intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát khả năng ức chế sinh trưởng và màng sinh học vi sinh vật gây bệnh viêm giác mạc của chế phẩm dùng trong nhãn khoa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày mục tiêu: Đánh giá khả năng ức chế sinh trưởng và hình thành màng sinh học các vi sinh vật gây bệnh viêm giác mạc của một số chế phẩm nhỏ mắt và nước ngâm kính áp tròng trên thị trường Việt Nam trong năm 2024 nhằm sử dụng thuốc an toàn và hợp lý.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát khả năng ức chế sinh trưởng và màng sinh học vi sinh vật gây bệnh viêm giác mạc của chế phẩm dùng trong nhãn khoa

  1. Y Học TP. Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 2 * 2024 Nghiên cứu KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ỨC CHẾ SINH TRƯỞNG VÀ MÀNG SINH HỌC VI SINH VẬT GÂY BỆNH VIÊM GIÁC MẠC CỦA CHẾ PHẨM DÙNG TRONG NHÃN KHOA Nguyễn Vũ Giang Bắc1, Phạm Thị Thanh Huệ1 TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá khả năng ức chế sinh trưởng và hình thành màng sinh học các vi sinh vật gây bệnh viêm giác mạc của một số chế phẩm nhỏ mắt và nước ngâm kính áp tròng trên thị trường Việt Nam trong năm 2024 nhằm sử dụng thuốc an toàn và hợp lý. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Xác định nồng độ tối thiểu ức chế sự phát triển của vi sinh vật và ức chế sự hình thành biofilm bằng phương pháp pha loãng trong đĩa 96 giếng trên các chủng vi sinh vật methicilin susceptible Staphylococcus aureus, methicilin resistance Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa và Candida albicans. Kết quả: Dung dịch thuốc nhỏ mắt tobramycin 0,3% và dung dịch thuốc nhỏ mắt natri clorid 0,9% có hiệu quả diệt vi sinh vật tốt (100%). Dung dịch ngâm-rửa kính áp tròng kháng được trên 80% vi khuẩn và khoảng 40% C. albicans. Dung dịch nước mắt nhân tạo có hiệu quả kém đối với vi sinh vật. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) và nồng độ ức chế biofilm tối thiểu (MBIC) của các dung dịch tương đồng nhau. Trong đó, MIC và MBIC của các dung dịch đối với P. aeruginosa và C. albicans (1/2 nồng độ dung dịch ban đầu) cao hơn so với S. aureus (1/16 nồng độ dung dịch ban đầu). Kết luận: Một số chế phẩm dùng trong nhãn khoa đang lưu hành ở Việt Nam như dung dịch thuốc nhỏ mắt, dung dịch ngâm rửa kính áp tròng có khả năng ức chế sự sinh trưởng và hình thành biofilm của vi sinh vật gây bệnh viêm giác mạc. Từ khoá: biofilm, dung dịch thuốc nhỏ mắt, kính áp tròng, kháng khuẩn ABSTRACT SURVEY ON THE ABILITY TO INHIBIT GROWTH AND BIOFILM FORMATION OF PATHOGENIC MICROORGANISMS CAUSING KERATITS OF SOME OPHTHALMIC PRODUCTS Nguyen Vu Giang Bac, Pham Thi Thanh Hue * Ho Chi Minh City Journal of Medicine - Pharmacy * Vol. 27 - No. 2 - 2024: 51-58 Objective: Evaluate the inhibitory effect of eye drops and contact lens soaking solutions on growth and biofilm formation of microorganisms causing keratitis, on the Vietnamese market in 2024 for safe and rational drug use. Subjects and methods: Determining the minimum concentration to inhibit microbial growth and biofilm formation using the 96-well plate dilution method on methicillin-susceptible Staphylococcus aureus, methicillin- resistant Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, and Candida albicans. Results: The 0.3% tobramycin eye drop solution and the 0.9% sodium chloride eye drop solution exhibited excellent antimicrobial efficacy (100%). The contact lens soaking and rinsing solution inhibited over 80% of bacteria and approximately 40% of C. albicans. The artificial natural eye drop solution demonstrated poor efficacy 1Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: TS.DS. Nguyễn Vũ Giang Bắc ĐT: 0399240806 Email: nguyenvugiangbac@ump.edu.vn Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học, 27(2):51-58. DOI: 10.32895/hcjm.p.2024.02.07 51
  2. Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 2 * 2024 against microorganisms. The minimum inhibitory concentration (MIC) and minimum biofilm inhibitory concentration (MBIC) of the solutions were similar. Notably, the MIC and MBIC for P. aeruginosa and C. albicans (1/2 of the original solution concentration) were higher than those for S. aureus (1/16 of the original solution concentration). Conclusion: Some ophthalmic products currently available in Vietnam, such as eye drop solutions and contact lens soaking solutions, are able to inhibit the growth and biofilm formation of microorganisms that cause keratitis. Keywords: Antibacterial, biofilm, contact lenses, eye drops ĐẶT VẤNĐỀ nhạy cảm với kháng sinh hơn 20 - 1000 lần so với các sinh vật phù du sống tự do(5). Kính áp tròng đang được sử dụng ngày một Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến phổ biến để điều chỉnh các tật khúc xạ ở mắt hành thử nghiệm khả năng kháng vi sinh vật và ngoài ra còn là một phương tiện để phân phối biofilm của vi sinh vật thường gây các bệnh trên thuốc tới mắt(1) và làm đẹp. Tuy nhiên việc sử mắt liên quan đến việc sử dụng kính áp tròng dụng không đúng cách kính áp tròng có thể dẫn của một số dung dịch nhỏ mắt và dung dịch tới sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh trên ngâm kính áp tròng trên thị trường Việt Nam. mắt gây ra những biến chứng nghiêm trọng(2) Do đó việc làm sạch và khử trùng là một biện pháp ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU quan trọng trong khi sử dụng kính áp tròng. Hiện Đối tượng nghiên cứu nay trên thị trường Việt Nam có khá nhiều sản Chủng vi sinh vật được sử dụng phẩm thuốc nhỏ mắt và dung dịch chuyên dụng Pseudomonas aeruginosa ATCC 27853 cho kính áp tròng tuy nhiên hiệu quả kháng vi Methicillin-resistant Staphylococcus aureus sinh vật cũng như biofilm chưa được làm rõ. (MRSA) ATCC 44300. Nhóm vi sinh vật phổ biến gây nhiễm Methicillin-susceptible Staphylococcus aureus trùng mắt liên quan đến kính áp tròng bao gồm cả vi khuẩn gram âm và gram dương (MSSA) ATCC 29523. như Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermatis, Candida albicans ATCC 10231. Klebsiella sp., Acinetobacter sp. hay Các chế phẩm nhỏ mắt và ngâm rửa kính Pseudomonas aeruginosa(2,3). Ngoài ra các loài nấm áp tròng được sử dụng trong nghiên cứu được như Fusarium, Aspergillus hay nấm men như trình bày ở Bảng 1. Dung dịch đối chứng là Candida cũng là nguyên nhân chính dẫn tới viêm dung dịch natri clorid 0,9% được chuẩn bị giác mạc(2,4). Các vi sinh vật không chỉ có thể bám dính vào kính áp tròng mà còn có khả năng tạo bằng cách hòa tan natri clorid đạt tiêu chuẩn biofilm. Vi sinh vật trong biofilm có khả năng phân tích trong nước cất 2 lần tại khoa Dược - chống lại phản ứng miễn dịch của vật chủ và ít Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Bảng 1. Các chế phẩm sử dụng trong thí nghiệm Dung dịch Kí hiệu Thành phần Dung dịch thuốc nhỏ mắt NAP NaCl 90 mg natri clorid 0,9% Tá dược: Benzalkonium clorid, Natri hydroxyd Nước cất vừa đủ 10ml Dung dịch thuốc nhỏ mắt tobramycin TBT tobramycin 18 mg 0,3% Tá dược vừa đủ 6 ml Dung dịch nước mắt nhân tạo LFD 20% Polyhexamethylenebiguanide Dung dịch ngâm-rửa kính áp tròng SFL Natri Clorid, acid boric, natri tetraborat, natri citrat, poloxamer, hydroxypropyl methylcellulose diosdium edetat 0.02% và polyhexamethylene biguanid 0.0001%, nước tinh khiết Dung dịch NaCl 0,9% NBM NaCl 0,9 g Nước cất vừa đủ 100 ml 52
  3. Y Học TP. Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 2 * 2024 Nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Khảo sát khả năng diệt khuẩn, diệt nấm của Chuẩn bị vi sinh vật các chế phẩm Cho 100 µl huyền dịch vi sinh vật đã Hoạt hoá và tăng sinh các chủng vi sinh chuẩn bị ở bước 1 tiếp xúc với 900 µl chế vật MRSA ATCC 44300, MSSA ATCC 29523, phẩm trong 30 phút(6). Thực hiện song song với P. aeruginosa ATCC 27853 và C. albicans chứng âm là nước RO. Sau đó thực hiện phương ATCC 10231 trong môi trường dinh dưỡng thích pháp đếm sống để tính toán khả năng kháng khuẩn, kháng nấm của các chế phẩm. Môi hợp. Điều chỉnh mật độ vi sinh vật bằng trường đếm sống với vi khuẩn là môi trường cách đo OD 600 đối với vi khuẩn và OD 530 đối Tryptic Soy Agar (TSA) và với vi nấm là môi với C. albicans (độ hấp thụ quang nằm trong trường Sabauraud Dextrose Agar (SDA). Thí khoảng 0,08-0,12). nghiệm được thực hiện lặp lại 3 lần (Hình 1). Hình 1. Phương pháp khảo sát khả năng diệt vi sinh vật của chế phẩm thử nghiệm Khảo sát khả năng ức chế sự sinh trưởng và bằng 200 µl dung dịch tím tinh thể 0,1% trong 30 hình thành biofilm của vi sinh vật trong đĩa phút. Sau đó, loại bỏ dung dịch tím tinh thể thừa 96 giếng bằng cách rửa giếng với dung dịch NaCl 0,9% Vi sinh vật sau khi được hoạt hoá, tăng sinh đến khi dịch rửa không còn màu tím. Để khô và điều chỉnh mật độ khoảng 2×106 CFU/ml giếng ở nhiệt độ phòng trong 8 giờ, rồi rã biofilm đối với vi khuẩn và 2×10 5 CFU/ml đối với trong mỗi giếng bằng 200 µl dung dịch cồn tuyệt C. albicans(7) được nuôi cấy trong đĩa 96 giếng với đối. Nồng độ ức chế biofilm (MBIC) được xác nồng độ 1/2, 1/4, 1/8, 1/16 so với chế phẩm thử định là giếng không màu ở nồng độ dung dịch nghiệm ban đầu. Sử dụng môi trường TSB đối thử nghiệm thấp nhất khi quan sát bằng mắt với vi khuẩn và RPMI đối với C. albicans. Sau thường. Tất cả các thí nghiệm được lặp lại 3 lần. thời gian ủ ở điều kiện thích hợp, nồng độ tối KẾT QUẢ thiểu ức chế sự phát triển của vi sinh vật (MIC) Khả năng diệt vi sinh vật tự do sẽ được quan sát bằng mắt thường. Hiệu quả diệt vi sinh vật của chế phẩm được Sau đó, loại bỏ dịch trong đĩa 96 giếng và rửa trình bày trong Hình 2, hiệu suất phần trăm vi sinh vật phù du bằng dung dịch NaCl 0,9%. được tính toán so sánh với chứng âm là dung Nhuộm biofilm hình thành trong mỗi giếng dịch RO. Dung dịch thuốc nhỏ mắt natri clorid 53
  4. Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 2 * 2024 0,9% và dung dịch thuốc nhỏ mắt tobramycin chế phẩm cao hơn 4% đến hơn 10% so với chứng có hiệu quả diệt khuẩn và diệt nấm tốt (xấp xỉ âm là nước RO. Đối với P. aeruginosa dung dịch 100%). Trong khi đó, dung dịch NaCl 0,9% cho cho khả năng diệt khuẩn là 9,66% tuy nhiên hiệu quả diệt khuẩn không đáng kể (chỉ không có ý nghĩa về mặt thống kê. khoảng 5%). Dung dịch ngâm-rửa kính áp tròng có khả Dung dịch nước mắt nhân tạo không thể năng kháng trên 80% vi khuẩn và khả năng hiện khả năng diệt vi sinh vật. Khả năng sống kháng C. albicans khoảng 40%. sót của vi sinh vật sau khi tiếp xúc 30 phút với Hình 2. Khả năng diệt vi sinh vật của chế phẩm (ns: khác nhau không có ý nghĩa thống kê; *: P  0,05; **: P  0,01; ***: P  0,001; ****: P  0,0001) Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của chế phẩm Dung dịch thuốc nhỏ mắt natri clorid 0,9% thử nghiệm và dung dịch thuốc nhỏ mắt tobramycin 0,3% ở Thực hiện khảo sát nồng độ ức chế tối nồng độ thử nghiệm thấp nhất là 1/16 nồng độ thiểu và nồng độ ức chế biofilm tối thiểu của ban đầu vẫn cho tác dụng ức chế sự phát triển dung dịch trình bày trong Bảng 1 với MSSA, của MSSA (Hình 3). MRSA, P. aeruginosa và C. albicans. Thực hiện với các nồng độ 1/2, 1/4, 1/8, 1/16 so với chế phẩm ban đầu. Dung dịch NaCl 0,9% không cho tác động ức chế vi sinh vật ở các nồng độ thử nghiệm. Methicillin-susceptible Staphylococcus aureus Với bốn nồng độ đã thử nghiệm, MIC của dung dịch nước mắt nhân tạo và dung dịch Hình 3. Nồng độ ức chế tối thiểu của các chế phẩm ngâm-rửa kính áp tròng là 1/8 nồng độ dung trên MSSA dịch ban đầu. 54
  5. Y Học TP. Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 2 * 2024 Nghiên cứu Methicillin-resistant Staphylococcus aureus Candida albicans Với bốn nồng độ đã thử nghiệm, MIC của Cả ba dung dịch là dung dịch thuốc nhỏ mắt dung dịch nước mắt nhân tạo và dung dịch natri clorid 0,9%, dung dịch nước mắt nhân tạo ngâm-rửa kính áp tròng là 1/8 nồng độ dung và dung dịch ngâm-rửa kính áp tròng đều có dịch ban đầu. MIC là 1/2 nồng độ dung dịch ban đầu. Dung dịch thuốc nhỏ mắt natri clorid 0,9% Dung dịch thuốc nhỏ mắt tobramycin 0,3% và dung dịch thuốc nhỏ mắt tobramycin 0,3% cho khả năng ức chế sự phát triển C. albicans ở ở nồng độ thử nghiệm thấp nhất là 1/16 nồng nồng độ thử nghiệm thấp nhất (Hình 6). độ ban đầu vẫn cho tác dụng ức chế sự phát triển của MRSA (Hình 4). Hình 6. Nồng độ ức chế tối thiểu của các chế phẩm Hình 4. Nồng độ ức chế tối thiểu của các chế phẩm trên C. albicans trên MRSA Nồng độ ức chế biofilm tối thiểu (MBIC) của Pseudomonas aeruginosa chế phẩm thử nghiệm Cả ba dung dịch là dung dịch thuốc nhỏ mắt Methicillin-susceptible Staphylococcus aureus natri clorid 0,9%, dung dịch nước mắt nhân tạo Với ba dung dịch là dung dịch thuốc nhỏ và dung dịch ngâm-rửa kính áp tròng đều có mắt natri clorid 0,9%, dung dịch thuốc nhỏ mắt MIC là 1/2 nồng độ dung dịch ban đầu. tobramycin 0,3% và dung dịch nước mắt nhân Dung dịch thuốc nhỏ mắt tobramycin tạo ở nồng độ thử nghiệm thấp nhất là 1/16 0,3% cho khả năng ức chế sự phát triển của nồng độ ban đầu vẫn cho tác dụng ức chế sự P. aeruginosa ở nồng độ thử nghiệm thấp nhất hình thành biofilm (Hình 7). (Hình 5). Hình 5. Nồng độ ức chế tối thiểu của các chế phẩm Hình 7. Nồng độ ức chế biofilm tối thiểu của các chế trên P. aeruginosa phẩm trên MSSA 55
