intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát đặc điểm thực vật, mã vạch ADN và sàng lọc một số tác dụng sinh học của cây cam sũng (Sauropus Spatulifolius Beille, Phyllanthaceae)

Chia sẻ: Bananalachuoi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

27
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết là khảo sát đặc điểm thực vật, vi học và mã vạch ADN để góp phần định dạng đúng loài Cam sũng. Sàng lọc các tác dụng kháng khuẩn, chống oxi hóa, kháng viêm của các cao chiết từ lá Cam sũng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát đặc điểm thực vật, mã vạch ADN và sàng lọc một số tác dụng sinh học của cây cam sũng (Sauropus Spatulifolius Beille, Phyllanthaceae)

  1. Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 4 * 2021 KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, MÃ VẠCH ADN VÀ SÀNG LỌC MỘT SỐ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA CÂY CAM SŨNG (SAUROPUS SPATULIFOLIUS BEILLE, PHYLLANTHACEAE) Nguyễn Anh Đào1,2, Phạm Thị Kim Trâm3, Trần Thị Vân Anh1 TÓM TẮT Mở đầu: Cam sũng ( ưỡi nhân) là cây thuốc dân gian dùng để chữa ho, viêm phổi, chữa bệnh tim, kháng khối u... nhưng có rất ít các nghiên cứu đã được công bố. Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm thực vật, vi học và mã vạch ADN để góp phần định dạng đúng loài Cam sũng. Sàng lọc các tác dụng kháng khuẩn, chống oxi hóa, kháng viêm của các cao chiết từ lá Cam sũng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mẫu cây Cam sũng thu thập tại huyện Tịnh Biên, An Giang ( /2 9) được phân tích, mô tả, chụp ảnh các đặc điểm hình thái và giải phẫu và bột vi học và phân tích ADN lục lạp vùng ITS1. Hoạt tính chống oxy hóa được khảo sát bằng mô hình DPPH, hoạt tính kháng khuẩn được thực hiện bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch, hoạt tính kháng viêm được đánh giá qua tác dụng ức chế NO trên tế bào RAW 26 .7 được kích thích b i LPS. Kết quả: oài Cam sũng ( ưỡi nhân) được định danh dựa trên hình thái và mã vạch AD xác định tên khoa học là Sauropus spatulifolius Beille. Cao cồn 50% của Cam sũng thể hiện hoạt tính chống oxi hóa tốt nhất với IC50 20,76 µg/ml; các phân đoạn Et Ac và nước từ cao cồn 50% có tác dụng kháng khuẩn yếu, phân đoạn EtOAc từ cao cồn 50% có tác dụng kháng viêm tốt với IC50 là 12,05 µg/mL. Kết luận: Nghiên cứu góp phần cung cấp dữ liệu định danh chính xác loài Cam sũng. Kết quả thử nghiệm các tác dụng sinh học minh chứng và giải thích cho các công dụng dân gian. Từ khóa: Cam sũng, ưỡi nhân, Sauropus spatulifolius Beille, vi học, ADN, DPPH, kháng khuẩn, kháng viêm ABSTRACT BOTANICAL CHARACTERISTICS, DNA BARCODE AND PHARMACOLOGICAL ACTIVITIES OF THE LEAVES OF SAUROPUS SPATULIFOLIUS BEILLE Nguyen Anh Dao, Pham Thi Kim Tram, Tran Thi Van Anh * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No. 4 - 2021: 20 - 28 Background: Cam ũng ( ưỡi nhân) has been used in folk medicine for the treatment of acute bronchitis, cough and sore throat, inflammatory symptoms and anticancer... but there have not many scientific reports. Objectives: The aim of this study was to investigate the botanical characteristics, D A barcodes of Cam sũng for exact botanical identification and to evaluate of some pharmacological activities of the extract from the leaves. Methods: The samples collected from Tinh Bien, An Giang province (04/2019) were described the morphological and anatomical characteristics; analyzed the chloroplast DNA barcode on ITS region. Antioxidant activity was evaluated by DPPH test, antibacterial test was evaluated on five pathogenic bacteria species using agar well diffusion method; anti inflammatory activity was accessed by lipopolysaccharide-induced production of Nitric oxide in RAW 264.7 macrophages method. Results: Cam sũng ( ưỡi nhân) was identified as Sauropus spatulifolius Beille based on morphological characteristics and DNA barcode. 50% ethanolic extract of the leaves presented the highest antioxidant activity 1Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 2Khoa Y Dược, Trường Đại học Trà Vinh 3Phòng CNSH Y Dược, Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: PGS.TS.DS. Trần Thị Vân Anh ĐT: 0918852989 Email: ttvananh@ump.edu.vn 20 B - Khoa học Dược
  2. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 4 * 2021 Nghiên cứu with IC50 = 20.76 µg/ml. The EtOAc and water fractions from 50% ethanolic extract had mild antibacterial activity, EtOAc fraction showed a good anti-inflammatory activity with IC50 = 12.05 µg/mL. Conclusion: The study confirmed the scientific name of “Cam sũng” in Viet am is auropus spatulifolius Beille (Euphorbiaceae). The result of bioactive testing rationalized the usages of this plant. Keywords: Sauropus spatulifolius Beille, anatomy, DPPH, antibacterial, anti inflammatory ĐẶT VẤNĐỀ Candida albicans (ATCC 10231) (bộ môn Vi kí sinh - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh), tế bào RAW Cam sũng (Lưỡi hổ, Lưỡi hùm, tên dân 264.7 (ATCC TIB 71), môi trường Môi trường gian còn gọi là Lưỡi nhân) được sử dụng trong Dulbecco’s Modified Eagle Medium (Himedia), y học dân gian để chữa ho, bổ phổi, chữa bệnh LPS (Sigma), Griess (Sigma), DMSO (Merck). tim, kháng khối u... Theo tài liệu của Đỗ Tất Lợi, Võ Văn Chi và Viện Dược liệu, Cam sũng Thiết bị có tên khoa học là Sauropus rostratus Miq., họ Kính hiển vi (Olympus), Máy UV (Vilber Euphorbiaceae . Tuy nhiên, các đặc điểm (1-3) Lourmat CN-15-LC) hình thái của Cam sũng so sánh với đặc điểm Phương pháp nghiên cứu được ghi nhận trong các tài liệu thực vật của Khảo sát đặc điểm hình thái Phạm Hoàng Hộ(4) và tác giả nước ngoài(5) thì Các đặc điểm hình thái được quan sát bằng Cam sũng giống với loài Sauropus spatulifolius mắt thường, kính lúp hay kính hiển vi quang Beille. Vì thế, vấn đề đặt ra là cần định danh học, mô tả và chụp hình các bộ phận khảo sát. chính xác cây thuốc Cam sũng đang được sử Xác định tên khoa học của loài dựa trên so sánh dụng ở Việt Nam. Cam sũng là cây thuốc dân các đặc điểm hình thái ghi nhận với tài liệu gian hiện được chú ý và sử dụng rộng rãi tham khảo(1-5). nhưng vẫn chưa có công trình nào công bố về thực vật học, thành phần hóa học và hoạt tính Khảo sát đặc điểm vi phẫu, vi học sinh học. Nghiên cứu này được thực hiện với Thân, phiến lá được cắt ngang thành lát mong muốn cung cấp các đặc điểm hình thái, mỏng bằng dao lam. Cắt ngang phần thân giải phẫu, bột dược liệu, phân tích ADN đường kính 5-6 mm. Cắt ngang đoạn 1/3 đáy barcode để định danh chính xác loài đồng thời phiến lá, gồm gân giữa và một ít hai bên gân bước đầu khảo sát một số tác dụng sinh học chính. Vi phẫu được tẩy trắng bằng nước javel, của Cam sũng làm tiền đề khoa học để phát nhuộm bằng son phèn và lục iod. Quan sát vi triển cây thuốc này trong tương lai. phẫu bằng kính hiển vi quang học, chụp ảnh và mô tả cấu trúc. Thực hiện soi bột lá bằng cách ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU chia nhỏ dược liệu, sấy ở 60 oC đến khô, nghiền Đối tượng nghiên cứu nhỏ, rây qua rây 32 (đường kính lỗ rây 0,1 mm) Mẫu cây Cam sũng được thu hái tại huyện và quan sát các cấu tử bột dưới kính hiển vi Tịnh Biên, tỉnh An Giang vào tháng 04 năm 2019. quang học. Hóa chất, vật liệu Khảo sát đặc điểm mã vạch ADN 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (Sigma- Mẫu lá Cam sũng được chiết tách, tinh chế Aldrich, Mỹ), acid ascorbic (Viện kiểm ADN toàn phần, sau đó được khuếch đại bằng nghiệm), Muller Hinton Agar (Himedia), phản ứng PCR với đoạn mồi ITS. Sản phẩm PCR Staphylococcus aureus nhạy cảm methicillin được tinh sạch và giải trình tự bằng phương (ATCC 29213), S.aureus đề kháng methicillin pháp Sanger(6), sau đó được so sánh với trình tự (ATCC 33591), Streptococcus pneumoniae (ATCC 44619), Escherichia coli (ATCC 25922), tương ứng được công bố trên GenBank bằng Pseudomonas aeruginosa (ATCC 27853), nấm men phương pháp BLAST. Qui trình được thực hiện B - Khoa học Dược 21
  3. Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 4 * 2021 tại công ty Phù sa Biochem, TP. Vĩnh Long, tỉnh năng ảnh hưởng của dung môi hòa tan trên Vĩnh Long. vòng kháng khuẩn. Hoạt tính ức chế vi sinh vật Chiết xuất cao thử nghiệm được đánh giá qua vòng ức chế xung quanh giếng có mẫu thử(8). Thử nghiệm được tiến hành Bột dược liệu được chiết với 3 dung môi 3 lần để ghi nhận kết quả. khác nhau (cồn 96%, cồn 50 % và nước) bằng phương pháp chiết siêu âm ở 50 oC Đánh giá hoạt tính kháng viêm trong 30 phút x 3 lần, mỗi lần 350 ml, lọc qua Đánh giá hoạt tính kháng viêm qua tác giấy lọc thu dịch chiết. Gộp dịch chiết, cô dụng ức chế NO của tế bào RAW 264.7 khi bị quay thu được cao. Các cao chiết được xác kích thích bởi LPS(9). Mẫu thử được pha định hàm ẩm trước khi thực hiện các thử thành dung dịch gốc với nồng 100 mg/ml nghiệm đánh giá hoạt tính sinh học. trong DMSO, sau đó pha loãng ở các nồng Cao chiết cồn 50% tiếp tục lắc phân bố lỏng- độ khác nhau. Tế bào RAW 264.7 được nuôi lỏng với các dung môi có độ phân cực tăng dần cấy 48 giờ trong môi trường DMEM ở 37 oC, thu được các cao dicloromethan (SP50.1), ethyl 5% CO2 với 10% FBS, 100 UI/ml penicillin và acetat (SP50.2), n-butanol (SP50.3) và cao nước 100 µg/ml streptomycin. Sau đó tế bào được (SP50.4). chuyển nuôi cấy trong giếng 96 với mật độ Đánh giá tác dụng chống oxy hóa 2,5 x 105 tế bào/giếng. Tế bào được kích thích với LPS trong 24 giờ với sự có mặt của các Thử nghiệm được thực hiện theo mô tả của chất thử ở nhiều nồng độ khác nhau. Dịch Kulisic và cộng sự(7). Hoạt tính chống oxi hóa của nổi của tế bào phản ứng với thuốc thử mẫu thử được đánh giá theo sự giảm cường độ Griess. NaNO2 ở các nồng độ khác nhau màu của DPPH và được xác định bằng cách đo được sử dụng để xây dựng đường chuẩn. Độ OD ở 517 nm, tiến hành trong cuvet. Thí hấp thu được đo ở 570 nm. Dexan 20 µM nghiệm được lặp lại 3 lần và tính giá trị trung được sử dụng làm mẫu đối chứng. bình. Kết quả được tính theo công thức HTCO(%) = [(ODchứng - ODthử)/ ODchứng] x 100. Để khảo sát các thành phần thử nghiệm Mẫu chứng (có DDPH không có mẫu thử) và có ảnh hưởng đến sự sống chết của của tế acid ascorbic được tiến hành song song. Xác bào hay không, phần tế bào còn lại được bổ định EC50 (nồng độ có HTCO 50%) bằng phần sung dung dịch MTT (0,5 mg/ml pha trong mềm Excel. PBS), ủ 4 giờ ở 37 oC và 5% CO2. Sau đó hút bỏ hết môi trường trên bề mặt, kết tủa Đánh giá hoạt tính kháng vi sinh vật formazan được hòa tan trong isopropanol. Đánh giá hoạt tính kháng vi sinh vật bằng Độ hấp thu được đo ở 570 nm. Tỉ lệ tế bào phương pháp khuếch tán đĩa thạch. Hòa tan cao sống càng cao thì giá trị NO sinh ra mới thể trong DMSO 10% thu được dung dịch có nồng hiện đúng hoạt tính. độ 100 mg/ml. Vi khuẩn được hoạt hóa và nuôi Thí nghiệm được lặp lại 3 lần và tính giá trị cấy trong dung dịch TBS, ủ ở 37 oC trong 24 giờ. Điều chỉnh dịch treo có giá trị 0,08-0,1 (tương trung bình. Kết quả được tính theo công thức: đương với nồng độ vi khuẩn 1-2 x 108 tế bào vi % NO = ([Xtb]mẫu thử - [Xtb]LPS)/([Xtb]Control- khuẩn/ml) bằng quang phổ kế ở bước sóng 625 [Xtb]LPS)*100 ([Xtb] là nồng độ NO trung bình nm, sau đó rải huyền dịch vi sinh vật lên bề mặt được tính toán dựa vào đường chuẩn NaNO2) . môi trường. Giếng có đường kính từ 6 - 8 mm Giá trị IC50 được xác định theo phương pháp được đục vô trùng, 100 µl cao chiết trong DMSO hồi quy tuyến tính trên phần mềm Excel. 10% được thêm vào giếng. Dung môi DMSO Mẫu được xem là có hoạt tính kháng viêm 10% được sử dụng là mẫu trắng để đánh giá khả khi có IC50 < 50 µg/mL. 22 B - Khoa học Dược
