Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI BONG VÕNG MẠC<br />
SAU CHẤN THƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN MẮT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
Nguyễn Trịnh Bảo An*, Lê Đỗ Thùy Lan*, Nguyễn Thị Hồng Phụng**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm dịch tễ và lâm sàng của bong võng mạc sau chấn thương, giúp cho việc tiên<br />
lượng và lập kế hoạch điều trị cho những bệnh nhân có chấn thương nhãn cầu.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo hàng loạt ca, trên 30 bệnh nhân bong võng mạc sau chấn thương tại<br />
Bệnh viện Mắt TP.HCM từ tháng 01/2013 đến tháng 09/2014.<br />
Kết quả: Tuổi trung bình là 38,23 ± 25,72. Nam giới chiếm đại đa số (90%). Hoàn cảnh chấn thương hay<br />
gặp nhất là tai nạn sinh hoạt (46,7%). Bong võng mạc sau chấn thương đụng dập nhãn cầu chiếm 56,7% và bong<br />
võng mạc sau vết thương xuyên nhãn cầu chiếm 43,3%. Bong võng mạc toàn bộ chiếm 20% và tỉ lệ ảnh hưởng<br />
hoàng điểm là 53,3%. Vị trí rách võng mạc thường gặp nhất là thái dương dưới (36%) và thái dương trên (28%).<br />
Thời gian xảy ra bong võng mạc trung bình ở nhóm chấn thương đụng dập là 16,3 tuần và ở nhóm vết thương<br />
xuyên là 10,5 tuần. Trong BVM sau CTĐD, tổn thương thủy tinh thể, giác mạc và xuất huyết tiền phòng là các<br />
tổn thương phối hợp thường gặp nhất, trong nhóm VTX nhãn cầu, đục vỡ thủy tinh thể là tổn thương phối hợp<br />
gặp nhiều nhất.<br />
Kết luận: Đối với bệnh nhân chấn thương nhãn cầu có các tổn thương phối hợp kể trên, cần theo dõi định kỳ<br />
trong ít nhất 4 tháng đầu nhằm phát hiện và điều trị bong võng mạc sớm. Trong khám đáy mắt ở những bệnh<br />
nhân trên cần đặc biệt chú ý vùng võng mạc thái dương dưới và thái dương trên để phát hiện lỗ rách.<br />
Từ khóa: bong võng mạc, dịch tễ, lâm sàng.<br />
ABSTRACT<br />
CHARACTERISTICS AND PATTERN OF TRAUMATIC RETINAL DETACHMENT<br />
IN HO CHI MINH CITY EYE HOSPITAL.<br />
Nguyen Trinh Bao An, Le Do Thuy Lan, Nguyen Thi Hong Phung*<br />
Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 3 - 2017: 65 - 71<br />
<br />
Purpose: This study evaluates clinical characteristics and pattern of traumatic retinal detachment, to help<br />
clinicians counseling their patients regarding their risk of developing retinal detachment and making plans for<br />
treatment in these patients.<br />
Methods: It is a case series study. Clinical data are obtained from 30 patients diagnosed with traumatic<br />
retinal detachment from January 2013 to September 2014 in the Department of Traumatology, HoChiMinh City<br />
Eye Hospital, Vietnam.<br />
Results: Mean age was 38.23 ± 25.72 and 27 (90%) were males. The most frequent causes of ocular trauma<br />
were domestic accidents (46.7%). Regarding type of injury, closed globe injury accounted for 56.7% and open<br />
globe injury accounted for 43.3%. Extension of retinal detachment: four quadrants was 20%. Macular<br />
