Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
KHẢO SÁT CÁC PHƯƠNG THỨC ĐOÁN NGHĨA TỪ THEO NGỮ CẢNH<br />
TRONG BÀI NGHE CỦA TÀI LIỆU TOEFL IBT CỦA SINH VIÊN NĂM BA<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br />
AN INVESTIGATION INTO GUESSING WORD MEANING IN CONTEXT IN<br />
LISTENING OF TOEFL IBT BY THE THIRD-YEAR STUDENTS OF ENGLISH AT<br />
COLLEGE OF FOREIGN LANGUAGES, DANANG UNIVERSITY<br />
<br />
SVTH: Bùi Bá Hoàng Anh<br />
Lớp 08CNA05, Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Đà Nẵng<br />
GVHD: TS. Ngũ Thiện Hùng<br />
Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Đà Nẵng<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài nghiên cứu tập trung khảo sát tình hình sử dụng các phương thức đoán nghĩa từ<br />
trong ngữ cảnh khi nghe của sinh viên khoa Anh trường Đại Học Ngoại Ngữ, Đại học Đà Nẵng.<br />
Từ đó bài nghiên cứu đưa ra các đề xuất góp phần cải thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng<br />
phương pháp này cho sinh viên khi thực hành nghe.<br />
ABSTRACT<br />
This study aims at investigating the current situation of guessing word meaning in<br />
context to enhance listening skills for students in English Department as well as potential test-<br />
takers of TOEFL iBT. Specifically, it is expected to enable learners in general and test takers in<br />
particular to determine the meaning of most unknown words they encounter when listening. The<br />
skills gained from using context clues can also help students in academic areas outside of<br />
listening, such as science and social studies.<br />
<br />
<br />
1. Đặt vấn đề:<br />
Đối với người học Tiếng Anh thì Nghe là một kỹ năng rất quan trọng. Thông<br />
qua nó người học mới tiếp nhận được thông tin về từ vựng, ngữ pháp, cách phát âm<br />
cũng như cách nhấn từ, cụm từ và câu. Ngoài ra, việc nhận biết được sự khác nhau giữa<br />
các giọng nói, ngữ điệu cũng giúp ít rất nhiều cho khả năng lĩnh hội thông điệp của họ.<br />
Để học tốt môn nghe, người học cần phải biết cách áp dụng nhiều phương pháp như:<br />
nghe để nắm ý chính, nghe để nắm bắt thông tin cụ thể, đoán nghĩa từ, dự đoán thông<br />
tin nghe tiếp theo, sử dụng kiến thức nền…Trong các phương pháp trên thì đoán nghĩa<br />
từ trong ngữ cảnh là một phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay. Hầu hết từ<br />
vựng đều có nghĩa cụ thể nhưng việc hiểu nghĩa ấy như thế nào còn tùy thuộc vào ngữ<br />
cảnh chứa đựng từ ấy. Đây là phương pháp giúp người học mở rộng vốn từ vựng của<br />
mình, tiết kiệm thời gian vì hạn chế việc tra từ điển. Mặc dù không thể phủ nhận lợi ích<br />
của việc tra từ điển sẽ giúp ta biết được nghĩa chính xác của từ, nhưng đặt trong tình<br />
huống thi cử khi không được sử dụng từ điển thì phương pháp đoán nghĩa từ theo ngữ<br />
cảnh là rất cần thiết.Tuy nhiên áp dụng phương pháp này như thế nào để đạt được hiệu<br />
quả tốt nhất là vấn đề cần quan tâm. Từ thực tế đó, tôi viết bài này nhằm cung cấp cho<br />
sinh viên một cái nhìn đầy đủ về phương pháp đoán nghĩa từ theo ngữ cảnh, góp phần<br />
giúp sinh viên nâng cao kỹ năng nghe của mình, không những phục vụ cho quá trình<br />
học tập mà còn có thể đạt kết quả cao trong kỳ thi Toefl iBT.<br />
2. Mục tiêu, đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu<br />
2.1 Mục tiêu nghiên cứu<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
- Tình hình sử dụng cách đoán từ trong ngữ cảnh khi nghe của sinh viên.<br />
- Những loại gợi ý về ngữ cảnh mà sinh viên thường sử dụng để đoán nghĩa từ<br />