  4. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 4 * 2021 Nghiên cứu KẾT QUẢ 2-3 x 2-3 mm. Hoa màu tím hoặc tím đỏ, chưa Đặc điểm hình thái thấy được quả (Hình 1). Cây bụi nhỏ, cao 10-50 cm, lá hơi mọng Cấu tạo giải phẫu nước, xanh tốt quanh năm. Thân tròn, xù xì, Bóc tách biểu bì màu nâu, có nhiều đốt, mỗi đốt mang một sẹo Biểu bì mang lông che chở đơn bào ở cả mặt do lá rụng để lại. Lá mọc so le, phiến lá hình trên và mặt dưới lá. Tế bào biểu bì hình đa giác, trứng, dài 7-15 x 2-4 cm, đầu lá tròn, hai mặt vách uốn lượn, nhiều lỗ khí hỗn bào ở mặt dưới nhẵn, mặt trên màu lục đậm, có những vân lá. Biểu bì trên hầu như không có lỗ khí. Biểu bì màu xám trắng, mặt dưới nhạt; cuống lá rất thân non mang nhiều lông che chở (Hình 2). ngắn, dài 1-4 mm; lá kèm hình tam giác nhọn, Lá kèm hình tam Cây Cam sũng Thân và hoa giác Mặt trên lá Mặt dưới lá Hình1.1.Đặc Hình Đặcđiểm điểm hình hình thái tháicây câyCam Camsũng sũng Hình 2. Bóc tách biểu bì cây Cam sũng Lá giác có kích thước tương đối nhỏ, xếp đều đặn, Gân giữa lớp cutin mỏng, có nhiều lông che chở đơn bào. Hai mặt lồi, mặt dưới lồi nhiều hơn mặt trên. Phía dưới biểu bì là lớp mô dày tròn, gồm Biểu bì là một lớp tế bào hình chữ nhật hoặc đa 3-4 lớp tế bào. Mô mềm đặc gồm 5-10 lớp tế B - Khoa học Dược 23
  5. Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 4 * 2021 bào. Gân chính hình vòng cung liên tục gồm Phiến lá có bó gỗ ở trên và libe ở dưới. Mạch gỗ hình Biểu bì trên và dưới giống nhau gồm các tế bào hình chữ nhật, vách dày, kích thước không đa giác hay gần tròn xếp thành dãy xen kẽ với đều, lớp cutin khá dày, lỗ khí có nhiều biểu bì 1-3 dãy mô mềm gỗ vách tẩm chất gỗ hay dưới. Mô mềm giậu gồm 1 lớp tế bào thuôn dài, cellulose; libe tế bào hình đa giác xếp lộn xộn chứa nhiều lục lạp. Dưới lớp mô giậu là mô quanh có mô cứng nâng đỡ. Phía ngoài gân mềm khuyết dày gấp 2 lần mô mềm giậu, tế bào chính có rất nhiều tinh thể calci oxalat hình hình dạng thay đổi, có những khuyết rất to. Mặt dưới có rất nhiều lông che chở đơn bào (Hình 3). cầu gai. Biểu bì trên Mô giậu Mô mềm khuyết (a) Vi phẫu gân lá (b) Vùng phiến lá Hình 3. Cấu tạo giải phẫu lá cây Cam sũng Hình 3. Cấu tạo giải phẫu lá cây Cam sũng Thân không đều, phân hóa ly tâm, được bao quanh Vi phẫu tiết diện tròn, hơi tròn ở 4 góc. bởi những tế bào mô mềm hình đa giác, vách Vùng vỏ chiếm khoảng 1/3 diện tích vi phẫu, cellulose, xếp khít nhau. Mô mềm tủy là những vùng trung trụ chiếm 2/3. tế bào hình đa giác, vách cellulose, kích thước không đều, càng vào giữa tế bào càng to, xếp Vùng vỏ chừa là các đạo nhỏ, có rất nhiều tinh thể calci Biểu bì gồm 1 lớp tế bào hình chữ nhật, kích oxalat hình cầu gai nằm rải rác (Hình 4). thước không đều; lớp cutin mỏng. Trên biểu bì của thân non có lông che chở đơn bào. Mô mềm Đặc điểm bột lá Cam sũng vỏ gồm 6 -7 lớp tế bào thuôn dài, xếp chừa Bột lá Cam sũng có màu xanh đậm, mùi nhẹ, những đạo nhỏ, có nhiều tinh thể calci oxalat sờ nhám tay. Trong bột có nhiều cấu tử ở lá, hình cầu gai nằm rải rác. thân: mảnh biểu bì mang lỗ khí, mạch gỗ, sợi có vách dày, lông che chở đơn bào khá nhiều, rất Vùng trung trụ nhiều tinh thể calci oxalat hình cầu gai (Hình 5). Trụ bì hóa mô cứng thành từng cụm úp lên đầu bó libe gỗ, gồm các tế bào hình đa giác, vách Kết quả định danh ADN mã vạch dày hóa mô cứng. Bó libe gỗ bao gồm: libe 1 là Kết quả giải trình tự đoạn gen ITS1-5,8S những tế bào nhỏ, méo mó, bị ép dẹp, nằm ngay rARN-ITS2-28S (618bp) của mẫu cây Cam sũng dưới trụ bì hóa mô cứng; libe 2 và gỗ 2 xếp và so sánh với dữ liệu của Sauropus spatulifolius xuyên tâm với nhau và tạo thành một vòng Beille trên GenBank (Mã số: EU623588.1)(10) cho quanh vi phẫu; gỗ cấp 2 với những mạch gỗ thấy mức độ tương đồng là 99,03%, trong đó chỉ không đều, hình đa giác, mô mềm gỗ gồm có 5 nucleotid không tương đồng vùng ITS1 và những tế bào hình đa giác vách dày, xếp xuyên ITS2. Mức độ tương đồng này cao nhất trong các tâm; ở mỗi bó libe gỗ có 2-3 bó gỗ cấp 1, xếp loài trong chi Sauropus có dữ liệu gen trên song song với nhau, mỗi bó gồm 3 - 4 mạch gỗ GenBank (Hình 6). 24 B - Khoa học Dược
  6. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 4 * 2021 Nghiên cứu Hình 4. Cấu tạo giải phẫu thân cây Cam sũng Hình 5. Các cấu tử bột dược liệu lá Cam sũng Đoạn gen ITS của mẫu nghiên cứu AAACCCCGGCGCGGAATGCGCCAAGAAG GTGAACCTGCACGCAGTATGACCCGC AATGAATAGAAAAGYGAGAGCGCTACAG GAACAAGTTTACTCACTGCTGATGGTGCC TCACCTCGGAAACGATGCGTGAACGGTA TTGTGCTCCTGACGCAAGGCCCCGTAGGG GTTGCATCTCCTTTAATAACCAAAACGAC TGCTATGCTCCTTRCGGTGTGCCACTTAAC TCTCGGCAACGGATATCTCGGCTCTCGCA B - Khoa học Dược 25
  7. Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 4 * 2021 TCGATGAAGAACGTAGCGAAATGCGATA đều thể hiện hoạt tính chống oxy hóa. IC50 cao CTTGGTGTGAATTGCAGAATCCCGTGAAC cồn 96% (82,54 µg/ml) > cao nước (81,37 CATCGAGTTTTTGAACGCAAGTTGCGCCC µg/ml) > cao cồn 50% (20,76 µg/ml) so với AAAACCTTCGGGTCGAGGGCACGTCTGC chứng dương là vitamin C (IC50 = 2,23 µg/ml). CTGGGTGTCACGCAACGTCGCCCCCTCAC Cao cồn 50% thể hiện hoạt tính chống oxy hóa TCCCCTSAAACGGGGCTCGTGAATTTGGG tốt nhất. GCGGATAATGGCCTCCCGTGAACTCTTCT Hoạt tính kháng khuẩn GGTCGTGGTTGGCCCAAAAATGAGACCA Thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn của GGTCGGTTGGTGCCGTGGCATTCGGTGGT 3 cao (cao cồn 96%, cao cồn 50% và cao TGAAAATACCCTCACAACGCCTCGTTCAT nước) ở nồng độ 100 mg/ml cho thấy chỉ có CTTTCCGAACTTACAAGGATCTCGAAATA cao cồn 50% là có hoạt tính kháng khuẩn GAATTAAGAAAAGATTCTTATCTATCCGA yếu. Các phân đoạn của cao cồn 50% được CGCGACCCCAGGTCAGG. tiếp tục thử hoạt tính kháng khuẩn trên các Khảo sát các hoạt tính sinh học chủng vi sinh vật khác nhau. Kết quả cho Hoạt tính chống oxi hóa thấy phân đoạn cao SP50.1, SP50.2 và SP50.4 Kết quả khảo sát hoạt tính chống oxy hóa có hoạt tính kháng S. aureus và MRSA (Hình 7). cho thấy cao cồn 96%, cồn 50% và cao nước Gen khảo sát Hình 6. Kết quả Blast của đoạn gen khảo sát với đoạn gen tương ứng của Sauropus spatulifolius Beille trên GenBank (Mã số: EU623588.1) (các vạch thể hiện sự khác biệt trên đoạn gen khảo sát) Hình 7. Kết quả khảo sát hoạt tính kháng khuẩn các phân đoạn cao cồn 50%( : phân đoạn DCM (SP50.1); 2: phân đoạn Et Ac ( 5 .2); 3: phân đoạn BuOH (SP50.3); : phân đoạn nước (SP50.4) 26 B - Khoa học Dược
