Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI HỌC CỦA PHÙ HOÀNG ĐIỂM <br />
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG BẰNG CHỤP CẮT LỚP VÕNG MẠC (OCT) <br />
Võ Ngọc Bích Minh*, Nguyễn Ngọc Anh** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm hình thái học của phù hoàng điểm đái tháo đường (ĐTĐ) trên máy chụp <br />
cắt lớp võng mạc OCT. <br />
Phương pháp: Đây là một nghiên cứu cắt ngang, tiến hành khảo sát trên 77 bệnh với 114 mắt có phù <br />
hòang điểm ĐTĐ trên lâm sàng được chụp OCT. Các đặc điểm lâm sàng, thị lực có chỉnh kính và kết quả hình <br />
thái học, độ dày võng mạc trên OCT được ghi nhận để phân tích. <br />
Kết quả: Chúng tôi tìm thấy có 5 dạng hình thái của phù hoàng điểm ĐTĐ: dày võng mạc lan tỏa chiếm <br />
99,1% (113 mắt), phù hoàng điểm dạng nang chiếm 48,2% (55 mắt), bong thanh dịch võng mạc cảm thụ chiếm <br />
25,4% (29 mắt), co kéo màng hyalid sau chiếm 13,2% (15 mắt) và bong võng mạc do co kéo chiếm 3,5% (4 mắt). <br />
Ngoại trừ phù võng mạc lan tỏa đứng riêng rẽ (38,05%), các dạng khác thường kết hợp nhau. Thường là kết hợp <br />
giữa phù võng mạc lan tỏa với một hay nhiều dạng khác trên một bệnh cảnh lâm sàng. Có sự khác biệt về thị lực <br />
và độ dày hòang điểm đối với từng dạng hình thái. <br />
Kết luận: Có ít nhất 5 dạng hình thái của phù hoàng điểm ĐTĐ được quan sát thấy trên lâm sàng. Và <br />
chúng thường kết hợp nhau. Có sự khác biệt thị lực có ý nghĩa đối với từng dạng hình thái học. <br />
Từ khóa: phù hoàng điểm đái tháo đường, chụp cắt lớp võng mạc. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
DESCRIBE VARIOUS MORPHOLOGIC PATTERNS OF DIABETIC MACULAR EDEMA BY <br />
OPTICAL COHERENCE TOMOGRAPHY (OCT) <br />
Vo Ngoc Bich Minh, Nguyen Ngoc Anh <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013:239 ‐ 244 <br />
Background: Diabetic macular edema (DME) is the most common cause of visual impairment in patients <br />
with diabetes mellitus. In Viet Nam, however, no studies that have reported the patterns of structural changes in <br />
diabetic macular edema. <br />
Objectives: Our study is to describe various morphologic patterns of diabetic macular edema demonstrated <br />
by optical coherence tomography (OCT). <br />
Method: This was a cross section study. The OCT morphologic characteristics of 114 eyes from 77 patients <br />
were analyzed. Our study content includes recorded clinical data, best‐corrected visual acuity and analyzed <br />
retinal thickness and morphologic patterns of diabetic macular edema on OCT imaging. <br />
Results: We observed that there were five morphologic patterns of diabetic macular edema: diffuse retinal <br />
thickening (99.1%), cystoid macular edema (48.2%), posterior hyaloids traction (13.2%), serous retinal <br />
detachment (25.4%) and traction retinal detachment (3.5%). A large proportion of patients with single diffuse <br />
