Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KHẢO SÁT MỨC ĐỘ GIẢM ĐAU LƯNG CỦA KỸ THUẬT KÉO NẮN<br />
CỘT SỐNG THẮT LƯNG BẰNG TAY TRÊN BỆNH NHÂN THOÁI HÓA<br />
CỘT SỐNG THẮT LƯNG<br />
Nguyễn Thị Lam*, Lê Sỹ Sâm*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Đau lưng là dấu hiệu phổ biến của đau vùng thắt lưng, nguyên nhân thường gặp nhất là thoái<br />
hóa cột sống thắt lưng.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát mức độ giảm đau vùng thắt lưng bằng kỹ thuật kéo nắn cột sống thắt lưng<br />
bằng tay trên những bệnh nhân đau lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng tại bệnh viện Thống Nhất.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, mô tả cắt ngang.<br />
Kết quả: 68 bệnh nhân đau lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng trong đó chiếm 78% ở độ tuổi từ 40- 60<br />
tuổi. 84% đau từ trên 3 tháng đến 2 năm. Đánh giá về mức độ giảm đau sau kéo nắn 1 tuần giảm được 47%,<br />
sau 2 tuần là 59% đến tuần thứ 3 là 75% và sau 1 tháng đã giảm đến 95%. Đánh giá về các triệu chứng lâm<br />
sàng và các triệu chứng của hội chứng rễ thần kinh như nghiệm pháp Lasegue, điểm đau Valleix, cũng đã cải<br />
thiện rất rõ sau 4 tuần điều trị.<br />
Kết luận: Kỹ thuật kéo nắn cột sống thắt lưng bằng tay điều trị bệnh lý đau vùng thắt lưng do thoái hóa cột<br />
sống thắt lưng là hiệu quả, kinh tế, giúp trả lại sức khỏe tốt cho người bệnh trong độ tuổi lao động.<br />
Từ khóa: cột sống thắt lưng, hội chứng rễ thần kinh.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
SURVEY BY THE DIRECTOR OF ENGINEERING BACK PAIN REPAIR<br />
OF THE LUMBAR SPINE IN PATIENTS MANUAL DEGENERATION OF THE LUMBAR SPINE<br />
Nguyen Thi Lam, Le Sy Sam<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 221 - 225<br />
Background: Back pain is a common symptom of lower back pain, the most common cause is degeneration of<br />
the lumbar spine.<br />
Study objectives: The survey extent of lower back pain in Engineering Repair lumbar spine by hand on<br />
back pain patients with degenerative lumbar spine hospital uniform.<br />
Method: prospective study, descrptive and cross-section.<br />
Results: 68 patients with low back pain due to lumbar spinal degeneration which occupies 78% aged 40 to<br />
60 years. 84% investment in the 3 months to 2 years. Assess the level of pain reduction after 1 week repair is<br />
reduced 47%, after 2 weeks was 59% after 3 weeks was 75% and then 4 weeks dropped to 95%. Assessment of<br />
clinical symptoms and symptoms of nerve root syndrome (Lasegue-test,Valleix point) were also improved clearly<br />
visible after 4 weeks of treatment.<br />
Conclusion: Repair Engineering lumbar spine with manual treatment of lower back pain due to lumbar<br />
spinal degeneration is efficient, economic and good health the patients.<br />
Keywords: lumbar spine.<br />
* Bệnh viện Thống Nhất TP.Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Thị Lam<br />
ĐT: 0908007607<br />
<br />
Email: bsnguyenthilam@gmail.com<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br />
<br />
221<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
Đau lưng, cụ thể và chính xác là đau vùng<br />
thắt lưng, là triệu chứng lâm sàng phổ biến của<br />
bệnh lý vùng thắt lưng. Nguyên nhân thường<br />
gặp nhất là thoái hóa cột sống thắt lưng. Đối với<br />
người cao tuổi đau lưng là mối quan tâm lớn<br />
nhất. Đau lưng làm mọi sinh hoạt bị hạn chế,<br />
nặng hơn có thể nằm tại chỗ và mọi sinh hoạt<br />
phải phụ thuộc vào người khác. Cơn đau kéo<br />
dài âm ỉ khó chịu, làm cho người bệnh hoang<br />
mang sau một thời gian đã đi điều trị với nhiều<br />
biện pháp chưa đạt được hiệu quả cao. Người<br />
bệnh cao tuổi ai cũng sợ bị “va chạm dao kéo,<br />
can thiệp bằng máy móc”, Vật lý trị liệu – phục<br />
hồi chức năng (VLTL-PHCN) đã giúp phần nào<br />
xóa bỏ tâm lý của người bệnh.<br />
Riêng số lượng bệnh nhân đau lưng điều trị<br />
tại khoa VLTL-PHCN của bệnh viện Thống<br />
Nhất chiếm 1/3 số bệnh nhân đang điều trị ở<br />
đây. Hầu hết bệnh nhân không chỉ đơn thuần<br />
mắc một bệnh mà còn kèm theo cả nhiều bệnh<br />
khác như: tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường,<br />
… Vì vậy đòi hỏi phải có phương pháp điều trị<br />
chọn lọc sao cho bệnh nhân an tâm và phối hợp<br />
điều trị tốt. Phương pháp xoa bóp kéo nắn cột<br />
sống thắt lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng<br />
(THCSTL) điều trị cho bệnh nhân có kết quả rất<br />
khả quan.<br />
Hiện nay ở Việt Nam, vật lý trị liệu phục hồi<br />
chức năng ngày càng được quan tâm hơn. Bệnh<br />
nhân đau lưng đã được phục hồi vận động tốt<br />
hơn, giúp họ được tái nhập với xã hội sớm hơn.<br />
Mục tiêu của đề tài nhằm khảo sát mức độ giảm<br />
đau vùng lưng với phương pháp kéo nắn, xoa<br />
bóp CSTL bằng tay ở những bệnh nhân đau<br />
lưng do THCSTL.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
Những bệnh nhân THCSTL có đau vùng<br />
lưng và đang nằm điều trị tại khoa VLTLPHCN.<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Bệnh nhân có chống chỉ định với phương<br />
pháp kéo nắn, xoa bóp, bao gồm: Khối U cột<br />
sống, nhiễm trùng cột sống, đang dùng thuốc<br />
chống đông, mới được mổ kết hợp xương.<br />
Chẩn đoán nguyên chân đau<br />
68 bệnh nhân đưa vào nghiên cứu đã được<br />
thăm khám để chẩn đoán nguyên nhân đau thắt<br />
lưng, dựa vào:<br />
Cận lâm sàng như: Chụp XQ CSTL, chụp CT<br />
scan CSTL, chụp MRI.<br />
Lâm sàng như: Các triệu chứng của hội<br />
chứng CSTL và hội chứng rễ thần<br />
kinh/THCSTL.<br />
<br />
Qui trình thực hiện kỹ thuật kéo nắn, xoa<br />
bóp<br />
Áp dụng kỹ thuật kéo nắn theo nguyên lý<br />
vận động học và nguyên tắc sinh cơ học trong<br />
kéo nắn trị liệu. Chỉ áp dụng kéo nắn trị liệu<br />
vào thời kỳ đàn hồi và tạo hình gồm 3 thao<br />
tác: kéo, nắn, di chuyển. (ba thời kỳ bao gồm:<br />
thời kỳ đàn hồi - thời kỳ tạo hình - thời kỳ gây<br />
thương tổn thương).<br />
Mô tả kỹ thuật kéo với 3 mức độ K1, K2,<br />
K3 tùy thuộc vào 4 yếu tố là thời gian, hướng<br />
tác động, biên độ và lực tác động. Kỹ thuật<br />
nắn theo 5 mức độ N1, N2, N3, N4, N5 với 4<br />
yếu tố như trên.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.<br />
<br />
Thời gian nghiên cứu<br />
Từ ngày 01/7/2011 đến ngày 30/10/2011.<br />
<br />
222<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bảng 3: Kết quả đánh giá mức độ giảm đau<br />
Mức độ<br />
đau<br />
Nhẹ<br />
1–3đ<br />
Tr/bình<br />
4–6đ<br />
Nặng<br />
7–9đ<br />
Rất nặng<br />
10 đ<br />
T/cộng<br />
<br />
Trước<br />
Số BN sau điều trị<br />
điều trị 1 tuần 2 tuần 3 tuần 4 tuần<br />
18<br />
10<br />
8<br />
4<br />
0<br />
%<br />
56<br />
44<br />
22<br />
0<br />
8<br />
4<br />
3<br />
2<br />
0<br />
%<br />
50<br />
38<br />
25<br />
0<br />
40<br />
30<br />
15<br />
10<br />
2<br />
%<br />
75<br />
38<br />
25<br />
5<br />
2<br />
2<br />
2<br />
1<br />
1<br />
%<br />
100<br />
100<br />
50<br />
50<br />
68<br />
36<br />
28<br />
17<br />
3<br />
100<br />
52,9<br />
41,2<br />
25<br />
4,4<br />
<br />
40<br />
35<br />
30<br />
<br />
Đánh giá kết quả<br />
<br />
25<br />
<br />
So sánh mức độ giảm đau trước và sau khi<br />
sử dụng kỹ thuật kéo nắn, xoa bóp được 1 tuần,<br />
2 tuần, 3 tuần và 4 tuần, bao gồm:<br />
Thang điểm đánh giá mức độ đau do hội chứng<br />
cột sống thắt lưng là đau từ mức độ nhẹ: 1 –<br />
3điểm; đau mức độ trung bình: 4 – 6điểm; đau<br />
mức độ nặng: 7 – 9điểm; đau rất nặng: 10điểm.<br />
Thang điểm đánh giá mức độ đau do hội chứng rễ<br />
thần kinh là.<br />
Thu thập, sử lý số liệu thống kê bằng phần<br />
mềm excel 2003 và SPSS 16.0.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Đặc điểm dịch tễ nhóm nghiên cứu<br />
Bảng 1: Tuổi và giới tính nhóm nghiên cứu<br />
Tuổi<br />
40 - 49<br />
Giới<br />
Nam<br />
20<br />
Nữ<br />
18<br />
Số BN<br />
38<br />
Tỷ lệ<br />
56%<br />
<br />
50 - 59<br />
<br />
60 - 69<br />
<br />
> 75<br />
<br />
T/cộng<br />
<br />
10<br />
5<br />
15<br />
22%<br />
<br />
10<br />
2<br />
12<br />
18%<br />
<br />
2<br />
1<br />
3<br />
4%<br />
<br />
42<br />
26<br />
68<br />
100%<br />
<br />
Bảng 2: Thời gian phát bệnh đau vùng lưng.<br />
Thời gian đau<br />
< 3 tháng<br />
3 – 12 tháng<br />
13 – 24 tháng<br />
> 24 tháng<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Số BN<br />
6<br />
25<br />
32<br />
5<br />
68<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
8,8%<br />
36,7%<br />
47%<br />
7,5%<br />
100%<br />
<br />
20<br />
15<br />
10<br />
5<br />
0<br />
Truoc ĐT<br />
10 đ<br />
<br />
1 tuần<br />
2 tuần<br />
3 tuần<br />
7-9đ<br />
4-6đ<br />
<br />
4 tuần<br />
1-3đ<br />
<br />
Kết quả cho thấy: Trước điều trị có 2 bệnh<br />
nhân đau mức tối đa (điểm 10) sau 4 tuần điều<br />
trị còn 1 người, đây là bệnh nhân chấn thương<br />
cột sống có dấu hiệu chèn ép tủy, sau thời gian<br />
điều trị 4 tuần chỉ giảm đau 50% và giảm tê<br />
cũng rất chậm. 40 bệnh nhân đau mức độ nặng<br />
(7 – 9đ) sau điều trị số bệnh nhân còn đau giảm<br />
dần chỉ còn hai bệnh nhân do điều trị không liên<br />
tục. Có 8 bệnh nhân đau mức độ trung bình (3 –<br />
6đ) hoàn toàn đỡ đau sau 4 tuần sử dụng kỹ<br />
thuật kéo nắn, xoa bóp. 18 bệnh nhân đau mức<br />
độ nhẹ (