KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM NỘI SOI DẠ DÀY - THỰC QUẢN TRÊN BỆNH NHÂN XƠ<br />
GAN<br />
Trần Ngọc Lưu Phương*, Nguyễn Thị Cẩm Tú**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
MỤC TIÊU: Mô tả và so sánh những ñặc ñiểm của các sang thương trên thực quản, dạ dày qua<br />
nội soi ở các bệnh nhân xơ gan.<br />
PHƯƠNG PHÁP: Nghiên cứu cắt ngang tiền cứu.<br />
KẾT QUẢ: Có 115 bệnh nhân trong nghiên cứu với 47,8% Child B và 42,6% Child C. Biểu<br />
hiện của tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch cửa trên thực quản và dạ dày hiện diện ở 100% số bệnh<br />
nhân : Giãn tĩnh mạch thực quản chiếm tỷ lệ cao (85,2%) chủ yếu là ñộ III (56,5%), bệnh dạ dày do<br />
tăng áp lực tĩnh mạch cửa chiếm 42,6% và có mối tương quan nghịch với ñộ giãn tĩnh mạch thực<br />
quản (OR=0.6), giãn tĩnh mạch dạ dày xuất hiện ở 17,7% các trường hợp với 4,43% trong số ñó<br />
hoàn toàn không kèm theo giãn tĩnh mạch thực quản. Chỉ có sự tương quan giữa ñộ giãn tĩnh mạch<br />
thực quản với ñộ nặng của xơ gan theo Child-Pugh (OR=3,6). Ngoài ra 51,3% số bệnh nhân có các<br />
sang thương khác trên thực quản và dạ dày với phần lớn là viêm chợt dạ dày (20%) không liên quan<br />
ñến tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch cửa.<br />
KẾT LUẬN: Giãn tĩnh mạch thực quản xuất hiện trên phần lớn các trường hợp xơ gan nhưng<br />
bệnh dạ dày tăng áp cửa và giãn tĩnh mạch dạ dày cũng xuất hiện với tỷ lệ không thấp, ñồng thời các<br />
sang thương khác trên dạ dày, thực quản cũng cần ñược quan tâm.<br />
Từ khóa: Xơ gan, sang thương dạ dày-thực quản, thang ñiểm Child-Pugh, giãn tĩnh mạch thực quản,<br />
giãn tĩnh mạch dạ dày.<br />
ABSTRACT: CHARACTERISTICS OF THE LESIONS ON THE OESOPHAGUS AND THE<br />
STOMACH IN CIRRHOTIC PATIENTS.<br />
AIM: To describe and to compare characteristics of the lesions on the oesophagus and the<br />
stomach in cirrhotic patients.<br />
METHOD: Prospective cross-sectional study.<br />
RESULTS: We have 115 patients with 47.8% Child B and 42.6% Child C. The features of<br />
portal hypertension on the esophagus and stomach account for 100% cirrhotic patients: The<br />
incidence of esophageal varices were very high (85.2%) and 56.5% the cases were grade III, the<br />
portal-hypertension gastropathy appears in 42.6% and has a paradoxical correlation with the<br />
esophageal variceal grading, gastric varices present in 17.7% patients with 4.43% are isolated<br />
gastric varices. Only the grade of esophageal varices significantly related to cirrhotic severity<br />
according to the Child-Pugh’s classification (OR=3.6). Besides, up to 51.3% patients have other<br />
esophageal and gastric lesions and most of them was erosive gastritis (20%), which was not related<br />
to portal hypertension.<br />
CONCLUSION : Esophageal varices appear in almost cirrhotic case , but the percentage of the<br />
portal-hypertension gastropathy and gastric varices is not low, besides other lesions on EGD<br />
endoscopy must be considered.<br />
Key words: cirrhosis, lesions on oesophagus-stomach, Chid-Pugh’s score, oesophageal varices,<br />
gastric varices.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Xơ gan là bệnh thường gặp trong chuyên khoa tiêu hóa ở Việt Nam và thế giới với nhiều biến<br />
chứng. Xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản là một trong những hậu quả của tình<br />
trạng tăng áp lực tĩnh mạch cửa, một tình trạng thường gặp trong xơ gan giai ñoạn mất bù. Phần lớn<br />
bệnh nhân xơ gan sẽ xuất hiện giãn tĩnh mạch thực quản, dạ dày trong suốt giai ñoạn tiến triển của<br />
bệnh12. Độ giãn tĩnh mạch, vị trí cũng như ñộ nặng của tình trạng xơ gan theo Child-Pugh luôn ñi<br />
kèm với nguy cơ cao xuất huyết tiêu hóa trên15. Cùng với hậu quả gây giãn các tĩnh mạch, tình trạng<br />
tăng áp lực tĩnh mạch cửa còn gây ra nhiều tác ñộng khác trên ống tiêu hóa, mà ñặc biệt là sang<br />
thương trên dạ dày và thực quản. Bệnh lý dạ dày do tăng áp lực tĩnh mạch cửa thường không ñược<br />
quan tâm và lưu ý nhiều. Các nhà lâm sàng luôn băn khoăn khi nào thì cần tầm soát tình trạng giãn<br />
tĩnh mạch15, ñặc biệt trên ñối tượng bệnh nhân xơ gan. Do ñó, nội soi dạ dày ñược khuyến cáo nhằm<br />
tầm soát, chẩn ñoán và ñiều trị giãn tĩnh mạch thực quản, dạ dày trên ñối tượng bệnh nhân này19. Và<br />
95<br />
<br />
gần ñây nhất, hội nghị Baveno III cũng khuyến cáo nên ñưa nội soi tầm soát vào quy trình chẩn ñoán<br />
bệnh xơ gan14. Tại Việt Nam, chúng tôi vẫn chưa ghi nhận ñược nghiên cứu chi tiết nào vể vấn ñề<br />
này, do ñó chúng tôi thực hiện ñề tài này nhằm cùng với tiếng nói chung của thế giới với mục tiêu :<br />
Mô tả và so sánh những ñặc ñiểm của các sang thương trên thực quản, dạ dày qua nội soi ở bệnh<br />
nhân xơ gan<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU<br />
- Tiêu chuẩn chọn bệnh:<br />
o Tất cả bệnh nhân nhập vào khoa Tiêu Hóa – bệnh viện Nguyễn Tri Phương TPHCM lần<br />
ñầu trong thời gian từ 15/06/2006 ñến 15/06/2007 ñạt ít nhất 2 trong 4 tiêu chuẩn chẩn<br />
ñoán xơ gan như sau:<br />
Hội chứng suy tế bào gan (trên lâm sàng và cận lâm sàng).<br />
Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa (trên lâm sàng và cận lâm sàng, nhưng không<br />
kể tiêu chuẩn về nội soi dạ dày tá tràng).<br />
Dấu hiệu ñại thể của gan (lâm sàng và cận lâm sàng).<br />
Tiền sử bệnh xơ gan rõ ràng (có giấy xuất viện lần nhập viện gần nhất với chẩn<br />
ñoán rõ ràng).<br />
o Những bệnh nhân này ñồng ý nội soi dạ dày.<br />
- Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
o Bệnh nhân không ñồng ý nội soi dạ dày tá tràng.<br />
o Các bệnh nhân ñược chẩn ñoán ung thư gan (ở bất kỳ giai ñoạn nào), hoặc có triệu chứng<br />
và ñược chẩn ñoán bệnh não do gan.<br />
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
- Nghiên cứu cắt ngang tiền cứu.<br />
Z2 (1-/2) . p(1-p)<br />
- Cỡ mẫu n =<br />
d2<br />
===> n ≥ 96 bệnh nhân. Thực tế chúng tôi thu thập ñược 115 bệnh nhân với 81 nam và 34 nữ.<br />
- Đánh giá các ñặc ñiểm của bệnh nhân xơ gan như sau:<br />
o Đặc ñiểm dân số học.<br />
o Đặc ñiểm lâm sàng và cận lâm sàng.<br />
o Kết quả nội soi thực quản-dạ dày-tá tràng ghi nhận nếu có: viêm dạ dày do tăng áp lực<br />
tĩnh mạch cửa, viêm loét kèm theo, giãn tĩnh mạch thực quản, mức ñộ, giãn tĩnh mạch<br />
phình vị.<br />
- Các kết quả ñược trình bày dưới dạng bảng, ñược so sánh bằng test χ2 với ngưỡng yù nghĩa<br />
chấp nhận là p < 0,05. Tỉ số chênh OR ñược tính từ bảng 2x2 và ñược xem là có y nghĩa khi<br />
khỏang tin cậy 95% không chứa 1.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
-ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ HỌC :<br />
- Có 115 bệnh nhân<br />
- Giới tính : Tỉ lệ nam : nữ = 70.4% : 29.6%<br />
- Tuổi trung bình :<br />
+ Chung 2 giới : 55,2 ± 27,4<br />
+ Nam :<br />
50,8 ± 22,5<br />
+ Nữ :<br />
65,6 ± 27<br />
2-ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG – CẬN LÂM SÀNG :<br />
Bảng 1. Các tiền căn ñược ghi nhận<br />
TIỀN CĂN<br />
Tần suất<br />
Tỷ lệ %<br />
Nghiện rượu<br />
70<br />
61<br />
Nhiễm HBV<br />
17<br />
15,1<br />
Nhiễm HCV<br />
6<br />
5,2<br />
Bảng 2. Biểu hiện tăng áp cửa trên lâm sàng và cận lâm sàng ( không kể nội soi)<br />
96<br />
<br />
BIỂU HIỆN<br />
Tần suất Tỷ lệ %<br />
Tuần hoàn bàng hệ<br />
57<br />
50<br />
Báng bụng<br />
81<br />
70,8<br />
Lách to<br />
14<br />
12,4<br />
Giảm tiểu cầu<br />
92<br />
80<br />
Bảng 3. Phân bố bệnh nhân theo ñộ nặng xơ gan theo thang ñiểm Child-Pugh<br />
ĐỘ NẶNG XƠ GAN Tần suất Tỷ lệ %<br />
Child-Pugh A<br />
11<br />
9,6<br />
Child-Pugh B<br />
55<br />
47,8<br />
Child-Pugh C<br />
49<br />
42,6<br />
3-ĐẶC ĐIỂM NỘI SOI DẠ DÀY :<br />
Bảng 4. Các biểu hiện của tăng áp lực tĩnh mạch cửa trên nội soi dạ dày<br />
TỔNG SỐ ( TỈ LỆ<br />
SANG THƯƠNG<br />
%)<br />
Độ I<br />
11.1%<br />
Giãn tĩnh<br />
98/115<br />
mạch thực<br />
Độ II<br />
26%<br />
(85,2%)<br />
quản<br />
Độ III<br />
48,1%<br />
Giãn ñơn<br />
Giãn tĩnh<br />
4,43%<br />
ñộc<br />
20/115<br />
mạch dạ dày<br />
Có<br />
kèm<br />
(100% vùng<br />
(17,7%)<br />
giãn TM<br />
13,27%<br />
phình vị)<br />
thực quản<br />
Bệnh lý dạ dày do tăng<br />
49/115<br />
áp lực<br />
tĩnh mạch cửa (98%<br />
(42,6%)<br />
Type 1)<br />
Bảng 5. Các sang thương khác không liên quan ñến tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch cửa<br />
SANG THƯƠNG<br />
Tần suất Tỷ lệ %<br />
Hội chứng Mallory3<br />
2,6<br />
Weiss<br />
Loét hang vị<br />
3<br />
2,6<br />
Loét hành tá tràng<br />
6<br />
5,2<br />
Viêm chợt hang vị<br />
23<br />
20<br />
Viêm phù nề hang vị<br />
20<br />
17,4<br />
Viêm xuất huyết thân vị<br />
4<br />
3,5<br />
Tổng<br />
58<br />
51,3<br />
Bảng 6. Mối liên quan giữa các biểu hiện của tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch cửa với ñộ nặng xơ<br />
gan theo Child-Pugh<br />
Bảng 6.1. Mối liên quan giữa giãn tĩnh mạch thực quản với ñộ nặng xơ gan theo Child-Pugh<br />
Child- Childχ2<br />
Pugh A Pugh BC<br />
Giãn Độ<br />
p < 0,02<br />
5,2% 22,6%<br />
tĩnh 0-I<br />
OR= 3,6<br />
KTC<br />
mạch<br />
Độ<br />
thực<br />
4,4% 67,8% 95%=[1,26II-III<br />
7,9]<br />
quản<br />
Bảng 6.2. Mối liên quan giữa giãn tĩnh mạch dạ dày với ñộ nặng xơ gan theo Child-Pugh<br />
Child- Childχ2<br />
Pugh A Pugh BC<br />
97<br />
<br />
Giãn<br />
p < 0,01<br />
Có<br />
4,4%<br />
13%<br />
OR = 0,2<br />
tĩnh<br />
mạch Không 5,2% 77,4% KTC95% =<br />
[0,12-6,45]<br />
dạ dày<br />
Bảng 6.3. Mối liên quan giữa sự xuất hiện bệnh dạ dày do tăng áp lực tĩnh mạch cửa với ñộ<br />
nặng xơ gan theo Child-Pugh<br />
Child- Child- Child- χ2<br />
Pugh A Pugh B Pugh C<br />
Bệnh<br />
Có<br />
5,2%<br />
20% 17,4%<br />
dạ dày<br />
NS<br />
tăng Không 4,4% 27,8% 25,2%<br />
áp cửa<br />
Bảng 7. Mối liên quan giữa các biểu hiện của tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch cửa trên thực quản-dạ<br />
dày<br />
Bảng 7.1. Mối liên quan giữa giãn tĩnh mạch dạ dày và giãn tĩnh mạch thực quản<br />
Giãn tĩnh mạch thực<br />
quản<br />
χ2<br />
Độ 0-I<br />
Độ II-III<br />
Giãn<br />
Có<br />
4,4%<br />
3%<br />
tĩnh<br />
NS<br />
mạch Không 23,4%<br />
59,2%<br />
dạ dày<br />
Bảng 7.2. Mối liên quan giữa bệnh dạ dày tăng áp lực tĩnh mạch cửa và giãn tĩnh mạch dạ dày<br />
Bệnh dạ dày do tăng<br />
áp lực tĩnh mạch cửa χ2<br />
Có<br />
Không<br />
Giãn<br />
Có<br />
7,8%<br />
9,6%<br />
tĩnh<br />
NS<br />
mạch Không<br />
49%<br />
33%<br />
dạ dày<br />
Bảng 7.3. Mối liên quan giữa bệnh dạ dày tăng áp lực tĩnh mạch cửa và giãn tĩnh mạch thực quản<br />
Bệnh dạ dày do<br />
tăng áp lực tĩnh<br />
χ2<br />
mạch cửa<br />
Có<br />
Không<br />
Giãn Độ<br />
21,7% 20,9%<br />
p < 0,001<br />
tĩnh 0-I<br />
OR= 0,6<br />
mạch Độ<br />
KTC95%=[0,27thực II- 6,1% 51,3%<br />
0,65]<br />
quản III<br />
Bảng 8. Mối liên quan giữa các sang thương trên thực quản, dạ dày và biến chứng xuất huyết tiêu<br />
hóa trên khi nhập viện<br />
Xuất huyết tiêu<br />
SANG<br />
hóa trên<br />
χ2<br />
THƯƠNG<br />
Có<br />
Không<br />
Bệnh lý dạ dày<br />
do tăng áp lực 40% 16,7%<br />
NS<br />
tĩnh mạch cửa<br />
p < 0,05<br />
Giãn tĩnh mạch<br />
45,5% 52,9% OR = 3,25<br />
thực quản<br />
KTC95% =<br />
<br />
98<br />
<br />
[0,56-12,3]<br />
Giãn tĩnh mạch<br />
14,7% 16,1%<br />
NS<br />
dạ dày<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Đặc ñiểm dân số học<br />
Trong nghiên cứu này, tỷ lệ bệnh nhân nam : nữ ñược ghi nhận là 2,4:1. Tỷ lệ này cũng phù hợp<br />
với y văn (tỷ lệ xơ gan ở nam : nữ là 1,5-3:1) 31. Điều này có thể giải thích dựa vào nguyên nhân gây<br />
xơ gan. Ở nam, nguyên nhân chủ yếu là do uống rượu, trong khi ñó tại Việt Nam hiện nay chúng tôi<br />
ghi nhận, nguyên nhân ưu thế ở nữ là do nhiễm HBV hoặc HCV. Ngoài ra, chúng tôi nhận thấy số<br />
bệnh nhân nam phân bố nhiều ở nhóm tuổi từ 40 ñến 60, trong khi ñó bệnh nhân nữ phân bố chủ yếu<br />
ở nhóm tuổi cao hơn, từ 60 ñến 80. Điều này có thể ñược giải thích một phần là do số bệnh nhân nam<br />
uống rượu từ rất sớm.<br />
2. Đặc ñiểm lâm sàng và cận lâm sàng của tăng áp lực cửa<br />
Tất cả bệnh nhân xơ gan trong nghiên cứu này ñều có tỷ lệ nhất ñịnh (như ñã nêu) các triệu chứng<br />
trên lâm sàng cũng như cận lâm sàng như tuần hoàn bàng hệ, lách to và báng bụng. Tuy nhiên ơ ñây<br />
chúng tôi lưu ý nhiều ñến dấu hiệu lách to và giảm tiểu cầu. Lách to hiện diện ở 12,4% các bệnh<br />
nhân xơ gan mà 98% có lách ñộ 1 hoặc ñộ 2. Lách to trên lâm sàng ñược xem là yếu tố nguy cơ của<br />
giãn lớn tĩnh mạch thực quản10 . Bên cạnh ñó, giảm tiểu cầu là một biểu hiện của hội chứng tăng áp<br />
lực tĩnh mạch cửa trên lâm sàng và chính nó báo hiệu tình trạng này cả khi bệnh nhân chưa có dấu<br />
hiệu xơ gan rõ ràng. Khuyến cáo thế giới cũng cho rằng nên tiến hành nội soi tiêu hóa trên cho<br />
những bệnh nhân xơ gan bắt ñầu có số lượng tiểu cầu < 140.000/mm3 hay kích thước lách ><br />
135mm8. Vì thế mà, chúng ta có thể phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa trên do vỡ giãn tĩnh mạch thực<br />
quản bằng các xét nghiệm ñể phát hiện lách to và giảm tiểu cầu vì ñiều ñó có thể dự ñoán ñược nguy<br />
cơ hiện diện của giãn tĩnh mạch thực quản.<br />
3. Phân loại theo thang ñiểm Child-Pugh<br />
Chúng tôi ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân Child B và C (giai ñoạn mất bù của xơ gan) chiếm tỷ lệ rất<br />
cao. Kết quả này cao hơn hẳn báo cáo từ các nước Au Mỹ4. Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện tại<br />
bệnh viện ña khoa lớn của thành phố, tuyến cuối của các bệnh viện, các bệnh nhân chỉ ñược chuyển<br />
ñến hay ñến khám khi bệnh ñã thực sự nặng. Đó là khi ñã xuất hiện các biến chứng, hay nói cách<br />
khác là xơ gan ñã mất bù. Họ ñến với chúng tôi là vì những biến chứng này. Đấy chính là thách thức<br />
chung của chúng tôi khi mà các bệnh nhân chỉ ñến khám khi ñã quá muộn. Chính những ñiều này<br />
giải thích vì sao tỷ lệ bệnh nhân Child B và C trong mẫu của chúng tôi cao ñến như vậy. Đây thật sự<br />
là một thách thức cho các bác sĩ ñiều trị.<br />
4. Đặc ñiểm các sang thương trên thực quản dạ dày<br />
Tỷ lệ bệnh dạ dày do tăng áp lực tĩnh mạch cửa chúng tôi là 42.6%, không cao như các nghiên<br />
cứu Au Mỹ : Siciliano và cs với 70% trường hợp27, của Zaman và cs với 62% bệnh nhân ñược ghi<br />
nhận6, của Merkel và cs với 79% các trường hợp22, của Primignani và cs với 80%25, của Taranto và<br />
cs với 80,5%29 và của Yang và cs với 85%33do tính chất phần nào còn chủ quan khi chẩn ñoán<br />
nhưng không thể bị coi là thấp khi chiếm gần nửa số bệnh nhân, và chính sự không tương quan của<br />
bệnh với ñộ nặng xơ gan nên việc luôn lưu ý tầm soát bệnh lý này cho bệnh nhân là ñiều hết sức cần<br />
thiết, cho dù là xơ gan mức ñộ nhẹ.<br />
Giãn tĩnh mạch dạ dày trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm 17,7% các trường hợp. Tỷ lệ giãn<br />
tĩnh mạch dạ dày ñược công bố theo giáo khoa y học là 20%27 và theo một nghiên cứu khá lớn trên<br />
thế giới với 568 bệnh nhân, tất cả ñều có dấu hiệu tăng áp lực cửa vào năm 1992, tác giả Sarin và cs<br />
báo cáo tỷ lệ có giãn tĩnh mạch phình vị là 20%26. Ngoài ra chúng tôi cũng ghi nhận ñược các nghiên<br />
cứu khác trên thế giới với kết quả tương tự như : Kim và Zaman cũng báo cáo tỷ lệ này là 23,3% và<br />
16% các bệnh nhân xơ gan411. Mặt khác chúng tôi lưu ý có 4,43% số ca hoàn toàn chỉ có giãn tĩnh<br />
mạch dạ dày ñơn ñộc mà không kèm theo dãn tĩnh mạch thực quản (một sang thương dễ nhận biết và<br />
ñược chú ý hơn). Việc có thể xuất hiện ñộc lập và không phụ thuộc vào ñộ nặng xơ gan của giãn tĩnh<br />
mạch dạ dày cho thấy việc lưu ý sang thương này trong khi nội soi là quan trọng ñối với tất cả bệnh<br />
nhân.<br />
<br />
99<br />
<br />