Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ<br />
VÀ NGUYÊN NHÂN XUẤT HUYẾT NÃO KHÔNG DO TĂNG HUYẾT ÁP<br />
Phạm Thị Ngọc Quyên*, Vũ Anh Nhị**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Khảo sát các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân xuất huyết não không do tăng huyết áp.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang, mô tả 89 bệnh nhân xuất huyết não cấp nhập vào khoa Nội thần kinh<br />
– bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 2/2009 đến hết tháng 8/2009 thỏa mãn các tiêu chuẩn chọn mẫu.<br />
Kết quả: Tuổi mắc bệnh trung bình 50,6; , tỉ lệ nam: nữ là 1,6:1. Đặc điểm lâm sàng: triệu chứng cơ năng<br />
chiếm tỉ lệ cao nhất là đau đầu 73%, triệu chứng thực thể chiếm tỉ lệ cao nhất là khiếm khuyết vận động 78%,<br />
ngoài ra có 10% bệnh nhân xuất huyết não không ghi nhận triệu chứng thực thể. Điểm Glasgow Coma Scale<br />
trung bình là 13,3. Vị trí xuất huyết não thường gặp nhất là xuất huyết não thùy, với thùy đỉnh chiếm tỉ lệ cao<br />
nhất 36%. Xuất huyết hạch nền là vị trí có tỉ lệ tìm được nguyên nhân xuất huyết não ít nhất (27,8%).<br />
Các yếu tố nguy cơ xuất huyết não trên bệnh nhân không tăng huyết áp chiếm các tỉ lệ như sau: uống rượu<br />
27%, hút thuốc lá 27%, cholesterol máu ≤ 160 mg% chiếm 18%.<br />
Các nguyên nhân xuất huyết não tìm được: túi phình động mạch 12,4%; dị dạng mạch máu não 10,1%; rối<br />
loạn đông máu 9%; u não 4,5%; do viêm – nhiễm 4,5%; huyết khối tĩnh mạch não 3,4% và chưa rõ nguyên nhân<br />
56,1%<br />
Kết luận: Các yếu tố nguy cơ thường gặp nhất là uống rượu và hút thuốc lá. Các nguyên nhân xuất huyết<br />
não tìm được chiếm tỉ lệ cao nhất là túi phình động mạch và dị dạng mạch máu não. Dị dạng mạch máu não và<br />
túi phình động mạch thường gặp ở nhóm tuổi dưới 40, nhóm tuổi dưới 40 có tỉ lệ xuất huyết não tìm được<br />
nguyên nhân cao hơn so với nhóm từ 40 tuổi trở lên.<br />
Từ khóa: Xuất huyết não, Tăng huyết áp, Glasgow Coma Scale.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
INVESTIGATE THE RISK FACTORS AND THE CAUSES OF NON-HYPERTENSION<br />
HAEMORRHAGE STROKE<br />
Pham Thi Ngoc Quyen, Vu Anh Nhi<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 228 - 233<br />
Objectives: Investigate the risk factors and the causes of non- hypertension hemorrhage stroke.<br />
Methods: a cross sectional study was carried out with 89 acute haemorrhage stroke patients, who satisfied<br />
the selected criteria, admitted to Neurology department of Cho Ray hospital from February 2009 to August 2009.<br />
Results: the mean age was 50.6. The rate of male/female was 1.6/1. Clinical characteristics: the most common<br />
symptom was headache with 73%; the most common sign was neurologic deficit with 78%; and there were 10% of<br />
haemorrhage stroke cases without signs. The mean score of Glasgow Coma Scale was 13.3. On localizing<br />
haemorrhage lesion, the percentage of lobar cerebral haemorrhage was the highest one, in which, the percentage of<br />
parietal cerebral haemorrhage was 36%. Basal cerebral haemorrhage was the area which had the less percentage of<br />
finding out causes (27.8%).<br />
<br />
**<br />
<br />
*<br />
<br />
Bệnh viện Đại Học Y Dược TP.Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: BS. Phạm Thị Ngọc Quyên<br />
<br />
