intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát mối liên quan của một số yếu tố lâm sàng sức mạnh chi dưới, kiểm soát tư thế ở vị thế đứng đến khả năng đi lại của người bệnh sau đột quỵ não

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Khảo sát mối liên quan của một số yếu tố lâm sàng sức mạnh chi dưới, kiểm soát tư thế ở vị thế đứng đến khả năng đi lại của người bệnh sau đột quỵ não nghiên cứu mô tả cắt ngang 86 bệnh nhân đột quỵ não có di chứng giảm hoặc mất chức năng vận động chi dưới, điều trị vật lí trị liệu tại Khoa Vật lí trị liệu - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Quân y 7A, từ tháng 11/2019 đến tháng 9/2020.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát mối liên quan của một số yếu tố lâm sàng sức mạnh chi dưới, kiểm soát tư thế ở vị thế đứng đến khả năng đi lại của người bệnh sau đột quỵ não

  1. HỘI NGHỊ KHOA HỌC Y HỌC CỔ TRUYỀN TOÀN QUÂN NĂM 2022 KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ LÂM SÀNG SỨC MẠNH CHI DƯỚI, KIỂM SOÁT TƯ THẾ Ở VỊ THẾ ĐỨNG ĐẾN KHẢ NĂNG ĐI LẠI CỦA NGƯỜI BỆNH SAU ĐỘT QUỴ NÃO CN. PHẠM NGỌC PHÚC, CN. LÊ THỊ THANH TUYỀN CN. LÊ VĂN TÂN, KTV. NGUYỄN THỊ TRANG Bệnh viện Quân y 7A TÓM TẮT: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 86 bệnh nhân đột quỵ não có di chứng giảm hoặc mất chức năng vận động chi dưới, điều trị vật lí trị liệu tại Khoa Vật lí trị liệu - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Quân y 7A, từ tháng 11/2019 đến tháng 9/2020. Kết quả: - Tuổi trung bình của bệnh nhân là 55,57 ± 11,37 tuổi. Tỉ lệ bệnh nhân nam/nữ = 2,3/1. 65,1% bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não và 34,9% bệnh nhân đột quỵ chảy máu não. Chủ yếu bệnh nhân đột quỵ não trong giai đoạn phục hồi sớm (74,42%). Điểm số trung bình chức năng đi lại của bệnh nhân là 3,42 ± 1,94 điểm. Đa số người bệnh trong nhóm nghiên cứu đều có thể đi lại độc lập được (68,4%). - Có mối tương quan thuận giữa sức mạnh chi dưới bên yếu và chức năng đi lại, với r = 0,83, p < 0,001. Có mối liên quan giữa sức mạnh chi dưới bên yếu với chức năng đi lại độc lập, với OR = 1,36. Ngưỡng trên sức mạnh chi dưới bên yếu bệnh nhân có thể đi lại độc lập là 64 điểm (độ nhạy 79,7% và độ đặc hiệu 77,8%). Có mối tương quan thuận giữa thăng bằng đứng và chức năng đi lại, với r = 0,91, p < 0,001. Có sự liên quan giữa thăng bằng đứng và chức năng đi lại độc lập, với OR = 2,33. Ngưỡng trên thăng bằng đứng bệnh nhân có thể đi độc lập được là 8 điểm (độ nhạy 76,3%, độ đặc hiệu 85,2%). Từ khóa: Chức năng đi lại, sức mạnh cơ chi dưới, thăng bằng đứng. ABSTRACT: A cross-sectional descriptive study of 86 stroke patients with sequelae of reduced or lost motor function of the lower extremities, receiving physiotherapy treatment at the Department of Physiotherapy - Rehabilitation, Military Hospital 7A, from November 2019 to September 2020. Results: - The mean age of patients was 55.57 ± 11.37 years old. Ratio of male/female patients = 2.3/1. 65.1% of ischemic stroke patients and 34.9% of hemorrhagic stroke patients. Mainly stroke patients in early recovery stage (74.42%). The patient’s average walking function score was 3.42 ± 1.94 points. Most of the patients in the study group were able to walk independently (68.4%). - There was a positive correlation between weak lower extremity strength and walking function, with r = 0.83, p < 0.001. There was an association between weak lower extremity strength and independent walking ability, with OR = 1.36. The threshold for strength in the lower extremities in patients who can walk independently was 64 points (sensitivity 79.7% and specificity 77.8%). There is a positive correlation between standing balance and walking function, with r = 0.91, p < 0.001. There is an association between standing balance and independent walking ability, with OR = 2.33. The threshold on standing balance for patients to be able to walk independently was 8 points (sensitivity 76.3%, specificity 85.2%). Keywords: Walking function, muscle strength of lower extremity, standing balance. Chịu trách nhiệm nội dung: CN. Phạm Ngọc Phúc, Email: phamngocphucvltl@gmal.com Ngày nhận bài: 12/6/2022; mời phản biện khoa học: 7/2022; chấp nhận đăng: 20/8/2022. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ. (theo tổ chức y tế thế giới WHO 1989). Đây là bệnh Đột quỵ não (ĐQN) - hay tai biến mạch máu não - lí khá phổ biến, gia tăng theo lứa tuổi, nhất là những xảy ra do vỡ hoặc tắc mạch máu não, tương ứng với người từ 50 tuổi trở lên. Bệnh gây tử vong hàng thứ thể bệnh đột quỵ chảy máu não hoặc nhồi máu não. ba sau ung thư và bệnh lí tim mạch, là nguyên nhân Đột qụy não là tình trạng mất đột ngột hoặc cấp tính gây tàn phế lâu dài thường gặp nhất [5]. Ước tính các chức năng của não, tồn tại trên 24 giờ hoặc dẫn năm 2013, Hoa Kỳ có khoảng 6,9 triệu người mắc tới tử vong trước 24 giờ, các triệu chứng thần kinh đột quỵ nhồi máu não và 3,4 triệu người đột quỵ chảy khu trú phù hợp với sự cấp máu và nuôi dưỡng của máu não [15]; đến năm 2015, dự báo quốc gia này có động mạch não, loại trừ yếu tố chấn thương sọ não trên 42 triệu người bệnh ĐQN còn sống [16]. 42 Tạp chí Y HỌC QUÂN SỰ, SỐ 359 (7-8/2022)
  2. HỘI NGHỊ KHOA HỌC Y HỌC CỔ TRUYỀN TOÀN QUÂN NĂM 2022 Người bệnh sau ĐQN thường có các di chứng đều được bảo mật và chỉ sử dụng cho mục đích nặng nề (như liệt nửa người, giảm hoặc mất chức nghiên cứu khoa học. năng vận động), ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc - Xử lí số liệu: số liệu xử lí theo chương trình sống, tạo ra gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội. R. Tính hệ số tương quan Person khi khảo sát mối Một trong những ảnh hưởng nặng nề nhất của ĐQN là tương quan giữa MILE với W và giữa PASS với người bệnh khiếm khuyết khả năng di chuyển. Do đó, W. Tính toán tỉ số OR và khoảng tin cậy 95%. Sử mục tiêu điều trị phục hồi và tăng cường chức năng đi dụng phân tích đường cong ROC, tính toán diện lại của bệnh nhân (BN) luôn được quan tâm, đề cao. tích dưới đường cong ROC (AUC) và khoảng tin Để đạt hiệu quả cao nhất cho quá trình trị liệu, cậy 95% của chỉ số AUC, tìm điểm cắt. phục hồi chức năng đi lại của BN sau ĐQN, các 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. thầy thuốc cần có những phép kiểm đơn giản, tiên 3.1. Đặc điểm về dịch tễ của BN: lượng đúng khả năng hồi phục của người bệnh. Xuất phát từ lí do trên, chúng tôi thực hiện nghiên Bảng 1. Đặc điểm tuổi, giới tính, thể bệnh ĐQN, cứu này nhằm khảo sát mối liên quan một số yếu bên liệt của BN nghiên cứu (n = 86). tố lâm sàng sức mạnh chi dưới, kiểm soát tư thế ở Đặc điểm Số BN Tỉ lệ % p vị thế đứng đến khả năng đi lại của BN sau ĐQN. Giới Nam 60 69,8 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 0,0002 tính Nữ 26 30,2 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Thể Nhồi máu não 56 65,1 86 BN ĐQN có di chứng giảm hoặc mất chức 0,005 bệnh Chảy máu não 30 34,9 năng vận động chi dưới các giai đoạn, chỉ định điều trị vật lí trị liệu, tại Khoa Vật lí trị liệu - Phục hồi chức Bên Trái 47 54,7 0,39 năng, Bệnh viện Quân y 7A, từ tháng 11/2019 đến liệt Phải 39 45,3 tháng 9/2020. Tuổi trung bình 55,57 ± 11,37 (tuổi) Loại trừ BN dưới 16 tuổi và trên 90 tuổi; BN - Đặc điểm về thời gian mắc ĐQN đến lúc lượng có sốt, đau đầu, khiếm khuyết về nhận thức (< 24 giá điều trị vật lí trị liệu - phục hồi chức năng [6]: điểm theo MMSE) [13], rối loạn ngôn ngữ nặng; BN Bảng 2. Đặc điểm về thời gian mắc bệnh đến lúc không có khả năng hợp tác; BN thoái hóa khớp gối lượng giá trị liệu (n = 86). nặng hay kèm theo các bệnh lí khác đã ảnh hưởng đến chức năng di chuyển trước khi bị ĐQN; BN Thời gian ĐQN Số BN Tỉ lệ % đến lúc lượng giá điều trị không đồng ý tham gia nghiên cứu. Giai đoạn phục hồi sớm 2.2. Phương pháp nghiên cứu: 64 74,42 (24 giờ đến 3 tháng) - Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Gian đoạn phục hồi muộn 1 1,2 - Phương pháp nghiên cứu: tất cả BN đều được (3-6 tháng) phỏng vấn, lượng giá sức mạnh chi dưới bên yếu Phục hồi chức năng trong 21 24,4 (MILE), thăng bằng đứng (PASS) và chức năng đi gian đoạn mạn tính (> 6 tháng) lại (W). Mỗi mục tiêu đều thực hiện 3 lần và tính Trung bình (tháng) 9,05 ± 21,36 điểm lần thực hiện tốt nhất. - Đặc điểm về điểm số sức mạnh chi dưới của + Lượng giá sức mạnh cơ chi dưới bên yếu: BN (n = 86): đánh giá sức mạnh cơ chi dưới bên yếu bằng thang đo Motricity index [10, 17], gồm 3 test kiểm tra sức mạnh chi dưới bên yếu: (1) Gập cổ chân từ tư thế gập lòng; (2) Duỗi thẳng gối từ tư thế gập chủ ý 90º; (3) Gập khớp hông ở vị trí gập 90º. + Lượng giá thăng bằng đứng: đánh giá thăng bằng đứng bằng thang điểm Postural assessment scale for stroke (mục standing) [8]. + Lượng giá chức năng đi lại: đánh giá chức năng đi lại của BN bằng thang điểm Motor assessment scale for stroke (mục Walking) [11] với mức độ: đi lại độc lập (W ≥ 3) và không thể đi lại độc lập (W < 3). - Vấn đề đạo đức: nghiên cứu được Hội đồng Biểu đồ 1. Sự phân bố đạo đức Bệnh viện thông qua. Mọi thông tin về BN tổng điểm sức mạnh chi dưới bên yếu. Tạp chí Y HỌC QUÂN SỰ, SỐ 359 (7-8/2022) 43
  3. HỘI NGHỊ KHOA HỌC Y HỌC CỔ TRUYỀN TOÀN QUÂN NĂM 2022 - Đặc điểm về sự kiểm soát tư thế đứng của BN chúng tôi tính toán được diện tích dưới đường (n = 86): cong (AUC) = 0,88, KTC 95%: 0,81-0,96 và ngưỡng trên sức mạnh chi dưới mà BN có thể đi lại độc lập được là 64 điểm (độ nhạy = 79,7% và độ đặc hiệu = 77,8%). Điều này cho thấy, điểm số sức mạnh chi dưới có thể tiên lượng đúng khả năng đi lại của BN. - Mối liên hệ giữa điểm số thăng bằng đứng với chức năng đi lại: Biểu đồ 2. Đặc điểm về thăng bằng đứng của BN. - Đặc điểm về chức năng đi lại của BN: Bảng 3. Điểm chức năng đi lại (W) của BN nghiên cứu (n = 86). Điểm đi lại Số BN Đi lại 0 8 (9,3%) Không đi lại 1 9 (10,5%) độc lập Biểu đồ 4. Đường cong ROC mối liên hệ giữa 2 10 (11,6%) 27 (31,4%) điểm số thăng bằng đứng với chức năng đi lại. 3 19 (22,1%) Điểm số thăng bằng đứng có mối tương quan 4 9 (10,5%) Đi lại độc lập thuận với chức năng đi lại, hệ số tương quan r = 0,91 (KTC 95%: 0,86-0,94; p < 0,001). Tỉ số OR là 5 14 (16,3%) 59 (68,4%) 2,33 (KTC 95%: 1,61-3,37). Dựa trên kết quả phân 6 17 (19,8%) tích bằng đường cong ROC (biểu đồ 4), chúng tôi Điểm trung bình 3,42 ± 1,94 tính toán được diện tích dưới đường cong (AUC) 3.2. Mối liên quan giữa một số yếu tố lâm = 0,92, KTC 95%: 0,86-0,98 và ngưỡng trên điểm sàng sức mạnh chi dưới, kiểm soát tư thế ở vị số thăng bằng đứng mà BN có thể đi lại độc lập thế đứng đến khả năng đi lại: được là 8 điểm (độ nhạy = 76,3% và độ đặc hiệu - Mối liên hệ giữa sức mạnh chi dưới với chức = 85,2%). Điều này cho thấy, điểm số thăng bằng năng đi lại: đứng cũng có thể tiên lượng đúng khả năng đi lại của BN. 4. BÀN LUẬN. 4.1. Đặc điểm dịch tễ của BN nghiên cứu: - Đặc điểm về tuổi: kết quả nghiên cứu cho thấy, tuổi trung bình của BN là 55,57 ± 11,37 tuổi. Độ tuổi này trẻ hơn so với một số nghiên cứu trong nước, như nghiên cứu của Trần Văn Tuấn năm 2004 tại Thái Nguyên trên 129 BN tai biến mạch máu não (độ tuổi mắc bệnh trung bình của BN là 67,96 ± 10,86 tuổi, trong đó, BN trên 60 tuổi là 76,75% và chiếm tỉ lệ cao nhất [7]); nghiên cứu của Nguyễn Văn Chương [2], Nguyễn Văn Đăng [3] và Lê Đức Biểu đồ 3. Đường cong ROC về mối liên hệ Hinh [4]. giữa sức mạnh chi dưới với chức năng đi lại. - Đặc điểm về giới tính: một số tác giả nhận Sức mạnh chi dưới có mối tương quan thuận thấy, ĐQN thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ với chức năng đi lại, hệ số tương quan r = 0,82 giới. Có thể do nam giới thường có lối sống không (KTC 95%: 0,75-0,88; p < 0,001). Tỉ số chênh OR lành mạnh như nữ giới (sử dụng rượu bia, hút là 1,36 (KTC 95%: 1,19-1,56). Dựa trên kết quả thuốc lá…), nên có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến phân tích bằng đường cong ROC (biểu đồ 3), ĐQN hơn. Kết quả nghiên cứu này cho thấy, tỉ lệ 44 Tạp chí Y HỌC QUÂN SỰ, SỐ 359 (7-8/2022)
  4. HỘI NGHỊ KHOA HỌC Y HỌC CỔ TRUYỀN TOÀN QUÂN NĂM 2022 ĐQN ở nam giới (69,8%) cao hơn so với nữ giới (KTC 95%: 0,81-0,96). Chỉ số này cho thấy, biến (30,2%), tỉ lệ BN nam/nữ = 2,3/1; phù hợp với kết số điểm số sức mạnh chi dưới bên yếu có thể tiên quả nghiên cứu của các tác giả đã công bố trước, lượng tốt về khả năng đi lại của BN. Tương tự, như Trần Văn Tuấn [7], Đặng Hoàng Anh, Nguyễn cũng áp dụng đường cong ROC, tìm điểm cắt trên Văn Chương (76,22% BN nam) [2]. thang điểm sức mạnh cơ chi dưới đối với đi lại độc - Đặc điểm về phân loại thể ĐQN: kết quả nghiên lập bằng 64 điểm trên trục hoành, với độ nhạy bằng cứu cho thấy, 65,1% BN đột quỵ nhồi máu não và 79,7% và độ đặc hiệu bằng 77,8%. Nghĩa là, nếu 34,9% BN đột quỵ chảy máu não; phù hợp với kết BN đạt điểm số sức mạnh chi dưới bên yếu bằng quả nghiên cứu của Global Burden of Disease hoặc lớn hơn 64 điểm thì BN có khả năng đi lại độc Study năm 2013 (tỉ lệ nhồi máu não/chảy máu não lập, tức là có khả năng đạt được từ điểm 3 trở lên = 2,02), hay Theo Alan S Go và cộng sự (2013) theo thang điểm Motor assessment scale for stroke thống kê về bệnh tim mạch, bệnh ĐQN tại Hoa Kỳ (mục walking); ngược lại, nếu BN có điểm số thăng (năm 2010, thống kê ở 6,8 triệu người Hoa Kỳ trên bằng đứng nhỏ hơn 64 điểm thì BN chưa thể đi lại 20 tuổi ĐQN thì có 87% trường hợp đột quỵ nhồi độc lập. máu não [1]; năm 2013, Hoa Kỳ có khoảng 6,9 triệu - Mối liên quan giữa thăng bằng đứng và chức người đột quỵ nhồi máu não và 3,4 triệu người đột năng đi lại của BN: giữa chức năng đi lại và thăng quỵ chảy máu não [15]). bằng đứng của BN có mối tương với quan hệ số r - Đặc điểm về phân bố bên liệt: kết quả nghiên = 0,91 (KTC 95%: 0,86-0,94; p < 0,001). Đây là mối cứu cho thấy phân bố bên liệt không có sự khác tương quan thuận, BN có điểm số thăng bằng đứng càng cao thì điểm số về chức năng đi lại sẽ càng cao. biệt giữa bên phải và bên trái (47 BN yếu bên trái Kết quả này phù hợp với một số nghiên cứu trước và 39 BN yếu bên phải). đây, như nghiên cứu của Heloisa Maria Jácome de - Đặc điểm về thời gian từ lúc bị ĐQN đến lúc Sousa Britto (2016) về tương quan giữa thăng bằng, lượng giá điều trị vật lí trị liệu - phục hồi chức năng: tốc độ đi lại với khả năng đi lại của BN [9]; nghiên cứu kết quả nghiên cứu này thấy 74,42% BN trong giai của Masumeh Hessam (2018) về tương quan giữa đoạn phục hồi sớm; không BN nào ở giai đoạn tối khả năng thăng bằng (đo bằng thang điểm Berg) với cấp. Có thể do cách chọn mẫu trong nghiên cứu khả năng đi lại của BN (FAC) [12]. (chỉ chọn BN có chỉ định tập vật lí trị liệu - phục Để đánh giá sự liên quan giữa đi lại độc lập với hồi chức năng), những BN này đa phần đều ở giai thăng bằng đứng, chúng tôi sử dụng tỉ số OR (KTC đoạn sớm (dưới 3 tháng). Trong giai đoạn tối cấp, 95%). Kết quả: OR = 2,33 (KTC 95%: 1,61-3,37). đa số BN chưa đạt được sự ổn định về dấu hiệu Nghĩa là, khi điểm số thăng bằng đứng tăng 1 điểm sinh tồn, phải nằm tại giường theo dõi. 24,4% BN sẽ gia tăng odds đi lại độc lập 2,33 lần. Để đánh giá ở giai đoạn phục hồi chức năng mạn tính, chủ yếu mức độ phân định trong mối liên quan giữa điểm là BN điều trị ngoại trú. số thăng bằng đứng (PASS) với khả năng đi lại độc 4.2. Mối liên quan giữa một số yếu tố lâm lập, chúng tôi sử dụng đường cong ROC và ước sàng sức mạnh chi dưới, kiểm soát tư thế ở vị tính được diện tích dưới đường cong (AUC) = 0,92 thế đứng đến khả năng đi lại: (KTC 95%: 0,86-0,98). Chỉ số này cho thấy, biến số - Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có mối về điểm số thăng bằng đứng có thể tiên lượng tốt tương quan giữa chức năng đi lại với sức mạnh cơ về khả năng đi lại của BN. Tương tự, cũng áp dụng chi dưới của BN, hệ số tương quan là r = 0,83 (KTC đường cong ROC tìm điểm cắt tối ưu trên thang 95%: 0,75-0,88). Đây là mối tương quan thuận, BN điểm PASS đối với sự độc lập trong đi lại bằng 8 có điểm số sức mạnh cơ chi dưới càng cao thì điểm điểm trên trục hoành, với độ nhạy bằng 76,3%, độ số về chức năng đi lại cũng sẽ càng cao. Kết quả đặc hiệu bằng 85,2%. Nghĩa là, nếu BN đạt điểm này phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Hye số thăng bằng đứng bằng hoặc lớn hơn 8 điểm thì Joo Jeon (2018) [18] và Didier Pradon (2012) [14]. BN có khả năng đi lại độc lập, tức là có khả năng Để đánh giá sự liên quan giữa tính độc lập trong đạt được từ điểm 3 trở lên theo thang điểm Motor chức năng đi lại với sức mạnh chi dưới bên yếu assessment scale for stroke (mục walking); ngược trên BN, chúng tôi sử dụng với tỉ số OR (KTC 95%), lại, nếu BN có điểm số thăng bằng đứng nhỏ hơn 8 kết quả: OR = 1,36 (KTC 95%: 1,19-1,56). Nghĩa điểm thì BN không thể đi lại độc lập. là, khi điểm số sức mạnh cơ chi dưới tăng 1 điểm 5. KẾT LUẬN. sẽ gia tăng odds đi lại độc lập 1,36 lần. Để đánh Nghiên cứu 86 BN ĐQN có di chứng giảm hoặc giá mức độ phân định trong mối liên hệ giữa điểm mất chức năng vận động chi dưới các giai đoạn, số sức mạnh cơ chi dưới với khả năng đi lại độc chỉ định điều trị vật lí trị liệu tại Khoa Vật lí trị liệu lập, chúng tôi sử dụng đường cong ROC và ước - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Quân y 7A, từ tính được diện tích dưới đường cong (AUC) = 0,88 tháng 11/2019 đến tháng 9/2020, kết luận: Tạp chí Y HỌC QUÂN SỰ, SỐ 359 (7-8/2022) 45
  5. HỘI NGHỊ KHOA HỌC Y HỌC CỔ TRUYỀN TOÀN QUÂN NĂM 2022 - Tuổi trung bình của BN là 55,57 ± 11,37 tuổi. Tỉ bien-mach-mau-nao-tai-tinh-thai-nguyen Tạp chí lệ BN nam/nữ = 2,3/1. Có 65,1% BN đột quỵ nhồi Thần kinh học, số mấy, trang mấy. máu não và 34,9% BN đột quỵ chảy máu não. Các 8. Charles Benaim et al. (1999), “Validation of BN chủ yếu trong giai đoạn phục hồi sớm (74,42%). a standardized assessment of postural control in - Điểm số trung bình chức năng đi lại của nhóm stroke patients: the Postural Assessment Scale for BN nghiên cứu là 3,42 ± 1,94. Đa số người bệnh Stroke Patients”, Stroke, 30 (9), pp. 1862-1868. trong nhóm nghiên cứu đều có thể đi lại độc lập 9. Heloisa Maria Jácome de Sousa Britto et al. được (68,4%). (2016), “Correlation between balance, speed, and - Có sự tương quan thuận giữa sức mạnh chi walking ability in individuals with chronic hemiparesis”, dưới bên yếu và chức năng đi lại, với r = 0,83, p < Fisioterapia em Movimento, 29 (1), pp. 87-94. 0,001. Có mối liên quan giữa sức mạnh chi dưới 10. Denise Cameron, Richard W Bohannon bên yếu và chức năng đi lại độc lập, với OR = 1,36. (2000), “Criterion validity of lower extremity Ngưỡng trên sức mạnh chi dưới bên yếu BN có thể Motricity Index scores”, Clinical rehabilitation, 14 đi lại độc lập là 64 điểm (độ nhạy = 79,7% và độ (2), p. 208-211. đặc hiệu = 77,8%). 11. J.H Carr et al. (1985), “Investigation of a new - Có sự tương quan thuận giữa thăng bằng motor assessment scale for stroke patients”, Phys đứng và chức năng đi lại, với r = 0,91, p < 0,001. Ther., 65 (2), pp. 175-80. Có sự liên quan giữa thăng bằng đứng với chức 12. M. Hessam and CS (2018), “Relationship năng đi lại độc lập, với OR = 2,33. Ngưỡng trên between functional balance and walking ability in thăng bằng đứng BN có thể đi độc lập được là 8 individuals with chronic stroke”, J Phys Ther Sci., điểm (độ nhạy = 76,3%, độ đặc hiệu = 85,2%). 30 (8), pp. 993-996. Sử dụng các thang điểm sức mạnh chi dưới bên 13. V.C Pangman, J Sloan, L Guse (2000), yếu hoặc thăng bằng đứng có giá trị tiên lượng tốt “An examination of psychometric properties khả năng đi lại của BN sau ĐQN. of the mini-mental state examination and the TÀI LIỆU THAM KHẢO: standardized mini-mental state examination: 1. Alan S Go và cộng sự (2013), Dịch tễ đột implications for clinical practice”, Appl Nurs Res., quỵ não, https://dubaodotquy.com/dich-te-dot- 13 (4), pp. 209-13. quy-nao. 14. D Pradon et al. (2013), “Relationship 2. Nguyễn Văn Chương, Đặng Hoàng Anh between lower limb muscle strength and 6-minute (2009), “Nghiên cứu về sự phục hồi bệnh nhân sau walk test performance in stroke patients”, J Rehabil tai biến mạch máu não có tăng huyết áp sau 1 năm Med., 45 (1), pp. 105-8. và một số yếu tố liên quan”, Tạp chí Thần kinh học, http://hoithankinhhocvietnam.com.vn/nghien-cuu- 15. Theo Vos et al. (2016), “Global, regional, su-hoi-phuc-o-benh-nhan-sau-tai-bien-mach-mau- and national incidence, prevalence, and years lived nao-co-tang-huyet-ap-sau-1-nam-va-mot-so-yeu- with disability for 310 diseases and injuries, 1990- to-lien-quan. 2015: a systematic analysis for the Global Burden 3. Nguyễn Văn Đăng (1994), Điều tra dịch tễ of Disease Study 2015”, The lancet., 388 (10053), học tai biến mạch máu não trong cộng đồng và pp. 743-800. trong bệnh viện, Công trình cấp bộ (1989-1994). 16. Theo Vos et al. (2016), “Global, regional, 4. Lê Đức Hinh (2001), Tình hình tai biến mạch and national incidence, prevalence, and years lived máu não hiện nay tại các nước châu Á, Hội thảo with disability for 310 diseases and injuries, 1990- chuyên đề liên khoa tại Hà Nội của Đại học Y Hà 2015: a systematic analysis for the Global Burden Nội, trang 1-5. of Disease Study 2015”, The lancet., 388 (10053), 5. Vũ Anh Nhị (2015), Điều trị bệnh thần kinh, pp. 1545-1602. NXB Y học, trang 1. 17. C Collin, D.T Wade (1990), “Assessing motor 6. Bộ Y Tế (2018), Hướng dẫn chẩn đoán, điều impairment after stroke: a pilot reliability study”, trị phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ, Journal of Neurology, Neurosurgery & Psychiatry, Hướng dẫn về Hoạt Động Trị Liệu, Quyết định số 53 (7), pp. 576-579. 5623 /QĐ-BYT ngày 21/9/2018 18. H.J Jeon, B.Y Hwang (2018), “Effect of 7. Trần Văn Tuấn (2004), Nghiên cứu một số bilateral lower limb strengthening exercise on đặc điểm dịch tễ học sau tai biến mạch máu não tại balance and walking in hemiparetic patients after Thái Nguyên, http://hoithankinhhocvietnam.com. stroke: a randomized controlled trial”, J Phys Ther vn/nghien-cuu-mot-so-dac-diem-dich-te-hoc-tai- Sci., 30 (2), pp. 277-281.  46 Tạp chí Y HỌC QUÂN SỰ, SỐ 359 (7-8/2022)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
17=>2