retinal thickening present on OCT imaging while other morphologic patterns of diabetic macular edema tend to <br />
combine with other than appeared alone. Mean retinal thickness and mean visual acuities varied depending on <br />
morphologic pattern. <br />
* Bộ môn Mắt, Trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch ** Bộ môn Mắt, Trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch <br />
<br />
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Nguyễn Ngọc Anh <br />
<br />
Email: drngocanh@yahoo.com <br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch <br />
<br />
ĐT: 090 815 3258 <br />
<br />
239<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
Conclusion: There are at least five different morphologic patterns of diabetic macular edema observed on <br />
OCT imaging and they usually combine with each other. <br />
Keywords: Diabetic macular edema. OCT. <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Phù hoàng điểm đái tháo đường (ĐTĐ) là <br />
nguyên nhân chủ yếu gây giảm và mất thị lực <br />
trên bệnh nhân ĐTĐ. Có khoảng 20% người <br />
ĐTĐ type 1 và 14‐25% người ĐTĐ type 2 bị ảnh <br />
hưởng(7). Cơ chế bệnh sinh của phù hoàng điểm <br />
ĐTĐ cho đến nay vẫn chưa được hiểu biết một <br />
cách rõ ràng. Nhưng các nghiên cứu cho thấy <br />
phù hoàng điểm ĐTĐ là hậu quả của sự phá vỡ <br />
hàng rào máu ‐ võng mạc dẫn đến sự gia tăng <br />
tích tụ dịch trong các lớp của võng mạc ở vùng <br />
hoàng điểm(1). <br />
Trước đây phù hoàng điểm ĐTĐ được chẩn <br />
đoán và phân loại theo tiêu chuẩn của nghiên <br />
cứu ETDRS (Early Treatment Diabetic <br />
Retinopathy Study), khám bằng sinh hiển vi với <br />
kính tiếp xúc sau giãn đồng tử. Và phù hoàng <br />
điểm có ý nghĩa trên lâm sàng (Clinically <br />
significant macular edema) được xem như là <br />
một chỉ định để điều trị laser quang đông khu <br />
trú(1,2). Nhưng trong một thập kỷ qua, với sự ra <br />
đời của máy chụp cắt lớp võng mạc ‐ OCT <br />
(Optical Coherence Tomography) thì việc chuẩn <br />
đoán phù hoàng điểm ĐTĐ có nhiều bước tiến <br />
mới. Đây là một phương pháp không xâm lấn, <br />
cho hình ảnh mô học cắt ngang có độ phân giải <br />
cao. Do đó cung cấp các thông tin chính xác về <br />
độ dày và hình thái học của vùng hoàng điểm <br />
mà khám lâm sàng không thể cho biết được. Từ <br />
đó sẽ giúp ích cho việc chuẩn đoán và lựa chọn <br />
phương pháp điều trị thích hợp cho từng dạng <br />
của phù hoàng điểm ĐTĐ(2,4). <br />
Trên thế giới đã có vài nghiên cứu về hình <br />
thái học của phù hoàng điểm ĐTĐ trên <br />
OCT(6,5,9,11). Tuy nhiên, các tiêu chuẩn vẫn chưa <br />
thống nhất. Ở Việt Nam, cho đến nay, vấn đề <br />
vẫn chưa được báo cáo. Do đó chúng tôi tiến <br />
<br />
hành nghiên cứu này nhằm khảo sát các dạng <br />
hình thái học của phù hoàng điểm ĐTĐ trên <br />
OCT. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Đây là một nghiên cứu cắt ngang bao gồm <br />