228<br />
<br />
ĐT: 0983273261<br />
<br />
Đại Học Y Dược TP.Hồ Chí Minh<br />
Email: quyenpham82@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Risk factors of non-hypertension haemorrhage stroke: alcohol addiction rate was 27%, smoking rate was 27%,<br />
low total cholesterol concentration (≤ 160mg %) rate was 18%.<br />
The causes of haemorrhage stroke: cerebral aneurysm rate was 12.4%; arteriovenous malformation rate was<br />
10.1%; coagulation disorder rate was 9%; brain tumor rate was 4.5%; infected and non-infected vasculitis rate<br />
was 4.5%; cerebral venous thrombosis rate was 3.4%, unknown cause rate was 56.1%.<br />
Conclusion: the most common risk factors were alcohol addiction and smoking. Among the finding-out<br />
causes, cerebral aneurysm and arteriovenous malformation take the highest rate. Cerebral aneurysm and<br />
arteriovenous malformation were most seen on younger group (< 40 years old). The under 40 year-old group had<br />
finding-out cause rate higher than the other one.<br />
Key words: haemorrhage stroke, hypertension, Glasgow Coma Scale.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Mỗi năm, tại Hoa Kì có khoảng 37000 đến<br />
52400 người bị xuất huyết não. Con số này được<br />
dự đoán sẽ tăng gấp đôi trong vòng 50 năm tới.<br />
Xuất huyết não chiếm khoảng 10-15% tất cả các<br />
trường hợp đột quỵ và có tỉ lệ tử vong cao nhất(1).<br />
Các khảo sát phân loại đột qụy tại các bệnh viện<br />
của Việt Nam cho thấy tỉ lệ xuất huyết não cao<br />
hơn hẳn các số liệu của quốc tế, có khi lên tới<br />
57,08%(2), được xem như hệ quả của nhiễu do<br />
nguồn được tuyển để thu thập số liệu vì thường<br />
các bệnh nhân bị đột quị nặng mới nhập viện.<br />
Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về xuất<br />
huyết não, nhưng chủ yếu là về xuất huyết não<br />
do tăng huyết áp(6). Vì vậy, chúng tôi tiến hành<br />
nghiên cứu này nhằm khảo sát một cách tổng<br />
quát về tỉ lệ, lâm sàng và cận lâm sàng của xuất<br />
huyết não do nhóm nguyên nhân còn lại- không<br />
do tăng huyết áp.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Đặc điểm nhân trắc học, lâm sàng và hình<br />
ảnh học của xuất huyết não không do tăng<br />
huyết áp.<br />
Khảo sát các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân<br />
của xuất huyết não không do tăng huyết áp.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
Tất cả bệnh nhân xuất huyết não cấp nhập<br />
vào khoa Nội thần kinh – bệnh viện Chợ Rẫy từ<br />
tháng 1/2009 đến hết tháng 8/2009 thỏa mãn các<br />
tiêu chuẩn chọn mẫu.<br />
<br />
Thần Kinh<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Cắt ngang, mô tả.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Tuổi<br />
Tuổi trung bình 50,6 ± 16,7. Nhỏ nhất là 12<br />
tuổi và lớn nhất là 88 tuổi.<br />
<br />
Giới<br />
Số BN nam là 55 (62%) và nữ là 34 (38%).<br />
<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
Triệu chứng cơ năng<br />
Bảng 1 Triệu chứng cơ năng<br />
Triệu chứng<br />
Đau đầu<br />
Nôn ói<br />
Khiếm khuyết TK<br />
Rối loạn tri giác<br />
Rối loạn ngôn ngữ<br />
Co giật<br />
<br />
Số ca<br />
65<br />
43<br />
50<br />
33<br />
12<br />
15<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
73<br />
48<br />
56<br />
37<br />
13<br />
17<br />
<br />
Triệu chứng thực thể<br />
