intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát thực trạng báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại Bệnh viện thành phố Thủ Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Khảo sát thực trạng báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại Bệnh viện thành phố Thủ Đức được nghiên cứu này với mục tiêu khảo sát thực trạng báo cáo và giám sát ADR tại bệnh viện thành phố Thủ Đức, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để tăng cường hiệu quả hoạt động cảnh giác dược tại bệnh viện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát thực trạng báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại Bệnh viện thành phố Thủ Đức

  1. Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 8 (2023) 120-126 INSTITUTE OF COMMUNITY HEALTH INVESTIGATION OF ADVERSE DRUG REACTION REPORTS AT THU DUC CITY HOSPITAL Nguyen Nhat Thien Tu1,2, Tran Thu Hien2, Vo Thi Bich Thuy2, Pham Thi Hang Nga2, Le Thi Minh Trang1,2, Vu Tri Thanh2, Bui Thi Huong Quynh3,4* 1 Vietnam National University Ho Chi Minh City - School of Medicine - Dong Hoa ward, Di An city, Binh Duong, Vietnam 2 Thu Đuc City Hospital - 29 Phu Chau, Tam Phu, Thu Duc, Ho Chi Minh city, Vietnam 3 University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City - 217 Hong Bang, Ward 11, District 5, Ho Chi Minh city, Vietnam 4 Thong Nhat Hospital - No. 1 Ly Thuong Kiet, Ward 7, Tan Binh District, Ho Chi Minh City, Vietnam Received 10/07/2023 Revised 01/08/2023; Accepted 25/08/2023 ABSTRACT Objective: To investigate the current practices regarding ADR reporting at Thu Duc city Hospital. Subject and method: A cross-sectional description study was conducted in ADR reports Thu Duc city hospital from January 2022 to June 2023. We collected the data including number of ADR reports, ADR reports’ quality assessed based on VigiGrade scale, drugs related to ADR, the manifestations of ADR. Results: The total number of ADR reports during the study period was 231 reports. Physicians and nurses were the primary reporters. The proportion of high-quality ADR reports was 94.8%, and the median quality score of the reports was 1. Beta-lactam antibiotics, anesthetics, and opioid analgesics were the major group of drugs causing ADR. Skin and subcutaneous tissue disorders were the most commonly reported ADRs, followed by cardiac disorders. The most frequently reported ADR manifestations were hypotension (33.8%), pruritus (29%), and rash (26.4%). Conclusion: Hospital should take more effective solutions, especially by strengthening clinical pharmacy activities to enhance ADR monitoring, ensuring safe and rational drug use. Keywords: ADR, Thu Duc city Hospital. *Corressponding author Email address: bthquynh@ump.edu.vn Phone number: (+84) 912 261 353 https://doi.org/10.52163/yhc.v64i8 120
  2. B.T.H. Quynh et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 8 (2023) 120-126 KHẢO SÁT THỰC TRẠNG BÁO CÁO PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC TẠI BỆNH VIỆN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC Nguyễn Nhật Thiên Tú1,2, Trần Thu Hiền2, Võ Thị Bích Thủy2, Phạm Thị Hằng Nga2, Lê Thị Minh Trang1,2, Vũ Trí Thanh2, Bùi Thị Hương Quỳnh3,4* 1 Khoa Y, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh - phường Đông Hòa, TP Dĩ An, Bình Dương, Việt Nam 2 Bệnh viện thành phố Thủ Đức - 29 Phú Châu, Tam