Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KHẢO SÁT MÔ HÌNH BỆNH TẬT TẠI KHOA NỘI CƠ XƯƠNG KHỚP <br />
BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT NĂM 2012‐2013 <br />
Lê Thị Huệ*, Ngô Thế Hoàng*, Nguyễn Đức Công* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: Khảo sát mô hình bệnh tật tại khoa Nội Cơ Xương Khớp. <br />
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu và mô tả các trường hợp bệnh từ 04/2012 đến 03/2013 tại khoa Nội Cơ <br />
Xương Khớp bệnh viện Thống Nhất. <br />
Kết quả: Trong thời gian 12 tháng có 305/2103 (14,5%) trường hợp nội trú tại khoa Nội Cơ Xương Khớp <br />
với 38% nam và 62% nữ, tuổi trung bình 68,8 ± 15,1. Trong 7 nhóm bệnh theo mã ICD 10: thoái hóa khớp cao <br />
nhất (57,4%), kế đến viêm nhiều khớp (16,4%), bệnh khớp nhiễm khuẩn (10,8%), rối loạn mật độ và cấu trúc <br />
xương (10,2%). Mười bệnh thường gặp: thoái hóa cột sống và khớp gối chiếm tỉ lệ cao nhất 33,4% và 19%. Bệnh <br />
gút 11,1% và viêm khớp dạng thấp 3,6%. Viêm khớp nhiễm khuẩn 10,8%. Loãng xương 10,6%. Phân bố theo <br />
dịch tễ: thoái hóa khớp và loãng xương đa số gặp ở bệnh nhân nữ trên 60 tuổi. Bệnh gút chủ yếu ở nam giới từ <br />
40‐80 tuổi. Thời gian điều trị trung bình: 8,8 ± 5,1 ngày. Bệnh lý kèm theo: tăng huyết áp 67,3%; bệnh mạch <br />
vành 43,8%; rối loạn lipid máu 35,1%; đái tháo đường type 2 27,1%; và viêm dạ dày tá tràng 29,7%. <br />
Kết luận: Cơ cấu bệnh tật của khoa Nội Cơ Xương Khớp còn đơn giản, trong đó thoái hóa khớp, loãng <br />
xương, gút, viêm khớp nhiễm khuẩn là thường gặp nhất. Số ngày điều trị trung bình ngắn giảm được chi phí <br />
điều trị và tần suất nhiễm khuẩn bệnh viện. Tăng huyết áp, bệnh mạch vành, rối loạn lipid máu, đái tháo đường <br />
và viêm dạ dày tá tràng là những bệnh lý thường kết hợp ở bệnh nhân bệnh cơ xương khớp lớn tuổi. <br />
Từ khóa: Thoái hóa khớp, loãng xương, bệnh cơ xương, người lớn tuổi. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
INVESTIGATE STATE OF DISEASES AT THE RHEUMATIC MUSCULOSKELETAL MEDICINE <br />
DEPARTMENT AT THONG NHAT HOSPITAL FROM 2012 TO 2013 <br />
Le Thi Hue, Ngo The Hoang, Nguyen Duc Cong <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3‐ 2013: 263 ‐ 269 <br />
Objective: Investigate state of diseases at the Rheumatic Musculoskeletal Medicine Department at Thong <br />
Nhat Hospital. <br />
Methods: A retrospectively descriptive study, performed from April 2012 to March 2013. <br />
Results: During 12 months, there were 305/ 2013 (14.5%) cases entering to Rheumatic Musculoskeletal <br />
Medicine Department. Males 38%, females 62%, mean age 68.8 ± 15.1. The seven groups of disease following <br />
ICD 10: osteoarthritis (arthrosis) was the highest 57.4%, inflammatory polyarthropathies (16.4%), infectious <br />
arthropathies (10.8%), disorders of bone density and structure (10.2%). The most common diseases were <br />
spondylitis 33.4%, gonarthrosis 19%, gout 11.1% and rheumatoid arthritis 3.6%. Pyogenic arthritis 10.8%. <br />
Osteoporosis 10.6%. Epidermiological distribution: Osteoarthritis and osteoporosis in the majority of women <br />
after age 60. Gout mainly in men aged 40‐80 years old. The mean treated period: 8.8 ± 5.1 days. Associated <br />
medical diseases: Hypertension 67.3%, coronary heart disease 43.8%, dyslipidemia 35.1%, diabetes mellitus <br />
27.1%, gastritis and duodenitis 29.7%. <br />
* Khoa Nội Cơ Xương Khớp ‐ BV Thống Nhất TPHCM <br />
Tác giả liên lạc: BSCKII.Ngô Thế Hoàng ĐT: 0908418109 <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 <br />
<br />
Email: thekhangngo@gmail.com.vn.<br />
<br />
263<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
Conclusion: The diseases of Rheumatic Musculoskeletal Medicine Department are simple, mainly of <br />
osteoarthritis, osteoporosis, gout, pyogenic arthritis. The short average treated time which will reduce the cost <br />
and frequency of nosocomial infections. Hypertension, coronary heart disease, dyslipidemia, diabetes mellitus, <br />
gastritis and duodenitis are often associated with diseases of the musculoskeletal system in elderly patients. <br />
Key words: Osteoarthritis, osteoporosis, musculoskeletal system, elderly patient. <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
<br />
Dân số nghiên cứu <br />
<br />
Khoa Nội Cơ Xương Khớp bệnh viện Thống <br />
Nhất là khoa mới thành lập trên cơ sở khoa Nội <br />
tổng hợp điều trị theo yêu cầu, tiếp nhận những <br />
bệnh nhân nhập viện với các triệu chứng gợi ý <br />
bệnh lý về cơ xương khớp và các bệnh lý nội <br />
khoa khác, sau đó bệnh nhân sẽ được chẩn đoán <br />
xác định và điều trị. <br />
<br />
Tất cả bệnh nhân điều trị tại khoa Nội Cơ <br />
Xương Khớp từ 04/2012 đến 03/2013. <br />
<br />
Với cơ cấu bệnh tật của khoa đa dạng, vì vậy <br />
chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mong <br />
muốn khảo sát mô hình bệnh tật về bệnh lý cơ <br />
xương khớp tại khoa để có thể xây dựng kế <br />
hoạch điều trị, nâng cao trình độ chuyên môn <br />
của bác sĩ, điều dưỡng trong khoa. Mặt khác, <br />
qua nghiên cứu này cũng giúp dự trù một cách <br />
tốt nhất về thuốc men, y dụng cụ, nhằm đạt mục <br />
tiêu cuối cùng là chăm sóc người bệnh tốt nhất, <br />
sớm xuất viện. <br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu <br />
Mục tiêu tổng quát <br />
Khảo sát tình hình bệnh cơ xương khớp tại <br />
khoa Nội Cơ Xương Khớp bệnh viện Thống <br />
Nhất từ 04/2012 đến 03/2013. <br />
Mục tiêu chuyên biệt <br />
Xác định tỉ lệ các nhóm bệnh cơ xương khớp <br />
thường gặp theo ICD 10. <br />
Sự phân bố của 10 bệnh thường gặp theo <br />
yếu tố dịch tễ: tuổi, giới. <br />
Ngày điều trị trung bình của 10 bệnh thường <br />
gặp. <br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Thiết kế nghiên cứu <br />
Hồi cứu và mô tả hàng loạt ca. <br />
<br />
264<br />
<br />
Lấy trọn <br />
<br />
Hình thức thu thập số liệu <br />
Sử dụng bệnh án mẫu, thu thập số liệu từ <br />
các bảng theo dõi bệnh nhân, các xét nghiệm có <br />
trong bệnh án bệnh nhân nội trú xuất viện tại <br />
khoa Nội Cơ Xương Khớp trong thời gian <br />
nghiên cứu được chẩn đoán theo mã ICD 10. <br />
<br />
Phân tích và xử lý số liệu <br />
Phần mềm SPSS 16.0. <br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU <br />
Trong thời gian 12 tháng (03/2012 ‐ 02/2013) <br />
có 305 trường hợp bệnh lý cơ xương khớp được <br />
đưa vào nghiên cứu trên tổng số 2103 bệnh nhân <br />
điều trị nội trú, chiếm 14,5%. <br />
<br />
Đặc điểm chung <br />
Giới <br />
Nam 38% (116/ 305), nữ 62% (189/ 305). Tỉ lệ <br />
nam/ nữ ~ 1/ 1,6. <br />
Tuổi <br />
Trung bình 68,8 ± 15,1. <br />
Thấp nhất 15 tuổi, cao nhất 93 tuổi. <br />
<br />
Xác định 10 loại bệnh thường gặp. <br />
<br />
Xác định tỉ lệ các bệnh lý kèm theo. <br />
<br />
Cỡ mẫu <br />
<br />
Bảng 1. Phân bố mẫu theo tuổi và giới. <br />
Giới<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Tổng<br />
<br />
Tuổi<br />
< 40 n (%) 41-60 n (%) 61-80 n (%) > 80 n (%)<br />
5 (1,6)<br />
18 (5,9)<br />
69 (22,6)<br />
24 (7,9)<br />
13 (4,3)<br />
33 (10,8) 102 (33,4) 41.(13,4)<br />
18 (5,9)<br />
51 (16,7) 171 (56,1) 65 (21,3)<br />
<br />
Nhận xét: 77,4% bệnh nhân điều trị tại khoa <br />
trên 60 tuổi. <br />
Bảng 2. Phân bố mẫu theo địa lý. <br />
Nơi cư trú<br />
Thành phố<br />
<br />
n<br />
223<br />
<br />
%<br />
73,1<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
Nội thành 181 (81,2%)<br />
Ngoại thành 42 (18,8%)<br />
Tỉnh<br />
<br />
82<br />
<br />
26,9<br />
<br />
Nhận xét: Bệnh nhân sống ở nội thành <br />
81,2%. <br />
<br />
Phân bố bệnh theo mã ICD 10 <br />
Bảng 3. Các nhóm bệnh thường gặp. <br />
Stt<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
<br />
Nhóm bệnh<br />
Thoái hóa khớp<br />
Viêm nhiều khớp<br />
Bệnh khớp nhiễm khuẩn<br />
Rối loạn mật độ và cấu trúc xương<br />
Nhiễm khuẩn da và mô dưới da<br />
Bệnh tổ chức liên kết<br />
Thấp khớp cấp<br />
Tổng<br />
<br />
n (%)<br />
175 (57,4)<br />
50 (16,4)<br />
33 (10,8)<br />
31 (10,2)<br />
8 (2,6)<br />
6 (2,0)<br />
2 (0,7)<br />
305 (100<br />
<br />
Nhận xét: Ghi nhận 7 nhóm bệnh lý điều trị <br />
tại khoa, nhiều nhất nhóm bệnh lý về thoái hóa <br />
khớp 57,4%; kế đến nhóm bệnh viêm nhiều <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
khớp 16,4%; bệnh khớp nhiễm khuẩn 10,8%; <br />
bệnh rối loạn mật độ và cấu trúc xương 10,2%. <br />
Bảng 4. Các bệnh thường gặp. <br />
Stt<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
<br />
Bệnh thường gặp<br />
Thoái hóa cột sống<br />
Thoái hóa khớp gối<br />
Gút<br />
Viêm khớp nhiễm khuẩn<br />
Loãng xương<br />
Thoái hóa khớp khác<br />
Viêm khớp dạng thấp<br />
Viêm mô tế bào<br />
Lupus đỏ hệ thống<br />
Viêm khớp khác<br />
<br />
ICD 10<br />
M47<br />
M17<br />
M10<br />
M00<br />
M81<br />
M19<br />
M05<br />
L03<br />
M32<br />
M13<br />
<br />
n (%)<br />
102 (33,4)<br />
58 (19,0)<br />
34 (11,1)<br />
33 (10,8)<br />
31 (10,2)<br />
15 (4,9)<br />
11 (3,6)<br />
8 (2,6)<br />
5 (1,6)<br />
5 (1,6)<br />
<br />
Nhận xét: Thoái hóa cột sống và khớp gối <br />
chiếm tỉ lệ cao nhất 33,4% và 19%. Nhóm bệnh <br />
viêm nhiều khớp gồm bệnh gút 11,1% và viêm <br />
khớp dạng thấp 3,6%. Viêm khớp nhiễm khuẩn <br />
10,8%. Bệnh rối loạn mật độ và cấu trúc xương <br />
chỉ gặp loãng xương 10,6%. <br />
<br />
Yếu tố dịch tễ của 10 bệnh thường gặp <br />
Bảng 5. Phân bố 10 bệnh theo giới và tuổi. <br />
Stt<br />
<br />
Bệnh thường gặp<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
<br />
Thoái hóa cột sống (n=102)<br />
Thoái hóa khớp gối (n=58)<br />
Gút (n=34)<br />
Viêm khớp nhiễmkhuẩn (n=33)<br />
Loãng xương (n=31)<br />
Thoái hóa khớp khác (n=15)<br />
Viêm khớp dạng thấp (n=11)<br />
Viêm mô tế bào (n=8)<br />
Lupus đỏ hệ thống (n=5)<br />
Viêm khớp khác (n=5)<br />
<br />
Giới<br />
nam<br />
33 (32,4)<br />
17 (29,3)<br />
33 (97,1)<br />
19 (57,6)<br />
4 (12,9)<br />
5 (33,3)<br />
1 (9,1)<br />
1 (12,5)<br />
1 (20,0)<br />
2 (40,0)<br />
<br />
nữ<br />
69 (67,6)<br />
41 (70,7)<br />
1 (2,9)<br />
14 (42,4)<br />
27 (87,1)<br />
10 (67,7)<br />
10 (90,9)<br />
7 (87,5)<br />
4 (80,0)<br />
3 (60,0)<br />
<br />
Nhận xét: Hầu hết các bệnh về cơ xương <br />
khớp và mô liên kết thường gặp ở nữ nhiều hơn <br />
nam, viêm khớp nhiễm khuẩn tương tự ở hai <br />
giới, nhưng gút chủ yếu ở nam. Thoái hóa khớp <br />
và loãng xương đa số gặp ở bệnh nhân trên 60 <br />
tuổi (cột sống 76,5%; khớp gối 89,6; khớp khác <br />
86,6% và loãng xương 96,8%). 94,1% gút ở nhóm <br />
tuổi 40‐80 tuổi, chủ yếu ở nam giới. 63,7% viêm <br />
khớp dạng thấp dưới 60 tuổi. 75% viêm mô tế <br />
bào từ 60‐80 tuổi. Ngược lại, 80% lupus đỏ hệ <br />
thống ở bệnh nhân dưới 40 tuổi. <br />
<br />
80<br />
28 (27,5)<br />
13 (22,4)<br />
2 (5,9)<br />
7 (21,2)<br />
12 (38,7)<br />
2 (13,3)<br />
0 (0)<br />
0 (0)<br />
0 (0)<br />
0 (0)<br />
<br />
Thời gian điều trị 10 bệnh thường gặp <br />
Bảng 6. Thời gian điều trị trung bình. <br />
Stt<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
<br />
Bệnh thường gặp<br />
Thoái hóa cột sống<br />
Thoái hóa khớp gối<br />
Gút<br />
Viêm khớp nhiễm khuẩn<br />
Loãng xương<br />
Thoái hóa khớp khác<br />
Viêm khớp dạng thấp<br />
Viêm mô tế bào<br />
Lupus đỏ hệ thống<br />
Viêm khớp khác<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 <br />
<br />
Thời gian điều trị<br />
8,1 ± 4,2<br />
7,8 ± 4,1<br />
7,7 ± 3,3<br />
10,9 ± 5,7<br />
11,9 ± 6,8<br />
6,9 ± 4,6<br />
8,9 ± 5,3<br />
9,5 ± 6,1<br />
10,2 ± 2,2<br />
5,6 ± 4,8<br />
<br />
265<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Nhận xét: Thời gian điều trị trung bình 8,8 ± <br />
5,1 ngày. Thời gian điều trị lâu hơn ở các bệnh <br />
loãng xương 11,9 ± 6,8; viêm khớp nhiễm khuẩn <br />
10,9 ± 5,7; lupus đỏ hệ thống 10,2 ± 2,2; viêm mô <br />
tế bào 9,5 ± 6,1 ngày. <br />
<br />
Bệnh lý kèm theo <br />
Bảng 7. 10 bệnh nội khoa kèm theo. <br />
Stt<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
<br />
Nhóm bệnh<br />
Tăng huyết áp<br />
Bệnh mạch vành<br />
RL lipid máu<br />
Viêm dạ dày tá tràng<br />
Đái tháo đường<br />
d/c TBMN<br />
Suy tim<br />
Cushing<br />
VPQM<br />
Suy thận<br />
<br />
n<br />
205<br />
133<br />
105<br />
90<br />
82<br />
67<br />
57<br />
56<br />
52<br />
16<br />
<br />
%<br />
67,3<br />
43,8<br />
35,1<br />
29,7<br />
27,1<br />
22,3<br />
18,7<br />
18,5<br />
17,3<br />
5,2<br />
<br />
Nhận xét: Tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, <br />
rối loạn lipid máu, viêm dạ dày tá tràng và đái <br />
tháo đường type 2 là những bệnh lý thường gặp <br />
ở bệnh nhân lớn tuổi. <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
<br />
Các bệnh lý thường gặp theo ICD 10 <br />
<br />
Đặc điểm chung <br />
Trong thời gian 12 tháng (03/2012 ‐ 02/2013) <br />
chúng tôi thu dung được 305 trường hợp bệnh <br />
lý cơ xương khớp trên tổng số 2103 bệnh nhân <br />
điều trị nội trú tại khoa Nội Cơ Xương Khớp, <br />
chiếm 14,5%. Trong đó, nam 38% (116/ 305 bệnh <br />
nhân), nữ 62% (116/ 305). Tỉ lệ nam/ nữ khoảng <br />
1/ 1,6. Tuổi trung bình 68,8 ± 15,1, thấp nhất 15 <br />
tuổi, cao nhất 93 tuổi. Khoảng 3/ 4 bệnh nhân <br />
điều trị tại khoa trên 60 tuổi (bảng1) và sống tại <br />
thành phố (bảng 2). <br />
Một nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ bệnh cơ <br />
xương khớp ở người lớn là 26,7%, nữ nhiều hơn <br />
nam. Càng lớn tuổi tỉ lệ bệnh cơ xương khớp <br />
càng cao(13). <br />
<br />
Nhóm bệnh theo ICD 10 <br />
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ gặp 7 <br />
nhóm bệnh, do khoa Nội Cơ Xương Khớp mới <br />
hành lập, số lượng bệnh ít, mặt bệnh tương đối <br />
đơn giản. Thường nhất là các bệnh lý về thoái <br />
hóa khớp 57,4%. Một nghiên cứu trong cộng <br />
<br />
266<br />
<br />
đồng tại Việt Nam cho thấy, bệnh xương khớp <br />
hay gặp nhất là thoái hóa khớp 33,9%. Tỉ lệ thoái <br />
hóa khớp ở nữ giới cao hơn đáng kể so với nam <br />
giới(12). Nhóm bệnh viêm nhiều khớp (gút, viêm <br />
khớp dạng thấp) chiếm 16,4%. Trong khi đó, <br />
nhóm bệnh khớp nhiễm khuẩn có tỉ lệ 10,8% cao <br />
hơn nhóm bệnh rối loạn mật độ và cấu trúc <br />
xương. Phải chăng người lớn tuổi ở thành phố <br />
hay gặp các vấn đề về khớp đã khám bệnh và <br />
được tiêm thuốc vào ổ khớp (corticoides, dịch <br />
khớp nhân tạo) mà kĩ thuật không đảm bảo vô <br />
khuẩn. Mặt khác, cũng xuất phát từ những hạn <br />
chế của chúng tôi trong giai đoạn mới thành lập <br />
khoa Nội Cơ Xương Khớp, nên qui trình chẩn <br />
đoán và điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn còn <br />
chưa đúng chuẩn. Nhiễm khuẩn da và mô dưới <br />
da mặc dù không thuộc phân loại bệnh lý cơ <br />
xương khớp và mô liên kết theo mã ICD 10, <br />
nhưng trong khoa chúng tôi cũng gặp một tỉ lệ <br />
đáng kể (2,6%). Các bệnh của tổ chức liên kết, <br />
thấp khớp cấp trong nghiên cứu này số lượng <br />
còn ít, lẻ tẻ (bảng 3). <br />
<br />
Thoái hóa khớp <br />
Là bệnh mạn tính thường gặp ở người <br />
trung niên và người có tuổi, xảy ra ở mọi <br />
chủng tộc, mọi thành phần của xã hội, ở tất cả <br />
các nước và phụ nữ nhiều hơn nam giới. <br />
Thống kê của WHO cho thấy có 0,3‐0,5% dân <br />
số bị bệnh khớp lý về khớp, trong đó có 30‐<br />
45,7% bị thoái hóa khớp. Ở Mỹ, 80% trên 55 <br />
tuổi bị thoái hóa khớp. Ở Pháp, thoái hóa <br />
khớp chiếm 28,6% số bệnh về xương khớp. Ở <br />
Việt Nam, thoái hóa khớp chiếm 10,4% các <br />
bệnh về xương khớp. Có sự liên quan chặt chẽ <br />
giữa thoái hóa khớp và tuổi tác, trên 65 tuổi có <br />
đến 60‐90% người bị thoái hóa khớp, các vị trí <br />
thường bị thoái hóa như cột sống thắt lưng, cột <br />
sống cổ, khớp gối(1,10). Trong nghiên cứu này, tỉ <br />
lệ thoái hóa cột sống (thắt lưng, cổ) và khớp <br />
gối chiếm tỉ lệ cao nhất (33,4% và 19%), nữ <br />
nhiều nam (bảng 4, 5). Cao hơn so với kết quả <br />
của các nghiên cứu khác, tỉ lệ thoái hóa khớp từ <br />
5,1‐20,8%; thường gặp cột sống thắt lưng, khớp <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
gối, cột sống cổ(16). Tỉ lệ thoái hóa cột sống thắt <br />
lưng, khớp gối và cột sống cổ có triệu chứng <br />
theo thứ tự 24,0; 19,4 và 14,5%(15). <br />
<br />
Gút <br />
Là một bệnh chuyển hóa thường gặp, liên <br />
quan đến rối loạn chuyển hóa purine. Hậu quả <br />
tăng axít uric máu kéo dài và lắng đọng tinh thể <br />
urát sodium ở khớp. Tỉ lệ mắc bệnh gút có xu <br />
hướng tăng lên trong hai thập kỉ qua, thường <br />
xảy ra ở nam giới với tỷ lệ lưu hành là 0,15 ‐<br />
1,98%(8,10,16). Trong nghiên cứu này, tỉ lệ bệnh gút <br />
chiếm 11,1%; chủ yếu ở nam giới từ 40‐80 tuổi <br />
(bảng 4, 5). Tương tự tỉ lệ bệnh gút tại khoa <br />
Xương khớp bệnh viện Bạch Mai (10,6%)(10). <br />
Viêm khớp nhiễm khuẩn <br />
Là viêm khớp do vi khuẩn có mặt trong <br />
khớp gây nên (S. aureus, S. pneumoniae, S. <br />
pyogenes, Pneumococcus, Nesseria gonorrhoeae, E. <br />
coli, Salmonella, P. aeruginosa, H. influenza). Viêm <br />
khớp nhiễm khuẩn không do lậu cầu là một <br />
bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong từ 5‐15% và tỷ <br />
lệ tổn thương khớp mạn tính gây tàn tật là 25‐<br />
60%(3,14). Vị trí khớp thường gặp là khớp gối, <br />
háng. Trong nghiên cứu này, tỉ lệ viêm khớp <br />
nhiễm khuẩn là 10,8%; tương đương giữa nam <br />
và nữ, hay gặp ở tuổi trên 40, thường nhất từ 60‐<br />
80 tuổi (bảng 4, 5). Kết quả này thấp hơn tỉ lệ <br />
nhiễm khuẩn xương khớp 16,8% trên tổng số các <br />
bệnh nhân nội trú tại khoa Xương khớp bệnh <br />
viện Bạch Mai. <br />
Loãng xương <br />
Là một vấn đề sức khoẻ đang thu hút sự <br />
