T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017<br />
<br />
KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ GLUCAGON-LIKE<br />
PEPTID-1 VỚI CHỈ SỐ KHỐI CƠ THỂ VÀ CÁC CHỈ SỐ HOMA2 Ở<br />
BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 CHẨN ĐOÁN LẦN ĐẦU<br />
Lê Đình Tuân*; Nguyễn Thị Phi Nga**; Trần Thị Thanh Hóa***; Vũ Xuân Nghĩa****<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ glucagon-like peptid-1 (GLP-1) khi đói với chỉ<br />
số khối cơ thể và chỉ số HOMA2 ở bệnh nhân (BN) đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 chẩn đoán lần<br />
đầu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 170 BN ĐTĐ týp<br />
2 chẩn đoán lần đầu tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương và 52 người bình thường. Kết quả: nồng<br />
độ trung bình GLP-1 giảm ở BN thừa cân béo phì so với người không thừa cân, béo phì có ý<br />
nghĩa thống kê. Tỷ lệ BN giảm GLP-1 tăng cao ở nhóm BN thừa cân, béo phì (p < 0,05). Nồng<br />
độ GLP-1 khi đói có mối tương quan nghịch mức độ nhẹ với chỉ số BMI (r = -0,215; p < 0,05).<br />
Nồng độ trung bình GLP-1 giảm, tỷ lệ giảm GLP-1 tăng ở BN có giảm chỉ số độ nhạy insulin<br />
(HOMA-S) và tăng HOMA-IR (p < 0,05). Nồng độ GLP-1 khi đói có mối tương quan nghịch mức<br />
độ nhẹ với chỉ số kháng insulin (HOMA2-IR) (r = -0,253; p < 0,05). Kết luận: ở BN ĐTĐ týp 2<br />
chẩn đoán lần đầu, có mối tương quan nghịch giữa nồng độ GLP-1 với chỉ số khối cơ thể, chỉ số<br />
kháng insulin và độ nhạy insulin (p < 0,05).<br />
* Từ khóa: ĐTĐ týp 2 chẩn đoán lần đầu; Glucagon-like peptid-1; Chỉ số khối cơ thể; Chỉ số<br />
HOMA2; Mối liên quan.<br />
<br />
Study on the Relationship between Glucagon-like Peptide-1<br />
Concentration and Body Mass Index and HOMA2 Index in Patients<br />
with Firstly Diagnosed Type 2 Diabetes Mellitus<br />
Summary<br />
Objectives: To determine the relationship between fasting glucagon-like peptide-1 (GLP-1)<br />
concentration and body mass index (BMI) and HOMA2 index in patients with firstly diagnosed<br />
type 2 diabetes mellitus (f2DM). Subjects and methods: A cross - sectional descriptive study on<br />
170 patients with f2DM and 52 healthy people in National Endocrinology Hospital. Results:<br />
The study results showed: The fasting GLP-1 concentration significantly decreased in patients<br />
with obesity. The rate of reducing GLP-1 in overweight and obese patients were higher than<br />
non-overweight patients (p < 0.05). The fasting GLP-1 concentrations had negative correlation<br />
with BMI (r = -0.215; p < 0.05). The average concentration of GLP-1 was significantly lower<br />
in patients who were decreased insulin sensitivity (HOMA-S) and increased HOMA-IR (p < 0.05)<br />
* Đại học Y Dược Thái Bình<br />
** Bệnh viện Quân y 103<br />
*** Bệnh viện Nội Tiết Trung ương<br />
**** Học viện Quân y<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Minh Núi (minhnuinguyen@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 30/11/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 06/01/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 16/01/2017<br />
<br />
55<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017<br />
and the rate of reduced of GLP-1 were higher in these patients. The fasting GLP-1 concentrations<br />
had a negative correlation with the insulin resistance (HOMA2-IR) (r = -0.253; p < 0.05).<br />
Conclusion: In f2DM patient, there were a negative correlation between the fasting GLP-1 level,<br />
BMI insulin resistance and insulin sensitivity (p < 0.05).<br />
* Key words: Firstly-diagnosed type 2 diabetes mellitus; Glucagon-like peptide-1; Body mass<br />
index; HOMA2 index; Relationship.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Incretin là những hormon dạng peptid<br />
được tiết vào máu chỉ vài phút sau khi<br />
thức ăn tác động vào niêm mạc ruột. Các<br />
incretin chính bao gồm GLP-1 và glucosedependent insulinotroic polypeptide (GIP).<br />
GLP-1 được tạo thành ở ruột non và đại<br />
tràng, có tác dụng kích thích tiết insulin<br />
phụ thuộc vào glucose, làm chậm vơi dạ<br />
dày, giảm glucose máu, chống xơ vữa<br />
mạch máu, bảo vệ thần kinh, tim [5]…<br />
Tình trạng thừa cân béo phì là yếu tố<br />
nguy cơ quan trọng của đề kháng insulin,<br />
gây ra các rối loạn chuyển hóa và sau<br />
cùng là ĐTĐ. Các nghiên cứu trên thế<br />
giới cho thấy hiệu ứng incretin giảm ở<br />
người thừa cân béo phì, đây cũng là cơ<br />
chế quan trọng trong rối loạn chuyển hóa<br />
ở người có thừa cân béo phì, trong đó có<br />
ĐTĐ [2, 3, 4]. Bên cạnh đó, GLP-1 có<br />
nhiều tác dụng sinh học quan trọng trên<br />
tế bào beta của tụy. Người ta đã chứng<br />
minh GLP-1 như một tín hiệu giúp cho tế<br />
bào beta đáp ứng của với glucose, tác<br />
dụng dinh dưỡng trên tế bào beta, làm<br />
tăng cường sự biệt hóa thành tế bào beta<br />
mới từ tế bào tiền thân ở mô ống tụy và<br />
chống lại chết theo chương trình của tế<br />
bào [5, 6]... Mặt khác, thừa cân béo phì,<br />
suy giảm chức năng tế bào beta, kháng<br />
insulin là những yếu tố có liên quan mật<br />
thiết với nhau trong cơ chế bệnh sinh<br />
của ĐTĐ týp 2. Vì vậy, chúng tôi tiến<br />
hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu:<br />
56<br />
<br />
Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ<br />
GLP-1 khi đói với chỉ số khối cơ thể và chỉ<br />
số HOMA2 ở BN ĐTĐ týp 2 chẩn đoán<br />
lần đầu.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
* Nhóm nghiên cứu:<br />
170 BN ĐTĐ týp 2 chẩn đoán lần đầu<br />
khám và điều trị tại Bệnh viện Nội tiết<br />
Trung ương. Thời gian nghiên cứu từ<br />
12 - 2014 đến 12 - 2016. Tiêu chuẩn chẩn<br />
đoán ĐTĐ theo ADA (2012) [2]. Chẩn đoán<br />