involvement was 53.3%. Infer temporal (36%) and superotemporal (28%) were the major site of tears. The mean<br />
time between trauma and retinal detachment for closed versus open globe injury was 16.3 and 10.5 weeks,<br />
respectively. In retinal detachment due to ocular contusion, lens injuries, cornea injuries and hyphae were the<br />
<br />
*Bộ Môn Mắt - Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch **Bệnh viện Mắt Thành Phố Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Trịnh Bảo An ĐT: 0983639405 Email: baoannt13@gmail.com<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 65<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017<br />
<br />
commonest ocular lesions, whereas in retinal detachment due to ocular penetration, traumatic cataract with<br />
anterior capsular rupture was commonest.<br />
Conclusion: For ocular trauma patients with specific ocular lesion, follow-up in at least 4 months is<br />
necessary for early diagnosis and prompt treatment of traumatic retinal detachment. When performing<br />
fundoscopic exam, clinicians should pay special attention to inferotemporal and superotemporal quadrants to find<br />
retinal tears.<br />
Keywords: retinal detachment, clinical characteristics, epidemiology,<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ Tiêu chuẩn chọn mẫu<br />
Bong võng mạc sau chấn thương là một Bệnh nhân được chẩn đoán bong võng mạc<br />
trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến qua khám lâm sàng bằng soi đáy mắt hoặc cận<br />
mất thị lực không hồi phục sau chấn thương lâm sàng như siêu âm B.<br />
nhãn cầu. Bong võng mạc sau chấn thương có Có tiền căn chấn thương mắt rõ ràng (thể<br />
những đặc điểm riêng về cơ chế, hình thái lâm hiện qua việc hỏi tiền sử và thông tin trên hồ sơ<br />
sàng đặc trưng, đi kèm với các tổn thương phối bệnh án cũ).<br />
hợp khác khiến bệnh cảnh lâm sàng phức tạp Tất cả các dạng bong võng mạc sau chấn<br />
hơn, việc chẩn đoán và kết quả điều trị còn thương đều nhận vào nghiên cứu.<br />
nhiều hạn chế. Việc đánh giá và tiên lượng<br />
Cỡ mẫu<br />
những bệnh nhân chấn thương nhãn cầu nào có<br />
khả năng bong võng mạc cao, cũng như mô tả Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca nên chúng tôi<br />
thời điểm phát hiện bong võng mạc sau chấn chọn tất cả những bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên có<br />
thương giúp cho việc phát hiện và điều trị bệnh bong võng mạc sau chấn thương nhãn cầu thỏa<br />
sớm đóng vai trò rất quan trọng nhưng chưa tiêu chuẩn chọn mẫu vào nghiên cứu từ 1/2013<br />
được quan tâm đúng mức. Tại Thành phố Hồ đến 9/2014. Chúng tôi thu thập được 30 mắt trên<br />
Chí Minh và các tỉnh phía Nam chưa ghi nhận 30 bệnh nhân (27 nam và 3 nữ).<br />
nghiên cứu nào về bong võng mạc sau chấn Thiết kế nghiên cứu<br />
thương. Do đó nghiên cứu này được thực hiện Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca.<br />
nhằm nêu lên những đặc điểm dịch tễ và lâm<br />
Qui trình nghiên cứu<br />