quan tâm của nhiều nước trên thế giới, không <br />
những ở các nước phát triển mà ở cả những <br />
nước đang phát triển. Bệnh thường diễn biến âm <br />
thầm, triệu chứng nghèo nàn nhưng hậu quả rất <br />
nặng nề. Gãy xương do loãng xương có thể gây <br />
tàn tật và tử vong. Xuất độ gãy cổ xương đùi và <br />
gãy đốt sống đang gia tăng ở châu Á. Đau do <br />
loãng xương hoặc do biến chứng của loãng <br />
xương ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng <br />
cuộc sống cũng như sự phát triển kinh tế, xã <br />
hội(10,11). Tỉ lệ loãng xương trên tổng số bệnh <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
nhân bệnh lý cơ xương khớp trong nghiên cứu <br />
này là 10,2%; chủ yếu ở nữ trên 60 tuổi (bảng 4, <br />
5). Một nghiên cứu trong cộng đồng, tỉ lệ loãng <br />
xương là 10,4%; nữ giới bị loãng xương nhiều <br />
hơn nam giới(12). <br />
<br />
Viêm khớp dạng thấp <br />
Là bệnh có biểu hiện viêm khớp và sự có <br />
mặt của yếu tố dạng thấp trong máu. Đây là một <br />
trong các bệnh khớp viêm mạn tính thường gặp <br />
nhất ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước trên thế <br />
giới, chiếm khoảng 0,2‐2 % dân số(4,10,16). Một <br />
khảo sát khác tại Việt nam, tỉ lệ mắc bệnh viêm <br />
khớp dạng thấp là 9%(12). Kết quả nghiên cứu <br />
của chúng tôi chỉ 3,6% (bảng 4, 5); do khoa Nội <br />
Cơ Xương Khớp mới được thành lập, số bệnh <br />
nhân chưa đông nên tỉ lệ bệnh này thấp hơn rất <br />
nhiều so với 21,9% tại khoa Xương khớp bệnh <br />
viện Bạch Mai(10). <br />
Viêm mô tế bào <br />
Là một tình trạng viêm lan tỏa, cấp tính của <br />
tổ chức liên kết da và tổ chức dưới da gây đau, <br />
viêm tấy đỏ, phù nề ở vùng da tổ thương. Viêm <br />
mô tế có thể gặp ở bất cứ vùng da nào của cơ <br />
thể, nhưng hay gặp ở da vùng mặt, cẳng chân. <br />
Nguyên nhân có thể do vi khuẩn (Streptococcus, <br />
Staphylococus…) trên da hoặc ở các thương tổn <br />
của da. Các yếu tố thuận lợi bao gồm tổn thương <br />
da (vết cắn, vết cắt, eczema...), thai nghén, đái <br />
tháo đường, béo phì, người cao tuổi, suy tĩnh <br />
mạch mạn tính, bệnh lý tự miễn, sử dụng <br />
corticoid hoặc thuốc ức chế miễn dịch kéo dài(6,7). <br />
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi là 2,6% chủ <br />
yếu ở nữ từ 60‐80 tuổi (bảng 4, 5), thấp hơn <br />
nghiên cứu của Ellis, tỉ lệ viêm mô tế bào 7‐10% <br />
trong số bệnh nhân nhập viện(6). <br />
Lupus đỏ hệ thống <br />
Là một bệnh tự miễn của mô liên kết, có thể <br />
ảnh hưởng đến mọi bộ phận cơ thể. Cũng như <br />
trong các bệnh tự miễn khác, hệ miễn dịch tấn <br />
công các tế bào và mô của cơ thể, gây viêm và <br />
hủy hoại mô. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường <br />
nhất 20‐40 tuổi, 80‐90% ở nữ. Kết quả nghiên <br />
cứu của chúng tôi là 1,6% (bảng 4, 5); thấp hơn <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 <br />
<br />
267<br />
<br />