Bảng 2 Triệu chứng thực thể<br />
Triệu chứng<br />
Vận động<br />
Cảm giác<br />
Thị trường<br />
Vận nhãn<br />
Phủ định nửa thân<br />
Ngôn ngữ<br />
Hội chứng màng não<br />
Hội chứng tiểu não<br />
<br />
Số ca<br />
69<br />
12<br />
12<br />
7<br />
2<br />
21<br />
31<br />
2<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
78<br />
13<br />
13<br />
8<br />
2<br />
24<br />
35<br />
2<br />
<br />
Điểm Glasgow Coma Scale lúc nhập viện<br />
Điểm Glasgow Coma Scale trung bình là 13,3<br />
± 2,7 điểm, với điểm tối đa là 15 và tối thiểu là 6<br />
<br />
229<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
điểm. Glasgow Coma Scale < 8 điểm chiếm 8% (7<br />
bệnh nhân), còn lại là 92% bệnh nhân có điểm<br />
Glasgow Coma Scale ≥ 8 điểm.<br />
<br />
Thể tích ổ xuất huyết<br />
Thể tích ổ xuất huyết trung bình là<br />
10,1±13,5ml. Trong đó, ổ xuất huyết có thể tích<br />
dưới 15 ml chiếm 76%, từ 15 đến 30 ml chiếm<br />
18%, và trên 30 ml chiếm 6%.<br />
<br />
Các yếu tố nguy cơ<br />
Bảng 3 Các yếu tố nguy cơ<br />
Các yếu tố Tuổi < 40 (n=19) Tuổi ≥ 40 (n=70) Tổng<br />
nguy cơ<br />
Số lượng<br />
Số lượng<br />
cộng<br />
Hút thuốc lá<br />
5<br />
19<br />
24<br />
Uống rượu<br />
3<br />
21<br />
24<br />
Cholesterol<br />
3<br />
13<br />
16<br />
máu ≤ 160%<br />
<br />
Uống rượu: tỉ lệ có tiền sử uống trên 100g<br />
rượu mỗi ngày là 27%, không uống rượu hoặc<br />
uống ít hơn chiếm 73%.<br />
Hút thuốc lá: tỉ lệ bệnh nhân có tiền sử hút<br />
thuốc lá là 27%, và không hút thuốc lá là 73%.<br />
Giảm cholesterol máu: tỉ lệ BN có nồng độ<br />
cholesterol máu ≤ 160mg% là 18%, tỉ lệ BN có<br />
cholesterol máu > 160mg% là 82%.<br />
<br />
Các nguyên nhân gây xuất huyết não<br />
Ghi nhận 39 trường hợp xuất huyết não<br />
không tăng huyết áp tìm được nguyên nhân<br />
(43,9%) và 50 trường hợp xuất huyết não chưa rõ<br />
nguyên nhân (56,1%). Trong nhóm tìm được<br />
nguyên nhân, túi phình động mạch là nguyên<br />
nhân chiếm tỉ lệ cao nhất 12,4% (11 trường hợp);<br />
tiếp đến là dị dạng mạch máu não chiếm 10,1%<br />
(9 trường hợp); rối loạn đông máu 9% (8 trường<br />
hợp); u não 4,5% (4 trường hợp); viêm mạch<br />
4,5% (4 trường hợp); huyết khối tĩnh mạch não<br />
3,4% (3 trường hợp).<br />
<br />
230<br />
<br />
25<br />
<br />
22<br />
<br />
20<br />
Thể tích (ml)<br />
<br />
Vị trí xuất huyết<br />
Thùy đỉnh là vị trí xuất huyết não thường<br />
gặp nhất, chiếm tỉ lệ 36%; tiếp theo là thùy thái<br />
dương 25%; hạch nền/ bao trong 20%; thùy trán<br />
18%; thùy chẩm 13%; đồi thị 9%; tiểu não 4%;<br />
thân não 2%; xuất huyết não nhiều ổ 11%.<br />
<br />
So sánh về thể tích trung bình của ổ máu tụ<br />
giữa các nhóm nguyên nhân xuất huyết não<br />
<br />
15<br />
<br />
12,7<br />
<br />
10<br />
5,5<br />
5<br />
<br />
4,4<br />
2,8<br />
<br />
2,3<br />
<br />
0<br />
Dị dạng Túi phình Rối loạn U não<br />
Huyết Do viêm<br />
mạch<br />
động<br />
đông<br />
khối tĩnh - nhiễm<br />
máu não mạch<br />
máu<br />
mạch<br />
não<br />
<br />
Biểu đồ 1 Thể tích trung bình ổ máu tụ theo nguyên<br />
nhân xuất huyết não.<br />
<br />
So sánh về nguyên nhân xuất huyết não giữa<br />
các nhóm tuổi<br />
Bảng 4 Tần suất các nguyên nhân xuất huyết não<br />
theo nhóm tuổi<br />
Nguyên nhân<br />
Dị dạng<br />
mạch máu não<br />
