T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017<br />
<br />
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM BIẾN CHỨNG THẬN Ở<br />
BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ<br />
TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG<br />
Lê Đình Tuân*; Nguyễn Thị Hồ Lan**<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá tình hình tổn thương thận và mối liên quan với thời gian phát hiện đái<br />
tháo đường (ĐTĐ), mức kiểm soát HbA1c, glucose máu và lipid máu ở bệnh nhân (BN) ĐTĐ<br />
týp 2. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 501 BN ĐTĐ týp 2 điều trị<br />
ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Kết quả: tỷ lệ BN có microalbumin niệu (MAU) (+)<br />
26,5%, macroalbumin niệu (MAC) (+) 6,6%, suy thận 4,8% (suy thận độ I là 4,0%, suy thận độ II<br />
0,8%), có biến chứng thận 33,1%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa biến chứng thận<br />
với các mức độ kiểm soát HbA1c, triglycerid máu (p < 0,01). Thời gian phát hiện ĐTĐ càng dài,<br />
tỷ lệ xuất hiện biến chứng thận càng tăng (p < 0,001). Chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa<br />
thống kê giữa biến chứng thận với glucose máu, cholesterol, HDL-C, LDL-C. Kết luận: tỷ lệ BN<br />
ĐTĐ týp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương có biến chứng thận 33,1%. Có<br />
mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa biến chứng thận với mức độ kiểm soát HbA1c,<br />
triglycerid máu và thời gian phát hiện ĐTĐ.<br />
* Từ khóa: Đái tháo đường týp 2; Biến chứng thận; Microalbumin niệu; Macroalbumin niệu;<br />
Suy thận.<br />
<br />
Survey on some Features of Diabetic Nephrophathy on Outpatients<br />
with Type 2 Diabetes Mellitus at National Endocrinology Hospital<br />
Summary<br />
Objectives: To assess renal complications and relationship between these complications and<br />
duration of diabetes, HbA1c, fasting bood glucose and hyperlipidemia in patients with type 2<br />
diabetes. Subjects and methods: A cross-sectional descriptive study was conducted on 501<br />
type 2 diabetic outpatients in National Endocrinology Hospital. Results: The percentage of MAU<br />
was 26.5%, MAC 6.6%, kidney failure 4.8% (stage I 4.0% and stage II 0.8%), renal<br />
complications were 33.1%. There is significant relationship between the level of HbA1c control,<br />
triglyceridemia control and renal complications (p < 0.01). The longer duration of diabetes, the<br />
greater the incidence of kidney complications (p < 0.001). There is not an associations between<br />
fasting blood glucose levels, cholesterol, HDL-C, LDL-C and renal complications (p > 0.05).<br />
Conclusions: The proportion of kidney complications in outpatients with type 2 diabetes was<br />
33.1%. There is significant relationship between the level of HbA1c control, triglyceridemia,<br />
duration of diabetes and renal complications.<br />
* Keywords: Type 2 diabetes; Kidney complications; Microalbuminuria; Macroalbuminuria;<br />
Kidney failure.<br />
* Đại học Y Dược Thái Bình<br />
** Bệnh viện Nội tiết Trung ương<br />
Người phản hồi (Corresponding): Lê Đình Tuân (letuan95@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 20/03/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 16/06/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 21/07/2017<br />
<br />
