Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
<br />
KHẢO SÁT CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN PEYRONIE<br />
Mai Bá Tiến Dũng *, Dương Quang Huy *<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trên nhóm bệnh nhân Peyronie<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu mô tả. Tất cả những bệnh nhân được chẩn đoán<br />
Peyronie đã ổn định trên 6 tháng và đồng ý phẫu thuật điều trị tại khoa Nam Học, bệnh viện Bình Dân, từ<br />
01/2011 đến 31/7/2014.<br />
Kết quả: Có tất cả 19 bệnh nhân được khảo sát. Độ tuổi trung bình là 58,31 ± 8,50 với các bệnh lý đi kèm<br />
thường gặp là RLC (>50%), đái tháo đường (42,1%), rối loạn mỡ máu (36,8%) và tăng huyết áp (26,3%). Bệnh<br />
nhân thường than phiền như khó khăn trong việc đưa dương vật vào quan hệ (50%), đau khi cương (47,4%),<br />
đau khi quan hệ (38,9%) và làm đau bạn tình (33,3%). Bệnh gây ảnh hưởng tâm lý ít nhiều đến người bệnh<br />
(52,6%) và tạo tâm lý e ngại né tránh quan hệ ở bạn tình (16,7%).<br />
Kết luận: Peyronie gây ảnh hưởng trực tiếp lên hoạt động tình dục và tâm lý của người bệnh cũng như của<br />
bạn tình.<br />
Từ khóa: cong dương vật mắc phải, xơ hóa thể hang.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
SURVEY OF PEYRONIE’S CHARACTERISTICS<br />
Mai Ba Tien Dung, Duong Quang Huy * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 4 - 2015: 226 - 231<br />
Objective: Surveys of clinical and paraclinical characteristics in Peyronie’s disease<br />
Patients and Methods: A descriptive prospective study. All patients had been diagnosed with Peyronie’s<br />
disease stable over 6 months and agree surgical treatment at the Andrology Department, Binh Dan Hospital,<br />
from January 1st 2011 to July 31st 2014.<br />
Results: There are 19 patients were examined. The average age 58.31 ± 8.50 with the common comorbidity<br />
was ED (> 50%), diabetes mellitus (42.1%), dyslipidemia (36.8%) and hypertension (26.3%). Patients often<br />
complain of such difficulty in making love (50%), pain when erection (47.4%), pain during sex (38.9%) and<br />
hurting their partners (33.3 %). The disease affects on his psychology (52.6%) and refusing sex from their<br />
partners (16.7%).<br />
Conclusion: Peyronie direct influence on sexual activity and the psychology of the patient and his partner.<br />
Keywords: Acquired penile curvature (APC), Peyronie’s disease.<br />
thể hang của dương vật, dẫn đến tình trạng cong<br />
MỞ ĐẦU<br />
và đau của dương vật khi cương cứng. Nhóm<br />
Bệnh Peyronie được mô tả lần đầu tiên bởi<br />
bệnh này thường xuất hiện ở đàn ông từ 40 đến<br />
tác giả François Gigot de la Peyronie(1) vào năm<br />
70 tuổi (Gelbard(4) và Lindsay(8)) và tác động tâm<br />
1743. Theo các tác giả Mulhall JP(10), Kumar B(7)<br />
lý của nó là rất nghiêm trọng. Bệnh gây đau đớn<br />
và Sommer F(16) thì tần suất bệnh Peyronie được<br />
về thể chất cũng như cảm xúc cho cả bệnh nhân<br />
ghi nhận là từ 0,4-9%. Tuy nhiên, nguyên nhân<br />
lẫn bạn tình và hậu quả là họ sẽ né tránh trong<br />
chính xác của tình trạng này vẫn chưa rõ ràng.<br />
quan hệ tình dục.<br />
Bệnh được đặc trưng bởi sự hình thành các mô<br />
Tại Việt Nam hiện vẫn chưa có các báo cáo<br />
sẹo cứng và có thể sờ thấy được trên bao trắng<br />
* Khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân Tp.HCM<br />
Tác giả liên lạc: BS. Dương Quang Huy<br />
ĐT: 0908003685<br />
<br />
226<br />
<br />
Email: moiden857@yahoo.com<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
đầy đủ về đặc điểm ghi nhận được trên nhóm<br />
bệnh nhân này. Do đó chúng tôi quyết định tiến<br />
hành khảo sát các đặc điểm của nhóm bệnh<br />
nhân này.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Dân. Chúng tôi tiến hành thu thập số liệu và ghi<br />
nhận kết quả như sau:<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Tiền cứu mô tả. Phương pháp thu thập số<br />
liệu: phỏng vấn trực tiếp trên bản câu hỏi soạn<br />
sẵn.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Bệnh nhân được chẩn đoán Peyronie từ<br />
01/2011 đã ổn định trên 6 tháng và đồng ý<br />
phẫu thuật điều trị tại khoa Nam Học bệnh<br />
viện Bình Dân.<br />
<br />
Các bước tiến hành<br />
Bệnh nhân được chẩn đoán Peyronie có đủ<br />
xét nghiệm (siêu âm, sinh hóa máu, ECG) từ<br />
phòng khám và có chỉ định phẫu thuật sẽ được<br />
xem xét theo tiêu chuẩn chọn bệnh.<br />
Tại phòng hội chẩn duyệt mổ, bệnh nhân sẽ<br />
được:<br />
- Khai thác bệnh sử: lý do khám bệnh, thời<br />
điểm phát hiện và các ảnh hưởng do CDV gây ra<br />
cho bệnh nhân và bạn tình, tiền căn có chấn<br />
thương vùng dương vật và các yếu tố nguy cơ<br />
(Cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu,<br />
nghiện rượu hay bệnh tim thiếu máu cục bộ).<br />
Tần suất quan hệ hàng tháng hiện tại.<br />
<br />
Biểu đồ 1. Lý do chính đến khám và điều trị<br />
Tuổi trung bình của 19 bệnh nhân là 58,31 ±<br />
8,50 (48-72 tuổi).<br />
Phần lớn (17/19) các bệnh nhân đang chung<br />
sống với vợ. Trong nhóm này có 1 trường hợp có<br />
quan hệ bên ngoài và đang mong con vì con trai<br />
lớn mất do tai nạn giao thông trong khi vợ đã<br />
mãn kinh và không thể mang thai. Có 1 bệnh<br />
nhân mặc dù chung sống với vợ nhưng đã<br />
ngừng quan hệ trên 6 năm. Còn lại 2 trường hợp<br />
độc thân đều có bạn tình quan hệ thường xuyên.<br />
Bên cạnh than phiền chính và cũng là lý do<br />
thúc đẩy bệnh nhân đến khám và xin phẫu thuật<br />
điều trị, có nhiều trường hợp có 2 đến 3 than<br />
phiền do Peyronie gây ra. Chúng tôi đi sâu vào<br />
các hoạt động tình dục và ghi nhận các than<br />
phiền khác như sau:<br />
<br />
- Khám lâm sàng:<br />
+ Đo chiều dài dương vật<br />
+ Đánh giá độ cong và xoay của dương vật<br />
bằng cách chụp hình lại<br />
+ Ghi nhận vị trí mảng xơ<br />
+ Đánh giá khả năng cương theo thang đo<br />
EHS và thang điểm IIEF-5<br />
+ Ghi nhận kết quả cận lâm sàng: chú ý số<br />
lượng và kích thước mảng xơ đo trên siêu âm.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Trong thời gian từ tháng 01/2011 đến hết<br />
tháng 07/2014, có tất cả 19 bệnh nhân được điều<br />
trị Peyronie tại khoa Nam Học bệnh viện Bình<br />
<br />
Biểu đồ 2: Các than phiền khi cương dương vật<br />
Trong 10 trường hợp có ảnh hưởng đến tâm<br />
lý chúng tôi ghi nhận: Lo sợ ung thư (4/10), mất<br />
tự tin khi quan hệ (3/10) và bị nghi ngờ mắc<br />
bệnh xã hội (3/10).<br />
<br />
227<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
vật, 1 trường hợp gãy không đồng ý phẫu thuật<br />
và 1 trường hợp có thói quen tự bẻ dương vật<br />