sàng trong bong võng mạc sau chấn thương, từ<br />
đó giúp ích cho công tác thực hành lâm sàng Bệnh nhân bong võng mạc chấn thương<br />
hàng ngày của các bác sĩ khi đánh giá và giải nhập khoa Chấn thương được hỏi bệnh sử,<br />
thích tiên lượng bong võng mạc cho những bệnh khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng,<br />
nhân có chấn thương nhãn cầu, phát hiện sớm mượn lại hồ sơ bệnh án cũ (nếu có). Số liệu được<br />
bong võng mạc sau chấn thương nhằm giữ được thu thập theo mẫu soạn sẵn. Sau đó đưa vào<br />
thị lực tốt nhất cho bệnh nhân. thống kê phân tích bằng phần mềm Stata.<br />
<br />
ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU Phương tiện nghiên cứu<br />
Bảng thị lực Snellen, kính soi đáy mắt đảo<br />
Dân số chọn mẫu ngược Volk +90D, kính 3 mặt gương Goldmann,<br />
Bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên bị bong võng sinh hiển vi khám bệnh, máy siêu âm B.<br />
mạc sau chấn thương nhãn cầu nhập tại Khoa<br />
Xử lý số liệu<br />
Chấn thương Bệnh Viện Mắt TPHCM và thỏa<br />
các điều kiện của tiêu chuẩn chọn mẫu trong Theo chương trình SPSS 22.0<br />
thời gian nghiên cứu từ tháng 1 năm 2013 đến<br />
tháng 9 năm 2014.<br />
<br />
<br />
66 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KẾT QUẢ mạc sau vết thương xuyên nhãn cầu là 1,954, tuy<br />
nhiên kiểm định cho thấy không có sự khác biệt<br />
Đặc điểm dịch tễ<br />
có ý nghĩa giữa thị lực ở 2 nhóm trên, p>0,05.<br />
Nam giới chiếm đại đa số với tỉ lệ 90%. Tuổi<br />
Về tổn thương dịch kính<br />
trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là<br />
38,23 ± 25,72, dao động trong khoảng từ 18 tuổi Tất cả bệnh nhân bong võng mạc sau chấn<br />
đến 64 tuổi. Đa số bệnh nhân nằm ở nhóm tuổi thương nhãn cầu đều có các rối loạn trong<br />
lao động từ 16 đến 55 tuổi chiếm 83,3%. Trong 30 dịch kính ở các mức độ khác nhau. Trong<br />
mắt chấn thương, mắt trái chiếm tỉ lệ 53,3%, mắt nhóm chấn thương đụng dập nhãn cầu, chiếm<br />
phải chiếm 46,7%. Tỉ lệ bệnh nhân bong võng tỉ lệ cao nhất là đục dịch kính (41,2%) và xuất<br />
mạc sau chấn thương đụng dập nhãn cầu chiếm huyết dịch kính (35,3%). Trong nhóm vết<br />
56,7% so với tỉ lệ bệnh nhân bong võng mạc sau thương xuyên nhãn cầu, xuất huyết dịch kính<br />
vết thương xuyên nhãn cầu là 43,3%. Về hoàn chiếm tỉ lệ cao nhất (69,2%).<br />
cảnh chấn thương, tai nạn sinh hoạt là nguyên Về diện tích bong võng mạc<br />
nhân gây chấn thương chiếm tỉ lệ cao nhất trong Tỉ lệ BVM toàn bộ ở nhóm chấn thương<br />
nghiên cứu của chúng tôi, tiếp sau đó là chấn đụng dập nhãn cầu là 17,6% và ở nhóm vết<br />
thương do tai nạn lao động và sau cùng là tai thương xuyên nhãn cầu là 23,1%. Kiểm định cho<br />
nạn giao thông (biểu đồ 1). thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê<br />
giữa hai nhóm trên, p>0,05.<br />
Về tình trạng hoàng điểm<br />
BVM lan qua vùng hoàng điểm chiếm 52,9%<br />
trong nhóm chấn thương đụng dập và 53,8%<br />
trong nhóm vết thương xuyên nhãn cầu. Kiểm<br />
định cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê ở hai nhóm trên, p>0,05.<br />
Về số lượng, vị trí và hình thái rách võng mạc<br />
Số lượng lỗ rách trung bình ở nhóm chấn<br />
thương đụng dập là 1,18 và ở nhóm vết thương<br />
Biểu đồ 1: Phân bố hoàn cảnh chấn thương xuyên là 0,77. Trong nhóm chấn thương đụng<br />
Chấn thương do vật sắc nhọn chiếm tỉ lệ cao dập nhãn cầu, vị trí rách võng mạc gặp nhiều<br />
nhất với 46,67%. Một số tác nhân gây chấn nhất là ở thái dương dưới (40%), theo sau đó là<br />
thương hay gặp là dây ràng (13,3%), cây gỗ thái dương trên (33,3%), mũi trên (13,3%) và hậu<br />
(13,3%) và trái cầu lông (6,7%). cực (13,3%). Trong nhóm vết thương xuyên nhãn<br />
Đặc điểm lâm sàng cầu, vị trí rách võng mạc gặp nhiều nhất là thái<br />
dương dưới (30%), mũi dưới (30%), theo sau đó<br />
Về thị lực<br />
là thái dương trên (20%), mũi trên (10%) và hậu<br />
Thị lực thấp trầm trọng ở cả 2 nhóm bệnh cực (10%) (biểu đồ 2).<br />
nhân bong võng mạc sau chấn thương đụng dập<br />
Trong nhóm CTĐD nhãn cầu, rách võng mạc<br />
và bong võng mạc do vết thương xuyên nhãn<br />
hình móng ngựa chiếm tỉ lệ cao nhất là 29,4%,<br />
cầu. 90% bệnh nhân có thị lực dưới ĐNT1m ở<br />
tiếp theo là đứt chân võng mạc (23,5%), lỗ rách<br />
thời điểm bong võng mạc. Thị lực trung bình<br />
khổng lồ (11,8%), lỗ hoàng điểm (11,8%), lỗ hoại<br />
tính theo LogMAR ở nhóm bong võng mạc sau<br />
tử (5,9%) và lỗ thoái hóa (5,9%).<br />
chấn thương đụng dập nhãn cầu là 1,765, cao<br />
hơn so với thị lực trung bình ở nhóm bong võng<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 67<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 2: Phân bố vị trí lỗ rách<br />
Trong nhóm VTX nhãn cầu, rách võng mạc với thời gian trung bình là 10,5 tuần (bảng 1).<br />
do điểm chạm dị vật chiếm tỉ lệ cao nhất với 5 Tuy nhiên, qua kiểm định cho thấy sự khác biệt<br />
mắt (38,5%), theo sau đó là rách móng ngựa này không có ý nghĩa thống kê, p>0,05.<br />
(23,1%), đứt chân võng mạc (7,7%) và rách Bảng 1: Thời gian trung bình từ lúc chấn thương đến<br />
khổng lồ (7,7%). khi BVM<br />
Về thời gian từ khi chấn thương đến khi bong Loại chấn Số lượng Thời gian trung bình<br />
p<br />
thương N=30 (tuần)<br />
võng mạc CTĐD 17 16,3<br />
BVM xuất hiện nhiều nhất trong khoảng thời VTX 13 10,5 0,397<br />
gian từ 1-3 tháng sau chấn thương nhãn cầu. Chung 30 13,8<br />
Hơn một nửa số bệnh nhân (66,7%) xuất hiện Về các tổn thương phối hợp<br />
BVM trong vòng 3 tháng đầu sau chấn thương.<br />
Các tổn thương phối hợp gặp nhiều nhất<br />
Có 50% trường hợp BVM xảy ra trong vòng 4<br />
trên mắt BVM sau CTĐD nhãn cầu là tổn thương<br />
tuần đầu sau CTĐD nhãn cầu, 70% BVM trong<br />
ở thủy tinh thể (47,1%), giác mạc (41,2%) và tiền<br />
vòng 5 tháng sau chấn thương. Có 50% trường<br />
phòng (41,2%).<br />
hợp BVM xảy ra trong vòng 6 tuần đầu sau VTX<br />
Trong nhóm bệnh nhân BVM sau VTX nhãn<br />
nhãn cầu, 80% BVM xuất hiện trong vòng 6<br />