55<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Biến chứng mạn tính của bệnh ĐTĐ có<br />
tính chất hệ thống trên hầu hết các cơ<br />
quan tổ chức, gây nhiều tổn thương cơ<br />
quan đích. Trong các biến chứng mạn<br />
tính, biến chứng thận do ĐTĐ là một biến<br />
chứng thường gặp, bệnh cảnh lâm sàng<br />
kín đáo, nên dễ bị bỏ qua các triệu chứng<br />
ban đầu, khi có biểu hiện lâm sàng thì<br />
chức năng thận đã suy giảm, nhanh<br />
chóng dẫn đến suy thận mạn tính không<br />
hồi phục [1, 3, 5]. Chức năng thận suy<br />
giảm, sẽ làm nặng thêm các biến chứng<br />
khác của BN ĐTĐ, gia tăng biến cố và tỷ<br />
lệ tử vong. Bệnh thận ĐTĐ là một trong<br />
những biến chứng vi mạch máu xảy ra<br />
với tỷ lệ 20 - 40% BN ĐTĐ [3, 5]. Vì vậy,<br />
việc chẩn đoán sớm biến chứng thận do<br />
ĐTĐ là việc làm hết sức cần thiết giúp<br />
phát hiện sớm tổn thương thận và có biện<br />
pháp điều trị kịp thời nhằm ngăn chặn tiến<br />
triển tổn thương thận. Bệnh viện Nội tiết<br />
Trung ương có lưu lượng BN khám, theo<br />
dõi và điều trị khá lớn, tuy nhiên nghiên<br />
cứu đánh giá thực trạng biến chứng thận<br />
ở BN ĐTĐ týp 2 đang theo dõi ngoại trú<br />
tại bệnh viện còn chưa nhiều. Do vậy,<br />
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này<br />
nhằm: Khảo sát đặc điểm tổn thương<br />
thận và tìm hiểu mối liên quan giữa biến<br />
chứng thận ở BN ĐTĐ týp 2 điều trị ngoại<br />
trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
501 BN ĐTĐ týp 2 điều trị ngoại trú tại<br />
Bệnh viện Nội tiết Trung ương.<br />
56<br />
<br />
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 07 2016 đến 12 - 2016.<br />
* Tiêu chuẩn lựa chọn:<br />
+ BN ĐTĐ týp 2 lứa tuổi 30 - 69 điều trị<br />
ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung<br />
ương từ 9 - 12 tháng.<br />
+ BN đồng ý tham gia nghiên cứu. BN<br />
thu thập đủ các chỉ tiêu nghiên cứu.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
+ ĐTĐ týp 1, ĐTĐ thai kỳ, các loại ĐTĐ<br />
khác có nguyên nhân.<br />
+ BN có bệnh nội tiết khác kèm theo<br />
(Basedow, Hội chứng Cushing, to đầu chi…).<br />
- BN bị bệnh thận trước khi bị ĐTĐ.<br />
+ BN có biến chứng cấp tính như:<br />
nhiễm khuẩn huyết, hôn mê nhiễm toan<br />
ceton, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu.<br />
+ BN mất máu cấp hoặc mạn, thiếu<br />
sắt, xuất huyết tiêu hoá, nhiễm sắc tố sắt,<br />
tan huyết, một số bệnh huyết sắc tố (bệnh<br />
huyết sắc tố F, C, D, S).<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
- Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt<br />
ngang.<br />
- Tất cả BN ĐTĐ nghiên cứu được hỏi<br />
và thăm khám lâm sàng tỉ mỉ, đăng ký<br />
theo mẫu nghiên cứu thống nhất.<br />
- Đánh giá mức độ chấp hành chế độ<br />
điều trị của BN:<br />
+ Chấp hành tốt các biện pháp điều trị<br />
theo hướng dẫn.<br />
+ Không tự ý bỏ thuốc hoặc thay đổi<br />
phác đồ điều trị.<br />
+ Có sổ theo dõi một số chỉ số như<br />
huyết áp, cân nặng, thời gian phát hiện<br />
ĐTĐ glucose máu mao mạch tại nhà.<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017<br />
+ BN được khám, làm xét nghiệm máu<br />
và theo dõi sức khỏe định kỳ 2 lần (trong<br />
03 tháng điều trị).<br />
+ Kịp thời phát hiện các triệu chứng<br />
bất thường và phản ánh cho bác sỹ theo<br />
dõi.<br />
- Chẩn đoán ĐTĐ theo ADA năm 2015<br />
[7], dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn:<br />