  8. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 4 * 2021 Nghiên cứu Bảng 1. Kết quả xác định hoạt tính kháng vi sinh vật trừ SP50.1 ở nồng độ 50 µg/ml cho % tế bào sống các phân đoạn của cao cồn 50% (nồng độ 100 mg/ml) chỉ 15%. Phân đoạn SP50.1 có hoạt tính kháng Vi sinh vật SP50.1 SP50.2 SP50.3 SP50.4 viêm tốt ở các nồng độ khảo sát là 50, 25 và 5 Candida albicans - - - - µg/ml tuy nhiên ở nồng độ 50 µg/ml tỉ lệ tế bào E.coli - - - - sống chỉ là 15,45%. Phân đoạn SP50.2 có hoạt MRSA + + - + tính kháng viêm tốt nhất do có % NO thấp và Staphylococus aureus + + - + không ảnh hưởng đến sự sống của tế bào. Ở S. pneumoniae - - - - nồng độ 50 µg/ml, phân đoạn này có NO ở mức S. pyogenes - - - - 30,24% (tỉ lệ tế bào sống tương ứng là 120%) thấp Hoạt tính kháng viêm hơn so với chứng dương là Dexan 20µM Các phân đoạn sau khi sàng lọc ở các nồng (31,34%). Giá trị IC50 của phân đoạn SP50.1 và độ 50, 25 và 10 µg/ml cho % tế bào sống > 90%, SP50.2 lần lượt là 22,15 và 12,50 µg/mL. Hình 8. % ức chế NO của các mẫu thử với nồng độ khác nhau BÀNLUẬN Sauropus spatulifolius Beille thuộc họ Phyllanthaceae (theo The plant list(12)). Các đặc Các đặc điểm hình thái của Cam sũng (Lưỡi điểm cấu tạo giải phẫu của thân và lá lần đầu nhân) được mô tả và so sánh với các tài liệu tham tiên được mô tả chi tiết cùng với vi phẫu giúp khảo cho thấy sự tương đồng với hình thái của tạo cơ sở xây dựng kiểm nghiệm cho cây thuốc loài Sauropus spatulifolius Beille(4,5). Để có cơ sở này trong tương lai cũng như hỗ trợ cho các khẳng định rõ hơn, ADN vùng ITS (618bp) của nghiên cứu tiếp theo về loài Cam sũng. mẫu Cam sũng đã được phân tích và so sánh với dữ liệu trên ngân hàng gen cho mức độ tương Kết quả khảo sát các tác dụng sinh học cho đồng >99%. Nghiên cứu của Kanchana Pruesapan thấy các cao chiết của Cam sũng đều có tác dụng và cộng sự năm 2008(11) đã dùng phương pháp chống oxy hóa trong đó cao cồn 50% có tác dụng giải trình tự đoạn gen matK và ITS của hơn 125 chống oxy hóa mạnh nhất với IC50 =20,76 µg/ml. mẫu cây thuộc 3 chi tương cận là Breynia, Cao chiết cồn 50% cũng thể hiện tác dụng kháng Glochidion và Sauropus cho mục đích phân loại. khuẩn yếu và các phân đoạn dicloromethan và Kết quả nghiên cứu cho thấy đoạn gen ITS có sự ethyl acetat từ cao cồn 50% có tác dụng kháng khác biệt giữa các loài thuộc chi Sauropus và có viêm tốt. Kết quả này gợi ý về việc lựa chọn thể dùng phân loại khi so sánh vùng gen này. dung môi cồn 50% sẽ giúp tăng hiệu quả trị liệu Nghiên cứu này cũng đã cung cấp dữ liệu về của cây thuốc này đồng thời là cơ sở khoa học vùng gen ITS của loài Sauropus spatulifolius Beille chứng minh công dụng dân gian của Cam sũng. trên GenBank (Mã số: EU623588.1). KẾT LUẬN Đặc điểm hình thái kết hợp cùng dữ liệu Các đặc điểm hình thái thân, lá hoa và phân phân tích ADN giúp xác định tên khoa học của tích ADN so sánh với tài liệu tham khảo giúp loài Cam sũng (Lưỡi nhân) ở Việt Nam là định danh cây Cam sũng (Lưỡi nhân) là loài B - Khoa học Dược 27