Túi phình động mạch<br />
Rối loạn đông máu<br />
U não<br />
Huyết khối<br />
tĩnh mạch não<br />
Do viêm – nhiễm<br />
Chưa rõ<br />
nguyên nhân<br />
<br />
Tuổi < 40 (n=19) Tuổi ≥ 40 (n=70)<br />
Số lượng(%)<br />
Số lượng(%)<br />
5 (26,3)<br />
4 (5,7)<br />
6 (31,5)<br />
1 (5,3)<br />
1 (5,3)<br />
1 (5,3)<br />
<br />
5 (7,1)<br />
7 (10)<br />
3 (4,3)<br />
2 (2,9)<br />
<br />
0 (0)<br />
5 (26,3)<br />
<br />
4 (5,7)<br />
45 (64,3)<br />
<br />
Đối với nhóm tuổi dưới 40, tỉ lệ xuất huyết<br />
não do vỡ dị dạng mạch máu não chiếm tỉ lệ cao<br />
hơn so với nhóm tuổi từ 40 trở lên. Sự khác biệt<br />
này có ý nghĩa thống kê (Fisher; p=0,019).<br />
- Tỉ lệ xuất huyết não do vỡ túi phình động<br />
mạch trên nhóm bệnh nhân dưới 40 tuổi cao hơn<br />
so với nhóm từ 40 tuổi trở lên. Sự khác biệt này<br />
có ý nghĩa thống kê (χ2(1)= 8,2379; p= 0,004).<br />
- Trên nhóm bệnh nhân dưới 40 tuổi, tỉ lệ<br />
xuất huyết não chưa tìm được nguyên nhân thấp<br />
hơn so với nhóm từ 40 tuổi trở lên. Sự khác biệt<br />
này có ý nghĩa thống kê (χ2(1)= 8,7516; p= 0,003).<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Tuổi trung bình của bệnh nhân xuất huyết<br />
não không do tăng huyết áp là 50,6 ± 16,7.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
Nghiên cứu của H Schutz và cộng sự(5) thì tuổi<br />
trung bình của xuất huyết não tự phát là 66 tuổi.<br />
Nghiên cứu của Hồ Hữu Thật và cộng sự(2), tuổi<br />
trung bình của xuất huyết não do Tăng huyết áp<br />
là 59,24 ± 13,45. Như vậy, tuổi trung bình trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với các<br />
nghiên cứu trong nước và ngoài nước. Sự khác<br />
biệt này do nghiên cứu của chúng tôi về xuất<br />
huyết não không do tăng huyết áp, trong đó bao<br />
gồm các trường hợp xuất huyết não do vỡ túi<br />
phình động mạch và vỡ dị dạng mạch máu não –<br />
vốn là những nguyên nhân thường gặp nhất<br />
trên xuất huyết não ở người trẻ.<br />
Tỉ lệ nam/nữ (55/34) là 1,6. Theo nghiên cứu<br />
của Hồ Hữu Thật và cộng sự(1), tỉ lệ nam/nữ là<br />
2,28. Nghiên cứu của H Schutz và cộng sự(5), tỉ lệ<br />
nam/nữ là 1,5.Tỉ lệ nam/nữ không khác biệt giữa<br />
nghiên cứu của chúng tôi với các nghiên cứu<br />
trong và ngoài nước, cũng như không khác biệt<br />
giữa các nghiên cứu về xuất huyết não tự phát<br />
trên bệnh nhân tăng huyết áp và không tăng<br />
huyết áp.<br />
Tỉ lệ bệnh nhân không ghi nhận triệu chứng<br />
thực thể trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm<br />
10% (9 bệnh nhân). Những bệnh nhân này nhập<br />
viện vì các triệu chứng cơ năng như: đau đầu (7<br />
người), nôn ói (6 người), co giật (4 người). Tỉ lệ<br />
này rất đáng chú ý đối với các bác sĩ lâm sàng<br />
trong việc thận trọng đánh giá và phát hiện kịp<br />
thời những trường hợp đột quỵ xuất huyết não<br />
với các khiếm khuyết thần kinh tối thiểu.<br />
Điểm Glasgow Coma Scale lúc nhập viện<br />
trung bình là 13,3 ± 2,7. Trong đó, tỉ lệ bệnh nhân<br />
có điểm hôn mê Glasgow < 8 là 8% (7 bệnh<br />
nhân), còn lại 92% bệnh nhân có điểm Glasgow ≥<br />
8. Nghiên cứu của Hồ Hữu Thật(2), Glasgow<br />
trung bình của bệnh nhân xuất huyết não do<br />
tăng huyết áp là 11,24 ± 4,33; nghiên cứu của<br />
A.R. Massaro và cộng sự(3) Glasgow trung bình<br />
trên bệnh nhân xuất huyết não thùy là 12. Như<br />