khi nghe.<br />
- Phát hiện một số khó khăn của sinh viên gặp phải khi đoán nghĩa từ để trả lời<br />
câu hỏi từ đó đề xuất một số giải pháp để cải thiện kĩ năng này khi nghe cho<br />
sinh viên.<br />
2.2 Đối tượng nghiên cứu<br />
Đối tượng khảo sát của đề tài là 100 sinh viên năm ba Khoa Cử Nhân Anh của<br />
trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Đà Nẵng. Các bạn được chọn ngẫu nhiên từ 5 lớp:<br />
09CNA01, 09CNA02, 09CNA03, 09CNA04 và 09CNA05. Tất cả đều đã được học qua<br />
tài liệu TOEFL iBT. Tài liệu sử dụng trong nghiên cứu này được rút ra từ phần luyện<br />
nghe của bộ giáo trình luyện thi TOEFL iBT, bao gồm Building skills of the TOEFL<br />
iBT, Developing skills of the TOEFL iBT và Mastering skills of the TOEFL iBT. Sở dĩ<br />
người viết chọn bộ sách này vì đây là một trong những nguồn tài liệu mới được xuất bản<br />
và được sử dụng rộng rãi trong các khóa luyện thi TOEFL iBT.<br />
2.3 Phương pháp nghiên cứu<br />
Bài nghiên cứu áp dụng phương pháp phân tích định tính và định lượng dựa trên<br />
những phiếu thăm dò và bài tập chẩn đoán được phát ra cho sinh viên.<br />
3. Cơ sở lý thuyết<br />
3.1 Khái niệm về ngữ cảnh ( Concept of context)<br />
Context [1] “refers to the words and sentences that surround a particular word<br />
and help convey its meaning”.<br />
3.1.1 Các loại gợi ý về ngữ cảnh ( Types of context clues)<br />
There are four types of contextual clues [2]<br />
1. Restatement clues: clues in which the word is defined directly<br />
2. Positive/Negative clues: clues that tell you whether the word has a positive or<br />
negative meaning<br />
3. Contrast clues: clues that include the opposite meaning of a word<br />
4. Specific detail clues: clues that give a specific detail about the word.<br />
3.2 Các nét nghĩa ( Sense Relation)<br />
3.2.1 Đồng nghĩa ( Synonymy)<br />
3.2.2 Trái nghĩa ( Antonymy)<br />
3.2.3 Bao nghĩa ( Hyponymy)<br />
4. Kết quả<br />
4.1. Tình hình sử dụng phương thức đoán nghĩa từ trong ngữ cảnh khi nghe của<br />
sinh viên năm ba trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Đà Nẵng<br />
Bảng 4.1: Đánh giá của sinh viên về mức độ hiệu quả của phương pháp này<br />
Mức độ hiệu quả Số liệu Tỉ lệ phần trăm(%)<br />
Rất hiệu quả 16 16<br />
Hiệu quả 51 51<br />
Ít hiệu quả 33 33<br />
Không hiệu quả 0 0<br />
100 100<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bảng 4.2: Mức độ sử dụng phương pháp này của sinh viên<br />
Mức độ thường xuyên Số liệu Tỉ lệ phần trăm(%)<br />
Sử dụng rất nhiều 15 15<br />
Thường sử dụng 48 48<br />
Ít sử dụng 37 37<br />
Không sử dụng 0 0<br />
100 100<br />
<br />
<br />
Từ hai bảng tóm tắt dựa trên kết quả thu thập được từ phiếu điều tra, nhìn chung<br />
phần lớn các bạn sinh viên đều có thái độ tích cực trong việc áp dụng phương pháp này.<br />
51% các bạn được hỏi cho rằng sử dụng cách đoán từ này khi nghe là hiệu quả, 16%<br />
cho rằng rất hiệu quả. Còn lại 33% cho rằng chưa hữu dụng lắm. Không có bạn nào<br />
đánh giá phương pháp là không hữu ích.<br />
Về biểu hiện, 48% thường xuyên đoán nghĩa của từ mới thông qua ngữ cảnh từ<br />
đó xuất hiện, 15% sử dụng rất nhiều và 37% thừa nhận ít sử dụng, đặc biệt không có<br />
trường hợp không sử dụng phương pháp này.<br />
Ứng với kết quả về đánh giá của sinh viên thì kết quả biểu hiện là tương đối hợp<br />
lý. Các bạn hầu hết đều nhận thấy được tính hiệu quả của phương pháp này. Tuy nhiên<br />
tỉ lệ các bạn ít hứng thú với phương pháp này cũng không phải là ít. Phần trăm các bạn<br />
