Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
KHẢO SÁT CÁC HÌNH THÁI TỔN THƯƠNG CƠ TRỰC DƯỚI<br />
SAU CHẤN THƯƠNG GÃY SÀN HỐC MẮT<br />
Trần Kế Tổ*, Lê Minh Thông*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ các hình thái tổn thương cơ trực dưới sau chấn thương gãy sàn hốc mắt và mối<br />
tương quan giữa tổn thương cơ với đặc điểm lỗ gãy, dịch tễ và biểu hiện lâm sàng.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có can thiệp, thực hiện trên 60 trường hợp gãy sàn có biểu hiện<br />
tổn thương cơ trực dưới.<br />
Kết quả: 71,7% gãy sàn theo kiểu gián tiếp, 93,3% có bề ngang lỗ gãy ≥10mm, 93,3% có chiều dài ≥20mm,<br />
và 78,3% có độ trũng ≥10mm. Kích thước trung bình của lỗ gãy là 16,2x28,8x13,6mm với diện tích trung bình<br />
là 372mm2, và thể tích trung bình là 3531mm3. Đặc điểm về rối loạn vận nhãn bao gồm chỉnh thị chiếm 83,4%,<br />
lé đứng lên chiếm 10,0% và lé đứng xuống chiếm 6,6%. Hạn chế vận nhãn lên chiếm tỷ lệ 86,7% với mức độ<br />
hạn chế trung bình là -2,2 độ, hạn chế vận nhãn xuống chiếm 40,0% với mức độ hạn chế trung bình là -0,8 độ.<br />
Tỷ lệ các hình thái tổn thương cơ trực dưới qua bao gồm xơ dính bao cơ chiếm 58,3%, rách thân cơ chiếm 31,7%,<br />
kẹt cơ vào lỗ gãy chiếm 6,7%, và đứt rời cơ chiếm 3,3%. Tổn thương kẹt cơ vào lỗ gãy chỉ gặp ở các lỗ gãy có bề<br />
ngang dưới 10mm với biểu hiện lâm sàng đặc trưng là lé đứng xuống và thử nghiệm kéo cơ lên trên dương tính.<br />
Tổn thương xơ dính bao cơ chỉ có biểu hiện hạn chế vận nhãn lên, trong khi mắt vẫn chỉnh thị và vận nhãn<br />
xuống bình thường. Tổn thương rách thân cơ thường có hạn chế vận nhãn xuống không hoàn toàn và mắt lé<br />
đứng lên hoặc chỉnh thị. Tổn thương đứt rời cơ có đặc điểm lâm sàng là lé đứng lên và vận nhãn lên bình<br />
thường.<br />
Kết luận: Các hình thái tổn thương cơ trực dưới sau chấn thương gãy sàn hốc mắt bao gồm xơ dính bao cơ,<br />
rách thân cơ, đứt rời cơ và kẹt cơ vào lỗ gãy. Các hình thái này có thể chẩn đoán được trước mổ qua các đặc điểm<br />
về lé đứng, thử nghiệm kéo cơ và rối loạn vận nhãn.<br />
Từ khoá: cơ trực dưới, gãy sàn hốc mắt, rối loạn vận nhãn, lé đứng.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CHARACTERS OF INJURED INFERIOR RECTUS MUSCLE IN ORBITAL FLOOR FRACTURES<br />
Tran Ke To, Le Minh Thong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 122 - 131<br />
Purpose: To asses a propotion of injured inferior rectus muscle in orbital floor fractures and a relation with<br />
size of floor fractures, epidemiology and clinical manifestations.<br />
Method: A descriptive prospective study of clinical features and their relationship with the appearances of<br />
injured inferior rectus muscle in 90 cases of orbital foor fracture with injury of inferior rectus muscle.<br />
Results: indirect floor fractures reached to 71.7%, average dimension of the fractures was<br />
16.2x28.8x13.6mm, average area was 372mm2, and average volume was 3531mm3. 93.3% of floor fractures had a<br />
width over than 10mm, 93.3% of cases had a length over than 20mm, and 78.3% of cases had a height over than<br />
10mm. Clinical features of the eye movement included orthophoria in 83.4%, up- deviation in 10.0%, downdeviation in 6.6%, upgaze restriction in 86.7% with an average degree being -2.2 and downgaze restriction in<br />
40.0% with an average degree being -0.8. Features of the appareance of injured inferior muscle included the<br />
muscle capsule adherence to surrounding orbital tissue in 58.3%, a tear of the muscle in 31.7%, the muscle<br />
*Bộ Môn Mắt, ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: ThS. Trần Kế TổĐT: 0908453685<br />
<br />
122<br />
<br />
Email: bstranketo@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
entrapment to a floor fracture in 6.7%, a break of the muscle in 3.3%. The muscle entrapment which appeared<br />
only in the fractures with a width less than 10mm had down-deviation and positive forced duction test as<br />
characteristic clinical features. The muscle capsule adherence had upgaze restriction, orthophoria and normal<br />
downgaze movement. A muscle tear had partial downgaze restriction, and up-deviation or orthophoria. The<br />
muscle break had total downgaze restriction and up-deviation.<br />
Conclusion: 4 types of injured inferior muscle which were the muscle capsule adherence to surrounding<br />
orbital tissue, the muscle tear, the muscle entrapment and the muscle break could be defined before the surgery by<br />
vertical deviation, forced duction test and types of ocular movement restriction.<br />
Keywords: inferior rectus muscle, orbital floor fracture, ocular movement disorder, vertical deviation.<br />
trực dưới hoặc có chống chỉ định phẫu thuật<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
hoặc không đồng ý tham gia nghiên cứu.<br />
<br />
Sàn hốc mắt có cấu tạo bởi những lớp<br />
xương mỏng giữa mô hốc mắt với xoang hàm<br />
<br />
Phương pháp tiến hành<br />
<br />
nên dễ bị gãy vỡ khi xảy ra chấn thương vùng<br />
đầu mặt. Gãy sàn hốc mắt sau chấn thương<br />
thường gây ảnh hưởng nặng nề về mặt thẩm<br />
mỹ qua biểu hiện mắt thụt, mắt thấp và gây<br />
ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thị<br />
giác hai mắt qua biểu hiện song thị, lé đứng và<br />
rối loạn vận nhãn. Do vị trí giải phẫu nằm dọc<br />
theo sàn hốc mắt nên cơ trực dưới có thể bị tổn<br />
thương khi có vỡ sàn. Nghiên cứu về các hình<br />
thái tổn thương cơ trực dưới sau chấn thương<br />
gãy sàn hốc mắt và mối tương quan với các<br />
đặc điểm lâm sàng nhằm giúp chẩn đoán tình<br />
trạng cơ trước khi tiến hành phẫu thuật lót sàn<br />
hốc mắt.<br />
<br />
Ghi nhận các biến số nghiên cứu bao gồm<br />
đặc điểm lỗ gãy sàn hốc mắt (kiểu gãy, kích<br />
thước trung bình), tình trạng lé đứng (chỉnh<br />
thị, lé đứng lên, lé đứng xuống), mức độ vận<br />
nhãn lên xuống (Độ 0 khi hoạt trường cơ<br />
100%, độ 1 khi hoạt trường cơ ≥75%, độ 2 khi<br />
hoạt trường cơ ≥50%, độ 3 khi hoạt trường<br />
≥25% và độ 4 khi hoạt trường