vậy, nghiên cứu của chúng tôi có điểm hôn mê<br />
Glasgow trung bình cao hơn so với các nghiên<br />
cứu về xuất huyết não do tăng huyết áp.<br />
<br />
Thần Kinh<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, xuất<br />
huyết não thùy có tần suất cao nhất (61 trường<br />
hợp) với tỉ lệ tìm được nguyên nhân gây xuất<br />
huyết não là 45,9%; trong khi đó xuất huyết<br />
hạch nền có tần suất là 18 trường hợp nhưng<br />
có tỉ lệ tìm được nguyên nhân xuất huyết não<br />
ít nhất (27,8%).<br />
Tỉ lệ bệnh nhân có tiền sử uống trên 100g<br />
rượu mỗi ngày là 27%. Nghiên cứu của<br />
A.R.Massaro và cộng sự(3), tỉ lệ bệnh nhân xuất<br />
huyết não thùy có tiền sử uống rượu là 14,7. Kết<br />
quả nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ uống rượu<br />
cao hơn khi so với nghiên cứu của nước ngoài<br />
(trong đó, định nghĩa biến trong nghiên cứu của<br />
chúng tôi giống với nghiên cứu của J.L.RuizSandoval và cộng sự(4)). Sự khác biệt này, có lẽ do<br />
đối tượng nhập Khoa nội thần kinh bệnh viện<br />
Chợ Rẫy chủ yếu từ vùng nông thôn vốn có thói<br />
quen uống rượu nhiều.<br />
Tỉ lệ bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá là<br />
27%. Theo nghiên cứu của J.L.Ruiz-Sandoval<br />
và cộng sự(4), tỉ lệ người trẻ (< 40 tuổi) xuất<br />
huyết não có tiền sử hút thuốc lá là 20%. Như<br />
vậy, tỉ lệ bệnh nhân xuất huyết não có tiền sử<br />
hút thuốc lá trong nghiên cứu của chúng tôi<br />
cao hơn so với nghiên cứu của J.L.RuizSandoval và cộng sự (định nghĩa biến của hai<br />
nghiên cứu giống nhau). Điều này có lẽ do<br />
người Việt Nam có thói quen hút thuốc lá<br />
nhiều hơn so với người nước ngoài.<br />
Kết quả về tỉ lệ người xuất huyết não không<br />
do tăng huyết áp có nồng độ cholesterol máu ≤<br />
160mg% là 18%, tỉ lệ người có cholesterol máu ><br />
160mg% là 82%. Cơ chế bên dưới mối liên hệ này<br />
vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên mối liên quan về<br />
sinh bệnh đã được đề cập đến trong một số<br />
nghiên cứu gần đây trên dân số Châu Á, người<br />
Hawaii gốc Nhật và người Mỹ da trắng. Một số<br />
nghiên cứu cho rằng sự tương tác giữa tăng<br />
huyết áp tâm trương và cholesterol thấp đã làm<br />
suy yếu các tế bào nội mô của các động mạch<br />
não, gây xuất huyết não trên các bệnh nhân có<br />
tăng huyết áp. Woo và cộng sự nghiên cứu về<br />
giá trị của lipid máu trên bệnh nhân đột quỵ cấp<br />
<br />
231<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
và không phát hiện khác biệt trên bệnh nhân<br />
xuất huyết não. Vì vậy, vai trò của cholesterol<br />
máu thấp đối với xuất huyết não còn cần phải<br />
được nghiên cứu nhiều hơn trong tương lai.<br />
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận 39<br />
trường hợp xuất huyết não không tăng huyết áp<br />
tìm được nguyên nhân (43,9%) và 50 trường hợp<br />
xuất huyết não chưa rõ nguyên nhân (56,1%).<br />
Trong nhóm tìm được nguyên nhân, túi phình<br />
động mạch là nguyên nhân chiếm tỉ lệ cao nhất<br />
12,4% (11 trường hợp); tiếp đến là dị dạng mạch<br />
máu não chiếm 10,1% (9 trường hợp); rối loạn<br />
đông máu 9% (8 trường hợp); u não 4,5% (4<br />
trường hợp); viêm mạch 4,5% (4 trường hợp);<br />
huyết khối tĩnh mạch não 3,4% (3 trường hợp).<br />
Theo nghiên cứu của J.L.Ruiz-Sandoval và<br />
cộng sự(4), nguyên nhân xuất huyết não thường<br />
gặp nhất trên những bệnh nhân dưới 40 tuổi là<br />
vỡ dị dạng động tĩnh mạch (chiếm 33%); chưa<br />
tìm được nguyên nhân xuất huyết não chiếm tỉ<br />
lệ 15%; và nhóm bệnh nhân xuất huyết não do<br />
dùng các thuốc hướng giao cảm chiếm tỉ lệ 4%.<br />
Khi so sánh nhóm bệnh nhân dưới 40 tuối<br />
trong nghiên cứu của chúng tôi với nghiên cứu<br />
của J.L.Ruiz-Sandoval và cộng sự(4), tỉ lệ dị dạng<br />
mạch máu não tìm được trong nghiên cứu của<br />
chúng tôi thấp hơn trong khi tỉ lệ chưa tìm được<br />
nguyên nhân xuất huyết não lại cao hơn. Trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi, chưa ghi nhận trường<br />
hợp nào có nguyên nhân xuất huyết não liên<br />
quan đến việc dùng các thuốc hướng giao cảm.<br />
Điều này có lẽ do điều kiện của phòng xét<br />
nghiệm tại bệnh viện Chợ Rẫy hiện nay vẫn còn<br />
rất hạn chế trong việc phát hiện các chất kích<br />
thích trong máu và nước tiểu; phần khác có lẽ do<br />
tình trạng quá tải thường trực tại viện làm hạn<br />
chế phần nào việc đầu tư thời gian khai thác tiền<br />
sử dùng thuốc của các bác sĩ lâm sàng. Mặt khác,<br />
tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu nếu được<br />
chụp mạch máu não chỉ chụp một lần duy nhất<br />
(do điều kiện kinh tế cũng như áp lực xuất viện<br />
trong tình trạng quá tải). Do đó, có thể bỏ sót dị<br />
<br />
232<br />
<br />
dạng mạch máu cũng như các bất thường khác<br />
do chụp phim trong giai đoạn cấp trên nhóm<br />
bệnh nhân được kết luận là xuất huyết não chưa<br />
rõ nguyên nhân. Ngoài ra, trong nghiên cứu của<br />
chúng tôi chỉ có 19 bệnh nhân dưới 40 tuổi, nên<br />
khác biệt về tỉ lệ các nguyên nhân xuất huyết não<br />
tìm được so với nghiên cứu của J.L.RuizSandoval(4) và cộng sự chưa phản ánh chính xác.<br />
Cần phải có những nghiên cứu về xuất huyết<br />
não ở người trẻ trên dân số Việt Nam (< 40 tuổi)<br />
với cỡ mẫu lớn hơn mới phản ánh chính xác hơn.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Tuổi<br />
Tuổi mắc bệnh trung là 50,6. Tỉ lệ nam: nữ<br />
là 1,6:1.<br />
Đặc điểm lâm sàng: triệu chứng cơ năng<br />
chiếm tỉ lệ cao nhất là đau đầu 73%, triệu chứng<br />
thực thể chiếm tỉ lệ cao nhất là khiếm khuyết vận<br />
động 78%, 10% bệnh nhân xuất huyết não không<br />
ghi nhận triệu chứng thực thể. Điểm Glasgow<br />
Coma Scale trung bình là 13,3.<br />
Vị trí xuất huyết não thường gặp nhất là<br />
xuất huyết não thùy, với thùy đỉnh chiếm tỉ lệ<br />
cao nhất 36%. Xuất huyết hạch nền là vị trí có<br />
tỉ lệ tìm được nguyên nhân xuất huyết não ít<br />
nhất (27,8%).<br />
<br />
Các yếu tố nguy cơ<br />
Các yếu tố nguy cơ xuất huyết não trên bệnh<br />
nhân không tăng huyết áp lần lượt chiếm các tỉ<br />
lệ: uống rượu 27%, hút thuốc lá 27%, cholesterol<br />
máu ≤ 160 mg% 18%.<br />
Các nguyên nhân xuất huyết não tìm được:<br />
túi phình động mạch 12,4%; dị dạng mạch máu<br />
não 10,1%; rối loạn đông máu 9%; u não 4,5%; do<br />
viêm – nhiễm 4,5%; huyết khối tĩnh mạch não<br />
3,4% và chưa rõ nguyên nhân 56,1%.<br />
Dị dạng mạch máu não và túi phình động<br />
mạch thường gặp ở nhóm tuổi dưới 40, nhóm<br />
tuổi dưới 40 có tỉ lệ xuất huyết não tìm được<br />
nguyên nhân cao hơn so với nhóm từ 40 tuổi<br />
trở lên.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />