Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
KHẢO SÁT CÔNG TÁC KHÁM CHỮA BỆNH CHO TRẺ EM DƯỚI 6 TUỔI<br />
TẠI CÁC TRẠM Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THỦ ĐỨC<br />
Đặng Thị Kiều Nga*, Hà Mỹ Lý*, Lương Thanh Long*, Nguyễn Thị Hải Yến*, Phạm Đình Luyến*,<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá toàn diện công tác khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi tại tuyến y tế cơ sở trên địa<br />
bàn quận Thủ Đức (TPHCM).<br />
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả kết hợp với hồi cứu số liệu. Đồng thời phỏng vấn 384 người<br />
hiện là cha, mẹ hay người đỡ đầu của trẻ em dưới 6 tuổi bằng hình thức trả lời phiếu câu hỏi trắc nghiệm.<br />
Kết quả: Hầu hết các trạm y tế tại địa phương không tổ chức bộ phận tiếp nhận bệnh, không thông báo lịch<br />
khám của bác sĩ, thiếu thốn phương tiện chẩn đoán cận lâm sàng. Người dân chủ yếu lựa chọn các phòng khám<br />
tư nhân và bệnh viện tuyến trên thay vì đến các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu khi trẻ xuất hiện triệu chứng<br />
bệnh. Cơ sở vật chất không tốt, không có chuyên khoa nhi, không đủ thuốc cấp phát miễn phí, thiếu thông tin về<br />
trạm y tế là những vấn đề hạn chế khiến người dân không đánh giá đúng vai trò của tuyến điều trị này.<br />
Kết luận: Thực tế công tác này chưa được chú trọng đúng mức ngay tại những cơ sở tiếp nhận bệnh và<br />
chăm sóc sức khỏe ban đầu. Sự đầu tư hợp lý và cải thiện cách thức tổ chức công việc sẽ giúp trạm y tế nâng cao<br />
hơn vai trò của mình trong cả hệ thống. Nên có thêm nhiều khảo sát ở quy mô lớn hơn nhằm xác định vấn đề<br />
một cách chính xác và có tính đại diện cao.<br />
Từ khoá: khám chữa bệnh, trẻ em dưới 6 tuổi, quản lý y tế.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
INVESTIGATE THE SITUATION OFTREATMENT FOR CHILDREN UNDER 6 YEARS OLD<br />
IN HEALTH CARE STATION IN THU DUC DISTRICT<br />
Dang Thi Kieu Nga, Ha My Ly, Luong Thanh Long, Nguyen Thi Hai Yen, Pham Dinh Luyen<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 236 - 239<br />
Objectives: To evaluate the examination and treatment for children under 6 years old in health care station<br />
in Thu Duc district.<br />
Methods: Cross-sectional study and prospective study were carried out. Interviewing 384 persons who have<br />
children under 6 years (by check in the questionnaire) was in combination.<br />
Results: Most of stations do not organize a take up part for patients, neither confirm the doctor’s program<br />
and lack of subclinical diagnosis apparatus. Most of parents chose private consulting or higher level hospitals<br />
when their children have any symptom firstly. A deprivation material facilities, lack of pediatric department and<br />
lower treatment effect were problems that make citizen did not recognize health care station’s role in right way.<br />
Conclusions: In fact, the community does not have rational investigate for all of health care station.<br />
Investigate in right way and improve the organization of daily works may help them improving their role in<br />
whole system. More investigate in higher scale should be carried out to determine the actual problems and the<br />
result of study have more efficacy.<br />
Keywords: Treatment, children under 6 years old, health management.<br />
* Bộ môn Quản Lý Dược, Đại Học Y Dược TPHCM.<br />
Tác giả liên lạc: DS. Nguyễn Thị Hải Yến ĐT: 0905.910291<br />
<br />
236<br />
<br />
Email: nguyenhaiyendk@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân<br />
dân, trẻ em là một trong những đối tượng<br />
nhạy cảm, cần được quan tâm một cách đặc<br />
biệt. Chính vì vậy, đã có nhiều quy định của<br />
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền được ban<br />
hành nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất trong<br />
công tác khám và chữa bệnh cho trẻ em(2). Cụ<br />
thể Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em đã quy<br />
định cơ sở y tế công lập phải khám chữa bệnh<br />
(KCB) miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi. Trong<br />
hệ thống cơ sở y tế công lập, trạm y tế phường<br />
xã là tuyến đầu tiên tiếp nhận và khám chữa<br />
bệnh(1). Do đó nghiên cứu được thực hiện<br />
nhằm phản ánh thực trạng thi hành những<br />
quy định này, đồng thời tìm hiểu nguyện vọng<br />
của các bậc cha mẹ đối với hoạt động chăm sóc<br />
sức khỏe trẻ em tại tuyến đầu. Địa bàn khảo<br />
sát được lựa chọn là tất cả 12 trạm y tế trên địa<br />
bàn quận Thủ Đức, TPHCM.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu cắt ngang mô tả kết hợp với hồi<br />
cứu số liệu. Đồng thời phỏng vấn 384 người hiện<br />
là cha, mẹ hay người đỡ đầu của trẻ em dưới 6<br />
tuổi bằng hình thức trả lời câu hỏi trắc nghiệm.<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Tiến hành khảo sát tại các trạm y tế về hoạt<br />
động khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi<br />
cho thấy nội dung này không được chú trọng<br />
đúng mức và tổ chức bài bản. Các hoạt động<br />
như tổ chức nhận bệnh đến khám, bác sĩ thông<br />
báo lịch khám gần như không có. Các phương<br />
tiện chẩn đoán cận lâm sàng cũng hết sức hạn<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
chế (chỉ có trạm y tế Bình Chiểu có máy siêu âm)<br />
dẫn đến chất lượng khám chữa bệnh nghèo nàn,<br />
hoạt động cầm chừng và chưa phát huy được<br />
vai trò của một tuyến cơ sở tiếp nhận và chăm<br />
sóc sức khỏe ban đầu.<br />
Bảng 1. Một số hoạt động khám chữa bệnh tại trạm y<br />
tế<br />
Số<br />
Tỉ lệ<br />
lượng/12<br />
%<br />
trạm y tế<br />
Có tổ chức nhận bệnh đến khám<br />
0/12<br />
0<br />
Bác sĩ có tổ chức lịch khám<br />
0/12<br />
0<br />
Có phương tiện chẩn đoán cận lâm sàng<br />
1/12<br />
8.3<br />
Tổ chức cấp phát thuốc<br />
12/12<br />
100<br />
Nội dung<br />
<br />
Bên cạnh đó, để hiểu được nhận thức của các<br />
bậc cha mẹ về vai trò của trạm y tế trong công<br />
tác khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi,<br />
nhóm nghiên cứu đã khảo sát sự lựa chọn đầu<br />
tiên về nơi điều trị cho trẻ khi trẻ có triệu chứng<br />
bệnh. Kết quả được trình bày trong bảng 2.<br />
Bảng 2. Sự lựa chọn nơi điều trị đầu tiên khi trẻ bị<br />
bệnh<br />
Nội dung<br />
Mua thuốc ở nhà thuốc tư nhân<br />
Đưa trẻ đến phòng mạch (phòng<br />
khám)<br />
Đến trạm y tế<br />
Đưa trẻ đến bệnh viện<br />
Tự điều trị theo cách riêng<br />
Tổng<br />
<br />
Số lượng Tỉ lệ (%)<br />
33<br />
8,67<br />
79<br />
20,40<br />
48<br />
218<br />
<br />
12,24<br />
57,15<br />
<br />
6<br />
384<br />
<br />
1,53<br />
100<br />
<br />
Có thể thấy phương án đưa trẻ đến trạm y tế<br />
chiếm tỉ lệ không cao. Nhiều bậc cha mẹ quyết<br />
định đưa con đến bệnh viện tuyến trên và đây<br />
thực sự là nguyên nhân của tình trạng quá tải<br />
thường xuyên tại các bệnh viện lớn.<br />
<br />
237<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Hình 1. Sự lựa chọn nơi điều trị đầu tiên khi trẻ có triệu chứng bệnh<br />
Bên cạnh đó, nếu gộp số liệu của 2 phương<br />