77 BN với 114 mắt (54 mắt phải và 60 mắt trái) <br />
được chọn ra từ các bệnh nhân có phù hoàng <br />
điểm ĐTĐ trên lâm sàng, đến chụp cắt lớp võng <br />
mạc tại khu chuẩn đoán hình ảnh của BV Mắt <br />
TP. Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng <br />
08/2011 đến tháng 02/2012. Những người đã <br />
điều trị bằng laser quang đông võng mạc hay đã <br />
phẫu thuật nội nhãn, hoặc có các bệnh lý khác <br />
ảnh hưởng đến vùng hoàng điểm như tắc tĩnh <br />
mạch trung tâm võng mạc, bệnh hoàng điểm <br />
thoái hóa do tuổi già, lỗ hoàng điểm...được loại <br />
trừ. <br />
Bệnh nhân được thu thập tuổi, giới, thời gian <br />
mắc bệnh ĐTĐ, tình trạng kiểm soát đường <br />
huyết, và chế độ điều trị hiện tại (có dùng <br />
insulin hay không). Bệnh lý võng mạc ĐTĐ <br />
được phân thành 2 nhóm: mhóm có bệnh lý <br />
VMĐTĐ không tăng sinh theo phân loại lâm <br />
sàng quốc tế(5). Sau đó tất cả được chụp bằng <br />
máy Cirrus HD OCT theo chế độ Macular Cube <br />
512 x 128 Combo. Kết quả được phân tích theo <br />
dạng Macular thickness report. Ghi nhận độ dày <br />
vùng hoàng điểm 1mm (μm), tương ứng với <br />
vùng có thị lực trung tâm cao nhất. Hình thái <br />
của phù hoàng điểm trên OCT được mô tả theo <br />
Brain Y.Kim(6) như bảng 1. Sự tương quan giữa <br />
độ dày trung bình vùng hoàng điểm 1mm và thị <br />
lực logMAR được biểu diển bằng mô hình hồi <br />
quy tuyến tính. Số liệu được nhập và phân tích <br />
bằng phần mềm SPSS 16.0 và Microsoft Excel <br />
2007. Giá trị p 15 năm<br />
11 (14,3)<br />
Type 1<br />
3 (3,9)<br />
Phân loại ĐTĐ<br />
Type 2<br />
74 (96,1)<br />
Uống thuốc<br />
62 (80,5)<br />
Chế độ điều trị hiện tại<br />
Chích insulin<br />
9 (11,7)<br />
Phối hợp<br />
6 (7,8)<br />
Tốt<br />
16 (20,8)<br />
Mức độ kiểm soát<br />
Chưa tốt<br />
45 (58,4)<br />
đường huyết<br />
Không rõ<br />
16 (20,8)<br />
BVMĐTĐ ts<br />
52 (64,6)<br />
Phân loại BVMĐTĐ<br />
BVMĐTĐ kts<br />
62 (54,4)<br />
Thị lực logMAR (TB ±<br />
0,77 ± 0,43<br />
ĐLC)<br />
<br />
Các đặc điểm hình thái của phù hoàng <br />
điểm ĐTĐ <br />
Quan sát 114 mắt trong mẫu nghiên cứu, <br />
chúng tôi thấy có 5 dạng hình thái của phù <br />
hoàng điểm ĐTĐ. Trong các dạng hình thái <br />
quan sát thấy thì dày võng mạc lan tỏa đơn <br />
thuần chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 33,7% (43 mắt). <br />
Các dạng còn lại có khuynh hướng kết hợp với <br />
nhau hơn là hiện diện đơn lẻ, và được mô tả qua <br />
bảng 3, 4, các hình 1, 2, 3, 4. <br />
Bảng 3: Tỷ lệ từng dạng hình thái của phù hoàng <br />
điểm ĐTĐ. <br />
Dạng hình thái<br />
DRT<br />
CME<br />
SRD<br />
PHT<br />
TRD<br />
<br />
Tần số<br />
113<br />
55<br />
29<br />
15<br />
4<br />
<br />
Tỉ lệ%<br />
99,12<br />
48,24<br />
25,44<br />
13,16<br />
3,51<br />
<br />
Giá trị p<br />
<br />
0,000<br />
<br />
Bảng 4: Tỉ lệ các dạng hình thái của phù hoàng điểm <br />