+ HbA1c ≥ 6,5%.<br />
+ Glucose huyết đói (ít nhất 8 giờ sau<br />
ăn) ≥ 7,0 mmol/l.<br />
+ Glucose huyết ngẫu nhiên ≥ 11,1 mmol/l.<br />
+ Glucose huyết 2 giờ sau nghiệm<br />
pháp dung nạp glucose ≥ 11,1 mmol/l.<br />
- Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ týp 2:<br />
theo Thái Hồng Quang (2010) [5]:<br />
+ Bệnh diễn biến từ từ, khởi phát sau<br />
30 tuổi, BN thường béo.<br />
<br />
+ Ít có nhiễm toan ceton, biến chứng<br />
mạch máu sớm.<br />
+ Insulin máu bình thường hoặc tăng,<br />
peptid - C bình thường.<br />
+ Giai đoạn đầu kiểm soát glucose<br />
máu bằng chế độ ăn, luyện tập và thuốc viên.<br />
- Tiêu chuẩn xác định biến chứng thận,<br />
khi có một trong các triệu chứng sau:<br />
+ MAU (+): MAU ≥ 30 mg/24 giờ và<br />
< 300 mg/24 giờ.<br />
+ MAC (+): MAU ≥ 300 mg/24 giờ.<br />
+ Suy thận: khi mức lọc cầu thận<br />
< 60 ml/phút ước tính theo Cockcroft và<br />
Gault. Các giai đoạn suy thận: theo<br />
Nguyễn Văn Xang dựa vào mức lọc cầu<br />
thận và creatinin máu [3].<br />
- Tiêu chuẩn đánh giá kiểm soát đa<br />
yếu tố của BN ĐTĐ týp 2 của Hội Nội tiết<br />
và ĐTĐ Việt Nam năm 2009 [5]:<br />
<br />
Bảng 1:<br />
Chỉ số<br />
<br />
Đơn vị<br />
<br />
Tốt<br />
<br />
Chấp nhận<br />
<br />
Kém<br />
<br />
mmol/l<br />
<br />
4,4 - 6,1<br />
<br />
6,2 - 7,0<br />
<br />
> 7,0<br />
<br />
4,4 - 8,0<br />
<br />
≤ 10,0<br />
<br />
> 10,0<br />
<br />
%<br />
<br />
< 6,5<br />
<br />
≤ 7,5<br />
<br />
> 7,5<br />
<br />
Cholesterol toàn phần<br />
<br />
mmol/l<br />
<br />
< 4,5<br />
<br />
4,5 - ≤ 5,2<br />
<br />
≥ 5,3<br />
<br />
Triglycerid<br />
<br />
mmol/l<br />
<br />
1,5<br />
<br />
1,5 - ≤ 2,2<br />
<br />
> 2,2<br />
<br />
LDL-C<br />
<br />
mmol/l<br />
<br />
< 2,5<br />
<br />
2,5 - 3,4<br />
<br />
≥ 3,4<br />
<br />
HDL-C<br />
<br />
mmol/l<br />
<br />
> 1,1<br />
<br />
≥ 0,9<br />
<br />
< 0,9<br />
<br />
Glucose máu<br />
Lúc đói<br />
Sau ăn<br />
HbA1c<br />
<br />
* Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS 16.0.<br />
57<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu và tổn thương thận.<br />
Tuổi trung bình 59,7 ± 7,2, trong đó 216 BN nam và 285 BN nữ, thời gian phát hiện<br />
bệnh ĐTĐ trung bình 10,09 ± 7,67 (năm).<br />
Bảng 2: Đặc điểm kiểm soát đa yếu tố của đối tượng nghiên cứu.<br />
Tốt<br />
<br />
Chấp nhận<br />
<br />
Kém<br />
<br />
(n; (%))<br />
<br />
(n; (%))<br />
<br />
(n; (%))<br />
<br />
Glucose<br />
<br />
125 (25,0)<br />
<br />
104 (20,8)<br />
<br />
272 (54,2)<br />
<br />
HbA1c<br />
<br />
177 (35,3)<br />
<br />
176 (35,1)<br />
<br />
148 (29,6)<br />
<br />
Cholesterol<br />
<br />
274 (54,7)<br />
<br />
121 (24,1)<br />
<br />
106 (21,2)<br />
<br />
HDL-C<br />
<br />
52 (10,4)<br />
<br />
120 (24,0)<br />
<br />
329 (65,6)<br />
<br />
LDL-C<br />
<br />
307 (61,3)<br />
<br />
108 (21,6)<br />
<br />
86 (17,1)<br />
<br />
Triglycerid<br />
<br />
181 (36,1)<br />
<br />
115 (23,0)<br />
<br />
205 (40,9)<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Tỷ lệ BN có kiểm soát LDL-C tốt cao nhất (61,3%), kiểm soát HbA1c tốt 35,3%, tỷ lệ<br />
kiểm soát HDL-C tốt thấp nhất (10,4%).<br />
Bảng 3: Đặc điểm tổn thương thận và biến chứng thận.<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Số lượng (n = 501)<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
MAU (+)<br />
<br />
133<br />
<br />
26,5<br />
<br />
MAC (+)<br />
<br />
33<br />
<br />
6,6<br />
<br />
Suy thận độ I<br />
<br />
20<br />
<br />
4,0<br />
<br />
Suy thận độ II<br />
<br />
4<br />
<br />
0,8<br />
<br />
Suy thận độ III<br />
<br />
0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
Suy thận độ IV<br />
<br />
0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
24<br />
<br />
4,8<br />
<br />
Có<br />
<br />
166<br />
<br />
33,1<br />
<br />
Không<br />
<br />
336<br />
<br />
67,9<br />
<br />
Tổn thương<br />
thận<br />
Suy thận<br />
<br />
Biến chứng<br />
thận<br />
<br />
Tỷ lệ BN có MAU (+) là 26,5%, suy thận 4,8%, biến chứng thận 33,1%.<br />
58<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017<br />
2. Mối liên quan giữa biến chứng thận với một số đặc điểm ở BN ĐTĐ týp 2.<br />
Bảng 4: Mối liên quan giữa biến chứng thận với mức độ kiểm soát HbA1c, glucose<br />
máu khi đói và thời gian phát hiện ĐTĐ.<br />
Biến chứng thận<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
HbA1c<br />
<br />
Glucose<br />
<br />
Thời<br />
gian<br />
phát<br />
hiện<br />
ĐTĐ<br />
<br />
Có (n = 166)<br />
<br />
Không (n = 335)<br />
<br />
Tốt (n = 177)<br />
<br />
41 (24,7)<br />
<br />
136 (40,6)<br />
<br />
Chấp nhận (n = 176)<br />
<br />
49 (29,5)<br />
<br />
127 (37,9)<br />
<br />
Kém (n = 148)<br />
<br />
76 (45,8)<br />
<br />
72 (21,5)<br />
<br />
Tốt (n = 125)<br />
<br />
37 (22,3)<br />
<br />
88 (26,3)<br />
<br />
Chấp nhận (n = 104)<br />
<br />
30 (18,1)<br />
<br />
74 (22,1)<br />
<br />
Kém (n = 272)<br />
<br />
99 (59,6)<br />
<br />
173 (51,6)<br />
<br />
< 5 năm (n = 117)<br />
<br />
25 (15,1)<br />
<br />
92 (27,5)<br />
<br />
5 - 10 năm (n = 187)<br />
<br />
59 (35,5)<br />
<br />
128 (38,2)<br />
<br />
> 10 năm (n = 197)<br />
<br />
82 (49,4)<br />
<br />
115 (34,3)<br />
<br />
p<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa mức độ kiểm soát HbA1c và thời gian<br />
phát hiện ĐTĐ với biến chứng thận.<br />
Bảng 5: Mối liên quan giữa biến chứng thận với mức độ kiểm soát các thành phần<br />
lipid máu.<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Cholesterol<br />
<br />
Triglycerid<br />
<br />
LDL-C<br />
<br />
HDL-C<br />
<br />
Biến chứng thận<br />
Không (n = 335)<br />
<br />
Có (n = 166)<br />
<br />
Tốt (n = 274)<br />
<br />
184 (54,9)<br />
<br />
88 (54,2)<br />
<br />
Chấp nhận (n = 121)<br />
<br />
82 (24,5)<br />
<br />
39 (23,5)<br />
<br />
Kém (n = 106)<br />
<br />
69 (20,6)<br />
<br />
37 (22,3)<br />
<br />
Tốt (n = 181)<br />
<br />
134 (40,0)<br />
<br />
47 (28,3)<br />
<br />
Chấp nhận (n = 115)<br />
<br />
79 (23,6)<br />
<br />
36 (21,7)<br />
<br />
Kém (n = 205)<br />
<br />
122 (36,4)<br />
<br />
83 (50,0)<br />
<br />
Tốt (n = 307)<br />
<br />
205 (61,2)<br />
<br />
102 (1,4)<br />
<br />
Chấp nhận (n = 108)<br />
<br />
70 (20,9)<br />
<br />
38 (22,9)<br />
<br />
Kém (n = 86)<br />
<br />
60 (17,9)<br />
<br />
26 (15,7)<br />
<br />
Tốt (n = 52)<br />
<br />
31 (9,3)<br />
<br />
21 (12,7)<br />
<br />
Chấp nhận (n = 120)<br />
<br />
78 (23,2)<br />
<br />
42 (25,3)<br />
<br />
Kém (n = 329)<br />
<br />
226 (67,5)<br />
<br />
103 (62,0)<br />
<br />
p<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa mức độ kiểm soát triglycerid với biến<br />
chứng thận.<br />
59<br />
<br />