intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát đánh giá các phần mềm được sử dụng tại các nhà thuốc ở thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

11
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày tính cấp thiết của phần mềm quản lý nhà thuốc; Trách nhiệm và nghĩa vụ việc sử dụng phần mềm quản lý nhà thuốc; Mục đích của việc sử dụng phần mềm quản lý nhà thuốc; Các phần mềm quản lý nhà thuốc thông dụng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát đánh giá các phần mềm được sử dụng tại các nhà thuốc ở thành phố Hồ Chí Minh

  1. KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ CÁC PHẦN MỀM ĐƢỢC SỬ DỤNG TẠI CÁC NHÀ THUỐC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lê Võ Ngọc Nữ, Trần Phƣợng Linh, Tôn Thất Hồ Hải, Nguyễn Phạm Lan Vi, Trần Diệp Thanh Trúc Khoa Dược, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Hiện nay vấn đề bán thuốc không có chỉ định của bác sĩ đang xảy ra rất nhiều, gây ra nhiều nguy hại đến bệnh nhân. Thực trạng đó đã đưa đến sự ra đời của nhiều phần mềm quản lý nhà thuốc như Viettel, Sphacy, Xpharma, Kiotviet,... hỗ trợ quản lí nhà thuốc từ cơ quan chức năng đến các cơ sở bán thuốc địa phương. Do các phần mềm chỉ mới được phát triển gần đây, các chức năng vẫn chưa hoàn thiện, và chưa được hướng dẫn kĩ càng dẫn đến còn nhiều khó khăn trong quá trình sử dụng. Trước tình hình đó, ý tưởng “Khảo sát đánh giá các phần mềm được sử dụng tại các nhà thuốc ở Thành phố Hồ Chí Minh” được ra đời để nắm bắt được tình hình sử dụng các phần mềm quản lý tại các nhà thuốc trên Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ nhà thuốc đang sử dụng phần mềm Viettel và các phần mềm khác ngoài phần mềm Viettel, khả năng đáp ứng yêu cầu của phần mềm đối với các nhà thuốc và mức độ sử dụng thành thạo những phần mềm này. Từ khoá: Bộ Y tế, nhà thuốc, phần mềm, quản lý, Viettel. 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tính cấp thiết của phần mềm quản lý nhà thuốc Hiện nay, do tốc độ phát triển mạnh mẽ của internet cũng như sự xuất hiện ngày càng nhiều các phần mềm, website quản lý nhà thuốc đã cung cấp các chức năng quản lý nhà thuốc bao gồm quản lý, kiểm soát về giá bán buôn, giá nhập, giá bán lẻ; kiểm soát số lượng từng loại thuốc. Tuy nhiên, phần lớn các chức năng thường chưa hoàn thiện. Thêm vào đó, khả năng tra cứu thông tin về thuốc và doanh thu còn nhiều hạn chế. Nhà cung ứng thuốc có xu hướng quản lý nhà thuốc bằng thủ công khiến cho hiệu suất làm việc và quản lý không được tốt. Mặt khác, số lượng và giá bán các mặt hàng thuốc có rất nhiều, do đó, các nhà cung ứng không thể tra cứu, kiểm soát hết tất cả các thông tin cần thiết cho người mua. Một số thông tin quan trọng như các loại thuốc, thuốc kém chất lượng, thuốc nhái, không rõ nguồn gốc, bán thuốc theo đơn và không theo đơn, giá thuốc, số lượng thuốc,... có thể bị bỏ qua khiến việc bán hàng cho người mua không đạt hiệu quả như mong muốn. Một trong những chiến lược được đề xuất để nâng cao hiệu quả trong quản lý nhà thuốc là sử dụng phần mềm cho việc báo cáo, với hệ thống thông minh sẽ cung cấp các số liệu tức thời ở bất cứ nơi nào. Đặc biệt, việc triển khai các phần mềm rất đơn giản, nhanh chóng với công nghệ điện toán đám mây, không cần cài đặt, vận hành và luôn được bảo mật kỹ càng. Tuy nhiên do phần mềm mới được bắt đầu sử dụng nên các chức năng vẫn còn nhiều hạn chế. Trước tình hình đó, việc quản lý, kiểm soát về giá bán buôn, giá nhập, giá bán lẻ; kiểm soát số lượng từng loại thuốc là rất cần thiết để hỗ trợ cho quá trình quản lý nhà thuốc. Do đó, đề tài “Khảo sát đánh giá các phần mềm được sử dụng tại các nhà thuốc ở Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện với các mục tiêu: cung cấp các công cụ quản lý, quản trị cho các chuỗi cung ứng, kiểm soát được các thuốc kém chất lượng, thuốc nhái, không rõ nguồn gốc, bán thuốc theo đơn và không theo đơn, giá thuốc, số lượng thuốc. 528
  2. 1.2. Trách nhiệm và nghĩa vụ việc sử dụng phần mềm quản lý nhà thuốc Ngày 22/01/2018, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 02/2018/TT- BYT [1] quy định về Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc và Thông tư 03/2018/TT-BYT [2] quy định về thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm, trong đó đưa ra quy định về việc tất cả các cơ sở bán buôn thuốc phải có máy tính kết nối internet và thực hiện quản lý hoạt động phân phối thuốc bằng phần mềm vi tính. 1.3. Mục đích của việc sử dụng phần mềm quản lý nhà thuốc Đối với Bộ Y tế, Sở Y tế: kiểm soát chặt chẽ việc kê đơn, bán thuốc theo đơn, bán thuốc không có chỉ định của bác, sĩ hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh, kê thêm thuốc không hợp lý, kê tập trung vào một số nhà cung cấp; Truy xuất nguồn gốc xuất xứ, tình trạng thuốc tại các cơ sở và trên thị trường, đảm bảo công tác thu hồi thuốc đúng đủ theo quy định. Đối với nhà thuốc: giúp quản lý toàn bộ hoạt động bán hàng, kho, hóa đơn điện tử, đảm bảo liên thông những dữ liệu được yêu cầu lên Hệ thống quản lý Dược Quốc gia; quản lý được chuỗi nhà thuốc; hoạt động của nhân viên, tránh thất thoát hàng hóa; giảm thời gian, chi phí làm việc, báo cáo thủ công. Đối với người dân, xã hội: giúp tra cứu, truy xuất được nguồn gốc thuốc, tránh sử dụng thuốc giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, thuốc hết hạn sử dụng; nhận cảnh báo hoặc báo cáo cơ quan chức năng ngay khi nghi ngờ thuốc giả, kém chất lượng. 1.4. Các phần mềm quản lý nhà thuốc thông dụng 1.4.1. Phần mềm Kiotviet Đây là phần mềm được phát triển bởi Công ty Cổ phần Phần mềm Citigo, đã được xác thực liên thông với Cơ Sở Dữ Liệu Dược Quốc Gia. Phần mềm quản lý danh mục sản phẩm bằng phương pháp mã vạch, công nghệ điện toán đám mây tiên tiến cho phép các hiệu thuốc bán hàng ngay cả khi kết nối internet bị gián đoạn, dữ liệu được bảo mật an toàn và đồng bộ ngay khi kết nối internet hoạt động trở lại. [3] 1.4.2. Phần mềm GPP-Sphacy Đây là phần mềm do công ty Cổ Phần SPHACY nghiên cứu phát triển hoàn toàn tại Việt Nam, đảm bảo liên thông Cơ Sở Dữ Liệu Dược Quốc Gia. Phần mềm sử dụng dữ liệu 52.640 đầu thuốc do Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) ban hành; đồng thời, đảm bảo chuẩn dữ liệu đầu ra và đầu vào theo các Quyết định số 540/QĐ-QLD và 777/QĐ-QLD của Cục Quản lý dược; ứng dụng công nghệ Restful APIs đáp ứng kết nối đồng bộ tới Trung tâm dữ liệu của Cục Quản lý dược. [4] 1.4.3. Phần mềm Viettel PMS Đây là phần mềm do Viettel phối hợp cùng Bộ Y tế xây dựng và triển khai với các thành phần: hệ thống quản lý nhà thuốc; Cơ sở dữ liệu Dược quốc gia; Cổng tra cứu trên web và ứng dụng tra cứu thuốc trên di động cho người dân. Với nhiều tính năng như: công nghệ điện toán đám mây; triển khai tập trung không phải cài đặt; đảm bảo an toàn bảo mật; liên thông dữ liệu hệ thống quản lý dược quốc gia theo quy định; tích hợp dịch vụ hóa đơn điện tử Viettel, tem điện tử, thanh toán điện tử. [5] 1.4.4. Phần mềm Xpharma XPharma là phần mềm quản lý nhà thuốc GPP được công ty Cổ phần Công nghệ FBS xây dựng. Phần mềm đã có tính năng liên thông với Cục Quản Lý Dược, có đầy đủ cả hai phiên bản vận hành online và offline. Phần mềm có hỗ trợ bán hàng bằng mã vạch của nhà sản xuất đã in sẵn trên hộp thuốc, 3 cấp đơn vị tính (hộp, vỉ, viên) và cách thức kiểm kho lần lượt theo từng nhóm thuốc chỉ định. [6] 529
  3. 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Tất cả các nhà thuốc trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, tập trung ở quận Bình Thạnh và các khu vực lân cận như quận 1, quận 10, quận Tân Bình, quận Phú Nhuận. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu tiến hành theo các bước: 1. Lập phiếu khảo sát phần mềm quản lý nhà thuốc 2. Tiến hành khảo sát các nhà thuốc 3. Thống kê và xử lý số liệu 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Quá trình nghiên cứu đã khảo sát được 52 nhà thuốc. Kết quả chi tiết được trình bày trong Bảng 1: Kết quả khảo sát Số nhà thuốc Tỷ lệ (%) Hiện tại chỉ sử dụng phần mềm Viettel 37 71.15 Không sử dụng phần mềm Viettel 7 13.46 Sử dụng phần mềm Viettel và phần mềm khác 5 9.62 Chưa sử dụng phần mềm 2 3.85 Tổng số nhà thuốc sử dụng phần mềm Viettel 43 82.69 GPP-Sphacy 3 5.77 Kiotviet 3 5.77 Hiện tại sử Xpharma 1 1.92 dụng phần mềm khác POS 1 1.92 Sacomtec 1 1.92 Congdongnhathuoc.com 1 1.92 Báo cáo xuất, nhập, tồn hàng 47 90.38 Báo cáo các mặt hàng bán chạy 22 42.31 Báo cáo các mặt hàng sắp hết số lượng 36 69.23 Báo cáo các mặt hàng sắp hết hạn 33 63.46 Về báo cáo Báo cáo thu, chi trong ngày/trong tuần/trong tháng 38 73.08 Báo cáo lợi nhuận theo đơn hàng 16 30.77 Báo cáo lợi nhuận theo từng mặt hàng 11 21.15 Báo cáo công nợ phải thu/ phải trả 11 21.15 Phân nhóm, phân loại thuốc 30 57.69 Quét mã khi nhập các mặt hàng thuốc hoặc khi bán lẻ 25 48.08 Tạo combo thuốc cắt liều 8 15.38 Về chức Kiểm tra tương tác thuốc 9 17.31 năng Thông báo các thuốc bị đình chỉ lưu hành 10 19.23 Quản lý hoá đơn bán lẻ, bán sỉ 34 65.38 Quản lý danh mục nhà cung cấp 33 63.46 Khoá dữ liệu (đối với admin) và sao lưu dữ liệu 13 25 530
  4. Nghiên cứu đã khảo sát được 52 nhà thuốc trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh , tập trung ở quận Bình Thạnh và các khu vực lân cận như quận 1, quận 10, quận Tân Bình, quận Phú Nhuận. Trong đó: – 37 nhà thuốc hiện tại chỉ sử dụng phần mềm Viettel, chiếm khoảng 71%. – 7 nhà thuốc không sử dụng phần mềm Viettel, chiếm 13,46%. – 5 nhà thuốc sử dụng phần mềm Viettel cùng với phần mềm khác, chiếm 9,62%. – 2 nhà thuốc không cung cấp thông tin do không sử dụng phần mềm, chiếm 3,85%. – 2 nhà thuốc không khai báo tên phần mềm đang sử dụng vì lí do bảo mật. – Trong 52 nhà thuốc, phần mềm Viettel được sử dụng nhiều nhất, có 43 nhà thuốc sử dụng phần mềm Viettel, chiếm gần 82,69%. Kế tiếp đến phần mềm GPP-Sphacy và Kiotviet, chiếm tỷ lệ như nhau 5,7%. Các phần mềm khác ít được sử dụng. – 100% nhà thuốc khai báo các phần mềm có đầy đủ các cấp độ giá bán lẻ (như giá viên, giá vỉ, hộp, tuýp, chai, lọ). – Về giao diện, 13/52 nhà thuốc cảm thấy giao diện khó sử dụng. Trong đó, phần mềm Viettel chiếm tỷ lệ cao nhất, 11/13 nhà thuốc, tương đương 84,62%. – Về báo cáo, báo cáo xuất nhập tồn hàng chiếm tỷ lệ cao nhất (47/52 nhà thuốc, tương đương 90,38%), báo cáo lợi nhuận theo từng mặt hàng và báo cáo công nợ phải thu/ phải trả cùng chiếm tỷ lệ thấp nhất (11 nhà thuốc, tương đương 21,15%). – Về chức năng, quản lý hoá đơn bán lẻ, bán sỉ chiếm tỷ lệ cao nhất (34 nhà thuốc, tương đương 65,38%), chức năng tạo combo thuốc cắt liều chiếm tỷ lệ thấp nhất (8 nhà thuốc trương đương 15,38%). – 8 nhà thuốc không cung cấp thông tin về chức năng và báo cáo của phần mềm (6 nhà thuốc chỉ mới cài đặt, chưa dùng nên chưa biết, 2 nhà thuốc không sử dụng phần mềm). – Về danh mục thuốc, chỉ có 1/52 nhà thuốc nhớ số liệu cụ thể, đã khai báo có sẵn 1000 thuốc trong danh mục. Những nhà thuốc còn lại không nhớ số thuốc cụ thể có sẵn trong danh mục, trong đó 2/52 nhà thuốc có tất cả, đầy đủ; 6/52 nhà thuốc có nhiều; 8/52 nhà thuốc có rất ít, không đủ; 11/52 nhà thuốc không có thuốc có sẵn trong danh mục, phải tự nhập vào; 22/52 nhà thuốc không nhớ số thuốc có sẵn trong danh mục, 2 nhà thuốc không sử dụng phần mềm nên không cung cấp thông tin. – Danh mục thuốc đáp ứng được nhu cầu của 31/52 nhà thuốc, chiếm 39,6%; không đáp ứng được nhu cầu của 19/52 nhà thuốc, 3 nhà thuốc không cung cấp thông tin (1 nhà thuốc chỉ mới cài đặt, 2 nhà thuốc không sử dụng phần mềm). – 38/52 nhà thuốc sử dụng phần mềm truy xuất được thông tin khách hàng, 8 nhà thuốc không truy xuất được, 6 nhà thuốc không cung cấp thông tin (4 nhà thuốc chỉ mới cài đặt, chưa dùng đến nên chưa biết, 2 nhà thuốc không sử dụng phần mềm). – 42/52 nhà thuốc sử dụng phần mềm lưu trữ được lịch sử mua hàng của khách hàng, 4 nhà thuốc không lưu trữ được, 6 nhà thuốc không cung cấp thông tin (4 nhà thuốc chỉ mới cài đặt, chưa dùng nên chưa biết, 2 nhà thuốc không sử dụng phần mềm). – 37/52 nhà thuốc sử dụng phần mềm lưu trữ được lịch sử làm việc và truy cập của người dùng, 10/52 nhà thuốc không lưu trữ được, 5 nhà thuốc không cung cấp thông tin (3 nhà thuốc chỉ mới cài đặt, chưa dùng nên chưa biết, 2 nhà thuốc không sử dụng phần mềm). – Độ hài lòng đối với phần mềm đang sử dụng: 37/52 nhà thuốc hài lòng (71%), 12/52 nhà thuốc không hài lòng (23%), 3 nhà thuốc không cung cấp thông tin (1 nhà thuốc mới cài đặt, chưa dùng nên chưa thể kết luận, 2 nhà thuốc không sử dụng phần mềm). 531
  5. 4. BÀN LUẬN Qua quá trình nghiên cứu, việc sử dụng phần mềm ở Việt Nam chưa thực sự được đề cao và coi trọng, đến hiện tại vẫn còn một số nhà thuốc không sử dụng phần mềm. Thực tế các phần mềm quản lý chưa được sử dụng nhiều tại các đơn vị nhà thuốc. Đa số nhân viên nhà thuốc cảm thấy phần mềm khó sử dụng, đặc biệt với các nhà thuốc sử dụng phần mềm Viettel, giao diện, chức năng phức tạp, gây mất thời gian khi bắt buộc phải lưu từng phần, khó thay đổi khi nhập dữ liệu bị sai, phần mềm chạy chậm; cần cải thiện, một phần do các chức năng chưa hoàn thiện, một phần do nhân viên chưa được hướng dẫn kĩ càng nên không nắm rõ các chức năng cũng như cách sử dụng. Trong quá trình khảo sát, do việc bảo mật kinh doanh và có sự cạnh tranh giữa các nhà thuốc giữa, nhiều nhà thuốc từ chối cung cấp thông tin, nhiều nhà thuốc khai cho có dẫn đến kết quả nghiên cứu không chính xác. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Y tế (2018), Thông tư 02/2018/TT-BYT quy định về Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc. Ban hành 22/01/2018. [2] Bộ Y tế (2018), Thông tư 03/2018/TT-BYT quy định về Thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc. Ban hành 09/02/2018. [3] Kiotviet.vn, Phần mềm quản lý nhà thuốc, https://www.kiotviet.vn/phan-mem-quan-ly-nha-thuoc/. Truy cập 20/05/2019. [4] Nhathuocphucthanh.com, Quản lý thuốc 4.0: Hơn 500 nhà thuốc sử dụng GPP-Sphacy, https://nhathuocphucthanh.com/quan-ly-thuoc-4-0-hon-500-nha-thuoc-su-dung-gpp-sphacy- 1558064136.html. Truy cập 20/05/2019. [5] Vietteltayninh.vn, Phần mềm nhà thuốc – Viettel PMS, https://vietteltayninh.vn/phan-mem-nha- thuoc-viettel-pms/. Truy cập 20/05/2019. [6] Xpharma.vn, Phần mềm quản lý nhà thuốc GPP, https://xpharma.vn/. Truy cập 20/05/2019. 532
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2