ĐTĐ thường kết hợp với nhau trên lâm sàng. <br />
Dạng hình thái học<br />
Chỉ có DRT<br />
DRT/CME<br />
DRT/SRD<br />
DRT/CME/SRD<br />
DRT/PHT<br />
DRT/CME/PHT<br />
DRT/PHT/TRD<br />
<br />
Tần số<br />
43<br />
26<br />
6<br />
22<br />
6<br />
6<br />
4<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
38,05<br />
23,01<br />
5,31<br />
19,47<br />
5,31<br />
5,31<br />
3,53<br />
<br />
Bảng 5: Độ dày vùng hoàn điểm 1mm và thị lực <br />
logMAR theo các dạng kết hợp. <br />
Dạng hình thái Độ dày vùng HĐ<br />
học<br />
1mm (µm)<br />
DRT đơn thuần<br />
308 ± 59<br />
DRT/CME<br />
474 ± 206<br />
DRT/CME/SRD<br />
609 ± 160<br />
DRT/PHT<br />
357 ± 55<br />
DRT/CME/PHT<br />
510 ± 166<br />
DRT/PHT/TRD<br />
532 ± 144<br />
<br />
Thị lực log<br />
Giá trị p<br />
MAR<br />
0,51 ± 0,34<br />
0,001<br />
0,79 ± 0,40<br />
1,11 ± 0,35<br />
0,65 ±0,34<br />
0,012<br />
1,05 ± 0,22<br />
1,33 ± 0,29<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch <br />
<br />
241<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
<br />
Hình 1: Dạng dày võng mạc lan tỏa (DRT) đơn thuần. Hình 2: Dạng kết hợp giữa dày võng mạc lan tỏa, phù <br />
hoàng điểm dạng nang và bong thanh dịch võng mạc <br />
cảm thụ (DRT/CME/SRD). <br />
<br />
<br />
Hình 3: Dạng kết hợp giữa dày võng mạc lan tỏa với <br />
co kéo màng hyaloid sau (DRT/PHT), chưa gây ra co <br />
kéo võng mạc <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Tuổi trung bình của bệnh nhân tham gia <br />
nghiên cứu là 57,2. Người trên 40 tuổi chiếm <br />
94,8% cho thấy nhóm bị ảnh hưởng phần lớn ở <br />
lứa tuổi trung niên, là thành phần lao động <br />
chính trong xã hội. Chỉ có khoảng 20,8% bệnh <br />
nhân được đánh giá là kiểm soát đường huyết <br />
tốt chứng tỏ nhận thức của bệnh nhân về tầm <br />
quan trọng của việc kiểm soát đường huyết <br />
trong việc phòng các biến chứng của ĐTĐ <br />
chưa tốt. Trong nghiên cứu nầy, tỉ lệ BVMĐTĐ <br />
ts cao (45,6%) là do tất cả các bệnh nhân nầy <br />
điều đã ở giai đoạn muộn, có phù hoàng điểm, <br />
gây mờ mắt (bảng 2), và do đó mới đến khám <br />
ở bệnh viện Mắt. <br />
Trong thập niên qua, OCT đã khẳng định <br />
tính vượt trội trong chẩn đoán phù hoàng điểm <br />
ĐTĐ nhờ định lượng được mức độ dày hoàng <br />
điểm. Tuy nhiên, các nghiên cứu về hình thái <br />
học không nhiều. Năm 2004 Kang và cộng sự(5) <br />
có mô tả 4 loại hình thái phù hoàng điểm ĐTĐ <br />
trên OCT trong mối liên quan với võng mạc <br />
huỳnh quang. Năm 2006, Brain(6) có mô tả 5 <br />
dạng hình thái trên OCT của phù hoàng điểm <br />
<br />
242<br />
<br />
Hình 4: Dạng kết hợp giữa dày võng mạc lan tỏa kết <br />
hợp với co kéo màng hyaloid sau gây bong võng mạc do <br />
co kéo (DRT/PHT/TRD). <br />
ĐTĐ và tìm thấy liên quan có ý nghĩa giữa độ <br />
dày hoàng điểm và thị lực. Trong nghiên cứu <br />
nầy, chúng tôi cũng đã tìm thấy 5 dạng hình thái <br />
