thường gặp nhất, có độ lực mạnh nhất trong<br />
<br />
<br />
28 Chuyên Đề Nội Khoa<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
5. Eneroth M, Apelqvist J, Stenstrom A (1997). Clinical site, patient's age, sex and type and duration of diabetes on the<br />
characteristics and outcome in 223 diabetic patients with deep outcome of diabetic foot ulcers. Diabet Med, 18:133-138.<br />
foot infections. Foot Ankle Int 18:716-722. 14. Prompers L, Huijberts M, Apelqvist J, Jude E, et al (2007). High<br />
6. Jeffcoate WJ, Margolis DJ (2012). Incidence of major amputation prevalence of ischaemia, infection and serious comorbidity in<br />
for diabetes in Scotland sets a target for us all. Diabetes Care; patients with diabetic foot disease in Europe. Baseline results<br />
35:2419–2420. from the Eurodiale study. Diabetologia 50:18–25.<br />
7. Lavery LA, Amstrong DG, Vela SA, Quebedeaux TL, Fleischli 15. Reiber GE, Lipsky BA, Gibbons GW (1998). The burden of<br />
JG (1998). Practical criteria for screening patients at high risk for diabetic foot ulcers. Am J Surg;176(2A):5S–10S.<br />
diabetic foot ulceration. Arch Intern Med; 158:157-162. 16. Richard JL, Lavigne JP, Sotto A (2012). Diabetes and foot<br />
8. Lavery LA, Amstrong DG, Wunderlich RP, et al (2006). Risk infection: more than double trouble. Diabetes Metab Res Rev,<br />
factors for foot infections in individuals with diabetes. Diabetes 28(Suppl 1): 46–53.<br />
care; 29:1288-1293. 17. Treece KA, Macfarlane RM, Pound N, Game FL, Jeffcoate WJ<br />
9. Lavery LA, Walker SC, Harkless LB, Felder-Johnson K (1995). (2004). Validation of a system of foot ulcer classification in<br />
Infected puncture wounds in diabetic and nondiabetic adults. diabetes mellitus. Diabet Med, 21:987-991.<br />
Diabetes care; 18:1588-1591. 18. Validation of Michigan neuropathy screening instrument for<br />
10. Lipsky BA, Berendt AR, Deery HG, Embil JM, et al (2004). diabetic peripheral neuropathy. (2006) Clinical neurology and<br />
Diagnosis and treatment of diabetic foot infections. Clinical neurosurgery, Volume 108, Issue 5, Pages 477–481<br />
Infectious Disease; 39: 885-910.<br />
11. Lipsky BA, Peters EJG, Senneville E, et al (2012). Expert opinion<br />
on the management of infections in the diabetic foot. Diabetes<br />
Ngày nhận bài báo: 18/11/2016<br />
Metab Res Rev, 28(Suppl 1): 163–178. Ngày phản biện nhận xét bài báo: 16/12/2016<br />
12. Newman LG, Waller J, Palestro CJ, et al (1991). Unsuspected<br />
osteomyelitis in diabetic foot ulcers. Diagnosis and monitoring<br />
Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017<br />
by leukocyte scanning with indium in 111 oxyquinoline.<br />
JAMA, 266(9):1246–51.<br />
13. Oyibo SO, Jude EB, Tarawneh I, Nguyen HC, Armstrong DG,<br />
Harkless LB, Boulton AJM. (2001). The effects of ulcer size and<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nội Tiết 29<br />