cho đến khi nghe âm thanh “cóc” với suy nghĩ sẽ<br />
kéo dài thời gian quan hệ. Chúng tôi không nghi<br />
nhận các trường hợp co rút Dupuytren.<br />
<br />
Biểu đồ 3. Các than phiền của bệnh nhân khi quan<br />
hệ.<br />
Về phía vợ và bạn tình, chúng tôi ghi nhận<br />
gián tiếp các than phiền như sau: Phần lớn<br />
(10/18) bạn tình không có than phiền gì đặc biệt.<br />
Các than phiền nếu có của bạn tình chủ yếu là<br />
đau khi giao hợp (6/18) và né tránh không muốn<br />
giao hợp (3/18) do lo ngại mắc bệnh lây lan qua<br />
đường tình dục.<br />
Về tiền căn, chiếm nhiều nhất là đái tháo<br />
đường (8/19), kế đến là rối loạn mỡ máu (7/19)<br />
và tăng huyết áp (5/19). Trong nhóm có chấn<br />
thương dương vật thì 2 trường hợp có phẫu<br />
thuật trong quá khứ với chẩn đoán là gãy dương<br />
<br />
Hầu hết bệnh nhân (15/19) tự sờ thấy nốt xơ<br />
ở dương vật với thời gian trung bình từ lúc phát<br />
hiện đến lúc phẫu thuật là 13,85 ± 8,34 tháng<br />
(ngắn nhất là 6 tháng và lâu nhất là 36 tháng).<br />
Thời gian từ lúc xảy ra CDV đến khi đồng ý tiến<br />
hành phẫu thuật trung bình là 11,15 ± 4,18 tháng<br />
(ngắn nhất là 6 tháng và lâu nhất là 24 tháng).<br />
Hầu hết bệnh nhân (18/19) vẫn có hoạt động<br />
tình dục đều đặn với tần suất quan hệ của bệnh<br />
nhân trung bình là 4,28 ± 2,24 (1-9) lần mỗi<br />
tháng. Một bệnh nhân duy nhất không có quan<br />
hệ tình dục trên 6 năm xin điều trị vì lý do<br />
cương đau mỗi sáng.<br />
Chiều dài dương vật khi cương trung bình<br />
là 11,21 ± 2,09 cm (9-16cm). Vị trí mảng xơ trên<br />
thân dương vật ghi nhận chủ yếu ở 1/3 giữa<br />
(9/19) và 1/3 sau (9/19). Còn theo chu vi thì<br />
mảng xơ phân bố với tỉ lệ như sau: cạnh trái<br />
(8/19), cạnh phải (1/19), mặt lưng (6/19) và mặt<br />
bụng (4/19).<br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
Biểu đồ 4. Phân loại độ cương trước mổ theo thang đo EHS (A) và IIEF-5 (B)<br />
Trong 19 trường hợp Peyronie, siêu âm phát<br />
hiện mảng xơ được 13 trường hợp, chiếm tỉ lệ<br />
68,42%. Trong 13 trường hợp này thì có 6 trường<br />
hợp siêu âm ghi nhận có nhiều hơn một mảng<br />
xơ, còn lại 7 trường hợp thì chỉ phát hiện duy<br />
nhất một mảng xơ phù hợp với khám lâm sàng.<br />
<br />
228<br />
<br />
Diện tích mảng xơ lớn nhất đo được trên<br />
siêu âm có kích thước trung bình là 72,59 ± 75.78<br />
mm2. Diện tích mảng xơ nhỏ nhất phát hiện<br />
được trên siêu âm là 15,51mm2 và lớn nhất được<br />
ghi nhận là 207mm2.<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
Đa số các trường hợp (13/19) là cong về một<br />
hướng đơn thuần chiếm 68,4%, trong khi chỉ có<br />
6/19 trường hợp là cong phức tạp (31,6%).<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Không có trường hợp nào có biến dạng dương<br />
vật kiểu thắt eo, hình chai hay hình chữ “S”.<br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
Biểu đồ 5. Phân bố hướng cong (A) và độ cong (B) của dương vật<br />
trong nhóm nghiên cứu (18/19) vẫn còn hoạt<br />
Có 1 trường hợp miệng niệu đạo xoay trái 15<br />
động tình dục đều đặn. Các báo cáo khác trên<br />
độ và 1 trường hợp miệng niệu đạo xoay phải 60<br />
thế giới cũng có cùng độ tuổi trung bình tương<br />
độ.<br />
đương với nghiên cứu của chúng tôi. Theo tác<br />
BÀNLUẬN<br />