án “Mua thuốc ở nhà thuốc tư nhân” và “tự điều<br />
trị theo cách riêng” chung với nhau (thành “tự<br />
điều trị”), dễ thấy tỉ lệ bậc cha mẹ chọn trạm y tế<br />
gần như không chênh lệch đáng kể so với tỉ lệ<br />
cha mẹ “Tự điều trị” cho trẻ. Đây thật sự là con<br />
số đáng lo ngại về nhận thức của người dân đối<br />
với vai trò của trạm y tế trong công tác chăm sóc<br />
sức khỏe ban đầu.<br />
Để làm rõ hơn vấn đề này, nhóm nghiên cứu<br />
đã khảo sát những điểm thiếu sót của trạm y tế<br />
phường xã theo nhận thức của người dân. Kết<br />
quả được trình bày trong bảng 3.<br />
<br />
Bảng 3. Những điểm thiếu sót của trạm y tế theo<br />
nhận định của người dân<br />
Nội dung<br />
Điểm Tỉ lệ (%)<br />
(A) Cơ sở vật chất kém<br />
285 56,21%<br />
(B) Hiệu quả điều trị kém<br />
94 18,54%<br />
(C) Không chuyên khoa<br />
62 12,23%<br />
(D) Không đủ thông tin<br />
39 7,69%<br />
(E) Không cấp đủ thuốc miễn phí cho trẻ<br />
17 3,35%<br />
(F) Khác<br />
10 1,97%<br />
<br />
Dựa trên biểu đồ tần suất tích lũy, có thể<br />
thấy những điểm thiếu sót chính của trạm y tế là<br />
cơ sở vật chất kém, không có chuyên khoa nhi,<br />
không cấp đủ thuốc miễn phí cho trẻ và không<br />
được cung cấp đủ thông tin về Trạm y tế.<br />
100%<br />
<br />
300<br />
250<br />
<br />
80%<br />
<br />
200<br />
60%<br />
150<br />
40%<br />
100<br />
20%<br />
<br />
50<br />
0<br />
<br />
0%<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
C<br />
<br />
D<br />
<br />
E<br />
<br />
F<br />
<br />
Hình 2. Biểu đồ tần suất tích lũy những điểm thiếu sót của trạm y tế<br />
nhiều việc phải làm như cải tạo hệ thống cơ sở<br />
Điều này cho thấy để có thể tạo được niềm<br />
chất, dự trù thuốc hợp lý, và tuyên truyền<br />
vật<br />
tin và sự tín nhiệm trong nhân dân đối với cơ<br />
về vai trò cũng như cải thiện chất lượng khám<br />
sở chăm sóc sức khỏe ban đầu, cơ quan quản<br />
chữa bệnh.<br />
lý nhà nước và bản thân trạm y tế còn rất<br />
<br />
238<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
KẾT LUẬN<br />
Nghiên cứu đánh giá về tình hình hoạt động<br />
khám chữa bệnh cho đối tượng trẻ em dưới 6<br />
tuổi đã cho thấy trên thực tế công tác này chưa<br />
được chú trọng đúng mức ngay tại những cơ sở<br />
tiếp nhận bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu.<br />
Đây cũng là một phần trong nguyên nhân khiến<br />
cho tình trạng quá tải bệnh nhân tại những bệnh<br />
viện tuyến trên ngày càng trầm trọng. Một sự<br />
đầu tư hợp lý để nâng cấp cơ sở vật chất, thúc<br />
đẩy việc hình thành chuyên khoa nhi và tuyên<br />
truyền về vai trò cũng như cải thiện chất lượng<br />
khám chữa bệnh sẽ giúp trạm y tế nâng cao hơn<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
vai trò của mình trong cả hệ thống, đồng thời<br />
tạo điều kiện cho mọi đối tượng nhân dân có thể<br />
dễ dàng tiếp cận hơn với hệ thống chăm sóc và<br />
bảo vệ sức khỏe. Điều đó hoàn toàn phù hợp với<br />
mục tiêu phấn đấu của ngành. Từ những vấn đề<br />
gợi mở trong nghiên cứu, nên có thêm nhiều<br />
khảo sát ở quy mô lớn hơn nhằm xác định vấn<br />
đề một cách chính xác và có tính đại diện cao.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
<br />
Ban bí thư TW Đảng (2003), Chỉ thị 06/CT/TW ngày 22/1/2003<br />
về cũng cố hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở.<br />
Bộ Y tế (2002), Quyết định 370/QĐ-BYT ngày 7/2/2002 của Bộ<br />
trưởng Bộ Y Tế về việc ban hành “Chuẩn quốc gia y tế xã<br />
2001-2010”.<br />
<br />
239<br />
<br />