ĐTĐ týp 2 theo WHO (1999) vận dụng<br />
phù hợp với điều kiện Việt Nam [1].<br />
- Tiêu chuẩn loại khỏi nghiên cứu.<br />
+ BN ĐTĐ týp 1, BN ĐTĐ týp 2 đã điều<br />
trị bằng thuốc hạ glucose huyết thuộc<br />
nhóm đồng vận thụ thể GLP-1 hoặc ức<br />
chế DPP - 4.<br />
+ BN đang có tình trạng bệnh nặng:<br />
hôn mê, tiền hôn mê, hạ đường huyết,<br />
cơn tăng huyết áp kịch phát, lao, viêm phổi,<br />
HIV, viêm gan, suy thận nặng (III, IV).<br />
+ BN thiếu máu nặng, cơn đau thắt<br />
ngực không ổn định, tai biến mạch máu<br />
não, nhồi máu cơ tim, rối loạn đông máu,<br />
suy kiệt, rối loạn tâm thần.<br />
+ BN đã phẫu thuật ống tiêu hóa, đang<br />
điều trị các bệnh ống tiêu hóa trước khi<br />
nhập viện. BN đang điều trị ung thư,<br />
nghiện rượu.<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017<br />
+ BN không hợp tác, không thu thập<br />
đủ chỉ tiêu nghiên cứu.<br />
* Nhóm chứng thường:<br />
52 người có sức khỏe bình thường<br />
thông qua khám lâm sàng, các xét nghiệm<br />
và thăm dò chức năng cơ bản ở lần khám<br />
sức khỏe hiện tại và sổ khám bệnh ở lần<br />
gần đây của BN (nếu có) tại Khoa Khám<br />
bệnh, Bệnh viện Nội tiết Trung ương,<br />
có tuổi, giới tương đương với nhóm nghiên<br />
cứu.<br />
- Tiêu chuẩn loại khỏi nghiên cứu:<br />
+ Người đã phẫu thuật ống tiêu hóa,<br />
nghiện rượu. Người đang điều trị các<br />
bệnh lý ống tiêu hóa từ trước: viêm loét<br />
dạ dày tá tràng, viêm ruột, viêm đại tràng<br />
cấp, mạn tính.<br />
+ Thừa cân béo phì, tăng huyết áp, rối<br />
loạn lipid máu.<br />
+ Người không hợp tác, không thu thập<br />
đủ chỉ tiêu nghiên cứu.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
- Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu, mô tả<br />
cắt ngang, so sánh nhóm chứng.<br />
- Chọn mẫu nghiên cứu: bằng phương<br />
pháp chọn mẫu thuận tiện.<br />
- Nội dung nghiên cứu:<br />
+ Khám lâm sàng: toàn diện các cơ quan.<br />
+ Cận lâm sàng và thăm dò chức năng:<br />
các chỉ số sinh hóa máu cơ bản: lipid máu,<br />
glucose máu (GM), HbA1c, C-peptid, ure,<br />
creatinin.<br />
<br />
+ Định lượng hormon GLP-1: lấy máu<br />
tĩnh mạch khi đói (BN nhịn ăn ít nhất 8 giờ).<br />
Nguyên lý: dựa trên phản ứng đặc<br />
hiệu giữa kháng thể được gắn ở đáy<br />
giếng ELISA với kháng nguyên GLP-1 có<br />
trong huyết thanh của BN, kết hợp với<br />
chuyển màu của cơ chất đặc hiệu trong<br />
phản ứng ELISA, đo màu ở máy phổ<br />
quang kế có bước sóng 450 nm. Đơn vị<br />
tính: pmol/l.<br />
Nơi tiến hành: Trung tâm Nghiên cứu<br />
Y Dược học Quân sự - Học viện Quân y.<br />
- Tính chỉ số kháng insulin, độ nhạy<br />
insulin và chức năng tế bào beta:<br />
+ Phương pháp: bằng phương pháp<br />
HOMA2 (Homeostasis Model Assessment)<br />
dựa vào cặp chỉ số C-peptid và glucose<br />
máu khi đói [8].<br />
+ Đánh giá kết quả:<br />
. Tiêu chuẩn đánh giá chỉ số chức<br />
năng tế bào beta: dựa theo giá trị trung<br />
bình và độ lệch chuẩn về chỉ số chức<br />
năng tế bào beta của nhóm chứng thường<br />
( X ; SD):<br />
+ Giảm: chỉ số HOMA-B < X - 2SD của<br />
nhóm chứng.<br />
+ Bình thường: chỉ số HOMA-B ≥ X - 2SD<br />
của nhóm chứng.<br />
. Tiêu chuẩn đánh giá chỉ số kháng<br />
insulin và độ nhạy insulin: dựa theo giá trị<br />
trung bình và độ lệch chuẩn về chỉ số<br />
kháng insulin (độ nhạy insulin) của nhóm<br />
chứng thường ( X ; SD):<br />
<br />
- Tính chỉ số BMI: BMI (kg/m2) = trọng<br />
lượng cơ thể/[Chiều cao]2. Đánh giá BMI<br />
+ Tăng: chỉ số HOMA-IR (hoặc HOMAtheo tiêu chuẩn phân loại của Hiệp hội<br />
ĐTĐ châu Á - Thái Bình Dương (2000) [1]. S) ≥ X + SD của nhóm chứng.<br />
<br />
57<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017<br />
+ Không tăng: chỉ số HOMA-IR (hoặc<br />
HOMA-S) < X - SD của nhóm chứng.<br />
* Xử lý số liệu:<br />
Bằng phần mềm SPSS 16.0. Phân tích<br />
đơn biến sử dụng kiểm định ANOVA,<br />
<br />
so sánh giá trị trung bình đối với các biến<br />
định lượng, sử dụng kiểm định χ2 so sánh<br />
tỷ lệ % đối với các biến định tính. Dùng<br />
hệ số tương quan r tìm mối tương quan<br />
giữa hai biến. Tính tỷ số chênh OR (Odds<br />
Ratio) khi p < 0,05.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Bảng 1: Đặc điểm về tuổi, giới của 2 nhóm nghiên cứu.<br />
Nhóm nghiên cứu (n = 170)<br />
<br />
Chứng thường (n = 52)<br />
<br />
Nam (n;%)<br />
<br />
90 (52,9)<br />
<br />
20 (41,7)<br />
<br />
Nữ (n;%)<br />
<br />
80 (47,1)<br />
<br />
28 (58,3)<br />
<br />
55,00 ± 10,35<br />
<br />
52,73 ± 9,93<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
Giới<br />
<br />
Tuổi trung bình (năm)<br />
<br />
p<br />
> 0,05<br />
> 0,05<br />
<br />
Không có sự khác biệt về tuổi trung bình và tỷ lệ giới ở 2 nhóm nghiên cứu.<br />
Bảng 2: Đặc điểm về BMI của 2 nhóm.<br />
2<br />
<br />
BMI (kg/m )<br />
<br />
Nhóm nghiên cứu (n = 170)<br />
<br />
Chứng thường (n = 52)<br />
<br />
< 18,5<br />
<br />
10 (5,9)<br />
<br />
8 (15,4)<br />
<br />
18,5 - 22,9<br />
<br />
91 (53,5)<br />
<br />
44 (84,6)<br />
<br />
23 - 24,9<br />
<br />
37 (21,8)<br />
<br />
0 (0,0)<br />
<br />
25 - 29,9<br />
<br />
30 (17,6)<br />
<br />
0 (0,0)<br />
<br />
2 (1,2)<br />
<br />
0 (0,0)<br />
<br />
22,38 ± 2,81<br />
<br />
20,67 ± 1,78<br />
<br />
≥ 30<br />
Trung bình<br />
<br />
p<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Nhóm có BMI ở mức thừa cân, béo phì ở nhóm nghiên cứu cao hơn nhóm chứng<br />
(p < 0,001). BMI trung bình của nhóm nghiên cứu cao hơn của nhóm chứng.<br />
Bảng 3: Đặc điểm một số chỉ số HOMA2.<br />
Các chỉ số HOMA2<br />
HOMA2-B (%)<br />
<br />
Nhóm nghiên cứu (n = 170)<br />
<br />
Chứng thường (n = 52)<br />
<br />
45,86 ± 33,98<br />
<br />
105,12 ± 29,06<br />
<br />
p<br />
< 0,001<br />
<br />
Chỉ số giới hạn HOMA2-B nhóm chứng: X ± 2SD: 47,00 - 163,24<br />
HOMA2-S (%)<br />
<br />
53,96 ± 36,81<br />
<br />
84,74 ± 36,37<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
Chỉ số giới hạn HOMA2-S nhóm chứng: X ± SD: 48,37 - 121,11<br />
HOMA2-IR<br />
<br />
2,88 ± 2,09<br />
<br />
1,40 ± 0,62<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
Chỉ số giới hạn HOMA2-IR nhóm chứng: X ± SD: 0,78 - 2,02<br />
<br />
Chức năng tế bào beta và độ nhạy insulin của nhóm nghiên cứu thấp hơn có ý nghĩa<br />
thống kê so với nhóm chứng (p < 0,001). Chỉ số kháng insulin của nhóm nghiên cứu<br />
cao hơn so với nhóm chứng (p < 0,001).<br />
58<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017<br />
<br />
Biểu đồ 1: Tỷ lệ thay đổi các chỉ số HOMA2.<br />
Tỷ lệ BN có giảm chức năng tế bào beta cao (55,9%).<br />
Bảng 4: Liên quan giữa nồng độ GLP-1 khi đói với BMI.<br />
GLP-1 (pmol/l) (n = 170)<br />
<br />
2<br />
<br />
BMI (kg/m )<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
Tỷ lệ giảm<br />
<br />
< 18,5 (n = 10)<br />
<br />
7,94 ± 4,35<br />
<br />
6 (60,0)<br />
<br />
18,5 - 22,9 (n = 91)<br />
<br />
7,93 ± 3,94<br />
<br />
47 (51,6)<br />
<br />
23 - 24,9 (n = 37)<br />
<br />
7,21 ± 3,43<br />
<br />
23 (62,2)<br />
<br />
25 - 29,9 (n = 30)<br />
<br />
5,46 ± 1,97<br />
<br />
25 (83,3)<br />
<br />
≥ 30 (n = 2)<br />
<br />
5,51 ± 0,39<br />
<br />
2 (100)<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
p<br />
<br />
Nồng độ trung bình GLP-1 giảm ở BN có thừa cân béo phì so với người không thừa<br />
cân có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ BN giảm GLP-1 tăng cao ở nhóm BN thừa cân, béo phì<br />
(p < 0,05).<br />
Bảng 5: Liên quan giữa nồng độ GLP-1 khi đói với các chỉ số HOMA2.<br />
GLP-1 (n = 170)<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
HOMA2-S (%)<br />
<br />
Giảm (n = 90)<br />
<br />
6,77 ± 3,54<br />
<br />
62 (68,9)<br />
<br />
8,01 ± 3,66<br />
<br />
36 (51,4)<br />
<br />
p<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
OR = 2,09; 95%CI (1,10 - 4,00)<br />
<br />
Tăng (n = 91)<br />
<br />
6,91 ± 3,76<br />
<br />
62 (68,1)<br />
<br />
Không tăng (n = 69)<br />
<br />
7,84 ± 3,42<br />
<br />
36 (52,1)<br />
<br />
p<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
OR<br />
HOMA2-B (%)<br />
<br />
Tỷ lệ giảm<br />
<br />
Bình thường (n = 70)<br />
OR<br />
<br />
HOMA2-IR<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
OR = 1,96; 95%CI (1,03 - 3,74)<br />
<br />
Giảm (n = 95)<br />
<br />
7,02 ± 3,33<br />
<br />
58 (61,1)<br />
<br />
Bình thường (n = 65)<br />
p<br />
<br />
7,73 ± 4,03<br />
> 0,05<br />
<br />
40 (61,5)<br />
> 0,05<br />
<br />
Nồng độ trung bình GLP-1 giảm và tỷ lệ giảm GLP-1 cao hơn có ý nghĩa thống kê ở<br />
BN có giảm chỉ số HOMA-S và tăng HOMA-IR (p < 0,05).<br />
59<br />
<br />