  6. Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 2 * 2024 Methicillin-resistant Staphylococcus aureus Candida albicans Với ba dung dịch là dung dịch thuốc nhỏ Dung dịch thuốc nhỏ mắt natri clorid 0,9%, mắt natri clorid 0,9%, dung dịch thuốc nhỏ dung dịch nước mắt nhân tạo và dung dịch mắt tobramycin 0,3% và dung dịch nước mắt ngâm-rửa kính áp tròng đều có MBIC là 1/2 nhân tạo ở nồng độ thử nghiệm thấp nhất là nồng độ dung dịch ban đầu. 1/16 nồng độ ban đầu vẫn cho tác dụng ức chế Dung dịch thuốc nhỏ mắt tobramycin 0,3% sự hình thành biofilm (Hình 8). cho khả năng ức chế sự hình thành biofilm của C. albicans ở nồng độ thử nghiệm thấp nhất (Hình 10). Hình 8. Nồng độ ức chế biofilm tối thiểu của các chế Hình 10. Nồng độ ức chế biofilm tối thiểu của các chế phẩm trên MRSA phẩm trên C. albicans Pseudomonas aeruginosa Bảng 2. Kết quả MIC, MBIC của các chế phẩm đối Dung dịch thuốc nhỏ mắt natri clorid 0,9%, với vi sinh vật dung dịch nước mắt nhân tạo và dung dịch NAP TBT LFD SFL NBM ngâm-rửa kính áp tròng đều có MBIC là 1/2 MSSA
  7. Y Học TP. Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 2 * 2024 Nghiên cứu amoni bậc bốn được sử dụng trong khoảng 70% biofilm của các dung dịch dựa trên cơ chế là công thức nhãn khoa với vai trò là một chất bảo ngăn chặn sự sinh trưởng của vi sinh vật phù du, quản. Benzalkonium clorid có khả năng diệt chứ không phải là ngăn chặn sự bám dính của vi khuẩn thông qua sự tương tác với màng tế bào sinh vật lên bề mặt của vật liệu. vi khuẩn, dẫn đến sự mất ổn định của màng và Dung dịch nước mắt nhân tạo tuy không có sự ly giải tế bào. Benzalkonium clorid có hiệu khả năng diệt vi sinh vật nhưng lại có khả năng quả chống lại cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm cũng như nấm. Là chất bảo quản ức chế sự hình thành biofilm tốt, đặc biệt với trong các công thức thuốc nhỏ mắt tại chỗ, MSSA và MRSA. Kết quả này có thể do trong benzalkonium clorid thường được sử dụng ở thành phần của dung dịch nước nhỏ mắt có nồng độ 0,003 - 0,02%(8). Điều này giải thích cho hydroxypropyl methyl cellulose (HPMC) tạo khả năng diệt vi sinh vật tốt của dung dịch thuốc thành một lớp màng trên bề mặt của vật liệu, nhỏ mắt natri clorid 0,9% (Pharmedic). làm ngăn cản sự bám dính của vi sinh vật lên bề Dung dịch ngâm - rửa kính áp tròng có mặt của vật liệu đó. khả năng kháng khuẩn thấp hơn, chỉ khoảng KẾT LUẬN 80% đối với MSSA, MRSA và P. aeruginosa; khả Khảo sát được khả năng kháng vi sinh vật của năng kháng C. albicans của dung dịch chỉ khoảng 4 chế phẩm trên MSSA, MRSA, P. aeruginosa và 40%, bằng khoảng 1/2 so với khả năng diệt vi C. albicans với kết quả: dung dịch tobramycin khuẩn. Dung dịch ngâm - rửa kính áp tròng 0,3% và dung dịch thuốc nhỏ mắt natri clorid chứa polyhexamethylene biguanide (PHMB) - là 0,9% kháng 100% các vi sinh vật thử nghiệm; một chất thể hiện hoạt tính kháng khuẩn phổ dung dịch ngâm-rửa kính áp tròng kháng rộng và được đưa vào các dung dịch đa năng khoảng 80% vi khuẩn và 40% C. albicans; dung dành cho kính áp tròng như một chất khử trùng. dịch nước mắt nhân tạo và dung dịch NaCl Theo Alfredo Niro và cộng sự (2023), PHMB cho 0,9% không có khả năng kháng vi sinh vật. thấy nó có hiệu quả chống lại nhiều sinh vật như MIC của các dung dịch giống với MBIC đối virus, vi khuẩn gram âm, gram dương và nấm(9). với cả 4 chủng vi sinh vật thử nghiệm. Mặc dù nồng độ PHMB trong dung dịch ngâm - rửa kính áp tròng là rất thấp (0,0001%) nhưng nó TÀI LIỆU THAM KHẢO vẫn cho hiệu quả tốt trên vi sinh vật, điều này 1. Yang H, ZhaoM, Xing D, Zhang J, et al (2023). Contact lens as an emerging platform for ophthalmic drug delivery: a giống với kết quả nghiên cứu của Alfredo Niro systematic review. Asian Journal of Pharmaceutical Sciences, và cộng sự (2023). 18:1:25. 2. Imamura Y, Chandra J, Mukherjee PK, et al (2008). Fusarium Dung dịch nước mắt nhân tạo gần như and Candida albicans biofilms on soft contact lenses: model không có khả năng diệt khuẩn. Dung dịch development, influence of lens type, and susceptibility to lens này chỉ có thể diệt khoảng 10% P. aeruginosa, care solutions. Antimicrobial Agents and Chemotherapy, 52(1):171-182. tuy nhiên không có ý nghĩa thống kê. Tuy 3. Stapleton F, Carnt N (2012). Contact lens-related microbial nhiên dung dịch nước mắt nhân tạo là dung keratitis: how have epidemiology and genetics helped us with pathogenesis and prophylaxis. Eye, 26(2):185-193. dịch cần thiết khi sử dụng kính áp tròng để 4. Petrillo F, Sinoca M, Fea AM, et al (2023). Candida biofilm eye giữ ẩm và tăng cường lượng oxy đi vào infection: main aspects and advance in novel agents as trong mắt, tạo cảm giác dễ chịu cho mắt khi potential source of treatment. Antibiotics (Basel), 12(8)1277. DOI:10.3390/antibiotics12081277. đeo kính áp tròng. 5. Elder MJ, Stapleton F, Evans E, Dart JK (1995). Biofilm-related MIC và MBIC infections in ophthalmology. Eye, 9(1):102-109. 6. Angela R, Schug AB, Meurer M, Anissa D, et al (2020). Trong thử nghiệm xác định MIC và MBIC Comparison of two methods for cell count determination in the course of biocide susceptibility testing. Veterinary của các dung dịch trên vi sinh vật là tương đồng Microbiology, 251:108831. DOI: 10.1016/j.vetmic.2020.108831 nhau. Điều này cho thấy sự ức chế hình thành 57
  8. Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 2 * 2024 7. El-Ganiny AM, Shaker GH, Aboelazm AA, El-Dash HA (2017). 9. Niro A, Pignatelli F, Fallico M, et al (2023). Polyhexamethylene Prevention of bacterial biofilm formation on soft contact lenses biguanide hydrochloride (PHMB)-properties and application using natural compounds. J Ophthalmic Inflamm Infect, 7(1):11. of an antiseptic agent: a narrative review. European Journal of DOI:10.1186/s12348-017-0129-0 Ophthalmology, 33(2):655-666. 8. Baudouin C, Labbé A, Liang H, Pauly A, Brignole-Baudouin F (2010). Preservatives in eyedrops: the good, the bad and the Ngày nhận bài báo: 13/08/2024 ugly. Progress in Retinal and Eye Research, 29(4):312-334. Ngày chấp nhận đăng bài: 28/08/2024 Ngày đăng bài online: 28/08/2024 58
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2