  9. Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 4 * 2021 Sauropus spatulifolius Beille, họ Phyllanthaceae. 6. Sanger F, Nicklen S, Coulson AR (1977). DNA sequencing with chain-terminating inhibitors. Proceedings of the National Các mô tả về hình thái và vi học giúp nhận dạng Academy of Sciences, 74(12):5463-5467. và xây dựng tiêu chuẩn cho kiểm nghiệm cây 7. Kulisic T, Radonic A, Katalinic V, Milos M (2004). Use of different methods for testing antioxidative activity of thuốc này. oregano essential oil. Food chemistry, 85(4):633-640. Khảo sát tác dụng sinh học cho thấy các dịch 8. Franz Hadacek, Harald Greger (2000). Testing of antifungal chiết lá Cam sũng có tác dụng chống oxi hóa và natural products: Methodologies, comparability of results and assay choice, Phytochemical Analysis, 11(3):137-147. kháng viêm tốt ở nồng độ thử nghiệm, đây là cơ 9. Lyu SY, Park WB (2005). Production of cytokine and NO by sở khoa học để giải thích các công dụng dân gian RAW 264.7 macrophages and PBMC in vitro incubation with flavonoids. Arch Pharm Res, 28(5):573-8. và là tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo để 10. Ruesapan K, Telford IR, Bruhl JJ, Draisma SG, et al phát triển cây thuốc tiềm năng này. (2008). Delimitation of Sauropus (Phyllanthaceae) based on plastid matK and nuclear ribosomal ITS DNA TÀI LIỆU THAM KHẢO sequence data. Ann Bot, 102(6):1007-1018. URL: 1. Đỗ Tất Lợi (2015). Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, pp.962. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/nuccore/EU623588.1 (access on 26/5/2021). Nhà Xuất Bản Y Học, Hà Nội. 11. Pruesapan K, Telford IR, Bruhl JJ, Draisma SG, et al (2008). 2. Võ Văn Chi (2015). Từ điển cây thuốc Việt Nam, pp.231-232. Delimitation of Sauropus (Phyllanthaceae) based on plastid Nhà Xuất Bản Y Học, Hà Nội. matK and nuclear ribosomal its DNA sequence data. Annals 3. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn of Botany, 102(6):1007-1018. Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, 12. The plant list. URL: http://www.theplantlist.org/tpl1.1/record/kew- Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mẫn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, 186491 (access on 26/5/2021). Trần Toàn (2006). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, V1, pp.325-326. Nhà Xuất Bản Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội. 4. Phạm Hoàng Hộ (2015). Cây cỏ Việt Nam, pp.1021. Nhà Xuất Ngày nhận bài báo: 24/02/2021 Bản Trẻ, TP. HCM. Ngày phản biện nhận xét bài báo: 04/06/2021 5. Welzen Van PC (2003). Revision of the malesian and Thai species of Sauropus (Euphorbiaceae: Phyllanthoideae). Blumea- gày bài báo được đăng: 20/08/2021 Biodiversity. Evolution and Biogeography of Plants, 48(2):319-391. 28 B - Khoa học Dược
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1