của phù hoàng điểm ĐTĐ (bảng 3). Phổ biến <br />
nhất là phù hoàng điểm dạng lan tỏa (DRT) với <br />
tỷ lệ 99,1%, tỷ lệ này tương tự với kết quả tìm <br />
thấy trong nghiên cứu của Brain (97%)(6), nhưng <br />
lại khá cao so với kết quả của Otani(9) và <br />
Yamamoto (11) là 88% và 60%. Sự khác biệt này có <br />
thể do loại máy OCT của hai tác giả Otani và <br />
Yamamoto sử dụng thuộc thế hệ đầu tiên của <br />
dòng máy OCT nên độ phân giải và hình ảnh <br />
không được tốt như những dòng máy ra đời <br />
sau, cũng có thể là do cỡ mẫu khác nhau. Dạng <br />
thường gặp tiếp theo là phù hoàng điểm dạng <br />
nang (CME) chiếm 48,2%. Dạng phù hoàng <br />
điểm do co kéo màng hyaloid sau gây ra bong <br />
võng mạc (TRD) chiếm một tỷ lệ thấp là 3,6%. <br />
Trong các dạng hình thái của phù hoàng <br />
điểm ĐTĐ thì chỉ có dày võng mạc lan tỏa xuất <br />
hiện đơn lẻ, chiếm tỉ lệ 33,7%. Còn lại là các <br />
hình thái kết hợp. Trong hình thái kết hợp thì <br />
dày võng mạc lan tỏa luôn luôn xuất hiện, kết <br />
hợp với một hoặc hai dạng khác (bảng 4). <br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
Dạng kết hợp thường thấy nhất là dày võng <br />
mạc lan tỏa kết hợp với phù HĐ dạng nang <br />
(DRT/CME) chiếm tỷ lệ 22,8%. thấp hơn so với <br />
tỉ lệ của Brain (29%)(2). Tuy nhiên dạng kết hợp <br />
giữa dày võng mạc lan tỏa, phù hoàng điểm <br />
dạng nang và bong thanh dịch võng mạc cảm <br />
thụ (DRT/CME/SRD trong nghiên cứu của <br />
chúng tôi) chiếm tỷ lệ cao hơn so với trong <br />
nghiên cứu của Brain (19,3% so với 6,9%)(2). Sự <br />
khác biệt này có thể là do cỡ mẫu, do cách đọc <br />
OCT, cũng có thể do đặc điểm của BN Việt <br />
Nam được chẩn đoán và điều trị muộn hơn <br />
nên tỷ lệ của dạng kết hợp phức tạp nhiều hơn <br />
so với nghiên cứu của nước ngoài. Ngoài ra, <br />
trong nghiên cứu của mình, Brain có đề cập <br />
đến dạng kết hợp giữa 4 loại phù hoàng điểm <br />
ĐTĐ bao gồm dày võng mạc lan tỏa kết hợp <br />
với phù hoàng điểm dạng nang, co kéo màng <br />
hyaloid sau và bong võng mạc do co kéo <br />
(DRT/CME/PHT/TRD) với tỷ lệ là 0,7%. <br />
Nhưng chúng tôi không quan sát thấy dạng <br />
hình thái này. Có thể do cỡ mẫu của chúng tôi <br />
chưa đủ lớn. <br />
Các nghiên cứu trước đã cho thấy sự tương <br />
quan thuận giữa độ dày của vùng hoàng điểm <br />
1mm trên OCT thị lực(2,3,4,8). Trong nghiên cứu <br />
nầy chúng tôi đã tìm thấy sự phụ thuộc của thị <br />
lực không những vào độ dày của vùng hoàng <br />
điểm mà còn tùy thuộc vào các dạng hình thái <br />
học và sự kết hợp của chúng trên bệnh cảnh phù <br />
hoàng điểm ĐTĐ. <br />
Đối với dạng hình thái không có bong <br />
màng hyloid sau hoặc bong võng mạc co kéo, <br />
thì dạng phù võng mạc lan tỏa đơn thuần có <br />
chiều dày vùng hoàng điểm trung bình 1mm <br />
thấp nhất, và do đó có thị lực cao nhất. Tiếp <br />
đến lần lượt phù võng mạc lan tỏa kết hợp <br />
phù hoàng điểm dạng nang và phù võng mạc <br />
lan tỏa kết hợp phù hoàng điểm dạng nang kết <br />
hợp bong võng mạc thanh dịch (bảng 5). <br />
Với dạng hình thái có kết hợp bong màng <br />
hyloid sau, thì sự kết hợp giữa dày võng mạc <br />
và bong màng hyloid sau đơn thuần có chiều <br />
dày vùng hoàng điểm 1mm thấp nhất, và có <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
thị lực cao nhất. Dạng có thị lực thấp nhất là <br />
phù võng mạc lan tỏa kết hợp bong màng <br />
hyloid sau, và bong võng mạc co kéo <br />
(DRT/PHT/TRD). Ở dạng hình thái nầy, mặc <br />
dù độ dày trung bình vùng HĐ 1mm thấp hơn <br />
dạng DRT/CME/SRD nhưng lại có thị lực thấp <br />
hơn. Tuy nhiên số lượng của dạng <br />
DRT/PHT/TRD trong mẫu còn thấp nên chúng <br />
tôi không thực hiện phép so sánh thống kê <br />
(bảng 5). Điều nầy sẽ được sáng tỏ trong một <br />
nghiên cứu khác có tần số có tần số <br />
DRT/PHT/TRD cao hơn. <br />
Về mặc bệnh nguyên(1), dường như nghiên <br />
cứu nầy cũng phản ảnh được vai trò của sự phá <br />
vỡ hàng rào mạch máu võng mạc và những bất <br />
thường về giao diện võng mạc pha lê thể cũng <br />
như sự kết hợp của chúng trong bệnh sinh của <br />
phù hoàng điểm đái tháo đường. Phù võng mạc <br />
lan tỏa đơn thuần có thể là biểu hiện nhẹ nhất và <br />
sớm nhất của sự phá vỡ hàng rào mạch máu <br />
võng mạc vì sự hiện diện phổ biến của nó cũng <br />
như thị lực cao ở thể đơn thuần.Và bong màng <br />
hyloid sau, bong võng mạc co kéo có thể xem <br />
như là chứng cứ cho sự tham gia của mặc võng <br />
mạc pha lê thể trong vai trò bệnh sinh. Những <br />
nhận định nầy cần phải được làm rõ hơn bởi các <br />
nghiên cứu sâu hơn. <br />
Tóm lại, mặc dù còn vài điểm hạn chế, <br />
nhưng nghiên cứu nầy đã cho thấy có 5 dạng <br />
hình thái của phù hoàng điểm ĐTĐ trên OCT. <br />
Phổ biến nhất là phù võng mạc lan tỏa. Các <br />
dạng này thường kết hợp với nhau, và thường là <br />
phù võng mạc lan tỏa kết hợp với các dạng khác. <br />
Thị lực không những phụ thuộc vào độ dày <br />
vùng hòang điểm mà còn phụ thuộc vào các <br />
dạng hình thái. <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1.<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Bhagat N, Grigorian RA, Tutela et al (2009) Diabetic Macular <br />
Edema: Pathogenesis and Treatment. Surv Ophthalmol 54 (1). <br />
Browning DJ, McOwen MD, Bowen RM Jr, O’Marah TL. <br />
(2004) Comparison of the clinical diagnosis of diabetic <br />
macular edema with diagnosis by optical coherence <br />
tomography. Ophthalmology.;111(4):712—5. <br />
Charlotte Strøm, B.S., and et al (2002). Diabetic Macular Edema <br />
Assessed with Optical Coherence Tomography and Stereo Fundus <br />
Photography. Investigative Ophthalmology & Visual Science, <br />
43 (1): 241‐245. <br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch <br />
<br />
243<br />
<br />