cầu, tổn thương thủy tinh thể cũng chiếm tỉ lệ<br />
tháng sau chấn thương.<br />
cao nhất trong các tổn thương phối hợp (69,2%),<br />
Thời gian trung bình từ khi chấn thương đến<br />
tiếp theo đó là tổn thương giác mạc (61,5%) và<br />
khi BVM là 13,8 tuần. Trong nhóm BVM do<br />
tổn thương tiền phòng (61,5%), tổn thương củng<br />
CTĐD nhãn cầu, thời gian trung bình là 16,3<br />
mạc (46,2%).<br />
tuần, lớn hơn ở nhóm BVM do VTX nhãn cầu<br />
Bảng 2: Các tổn thương phối hợp<br />
Tổn thương phối hợp trong CTĐD nhãn cầu Tổn thương phối hợp trong VTX nhãn cầu<br />
Tổn thương thủy tinh thể 47,1% Tổn thương thủy tinh thể 69,2%<br />
Đục thủy tinh thể 17,6% Đục vỡ thủy tinh thể 53,8%<br />
Đục lệch thủy tinh thể 17,6% Đục thủy tinh thể 15,4%<br />
Lệch/Bán lệch thủy tinh thể 11,8% Tổn thương củng mạc 46,2%<br />
Tổn thương giác mạc 41,2% Tổn thương giác mạc 61,5%<br />
Phù giác mạc 35,3%<br />
Tổn thương tiền phòng 41,2% Tổn thương tiền phòng 61,5%<br />
Xuất huyết tiền phòng 35,3%<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
68 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
BÀN LUẬN đi khám bệnh ở thời điểm chấn thương, hoặc<br />
không nhớ rõ tiền sử chấn thương. Ngoài ra,<br />
Đặc điểm dịch tễ bệnh nhân BVM tại BV Mắt có thể được điều trị<br />
Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu của tại khoa Chấn thương và khoa Đáy mắt nên có<br />
chúng tôi cao hơn hẳn nghiên cứu của các tác thể những trường hợp CTĐD nhãn cầu có tiền<br />
giả nước ngoài như tác giả Shulka ghi nhận độ sử chấn thương không rõ ràng đã được điều trị<br />
tuổi trung bình là 27,45 (9), tác giả Cox (1) ghi tại khoa Đáy mắt.<br />
nhận tuổi trung bình là 25 ở nam và 34 ở nữ. Về hoàn cảnh chấn thương, Tỉ lệ chấn<br />
Kết quả trên được giải thích do nghiên cứu thương do tai nạn thể thao trong nghiên cứu của<br />
của chúng tôi thực hiện tại khoa chấn thương, chúng tôi thấp hơn hẳn so với các tác giả nước<br />
không bao gồm các trường hợp bệnh nhi dưới ngoài nhưng lại tương đồng với nghiên cứu<br />
16 tuổi. Tỷ lệ nam chiếm đại đa số trong BVM trong nước, có thể do bệnh nhân không nhớ<br />
chấn thương có thể được giải thích do nam được tiền sử chấn thương thể thao trước đó. Vì<br />
giới thường tham gia các loại hình lao động vậy, khi đã xuất hiện bong võng mạc, bệnh nhân<br />
nặng và nguy hiểm hơn, cũng như nam giới được điều trị tại khoa Đáy Mắt. Chúng tôi ghi<br />
thường chơi các môn thể thao đối kháng như nhận 2 trường hợp chấn thương do trái cầu lông<br />
tennis, cầu lông. Độ tuổi trung bình của nhóm văng trúng mắt, chiếm tỉ lệ 100% trong nhóm<br />
chấn thương nhãn cầu kín là 44,82 tuổi, cao nguyên nhân thể thao.<br />
hơn rõ rệt so với nhóm chấn thương nhãn cầu<br />
hở là 29,62 tuổi, với p = 0,001. Chúng tôi cho<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
rằng kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác Về thị lực<br />
với nghiên cứu trên là do đa số các trường hợp Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả thị lực<br />
tai nạn lao động ở nước ta gặp ở người trẻ tuổi thấp chiếm tỉ lệ rất cao, tương đồng với nghiên<br />
và thường dẫn đến chấn thương nhãn cầu hở. cứu của tác giả trong nước và Shukla (1986) (9),<br />
Về hình thái chấn thương, kết quả của chúng kết quả này trái ngược với nghiên cứu của Nuzzi<br />
tôi tương đối phù hợp với các khảo sát về BVM (2012)(7) và Rouberol (2011)(8). Chúng tôi cho rằng<br />
chấn thương trước đây ở nước ta, tuy nhiên các có sự khác biệt này là do 2 nghiên cứu trên được<br />
nghiên cứu của các tác giả nước ngoài nhận thấy tiến hành ở các nước đã phát triển, bệnh nhân có<br />
tỉ lệ BVM sau CTĐD nhãn cầu cao hơn từ 2-4 lần ý thức tốt về việc khám bệnh và điều trị bệnh<br />
so với BVM do VTX nhãn cầu (bảng 3). sớm, bệnh nhân được tái khám và theo dõi<br />
thường xuyên, do đó ở thời điểm phát hiện BVM<br />
Bảng 3: So sánh hình thái chấn thương với các<br />
thị lực vẫn còn khá tốt.<br />
nghiên cứu khác<br />
CTĐD VTX Về tổn thương dịch kính<br />
(3)<br />
Goffstein (1982) 81% 19% Dựa trên cơ chế bệnh sinh BVM, xuất huyết<br />
(5)<br />
Laatikanen (1985) 89,5% 10,5% dịch kính đóng vai trò quan trọng trong việc<br />
(2)<br />
Đ. Như Hơn (2005) 54,6% 45,4%<br />
(6)<br />
hình thành BVM trên mắt chấn thương. Nghiên<br />
L. Thanh Trà (2005) 48,3% 51,7%<br />
cứu của chúng tôi cho thấy XHDK chiếm 35,3%<br />
Ng. Trịnh Bảo An (2016) 56,7% 43,3%<br />
trong nhóm CTĐD nhãn cầu và 69,2% trong<br />
Chúng tôi cho rằng kết quả nghiên cứu của<br />
nhóm VTX nhãn cầu. Kết quả của chúng tôi khá<br />
chúng tôi khác với các tác giả nước ngoài nhưng<br />
tương đồng với nghiên cứu của Thẩm Trương<br />
phù hợp với các nghiên cứu trong nước là do ở<br />
Khánh Vân (2012) [3].<br />
nước ta bệnh nhân không nhớ rõ về tiền sử chấn<br />
thương mắt. Đối với các trường hợp bệnh nhân Về diện tích bong võng mạc<br />
có CTĐD nhãn cầu nhẹ bệnh nhân có thể không<br />
<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 69<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017<br />
<br />
Kết quả của chúng tôi thấp hơn so với các tác Về hình thái lỗ rách, ở nhóm CTĐD chúng<br />
giả trong và ngoài nước. Shulka (1986)(9) nghiên tôi nhận thấy có sự tương đồng với các tác giả<br />
cứu BVM trên CTĐD nhãn cầu cho tỉ lệ 87,27% thực hiện nghiên cứu tại Đông Nam Á(10,9) với<br />
BVM toàn bộ, Thẩm Trương Khánh Vân (2012)(10) hình thái rách móng ngựa chiếm tỉ lệ cao nhất,<br />
nghiên cứu BVM trên cả 2 nhóm CTĐD và VTX đứt chân võng mạc đứng thứ hai, các hình thái<br />
nhãn cầu cho tỉ lệ 21,9% và 27,2% lần lượt cho 2 rách khác dao động tùy theo nghiên cứu. Ở<br />
nhóm. nhóm VTX, kết quả của chúng tôi khác với các<br />
Về tình trạng hoàng điểm nghiên cứu trước đây, có thể do cỡ mẫu trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi còn hạn chế, cũng<br />
Kết quả của chúng tôi khá tương đồng với<br />
không loại trừ nguyên nhân khác nhau về đặc<br />
tác giả trong nước(10) và thấp hơn so với tác giả<br />
