Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮA CẤU HÌNH MỐNG MẮT<br />
VÀ GÓC TIỀN PHÒNG HẸP<br />
Lê Minh Tuấn*, Nguyễn Thị Thanh Trúc*<br />
<br />
TÓMTẮT<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát mối liên quan giữa cấu hình mống mắt với góc tiền phòng hẹp ở<br />
những bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang, mô tả, có nhóm chứng ở 94 bệnh nhân ≥ 40<br />
tuổi đến khám tại bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 6/1012 đến tháng 6/2013. Các bệnh<br />
nhân này sẽ được soi góc tiền phòng và phân độ theo Shaffer để chia thành hai nhóm: nhóm góc hẹp gồm 47<br />
bệnh nhân có góc tiền phòng hẹp độ 2 trở xuống ở ít nhất 2 góc phần tư và nhóm chứng gồm 47 bệnh nhân<br />
có góc góc tiền phòng rộng độ 3, 4 ở ít nhất 3 góc phần tư. Những bệnh nhân này sẽ được chụp OCT phần<br />
trước nhãn cầu để đánh giá các thông số về phần trước nhãn cầu và đánh giá độ dày mống mắt, độ cong<br />
mống mắt.<br />
Kết quả: Thông số độ dày mống mắt giữa nhóm góc hẹp/nhóm chứng ở các vị trí cách cựa củng mạc<br />
500µm (IT500) là 314,06 ± 53,37µm / 289,04 ± 63,83µm, ở cách cựa củng mạc 750µm (IT750) là 355,69 ±<br />
55,60µm / 324,63 ± 76,01µm, ở cách cựa củng mạc 2000µm (IT2000) là 407,80 ± 57,45µm / 380,59 ±<br />
61,50µm và độ cong mống mắt (ICurv) là 315,69 ± 55,98µm / 264,84 ± 55,64µm (p < 0,05). Độ nhạy của<br />
IT500, IT750, IT2000, ICurv đối với việc tầm soát góc tiền phòng hẹp lần lượt là 72,34%, 70,21%, 68,09%<br />
và 78,72%. Độ đặc hiệu của IT500, IT750, IT2000, ICurv trong việc chẩn đoán góc tiền phòng hẹp lần lượt<br />
là 53,19%, 51,06%, 59,57% và 55,32%.<br />
Kết luận: Độ cong mống mắt là yếu tố có liên quan nhiều với tình trạng góc tiền phòng hẹp và mống<br />
mắt càng cong thì nguy cơ đóng góc càng cao.<br />
Từ khóa: AS-OCT, góc tiền phòng hẹp, độ dày mống mắt, độ cong mống mắt<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE ASSOCIATION BETWEEN IRIS PARAMETERS<br />
AND NARROW ANTERIOR CHAMBER ANGLE<br />
Le Minh Tuan*, Nguyen Thi Thanh Truc<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 - 2014: 70 -76<br />
Objective: To evaluate the association between iris parameters and narrow anterior chamber angle on<br />
subjects older than 40 years old.<br />
Method: Cross-sectional study. 94 subjects more than 40 years old went to Eye Hospital of HCM city were<br />
evaluated the status of the anterior chamber angle by gonioscopy and divided into 2 groups: group 1 include 47<br />
subjects having narrow anterior angle in at least 2 quarters and group 2 include 47 subjects having open anterior<br />
chamber angle in at least 3 quarters. Then, they all underwent AS-OCT imaging and their anterior chamber<br />
parameters, iris thickness and iris curvature will be calculated.<br />
Results: Iris thickness at 500µm, 750µm, 2000µm from the scleral spur and iris curvature of group 1/ group<br />
<br />
* Bộ môn Mắt, ĐHYD TP.HCM.<br />
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Thị Thanh Trúc<br />
<br />
70<br />
<br />
ĐT: 0906456462 Email: nguyenthanhtruc86@yahoo.com.vn<br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
2 were 314.06 ± 53.37µm / 289.04 ± 63.83µm (IT500), 355.69 ± 55.60µm / 324.63 ± 76.01µm (IT750), 407.80 ±<br />
57.45µm / 380.59 ± 61.50µm (IT2000) and 315.69 ± 55.98µm / 264.84 ± 55.64µm (ICurv) (p 0,05).<br />
Độ sâu tiền phòng trung tâm trung bình của<br />
mẫu nghiên cứu là 2,61 ± 0,44mm (từ 1,55 đến<br />
3,98mm). Nhóm góc hẹp có tiền phòng nông hơn<br />
so với nhóm chứng (2,34±0,33mm ở nhóm góc<br />
hẹp và 2,89 ± 0,33mm ở nhóm chứng, p < 0,001).<br />
Trong cả 2 nhóm, nữ giới đều có tiền phòng<br />
nông hơn so với nam giới (2,30 ± 0,32mm so với<br />
2,59 ± 0,31mm ở nhóm góc hẹp và 2,83 ± 0,33mm<br />
so với 3,06 ± 0,29mm ở nhóm chứng, p < 0,05).<br />
Độ sâu tiền phòng cũng giảm dần sau mỗi 10<br />
năm. Tương quan giữa độ sâu tiền phòng và độ<br />
mở góc tiền phòng là tương quan thuận, ở mức<br />
độ cao với hệ số tương quan R = 0,74, p < 0,001<br />
(tương quan Spearman).<br />
Độ phồng của mặt trước thể thủy tinh trung<br />
bình của mẫu nghiên cứu là 388,40 ± 323,50µm<br />
(từ -250 đến 1120µm). Độ phồng của mặt trước<br />
thể thủy tinh của nhóm góc hẹp lớn hơn nhiều<br />
so với nhóm chứng (594,89 ± 268,00µm ở nhóm<br />
góc hẹp và 181,91 ± 229,39µm ở nhóm chứng, p <<br />
0,001). Nữ giới có thể thủy tinh phồng ra trước<br />
nhiều hơn so với nam giới, tuy nhiên sự khác<br />
biệt là không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05<br />
(611,71 ± 255,38 µm so với 480,00 ± 347,68 µm ở<br />
nhóm góc hẹp và 196,29 ± 228,24µm so với 140,00<br />
± 237,60µm ở nhóm chứng). Càng lớn tuổi, thể<br />
thủy tinh càng phồng ra trước nhiều hơn. Mối<br />
tương quan giữa độ phồng mặt trước thể thủy<br />
tinh và độ mở góc tiền phòng là tương quan<br />
nghịch ở mức độ cao với hệ số tương quan R = 0,69, p < 0,001 (tương quan Spearman).<br />
Độ mở góc tiền phòng khi khảo sát với các<br />
thông số AOD500, AOD750, TISA500,<br />
TISA750, ARA500 và ARA75 cho thấy nhóm<br />
góc hẹp có độ mở góc tiền phòng thấp hơn so<br />
với nhóm chứng với p < 0,001. So sánh giữa<br />
hai giới và giữa các nhóm tuổi 40 – 49 tuổi, 50<br />
– 59 tuổi và 60 – 69 tuổi, chúng tôi nhận thấy<br />
nữ giới có góc tiền phòng hẹp hơn so với nam<br />
giới, và độ mở góc tiền phòng cũng giảm dần<br />
khi tuổi tăng lên mỗi 10 năm, tuy nhiên sự<br />
khác biệt là không có ý nghĩa thống kê với p ><br />
0,05. Ở cả nhóm góc hẹp và nhóm chứng thì<br />
<br />
Mắt<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
góc phần tư trên là hẹp nhất và góc phần tư<br />
thái dương là rộng nhất.<br />
Độ dày và độ cong của mống mắt ở từng<br />
góc phần tư ở cả 2 nhóm: mống mắt tại các vị<br />
trí cách cựa củng mạc 500µm và 750µm dày<br />
nhất ở góc phần tư trên và mỏng nhất ở góc<br />
phần tư thái dương trong khi ở vị trí cách cựa<br />
củng mạc 2000µm thì mống mắt lại mỏng nhất<br />
ở góc phần tư mũi, dày nhất ở góc phần tư<br />
dưới đối với nhóm góc hẹp và ở góc phần tư<br />
trên đối với nhóm chứng. Mống mắt cong<br />
nhiều nhất ở góc phần tư trên và ít cong nhất<br />
ở góc phần tư thái dương.<br />
Mống mắt của nhóm góc hẹp dày hơn và<br />
cong ra trước nhiều hơn so với nhóm chứng<br />
với p < 0,05 (bảng 1). Ở cả 2 nhóm chúng tôi<br />
đều nhận thấy mống mắt mỏng nhất ở chu<br />
biên (cách cựa củng mạc 500µm) và dày nhất<br />
ở trung tâm gần lỗ đồng tử (cách cựa củng<br />
mạc 2000µm).<br />
Bảng 1: Độ dày trung bình của mống mắt tại các vị<br />
trí cách cựa củng mạc 500µm, 750µm, 2000µm và độ<br />
cong trung bình mống mắt trong từng nhóm.<br />
<br />
IT500<br />
IT750<br />
IT2000<br />
ICurv<br />
<br />
Trung bình ± độ lệch chuẩn (µm)<br />
Nhóm góc hẹp<br />
Nhóm chứng<br />
314,06 ± 53,37<br />
289,04 ± 63,83<br />
(205,00-432,50)<br />
(192,50 -427,50)<br />
355,69 ± 55,60<br />
324,63 ± 76,01<br />
(235,00-470,00)<br />
(192,50-472,50)<br />
407,80 ± 57,45<br />
380,59 ± 61,50<br />
(372,50-515,00)<br />
(277,50-580,00)<br />
315,69 ± 55,98<br />
264,84 ± 55,64<br />
(137,50-427,50)<br />
(137,50-370,00)<br />
<br />
Trị số<br />
p<br />
0,04<br />
0,03<br />
0,03<br />
0,05. Giữa các nhóm tuổi thì độ dày<br />
và độ cong của mống mắt giữa các nhóm<br />
tuổi cũng khác nhau không có ý nghĩa thống<br />
kê với p > 0,05.<br />
Mối liên quan giữa độ dày và độ cong của<br />
mống mắt với góc tiền phòng hẹp được thể<br />
hiện qua các thông số độ nhạy, độ đặc hiệu,<br />
giá trị tiên đoán dương và giá trị tiên đoán âm<br />
với các điểm cắt như trình bày trong bảng 2.<br />
<br />
73<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Bảng 2: Mối liên quan giữa độ dày và độ cong của mống mắt với góc tiền phòng hẹp.<br />
Thông số mống mắt<br />
(điểm cắt)<br />
IT500 (>281,25µm)<br />
IT750 (>316,25µm)<br />
IT2000 (>391,25µm)<br />
ICurv (>281,25µm)<br />
<br />
Diện tích dưới<br />
đường cong ROC<br />
0,638<br />
0,638<br />
0,665<br />
0,748<br />
<br />
Độ nhạy (%)<br />
72,34<br />
70,21<br />
68,09<br />
78,72<br />
<br />
BÀNLUẬN<br />
Độ sâu tiền phòng trung tâm thấp được<br />
cho là một yếu tố nguy cơ của góc đóng, do độ<br />
sâu của tiền phòng giảm thì nguy cơ tiếp xúc<br />
giữa mặt sau giác mạc và mặt trước mống mắt<br />
càng cao.Tiền phòng thường nông hơn ở<br />
những người tuổi cao, nữ giới, độ dày thể<br />
thủy tinh cao và người có trục nhãn cầu<br />
ngắn(5). Ở người bình thường, càng lớn tuổi thì<br />
độ sâu tiền phòng trung tâm giảm dần, do thể<br />
thủy tinh dày lên và tăng kích thước, phồng ra<br />
trước(9,14). Ở Việt Nam theo nghiên cứu của<br />
Biện Thị Cẩm Vân(1) thì độ sâu tiền phòng<br />
trung tâm của những người có góc tiền phòng<br />
hẹp là thấp hơn so với nghiên cứu của chúng<br />
tôi. Tuy nhiên, nếu chỉ tính riêng trong nhóm<br />
bệnh nhân có góc tiền phòng hẹp của chúng<br />
tôi thì độ sâu tiền phòng trung tâm là 2,34 ±<br />
0,33mm, tương tự với nghiên cứu của Biện Thị<br />
Cẩm Vân là 2,35 ± 0,33mm. Mối tương quan<br />
giữa độ sâu tiền phòng trung tâm với độ mở<br />
góc tiền phòng là tương quan thuận và ở mức<br />
độ tương quan cao với R=0,74 và p