không cùng ý kiến là do các nguyên nhân như phương pháp học của bản thân không phù<br />
hợp với phương pháp này, không theo kịp bài nghe, không hứng thú với sự không chắc<br />
chắn rằng mình đoán đúng hay sai, hay là năng lực ngôn ngữ hạn chế cũng khiến cho<br />
nhiều bạn sinh viên không hứng thú với phương pháp này.<br />
4.2 Những loại gợi ý về ngữ cảnh ( context clues) thường được sử dụng trong các bài<br />
nghe của tài liệu TOEFL iBT<br />
a. Restatement clues<br />
(1) The amount of information we take in is controlled by something we call<br />
“filters”. These filters mean we take in only some information, or keep what is<br />
important to know.<br />
(Developing skills for the TOEFL iBT page 662)<br />
(2) A health gap refers to how members of one group do not receive the same<br />
quality of treatment as another group. For example, a white person in the US may<br />
receive very good health care while a black person may receive poor health care.<br />
(Developing skills for the TOEFL iBT page 666)<br />
(3) Most animals in the world have some kind of way to hide themselves so that<br />
they can hunt for food and protect themselves from other animals. This method of<br />
hiding is called camouflage: C-A-M-O-U-F-L-A-G-E<br />
(Building skills for the TOEFL iBT page 651)<br />
b. Positive/Negative clues<br />
(1) We define anthropology as the careful and systematic study of human kind.<br />
(Developing skills for the TOEFL iBT page 676)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(2) Today, we’re going to look at fallacies. Fallacies are errors in reasoning,<br />
umm, wrong thinking, if you will. An argument contains a fallacy is said to be invalid<br />
or unsound- or “crazy” as some of you might put it.<br />
(Developing skills for the TOEFL iBT page 675)<br />
c. Contrast clues<br />
(1) Jupiter is the fourth brightest object in the sky( remember that the Sun is the<br />
brightest). At night, it is the third brightest object. In fact, even the moons around are<br />
visible at night- but you will need some binoculars to see these.<br />
(Developing skills for the TOEFL iBT page 676)<br />
(2) Sixty-five million years ago, dinosaurs were ubiquitous. Then, they all<br />
seemed to die very suddenly. So what happened?<br />
(Mastering skills for the TOEFL iBT page 696)<br />
(3) We use microscopes to help us study cells. Because cells are so small, we<br />
can’t see them without magnification – um, the ability to make them look bigger.<br />
(Building skills for the TOEFL iBT page 653)<br />
d. Specific detail clues<br />
(1) The kind of oil that usually spills into the sea is called crude oil. Sometimes<br />
it leaks naturally. When oil spills, three things happen: spreading, evaporation, and<br />
emulsification. In spreading, the oil forms long, narrow strips, called windrows. You<br />
can remember this word as “wind” plus “rows.” The wind pushes the oil into long rows<br />
across the water. In evaporation, the lighter parts of the oil disappear. Only the heavier<br />
parts remain. In emulsification, E-M-U-L-S-I-F-I-C-A-T-I-O-N, the waves mix water<br />
into the oil. This forms a heavy and sticky substance, which is sometimes called<br />
chocolate mousse. The oil also mixes with other things floating in the water.<br />
(Building skills for the TOEFL iBT page 649)<br />
(2) Caffeine interferes with a chemical in your brain called adenosine. That’s A-<br />
D-E-N-O-S-I-N-E. Now normally, adenosine helps prepare your body for rest. This<br />
chemical slows down nerve cells, which causes you to become sleepy<br />