điểm dân số nghiên cứu.<br />
nước ngoài(9,8). Rouberol (2011)(8) cho rằng các<br />
yếu tố ảnh hưởng đến thị lực sau mổ bao gồm Về thời gian từ khi chấn thương đến khi bong<br />
thị lực tại thời điểm BVM và tình trạng BVM võng mạc<br />
lan hoàng điểm chưa. Tác giả Monika (2015) Đa số các nghiên cứu cho thấy BVM xảy ra<br />
nhận xét tiên lượng sau phẫu thuật tốt trên chủ yếu trong vòng 6 tháng sau chấn thương,<br />
những bệnh nhân BVM chưa qua hoàng điểm, đặc biệt là trong 1 tháng đầu tiên. Các tác giả<br />
và BVM qua hoàng điểm trong giai đoạn sớm cũng không đưa ra thời gian trung bình xảy ra<br />
(dưới 7 đến 10 ngày)(71). BVM, điều này có thể giải thích do thời gian xảy<br />
Về số lượng, hình thái, vị trí rách võng mạc ra BVM dao động rất lớn, từ những trường hợp<br />
BVM xảy ra trong vài ngày đầu sau chấn thương<br />
Về số lượng lỗ rách, kết quả của chúng tôi<br />
cho đến những bệnh nhân BVM nhiều năm sau<br />
trái ngược với Rouberol (2011)(8) nhận thấy số<br />
đó. Ở đây chúng tôi bước đầu tính trung bình<br />
lượng lỗ rách trung bình ở nhóm VTX cao hơn<br />
thời gian xảy ra BVM theo tuần cho từng nhóm<br />
nhóm CTĐD. Điều này có thể giải thích do số<br />
hình thái chấn thương, với thời gian trung bình<br />
lượng bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi<br />
xảy ra BVM sau chấn thương ở nhóm CTĐD là<br />
còn hạn chế, cần có thêm nghiên cứu trên số<br />
16,3 tuần, và ở nhóm VTX nhãn cầu là 10,5 tuần.<br />
lượng bệnh nhân BVM sau chấn thương lớn<br />
hơn. Về các tổn thương phối hợp<br />
Về vị trí lỗ rách, trong nhóm CTĐD, Trong nhóm CTĐD, kết quả của chúng tôi<br />
nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả phù hợp với nghiên cứu của các tác giả trong và<br />
tương tự với các nghiên cứu trước, với lỗ rách ngoài nước, trong đó tổn thương thủy tinh thể<br />
gặp nhiều nhất ở vị trí thái dương trên và (đục và lệch thủy tinh thể) và xuất huyết tiền<br />
dưới, ít gặp nhất ở mũi dưới. Điều này được phòng chiếm tỉ lệ cao nhất. Mặc dù ở thời điểm<br />
giải thích là do cấu tạo thành xương hốc mắt ở xảy ra BVM các triệu chứng có tính chất cấp tính<br />
vị trí thái dương dưới là vị trí ít được bảo vệ không còn nữa, đa số các trường hợp trong<br />
nhất, trong khi vị trí mũi dưới lại là vị trí được nghiên cứu chúng tôi đã tiếp cận được hồ sơ<br />
bảo vệ chắc chắn nhất. Trong nhóm VTX, bệnh án những lần khám trước, điều này giải<br />
chúng tôi ghi nhận kết quả trái ngược với các thích tỉ lệ tổn thương giác mạc xuất hiện trong<br />
tác giả trước đây(10,1), với vị trí mũi dưới và 41,2% trường hợp BVM do CTĐD nhãn cầu.<br />
thái dương dưới là 2 vị trí chiếm tỉ lệ cao nhất. Trong nhóm VTX, tổn thương thủy tinh thể<br />
Sự khác biệt này có thể giải thích là do việc cũng chiếm tỉ lệ cao nhất, Kết quả trên tương<br />
xuất hiện lỗ rách còn tùy thuộc vào các yếu tố đồng với nghiên cứu của Thẩm Trương Khánh<br />
như vị trí vết thương xuyên, điểm chạm dị vật Vân (2012)(10). Tác giả cho rằng tổn thương đục<br />