giả Raanan Tal(14) (2012) còn cho thấy nhóm bệnh<br />
Tuổi trung bình của 19 bệnh nhân trong<br />
lý này có thể xuất hiện ở lứa tuổi vị thành niên<br />
nghiên cứu của chúng tôi là 58,31 ± 8,50 (48-72<br />
với tần suất khoảng 2,5% và đôi khi bị chẩn đoán<br />
tuổi). Mặc dù không còn ở độ tuổi hoạt động<br />
lầm với nhóm CDV bẩm sinh.<br />
tình dục mạnh mẻ nhưng hầu hết bệnh nhân<br />
Bảng 1. So sánh ảnh hưởng trong quan hệ tình dục của CDV bẩm sinh và Peyronie.<br />
Yếu tố ảnh hưởng<br />
Đau khi quan hệ<br />
Quan hệ khó khăn<br />
Không thể quan hệ<br />
Bạn tình đau<br />
<br />
(18)<br />
<br />
CDV bẩm sinh V. H. Tâm<br />
63%<br />
14,8%<br />
40,7%<br />
<br />
Mặc dù, các yếu tố ảnh hưởng trên đời sống<br />
tình dục của CDV gần giống nhau giữa 2 nhóm,<br />
tuy nhiên ta có thể nhận thấy tần suất của mỗi<br />
nhóm yếu tố ở Peyronie có phần thấp hơn nhóm<br />
bẩm sinh. Lý giải cho vấn đề nêu trên, tác giả D.<br />
Yachia(19) cho rằng bệnh nhân Peyronie có một<br />
cuộc sống tình dục được thành lập với các đối<br />
Bảng 2. So sánh các yếu tố nguy cơ của Peyronie.<br />
Tác giả<br />
(11)<br />
Oktar<br />
(17)<br />
Usta<br />
(15)<br />
Shiraishi<br />
(16)<br />
Lopes<br />
Chúng tôi<br />
<br />
Năm<br />
2003<br />
2004<br />
2012<br />
2013<br />
2014<br />
<br />
N<br />
484<br />
469<br />
12<br />
117<br />
19<br />
<br />
Tăng huyết áp<br />
16,7%<br />
27,3%<br />
58%<br />
48,7%<br />
26,3%<br />
<br />
Chúng tôi nhận thấy các yếu tố nguy cơ hay<br />
bệnh lý đi kèm thường gặp với tần suất không<br />
giống nhau giữa các nghiên cứu. Lý giải cho<br />
<br />
- 2010<br />
<br />
Peyronie Chúng tôi - 2014<br />
38,9%<br />
50%<br />
0%<br />
33,3%<br />
<br />
tác ổn định và không cần thiết phải thay đổi.<br />
Ngay cả bệnh nhân với độ cong 45 độ vẫn có thể<br />
tiếp tục thỏa mãn yêu cầu đời sống tình dục nếu<br />
họ không xuất hiện rối loạn chức năng cương đi<br />
kèm. Thêm vào đó việc biến dạng của dương vật<br />
diễn tiến từ từ theo thời gian nên được bạn tình<br />
dễ dàng thông cảm và chấp nhận.<br />
Đái tháo đường<br />
28,3%<br />
17,2%<br />
30%<br />
35,9%<br />
42,1%<br />
<br />
Rối loạn mỡ máu<br />
35,1%<br />
18,3%<br />
30%<br />
53,8%<br />
36,84%<br />
<br />
Co rút Dupuytren<br />
17,2%<br />
0%<br />
<br />
điều này là do bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo<br />
đường và rối loạn mỡ máu có đặc điểm liên<br />
<br />
229<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
quan đến chủng tộc, thói quen sinh hoạt… nên<br />
tần suất có thể khác nhau giữa các nghiên cứu.<br />
Một trong các nguyên nhân gây Peyronie đã<br />
được thừa nhận và có thể khảo sát trong tiền căn<br />
là chấn thương dương vật thì chúng tôi ghi nhận<br />
được 3 trường hợp (15,79%). Tần suất này trong<br />
nghiên cứu của Usta(17) là 13,2%, của Perimenis(13)<br />
là 13,4% và của Carrieri(2) là 21,6%. Điều đáng<br />
chú ý ở đây là trong 3 trường hợp của chúng tôi<br />
có 2 trường hợp gãy dương vật có can thiệp<br />
phẫu thuật nhưng diễn tiến bệnh sau đó vẫn làm<br />
CDV cho thấy phẫu thuật điều trị gãy dương vật<br />
chỉ giúp giảm biến chứng cong chứ không ngăn<br />
ngừa tình trạng CDV. Đồng quan điểm này có<br />
các tác giả Yamaçake(20) (2013) và El-Housseiny(3)<br />
(2010) khi khảo sát kết quả lâu dài trên nhóm<br />
bệnh nhân gãy dương vật đã điều trị phẫu thuật<br />
với tần suất xuất hiện CDV lần lượt là 11,4% và<br />
3,2%.<br />
Bảng 4. So sánh hướng cong trong nhóm bẩm sinh<br />
và mắc phải.<br />
CDV bẩm sinh<br />
Peyronie<br />
Hsieh V.H.Tâm Ivo Lopes Chúng<br />
(5)<br />
JT 2007<br />
2010<br />
2013<br />
tôi 2014<br />
N<br />
114<br />
36<br />
117<br />
19<br />
Cong lên<br />
2,6%<br />
0%<br />
43,6% 15,79%<br />
Cong xuống<br />
60,5%<br />
27,8%<br />
1,6%<br />
31,58%<br />
Cong trái<br />
23,7%<br />
41,7%<br />
21,05%<br />
27,4%<br />
Cong phải<br />
3,5%<br />
5,6%<br />
0%<br />
Cong phức tạp<br />
9,7%<br />
25%<br />
27,4% 31,58%<br />
Nghiên cứu<br />
Tác giả<br />
<br />
Từ bảng trên có thể nhận thấy hướng cong<br />
lên trên trong nhóm CDV bẩm sinh ít gặp hơn<br />
và được lý giải là do không ảnh hưởng đến tư<br />
thế khi quan hệ nên các bệnh nhân ít có yêu cầu<br />
chỉnh thẳng dương vật. Trái lại, ở nhóm<br />
Peyronie chúng tôi lại gặp nhiều hướng cong lên<br />
trên và vị trí mảng xơ ở mặt lưng cũng nhiều.<br />
Điều này có thể lý giải do các vi chấn thương<br />
hình thành trong nhóm Peyronie đến từ tư thế<br />
giao hợp truyền thống khi mặt lưng dương vật<br />
có sự ma sát nhiều với mặt dưới xương vệ của<br />
đối tác.<br />
Bên cạnh đó, tình trạng cong phức tạp lại<br />
gặp nhiều ở nhóm Peyronie. Điều này được cho<br />
là hậu quả của mảng xơ gây co kéo, hướng co<br />
<br />
230<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
kéo và trên dương vật có thể có nhiều mảng xơ<br />
xuất hiện cùng lúc ở nhiều vị trí khác nhau tạo ra<br />
các góc co kéo khác nhau.<br />
<br />
Biểu đồ 6. Chiều dài dương vật của nghiên cứu này<br />
với nhóm CDV bẩm sinh và trên nam giới trưởng<br />
thành đều được tiến hành tại Việt Nam.<br />
Biểu đồ trên chúng tôi so sánh chiều dài<br />
dương vật của nghiên cứu này với nhóm CDV<br />
bẩm sinh và trên nam giới trưởng thành đều<br />
được tiến hành tại Việt Nam. Khác với CDV bẩm<br />
sinh có chiều dài dương vật khi cương 12,69 ±<br />
0,69 cm có phần trội hơn so với dân số bình<br />
thường là 11,2 ± 1,7 cm, đối với nhóm Peyronie<br />
chúng tôi nhận thấy chiều dài dương vật khi<br />
cương là 11,21 ± 2,08 cm tương đương với dân số<br />
Việt Nam trưởng thành. Điều này là một bất lợi<br />
cho nhóm bệnh lý Peyronie khi tiến hành phẫu<br />
thuật vì khả năng làm ngắn dương vật hơn so<br />
với dân số bình thường.<br />
Phân tích tần suất RLC theo EHS và theo<br />
IIEF-5 trên nhóm nghiên cứu có độ tuổi trung<br />
bình là 58,31 ± 8,50 chúng tôi ghi nhận kết quả<br />
lần lượt là 57,89% và 50%. Tần suất này tương<br />
đương với hiệp hội niệu khoa Châu Âu đưa ra<br />
vào năm 2012 là > 50%. Tuy nhiên theo một số<br />
tác giả như Kadioglu(6) (2004) thì tần suất RLC<br />
trên nhóm bệnh nhân Peyronie có biến dạng<br />
dương vật là 31,5% và theo Palese M(12) (2004) thì<br />
tần suất này là 30% nếu tính theo thang điểm<br />
IIEF. Kết quả của chúng tôi có phần cao hơn<br />
nhưng có thể giải thích như đã trình bày ở phần<br />
bàn luận về độ tuổi. Các nghiên cứu trên thực<br />
hiện ở quy mô cộng đồng lớn và phát hiện nhiều<br />
bệnh nhân Peyronie có khoảng tuổi thấp hơn<br />
của chúng tôi, thậm chí là ở lứa tuổi vị thành<br />
<br />