(Building skills for the TOEFL iBT page 652)<br />
(3) This morning I’d like to introduce you the concept of speech community, a<br />
concept belonging to psycholinguistics. Um. It describes a particular group of people<br />
who share certain characteristics and whose members all agree to use language in a<br />
unique way. Speech communities can be groups of professionals such as doctors,<br />
groups of students, perhaps high school students, religious followers, or even groups of<br />
very close friends and family members.<br />
(Developing skills for the TOEFL iBT page 672)<br />
<br />
4.3 Một số khó khăn của sinh viên khi đoán nghĩa từ trong ngữ cảnh khi nghe<br />
Theo tài liệu thu được từ phiếu điều tra, có đến 51% sinh viên cho rằng việc<br />
thiếu thực hành phương pháp này trong quá trình học tập ở trường dẫn đến sự thiếu tự<br />
tin trong suy đoán của mình. 65% sinh viên chỉ ra rằng cấu trúc câu nghe thường<br />
dài,nhiều giọng khác nhau làm cho họ bị phân tâm, không thể tập trung vào những chi<br />
tiết chính. Ngoài ra, 46% thừa nhận việc phụ thuộc vào từ điển quá nhiều làm cho họ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
thiếu sự tự giác trong suy đoán nghĩa từ mới. Thêm vào đó, yếu kiến thức nền là tình<br />
trạng chung của 47% sinh viên ảnh hưởng đến độ chính xác trong suy đoán của họ.<br />
4.4 Một số giải pháp cải thiện<br />
- Giáo viên cần tạo điều kiện giúp sinh viên tiếp cận phương pháp này thường<br />
xuyên hơn bằng cách cho sinh viên thực hành nghe các tài liệu tại trường, bước đầu<br />
hướng dẫn cụ thể cho sinh viên từng ngữ cảnh để họ có thể từng bước thành thục áp<br />
dụng phương pháp này.<br />
- Sinh viên cần phải luyện nghe hằng ngày để dần thích nghi với nhịp và các<br />
giọng của người bản ngữ; làm giàu vốn từ thông qua việc học tập từ mới kèm theo học<br />
các từ đồng nghĩa,dị nghĩa; thường xuyên trau dồi kiến thức nền cho bản thân.<br />
- Tự tin trong khả năng suy đoán nghĩa từ của mình. Bước đầu có thể sai sót<br />
nhưng sau một thời gian và kết hợp với việc tiếp thu tốt hướng dẫn của giáo viên, sinh<br />
viên có thể đạt được kết quả khả quan.<br />
-Từ điển là yếu tố không thể thiếu trong việc học tiếng Anh nhưng biết sử dụng<br />
từ điển đúng cách và đúng hoàn cảnh sẽ giúp sinh viên chủ động hơn trong việc áp dụng<br />
phương pháp đoán nghĩa từ trong ngữ cảnh.<br />
5. Kết luận<br />
Kết quả quá trình nghiên cứu cho thấy phần đông sinh viên nhận biết được hiệu<br />
quả và đã áp dụng phương pháp đoán nghĩa từ trong ngữ cảnh khi nghe. Tuy nhiên, vẫn<br />
còn một số lượng đáng kể chưa có sự quan tâm đúng mức đối với phương pháp này.<br />
Qua bài nghiên cứu này, tôi hy vọng sẽ góp phần vào việc giúp sinh viên khắc phục<br />
những khó khăn họ gặp phải trong việc đoán nghĩa từ, cũng như củng cố và nâng cao<br />
khả năng sử dụng phương pháp này để đạt kết quả cao trong học tập cũng như các kỳ thi<br />
Tiếng Anh.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1] Vocabulary for TOEFL iBT. (2007). Learning Express, LLC, New York.<br />
[2] Express Review Guides Vocabulary (2007). (1st Ed) Learning Express, LLC, New<br />
York.<br />
[3] Kruse, A. F. (1987). Vocabulary in context. In Methodology in TESOL. Ed. Michael<br />
H. Long. New York: Newbury House Publishers.<br />
[4] Clarke, M.A., and S. Silberstein. (1977). Toward a realization of psycholinguistic<br />
principles in the ESL reading class. Language Learning, 27, 135-154.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />