Vi Thị Đoan Chính và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
96(08): 103 - 107<br />
<br />
KHẢO SÁT KHẢ NĂNG HÒA TAN TRONG DUNG MÔI<br />
CỦA CHẤT KHÁNG SINH TỪ CHỦNG XẠ KHUẨN HT19.1<br />
Vi Thị Đoan Chính*, Đỗ Thị Tuyến, Lương Thị Hương Giang<br />
Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: chất kháng sinh từ chủng xạ khuẩn HT19.1 có hoạt tính cao,<br />
có hoạt phổ rộng được sử dụng trong các thí nghiệm để tách chiết chất kháng sinh và xác định tính<br />
chất của chất kháng sinh. Môi trường lên men kháng sinh thích hợp cho chủng HT19.1 là môi trường<br />
A- 4 và A-4H. Có thể sử dụng các dung môi: 4 – methyl - 2 pentanol, iso-butanol, N-butanol và<br />
methanol để tách chất kháng sinh từ sinh khối, các dung môi: ethylacetate, iso-amyl alcohol và<br />
N-butanol để tách chất kháng sinh từ dịch ngoại bào. Chất kháng sinh của chủng HT19.1<br />
thuộc loại bền với nhiệt độ, ở 1000C trong 60 phút, hoạt tính kháng sinh vẫn còn khoảng 78,6%<br />
so với đối chứng. Chất kháng sinh của chủng HT19.1 thuộc loại bền với pH, hoạt tính kháng<br />
sinh vẫn giữ được trong dải pH từ 3 đến 9.<br />
Từ khóa: chất kháng sinh, dịch chiết kháng sinh, dung môi, hoạt tính kháng sinh, xạ khuẩn<br />
HT19.1.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Hiện tượng kháng thuốc là mối lo ngại lớn đã<br />
và đang gây ra rất nhiều khó khăn trong việc<br />
sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh<br />
nhiễm trùng. Một trong các hướng để khắc<br />
phục hiện tượng kháng thuốc là cần phải tích<br />
cực tìm kiếm ra các chất kháng sinh (CKS)<br />
mới có hoạt tính kháng khuẩn. Trong các đối<br />
tượng để tìm kiếm CKS, xạ khuẩn luôn là<br />
nhóm được quan tâm nhất vì rất giàu tiềm<br />
năng về CKS.<br />
Trong những năm gần đây, chúng tôi đã tiến<br />
hành phân lập và tuyển chọn được nhiều<br />
chủng xạ khuẩn có hoạt tính kháng sinh<br />
(HTKS) cao, hoạt phổ rộng, kháng được<br />
nhiều nhóm vi sinh vật (VSV) khác nhau như:<br />
vi khuẩn Gram dương, vi khuẩn Gram âm và<br />
nấm mốc. Trong số các chủng đã được tuyển<br />
chọn, chủng HT19.1 phân lập từ Núi Pháo,<br />
Đại Từ, Thái Nguyên là 1 trong số các chủng<br />
có HTKS khá cao và tương đối ổn định.<br />
Bên cạnh việc tìm kiếm ra các CKS mới,<br />
trong công nghệ sản xuất CKS, việc lựa chọn<br />
được dung môi tách chiết cho hiệu quả cao và<br />
kinh tế cũng rất cần phải quan tâm. Trong bài<br />
báo này, chúng tôi thông báo một số kết quả<br />
nghiên cứu bước đầu về khảo sát khả năng<br />
*<br />
<br />
Tel: 0987 123606, Email: vichinh57@gmail.com<br />
<br />
hòa tan trong dung môi và xác định một số<br />
tính chất lý hóa của CKS từ chủng xạ khuẩn<br />
HT 19.1.<br />
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Nguyên liệu<br />
- Chủng xạ khuẩn HT19.1 có khả năng sinh<br />
CKS có hoạt tính cao, có hoạt phổ rộng,<br />
kháng được cả 2 nhóm vi khuẩn Gram dương<br />
và Gram âm, được chọn ra trong số các<br />
chủng xạ khuẩn có HTKS cao phân lập<br />
được ở Thái Nguyên.<br />
- VSV kiểm định: vi khuẩn tụ cầu vàng<br />
Staphylococcus aureus ATCC 25923 do<br />
Viện Kiểm nghiệm - Bộ Y tế cung cấp.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
- Xác định HTKS: theo các phương pháp khối<br />
thạch và đục lỗ [4]<br />
- Tách chiết CKS bằng các dung môi hữu cơ:<br />
dịch lên men sau khi loại bỏ sinh khối, bổ<br />
sung dung môi hữu cơ (tỷ lệ 1 : 1). Xác định<br />
hoạt tính của dịch kháng sinh bằng phương<br />
pháp đục lỗ.<br />
- Xác định khả năng bền nhiệt của CKS: xử lý<br />
dịch kháng sinh thô ở các nhiệt độ khác nhau<br />
trong thời gian: 20 phút, 40 phút và 60 phút.<br />
Xác định hoạt tính của dịch kháng sinh bằng<br />
phương pháp đục lỗ.<br />
103<br />
<br />
Vi Thị Đoan Chính và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
- Xác định khả năng bền với pH của CKS: xử<br />
lý dịch kháng sinh thô ở các pH khác nhau từ<br />
3 ÷ 9 trong thời gian 10 phút, sau chỉnh về<br />
pH = 7. Xác định hoạt tính của dịch kháng<br />
sinh bằng phương pháp đục lỗ.<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Lựa chọn môi trường lên men thích hợp<br />
<br />
96(08): 103 - 107<br />
<br />
trên hai môi trường A- 4 và A-4H. Dịch lên<br />
men trong hai môi trường này có vòng vô<br />
khuẩn khá lớn, đặc biệt là môi trường A - 4,<br />
đường kính vòng vô khuẩn là 33,3 mm. Trên<br />
môi trường 79, dịch lên men có hoạt tính rất<br />
thấp, đường kính vòng vô khuẩn là 5,3 mm,<br />
mặc dù đó là môi trường rất giàu dinh dưỡng.,<br />
đặc biệt là nguồn nitơ.<br />
Để tổng hợp CKS, xạ khuẩn cần thiết phải có<br />
các nguồn dinh dưỡng cacbon, nitơ, các<br />
nguyên tố khoáng, các chất sinh trưởng. Tuy<br />
nhiên, nhu cầu sử dụng các nguồn dinh dưỡng<br />
rất khác nhau giữa các chủng giống. Nhiều<br />
trường hợp dư thừa glucose hay amon trong<br />
môi trường có thể dẫn đến làm ức chế quá<br />
trình tổng hợp CKS [1]. Căn cứ từ kết quả<br />
trên, chúng tôi đã sử dụng môi trường A- 4 để<br />
lên men CKS cho các nghiên cứu tiếp theo.<br />
Tách chiết chất kháng sinh<br />
Khảo sát khả năng hòa tan của CKS trong<br />
dung môi<br />
Khả năng hòa tan của CKS trong các dung<br />
môi là một yếu tố cần phải được chú ý để thu<br />
nhận CKS vì độ hòa tan của CKS trong các<br />
dung môi rất khác nhau. Để khảo sát khả<br />
năng hòa tan của CKS và lựa chọn được dung<br />
môi thích hợp cho việc tách chiết, chúng tôi<br />
đã sử dụng 16 loại dung môi để tách chiết<br />
CKS từ sinh khối và dịch ngoại bào. HTKS<br />
của dịch chiết được xác định bằng phương<br />
pháp khoanh giấy lọc. Kết quả được thể hiện<br />
trên bảng 2.<br />
<br />
Môi trường lên men đóng vai trò rất quan<br />
trọng trong công nghệ sản xuất CKS. Một<br />
môi trường lên men tốt phải vừa thích hợp<br />
cho chủng xạ khuẩn sinh trưởng tốt lại đồng<br />
thời cho hiệu suất sinh kháng sinh cao. Để lựa<br />
chọn được môi trường lên men đáp ứng được<br />
cả 2 điều kiện trên, chúng tôi sử dụng 5 loại<br />
môi trường lên men cơ sở và xác định HTKS<br />
của dịch lên men bằng phương pháp đục lỗ.<br />
Kết quả được thể hiện trên bảng 1.<br />
Bảng 1. HTKS của chủng HT19.1 trên các môi<br />
trường lên men<br />
STT Môi trường<br />
Hoạt tính kháng sinh<br />
lên men<br />
(D – d, mm)<br />
1<br />
Gause 1<br />
24,3 ± 0,7<br />
2<br />
Gause 2<br />
20,7 ± 0,8<br />
3<br />
A–4<br />
33,3 ± 0,3<br />
4<br />
A – 4H<br />
30,3 ± 0,8<br />
5<br />
79<br />
5,3 ± 0,3<br />
Chú thích: D – Đường kính vòng vô khuẩn;<br />
d – Đường kính của cục thạch<br />
<br />
Các kết quả trên bảng 1 đã chứng tỏ, môi<br />
trường lên men có ảnh hưởng rất rõ rệt đến<br />
khả năng sinh tổng hợp CKS của chủng<br />
HT19.1, trong 5 loại môi trường được sử<br />
dụng để lên men, HTKS biểu hiện mạnh nhất<br />
<br />
Bảng 2. Khả năng hòa tan của CKS trong dung môi<br />
TT<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
<br />
Dung môi<br />
<br />
Ethylacetate<br />
Acetone<br />
Methanol<br />
N-propanol<br />
Iso-butanol<br />
Ethanol<br />
N-butanol<br />
Benzene<br />
<br />
HTKS (D-d, mm)<br />
X±m<br />
Dịch<br />
Sinh<br />
ngoại bào<br />
khối<br />
15,1±0,1<br />
25,3±<br />
±0,6<br />
21,7±0,3<br />
23,3±<br />
±0,3<br />
20,2±0,1<br />
23,4±<br />
±0,6<br />
22,3±0,3<br />
22,7±0,6<br />
23,3±<br />
±0,3<br />
22,3±0,3<br />
19,7±0,3<br />
Chú thích:<br />
<br />
104<br />
<br />
TT<br />
<br />
9<br />
10<br />
11<br />
12<br />
13<br />
14<br />
15<br />
16<br />
<br />
Dung môi<br />
<br />
Cloroform<br />
H 2O<br />
Iso-propyl alcohol<br />
Brombenzene<br />
Iso-amyl alcohol<br />
4methyl-2pentanol<br />
Benzandehit<br />
Tribromomethane<br />
<br />
HTKS (D-d, mm)<br />
X±m<br />
Dịch<br />
Sinh khối<br />
ngoại bào<br />
18,3±0,9<br />
13,3±0,8<br />
19,7±0,3<br />
22,7±0,3<br />
21,3±0,8<br />
18,2±0,1<br />
17,3±0,6<br />
24,3±<br />
±0,3<br />
22,3±0,8<br />
37,3±<br />
±0,3<br />
17,3±0,3<br />
15,3±0,3<br />
15,2±0,1<br />
<br />
Đối chứng (dịch ngoại bào chưa xử lý với dung môi): 20,3± 0,3<br />
(-): không tách thành 2 pha<br />
<br />
Vi Thị Đoan Chính và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Kết quả trên cho thấy, CKS của chủng<br />
HT19.1 không chỉ tích lũy trong sinh khối mà<br />
còn được tiết ra môi trường xung quanh. Tất<br />
cả 16 loại dung môi dùng trong thí nghiệm<br />
đều có thể sử dụng để tách chiết CKS từ sinh<br />
khối. Trong đó, các dung môi tách chiết cho<br />
hiệu quả cao là: 4-methyl-2 pentanol (vòng vô<br />
khuẩn 37,3 mm), tiếp đến là Iso-butanol, Nbutanol và Methanol. Tuy nhiên, 4-methyl-2<br />
pentanol là loại dung môi có tính độc nên có<br />
thể sử dụng Iso-butanol và N-butanol để tách<br />
chiết mà vẫn cho hiệu quả cao.<br />
<br />
96(08): 103 - 107<br />
<br />
Hình 1. HTKS của dịch chiết ở các pH khác nhau<br />
Chú thích: 3: pH=3; 7: pH=7; 10: pH=10<br />
<br />
Khả năng bền trong pH của CKS<br />
Khả năng bền trong pH của CKS là một đặc<br />
điểm rất cần chú ý vì nó có ý nghĩa trong<br />
công nghệ tách chiết và ứng dụng CKS. Để<br />
xác định khả năng bền trong pH của CKS,<br />
chúng tôi tiến hành nuôi chủng trên môi<br />
trường thích hợp. Sau 5- 7 ngày, ly tâm dịch<br />
nuôi cấy để thu dịch kháng sinh. Điều chỉnh<br />
dịch kháng sinh về các mức pH từ 3 đến 9 và<br />
giữ ở nhiệt độ phòng trong 10 phút, sau đó lại<br />
điều chỉnh về pH = 7. HTKS được xác định<br />
bằng phương pháp đục lỗ. Kết quả được thể<br />
hiện trên bảng 3 và hình 2.<br />
Các kết quả cho thấy, dịch kháng sinh vẫn giữ<br />
được hoạt tính trong khoảng pH từ 3 đến 9 và<br />
hoạt tính hầu như không đổi trong thời gian<br />
10 phút. Điều này đã chứng tỏ CKS của<br />
chủng HT19.1 có khả năng bền trong pH. Đây<br />
là đặc điểm rất thuận lợi trong công nghệ thu<br />
hồi và tinh chế CKS.<br />
<br />
Để tách chiết CKS từ dịch ngoại bào, một<br />
trong các tiêu chí là khi cho dung môi vào,<br />
dịch ngoại bào phải tách được thành 2 pha rõ<br />
rệt. Như vậy, kết quả trên bảng 2 đã cho thấy,<br />
chỉ có 8 loại dung môi có thể sử dụng được để<br />
tách CKS, trong đó dịch chiết bằng<br />
Ethylacetate có hoạt lực cao nhất (vòng vô<br />
khuẩn 25,3mm), tiếp theo là Iso-amyl alcohol<br />
và N-butanol. Ethylacetate là loại dung môi<br />
có khả năng bay hơi rất nhanh và không độc<br />
với người sử dụng. Đây là những tiêu chí rất<br />
quan trọng để lựa chọn dung môi trong công<br />
nghệ tách chiết CKS.<br />
Theo kết quả của nhiều nghiên trước đã công<br />
bố, có nhiều loại dung môi được sử dụng để<br />
tách chiết CKS từ xạ khuẩn [2][3][4]. Tuy<br />
nhiên, việc sử dụng loại dung môi nào là thích<br />
hợp lại tuỳ thuộc vào bản chất hoá học của<br />
từng loại CKS.<br />
Khả năng hoà tan của CKS trong dung môi<br />
còn phụ thuộc vào pH. Để xác định pH cho<br />
hiệu quả tách chiết CKS cao nhất, chúng tôi<br />
tiến hành tách chiết CKS từ dịch ngoại bào<br />
bằng 2 dung môi Ethylacetate và iso - amyl<br />
alcohol ở các pH = 3, pH = 7 và pH = 10. Kết<br />
quả cho thấy, ở pH = 7, dịch chiết đều cho<br />
hoạt lực cao nhất. Điều này chứng tỏ khả<br />
năng hòa tan của CKS trong dung môi tốt<br />
nhất ở môi trường trung tính (hình 1).<br />
<br />
Hình 2. Khả năng bền của chất kháng sinh trong pH<br />
<br />
Bảng 3. Khả năng bền trong pH của CKS<br />
pH<br />
HTKS<br />
(D- d, mm)<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
9<br />
<br />
21,3 ±0,6<br />
<br />
20,7±0,7<br />
<br />
19,3±0,6<br />
<br />
19,7±0,6<br />
<br />
20,1±0,1<br />
<br />
20,3±0,6<br />
<br />
18,3±0,6<br />
<br />
105<br />
<br />
Vi Thị Đoan Chính và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
96(08): 103 - 107<br />
<br />
Bảng 4. HTKS của dịch kháng sinh sau khi đã xử lý với nhiệt độ<br />
Thời gian xử lý<br />
(phút)<br />
20<br />
40<br />
60<br />
<br />
40OC<br />
32,7 ± 0,6<br />
31,4 ± 0,5<br />
27,7 ± 0,6<br />
<br />
Hoạt tính kháng sinh (D-d, mm); X ± m<br />
60OC<br />
80OC<br />
100OC<br />
29,3 ± 0,5<br />
29,3 ± 0,5<br />
28,3 ± 0,4<br />
30,3 ± 0,6<br />
27,7 ± 0,5<br />
27,3 ± 0,6<br />
26,7 ± 0,7<br />
27,1 ± 0,5<br />
25,7 ± 0,6<br />
<br />
Đối chứng<br />
32,7 ± 0,8<br />
<br />
Khả năng bền nhiệt của chất kháng sinh<br />
Khả năng bền nhiệt của CKS là đặc điểm cần<br />
quan tâm để phục vụ cho công nghệ tách chiết<br />
và bảo quản CKS. Để xác định khả năng bền<br />
nhiệt của CKS, chúng tôi thu dịch kháng sinh<br />
thô và xử lý ở các mức nhiệt độ khác nhau:<br />
400C, 600C; 800C; 1000C trong các khoảng<br />
thời gian là 20, 40 và 60 phút. Kết quả xác<br />
định HTKS của dịch sau xử lý được trình bày<br />
ở bảng 4 và hình 3.<br />
Hình 4. HTKS của dịch lọc xử lý ở 1000C trong<br />
các khoảng thời gian khác nhau<br />
1: 1 giờ, 2: 2 giờ, 3: 3 giờ, 4: 4 giờ<br />
<br />
Hình 3. HTKS của dịch kháng sinh sau khi xử lý<br />
với nhiệt độ<br />
<br />
Từ các kết quả trên bảng 4, chúng tôi nhận<br />
thấy, CKS của chủng HT19.1 thuộc loại bền<br />
với nhiệt độ. HTKS thay đổi rất ít sau khi xử<br />
lý ở các mức nhiệt độ khác nhau. Ở 400C<br />
trong 20 phút đầu, HTKS thay đổi rất ít. Kết<br />
quả trên bảng 5 và hình 4 một lần nữa cũng<br />
khẳng định, khả năng bền nhiệt của CKS<br />
nghiên cứu, ở 1000C giữ trong thời gian khá<br />
lâu, từ 1giờ đến 4 giờ, HTKS vẫn còn khoảng<br />
70% so với đối chứng. Đây là một đặc điểm rất<br />
thuận lợi cho việc tách chiết và bảo quản CKS.<br />
Bảng 5. HTKS của dịch lọc xử lý ở 1000C<br />
trong các thời gian khác nhau<br />
Thời gian<br />
xử lý (phút)<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
<br />
106<br />
<br />
Hoạt tính kháng sinh<br />
(D-d, mm); X ± m<br />
Dịch kháng sinh<br />
Đối chứng<br />
23,2 ± 0,2<br />
22,6 ± 0,3<br />
30,1 ± 0,2<br />
22,1 ± 0,4<br />
20,5 ± 0,5<br />
<br />
Đã có nhiều nghiên cứu về khả năng bền<br />
nhiệt của CKS xạ khuẩn. Kết quả công bố có<br />
nhiều CKS rất bền với nhiệt độ, ở 700C trong<br />
thời gian 60 phút hoạt tính vẫn hầu như không<br />
thay đổi hoặc chỉ giảm chút ít [2], [3]. Tuy<br />
nhiên, cũng có nhiều CKS kém bền với nhiệt<br />
độ, chỉ mới trên 500C, HTKS đã bị giảm hoặc<br />
mất hoàn toàn [5]. So sánh với kết quả nghiên<br />
cứu của chúng tôi cho thấy, ở 1000C trong 4<br />
giờ, HTKS của chủng HT19.1 vẫn còn với tỷ<br />
lệ khá cao. Điều này chứng tỏ, CKS của<br />
chủng HT19.1 thuộc loại bền với nhiệt độ.<br />
Đây là một đặc điểm rất lợi thế trong công<br />
nghệ thu hồi, tinh chế CKS, đồng thời mở<br />
rộng khả năng ứng dụng của các CKS này.<br />
KẾT LUẬN<br />
1. Môi trường A-4 và A-4H là môi trường lên<br />
men thích hợp cho sự sinh tổng hợp CKS của<br />
chủng xạ khuẩn HT19.1.<br />
2. Kết quả khảo sát 16 loại dung môi để tách<br />
chiết chất kháng sinh từ chủng HT19.1, đã lựa<br />
chọn được các loại dung môi thích hợp để<br />
tách chiết chất kháng sinh từ sinh khối là: 4methyl-2 pentanol, Iso-butanol, N-butanol và<br />
Methanol. Các loại dung môi thích hợp để<br />
tách chiết chất kháng sinh từ dịch ngoại bào là:<br />
Ethylacetate, Iso-amyl alcohol và N-butanol.<br />
<br />
Vi Thị Đoan Chính và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
3. Chất kháng sinh chủng HT19.1 thuộc loại<br />
bền với pH, dịch kháng sinh vẫn giữ được<br />
hoạt tính trong dải pH từ 3 đến 9.<br />
4. Chất kháng sinh của chủng HT19.1 thuộc<br />
loại bền với nhiệt độ, ở 1000C giữ trong 1 giờ,<br />
HTKS vẫn còn khoảng 78,6% và giữ trong 4<br />
giờ vẫn còn khoảng 70% so với đối chứng.<br />
Đây là một đặc điểm rất thuận lợi cho việc<br />
tách chiết và bảo quản CKS chủng HT19.1<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Nguyễn Văn Cách, (2004), Công nghệ lên<br />
men các chất kháng sinh, Nhà xuất bản Khoa học<br />
và Kỹ thuật Hà Nội, 2004.<br />
<br />
96(08): 103 - 107<br />
<br />
[2]. Bùi Thị Việt Hà,(2006), Nghiên cứu xạ khuẩn<br />
sinh chất kháng sinh chống nấm gây bệnh thực vật<br />
ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Hà Nội,<br />
2006.<br />
[3]. Lê Gia Hy,(1994), Nghiên cứu xạ khuẩn thuộc<br />
chi Streptomyces sinh chất kháng sinh chống nấm<br />
gây bệnh đạo ôn và thối cổ rễ phân lập ở Việt<br />
Nam, Luận án Phó tiến sĩ Sinh học, Hà Nội, 1994.<br />
[4]. Lê Gia Hy, Khuất Hữu Thanh, (2010), Cơ sở<br />
công nghệ vi sinh vật và ứng dụng, Nhà xuất bản<br />
Giáo dục Việt Nam, 2010.<br />
[5]. Nguyễn Thị Thu Thủy, Hoàng Thị Kim Hồng<br />
(2009), Nghiên cứu xạ khuẩn sinh chất kháng sinh<br />
phân lập từ đất trồng hoa màu ở Thừa Thiên –<br />
Huế, Báo cáo Khoa học Hội nghị Công nghệ sinh<br />
học toàn quốc, 2009.<br />
<br />
SUMMARY<br />
STUDY SOLUBILITY IN SOLVENT OF ANTIBIOTIC<br />
FROM ACTINOMYCETES STRAIN HT19.1<br />
Vi Thi Doan Chinh*, Do Thi Tuyen, Luong Thi Huong Giang<br />
College of Sciences – TNU<br />
<br />
Actinomycetes strain HT19.1 with strong antibiotic activity and wide activated range were used<br />
for antibiotic extracting and determining experiments. To extract antibiotic of HT19.1 strain from<br />
biomass, 4-methyl-2 pentanol, iso-butanol, N-butanol and methanol were the most suitable<br />
while ethylacetate, iso-amyl alcohol and N-butanol were the most suitable to extract antibiotic<br />
from culture perilymph. Antibiotic was dissolved best at the pH of neutral solution. Some<br />
antibiotic properties such as stable ability in pH and temperature were determined. Antibiotic of<br />
HT19.1 strain was sustainable with temperature, antibiotic activity remained about 78,6 percents<br />
when antibiotic was processed at 100 degree in 60 minutes. The antibiotic was also sustainable<br />
with pH, its activity still kept in pH ranging from 3 to 9.<br />
Key words: Antibiotic, antibiotic extracted solution, solvent, antibiotic activity, actinomycetes.<br />
<br />
*<br />
<br />
Tel: 0987 123606, Email: vichinh57@gmail.com<br />
<br />
107<br />
<br />