và quá trình lấy dị vật bằng nam châm. vỡ thủy tinh thể có vai trò quan trọng trong sự<br />
<br />
<br />
70 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
hình thành và phát triển BVM sau VTX nhãn 2. Đỗ Như Hơn, Thẩm Trương Khánh Vân (2005) "Nhận xét đặc<br />
điểm lâm sàng và kết quả điều trị bong võng mạc sau chấn<br />
cầu, do chất nhân thủy tinh thể thúc đẩy phản thương". Tạp chí Y học thực hành, 5, 64-66.<br />
ứng viêm màng bồ đào, có thể dẫn đến 3. Goffstein R, Burton TC (1982) "Differentiating Traumatic<br />
From Nontraumatic Retinal Detachment". Ophthalmology, 89<br />
TSDKVM gây BVM.<br />
(4), 361-368.<br />
KẾT LUẬN 4. Kapoor Monika, Chawla Rohan, Tripathy Koushik,<br />
Bypareddy Ravi, Kumawat Babulal, Kumar Singh Subodh,<br />
Đối với bệnh nhân chấn thương nhãn cầu Pradeep Venkatesh, Vohra Rajpal, Raj Sharma Yog (2015)<br />
Traumatic retinal detachment, DOS Times, 20(8).<br />
có các tổn thương phối hợp kể trên, cần có kế 5. Laatikainen L, Tolppanen EM, Harju H (1985) "Epidemiology<br />
hoạch theo dõi định kỳ trong ít nhất 4 tháng of rhegmatogenous retinal detachment in a Finnish<br />
đầu nhằm phát hiện và điều trị bong võng population". Acta Ophthalmologica, 63 (1), 59-64.<br />
6. Lê Thị Thanh Trà (2005) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và chẩn<br />
mạc sớm. Trong khám đáy mắt cần chú ý đoán bong võng mạc do chấn thương, Luận văn thạc sĩ y học,<br />
vùng võng mạc thái dương dưới và thái Trường Đại học Y Hà Nội.<br />
dương trên để phát hiện lỗ rách. Để có kết 7. Nuzzi R, Buschini E, Actis AG (2012) "Ophthalmic evaluation<br />
and management of traumatic accidents associated with<br />
luận rõ ràng hơn về các yếu tố nguy cơ cao retinal breaks and detachment: a retrospective study". Eur J<br />
gây bong võng mạc sau chấn thương, cũng Ophthalmol, 22 (4), 641-6.<br />
8. Rouberol F, Denis P, Romanet JP, Chiquet C (2011)<br />
như thời gian trung bình từ khi chấn thương<br />
"Comparative study of 50 early- or late-onset retinal<br />
đến khi bong võng mạc, cần có một nghiên detachments after open or closed globe injury". Retina, 31 (6),<br />
cứu hồi cứu trên số lượng bệnh nhân chấn 1143-9.<br />
9. Shukla M, Ahuja O P, Jamal N (1986) "Traumatic retinal<br />
thương nhãn cầu lớn hơn và theo dõi bệnh detachment". Indian J Ophthalmol, 34 (1), 29-32.<br />
nhân từ khi chấn thương đến khi bong võng 10. Thẩm Trương Khánh Vân (2012) Nghiên cứu điều trị bong<br />
mạc. võng mạc sau chấn thương, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y<br />
Hà Nội.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Cox MS, Freeman H(1978) "Retinal detachment due to ocular Ngày nhận bài báo: 23/12/2016<br />
penetration: I. clinical characteristics and surgical results".<br />
Archives of Ophthalmology, 96 (8), 1354-1361. Ngày phản biện nhận xét bài báo: 09/01/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 20/04/2017<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 71<br />