Phú, thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam 3 Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh - 217 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam 4 Bệnh viện Thống Nhất - Số 1 Lý Thường Kiệt, phường 7, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam Ngày nhận bài: 10 tháng 07 năm 2023 Chỉnh sửa ngày: 01 tháng 08 năm 2023; Ngày duyệt đăng: 25 tháng 08 năm 2023 TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát thực trạng báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại bệnh viện thành phố Thủ Đức. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên các báo cáo ADR tại bệnh viện thành phố Thủ Đức từ tháng 1/2022 đến tháng 6/2023. Các thông số khảo sát bao gồm số lượng báo cáo, chất lượng báo cáo (đánh giá thông qua thang VigiGrade), loại thuốc nghi ngờ gây là ADR, biểu hiện của ADR. Kết quả: Tổng số báo cáo ADR trong thời gian khảo sát là 231 báo cáo. Bác sĩ và điều dưỡng là các đối tượng tham gia báo cáo chính. Tỷ lệ báo cáo ADR có chất lượng tốt là 94,8% và điểm trung vị chất lượng báo cáo là 1. Kháng sinh beta-lactam, thuốc gây tê và thuốc giảm đau opioid là các nhóm thuốc nghi ngờ gây ADR được ghi nhận nhiều nhất. Rối loạn da và mô dưới da là rối loạn thường gặp nhất, kế đến là rối loạn tim mạch. Các biểu hiện ADR được báo cáo nhiều nhất là hạ huyết áp (33,8%), ngứa (29%) và ban đỏ (26,4%). Kết luận: Bệnh viện cần có những giải pháp hiệu quả hơn, đặc biệt cần đẩy mạnh công tác dược lâm sàng để nâng cao hoạt động giám sát, phát hiện ADR nhằm đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Từ khoá: Phản ứng có hại của thuốc, Bệnh viện thành phố Thủ Đức. *Tác giả liên hệ Email: bthquynh@ump.edu.vn Điện thoại: (+84) 912 261 353 https://doi.org/10.52163/yhc.v64i8 121
  3. B.T.H. Quynh et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 8 (2023) 120-126 1. ĐẶT VẤN ĐỀ đối tượng tham gia báo cáo). - Thông tin về thuốc nghi ngờ gây ADR. Phản ứng có hại của thuốc (adverse drug reaction - ADR) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây - Thông tin về ADR: Mức độ nghiêm trọng của ADR, bệnh tật, tử vong, làm tăng chi phí điều trị, kéo dài thời tổ chức cơ thể bị ảnh hưởng và các biểu hiện ADR được gian nằm viện, tăng tỉ lệ nhập viện và tỉ lệ thất bại điều ghi nhận nhiều nhất. trị [4, 7]. Tại Việt Nam, hoạt động Cảnh giác Dược - Đánh giá chất lượng báo cáo ADR theo thang điểm đang ngày càng được chú trọng, đặc biệt là công tác VigiGrade của Tổ chức Y tế thế giới. Báo cáo chất giám sát ADR trong các cơ sở khám, chữa bệnh. Báo cáo ADR từ các cơ sở khám, chữa bệnh đóng vai trò rất lượng tốt là báo cáo có điểm hoàn thành trên 0,8. quan trọng trong việc phát hiện các ADR nghiêm trọng 2.6. Kỹ thuật, công cụ và quy trình thu thập số liệu và ADR của thuốc mới, từ đó làm cơ sở để các cơ quan Từ dữ liệu lưu trữ về báo cáo ADR tại Tổ Dược lâm quản lý có những đánh giá đầy đủ về độ an toàn của thuốc khi đưa ra thị trường [8]. Bệnh viện thành phố sàng – thông tin thuốc bệnh viện thành phố Thủ Đức, Thủ Đức là một bệnh viện hạng 1 với nhu cầu điều trị nghiên cứu viên tiến hành chọn toàn bộ báo cáo ADR, và nhu cầu sử dụng thuốc đa dạng, tuy nhiên công tác nhập liệu và phân tích số liệu theo các tiêu chí của báo cáo ADR của bệnh viện vẫn chưa được đánh giá nghiên cứu. đầy đủ. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục 2.7. Xử lý và phân tích số liệu tiêu khảo sát thực trạng báo cáo và giám sát ADR tại bệnh viện thành phố Thủ Đức, từ đó đưa ra các giải Số liệu được xử lý bằng Microsoft Excel 2016. Sử dụng pháp phù hợp để tăng cường hiệu quả hoạt động cảnh thống kê mô tả để trình bày dữ liệu. giác dược tại bệnh viện. 2.8. Đạo đức nghiên cứu Mọi thông tin về bệnh nhân đều được bảo mật. Các nội 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU dung nghiên cứu được tiến hành tuân theo quy trình đạo đức của hội đồng khoa học bệnh viện thành phố 2.1. Thiết kế nghiên cứu Thủ Đức. Nghiên cứu cắt ngang mô tả. 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU - Địa điểm: Bệnh viện thành phố Thủ Đức. 3.1. Số lượng báo cáo và cơ cấu báo cáo - Thời gian tiến hành nghiên cứu: tháng 6-7/2023. Trong giai đoạn từ tháng 1/2022 đến tháng 6/2023, 2.3. Đối tượng nghiên cứu bệnh viện thành phố Thủ Đức đã ghi nhận 231 báo cáo Tất cả báo cáo ADR tại bệnh viện thành phố Thủ Đức ADR. Điều dưỡng và bác sĩ là các đối tượng tham gia trong giai đoạn từ tháng 1/2022 đến 6/2023. báo cáo nhiều nhất với tỷ lệ lần lượt là 49,4% và 42,4%, 2.4. Cỡ mẫu, chọn mẫu trong khi đó dược sĩ chỉ chiếm 6,9%. Khoa Gây mê hồi Chọn mẫu toàn bộ. sức là khoa có số lượng báo cáo ADR nhiều nhất trong nghiên cứu (66,7%), tiếp đến là khoa Nhi và khoa Dược 2.5. Nội dung nghiên cứu cùng chiếm tỷ lệ 6,5%. Hình 1 thể hiện sự phân bố số - Số lượng báo cáo và cơ cấu báo cáo (khoa/phòng và lượng báo cáo ADR theo từng tháng. 122
  4. B.T.H. Quynh et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 8 (2023) 120-126 Hình 1. Phân bố số lượng báo cáo ADR theo từng tháng (Tổng n = 231) 3.2. Thông tin về thuốc nghi ngờ gây ADR nhận nhiều nhất (97 báo cáo), tiếp đến là thuốc gây tê tại chỗ (74 báo cáo). Trong đó, các hoạt chất có tần suất Vì một báo cáo có thể có một hoặc nhiều thuốc nghi ghi nhận ADR cao nhất lần lượt bupivacain (31,6%), ngờ nên tổng số thuốc nghi ngờ gây ADR trong 231 báo cefazolin (15,2%) và fentanyl (11,7%). Bảng 1 trình cáo là 272 thuốc, với trung bình 1,2 thuốc/1 báo cáo. bày các nhóm dược lý và thuốc nghi ngờ gây ADR Kháng sinh là nhóm thuốc nghi ngờ gây ADR được ghi trong nghiên cứu. Bảng 1. Các nhóm dược lý và thuốc nghi ngờ gây ADR (n = 231) Tiêu chí khảo sát Số lượng Tỷ lệ % Nhóm dược lý Kháng khuẩn nhóm beta lactam 76 32,9 Thuốc gây tê tại chỗ 74 32 Thuốc giảm đau opioid 28 12,1 Thuốc kháng khuẩn khác 21 9,1 Thuốc chống ung thư 16 6,9 Vắc xin 13 5,6 Các nhóm thuốc khác 44 18,6 Hoạt chất Bupivacain 73 31,6 Cefazolin 35 15,2 Fentanyl 27 11,7 Ceftriaxone 24 10,4 Vancomycin 13 5,6 Oxaliplatin 7 3 Khác 93 40,3 Chú thích: Một báo cáo có thể có >1 thuốc nghi ngờ gây ADR, tỷ lệ % được tính trên tổng số báo cáo 123
  5. B.T.H. Quynh et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 8 (2023) 120-126 3.3. Thông tin về ADR cáo nhiều nhất là hạ huyết áp (33,8%), ngứa (29%) và ban đỏ (26,4%). Nghiên cứu chỉ ghi nhận 1 trường hợp Phần lớn các trường hợp ADR được đánh giá là không sốc phản vệ nghi ngờ do ceftriaxone. Mức độ nghiêm nghiêm trọng (70,6%). Kết quả khảo sát cho thấy rối trọng của ADR, các tổ chức cơ thể bị ảnh hưởng và một loạn da và mô dưới da là rối loạn thường gặp nhất, kế số biểu hiện ADR ghi nhận nhiều nhất trong nghiên cứu đến là rối loạn tim mạch. Các biểu hiện ADR được báo được trình bày trong Bảng 2. Bảng 2. Mức độ nghiêm trọng, các tổ chức cơ thể bị ảnh hưởng và một số biểu hiện ADR được báo cáo nhiều nhất Tiêu chí khảo sát Tần số Tỷ lệ % Mức độ nghiêm trọng Không nghiêm trọng 163 70,6 Nhập viện/kéo dài thời gian nằm viện 28 12,1 Đe dọa tính mạng 40 17,3 Tổ chức cơ thể bị ảnh hưởng Rối loạn da và mô dưới da 110 47,6 Rối loạn tim mạch 81 35,1 Rối loạn toàn thân và phản ứng tại vị trí dùng thuốc 16 6,9 Rối loạn hệ tiêu hóa 14 6,1 Rối loạn hệ hô hấp, ngực và trung thất 5 2,2 Rối loạn hệ tiết niệu 3 1,3 Rối loạn hệ thần kinh 2 0,9 Biểu hiện ADR thường gặp nhất* Hạ huyết áp 78 33,8 Ngứa 67 29 Ban đỏ 61 26,4 Mày đay 27 11,7 Buồn nôn, nôn 20 8,7 Chú thích: *Một báo cáo có thể ghi nhận 1 hoặc nhiều 4. BÀN LUẬN VÀ KẾT LUẬN biểu hiện ADR, tỷ lệ % tính trên tổng số báo cáo Trong giai đoạn 1/2022 đến 6/2023, bệnh viện thành 3.4. Chất lượng báo cáo ADR phố Thủ Đức đã ghi nhận 231 báo cáo ADR. Nhìn Điểm trung vị chất lượng của các báo cáo khi đánh giá chung, số lượng báo cáo ADR có xu hướng tăng vào bằng thang điểm VigiGrade là 1. Tỷ lệ báo cáo ADR có những tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023. Nguyên chất lượng tốt trong nghiên cứu là 94,8%. Các báo cáo nhân một phần có thể đến từ việc triển khai mạng lưới chất lượng chưa tốt chủ yếu do không ghi nhận chỉ định giám sát ADR tại bệnh viện, dưới sự hỗ trợ từ bệnh viện của thuốc nghi ngờ hoặc thiếu thông tin về ngày bắt đầu Thống Nhất. Chương trình tập huấn trao đổi chuyên sử dụng thuốc. môn đến từ các dược sĩ lâm sàng Bệnh viện Thống Nhất 124
  6. B.T.H. Quynh et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 8 (2023) 120-126 triển khai tại Bệnh viện thành phố Thủ Đức nằm trong Hạ huyết áp là biểu hiện ADR được báo cáo nhiều nhất mô hình “Đôi bạn cùng tiến”. Tháng 10/2022, bệnh viện trong nghiên cứu. 73/78 báo cáo về tình trạng hạ huyết thành phố Thủ Đức đã điều chỉnh, cập nhật quy trình áp đều có liên quan đến việc sử dụng bupivacain trong báo cáo ADR; đồng thời triển khai mạng lưới giám sát gây tê tủy sống. Hạ huyết áp vốn là một tai biến thường ADR bao gồm dược sĩ lâm sàng và một điều dưỡng tại gặp trong gây tê tủy sống. Cơ chế gây hạ huyết áp chủ mỗi khoa lâm sàng để làm đầu mối tiếp nhận, báo cáo yếu liên quan đến tác dụng ức chế thần kinh giao cảm ADR về khoa Dược. Trước khi thành lập mạng lưới, của thuốc tê khi bơm vào tủy sống gây giãn mạch và khi có ADR xảy ra, cán bộ y tế sẽ liên hệ với bộ phận giảm tần số tim; ngoài ra còn có vai trò của các yếu tố Dược lâm sàng của khoa Dược. Dược sĩ lâm sàng sau khác như mất máu, sử dụng thuốc tăng co tử cung… khi tiếp nhận thông tin sẽ trực tiếp tới khoa phòng để [1]. Bên cạnh hạ huyết áp, các biểu hiện rối loạn da và ghi nhận, hoàn thiện báo cáo và tư vấn cho bác sĩ hướng tổ chức dưới da (ngứa, ban đỏ, mày đay) cũng chiếm tỷ xử trí phù hợp. Tuy nhiên số lượng dược sĩ lâm sàng lệ cao trong nghiên cứu. Đây là những ADR dễ nhận của bệnh viện còn hạn chế, việc liên hệ với khoa Dược biết, phổ biến trên thực hành lâm sàng và có thể xảy ra đôi khi gặp khó khăn, do đó thông tin về ADR có thể bị ở 2-3% bệnh nhân nội trú [5]. Chúng tôi chỉ ghi nhận bỏ sót hoặc không được cập nhật đầy đủ. Việc thành lập 1 trường hợp sốc phản vệ do ceftriaxone (0,4%), thấp mạng lưới giám sát ADR đã đảm bảo các ADR được hơn kết quả của Nguyễn Khắc Dũng và cộng sự (2019). ghi nhận một cách kịp thời và đầy đủ hơn. Ngoài số Trong nghiên cứu này, tỷ lệ sốc phản vệ do thuốc ghi lượng báo cáo, chất lượng báo cáo cũng là tiêu chí quan nhận từ các báo cáo ADR trong cơ sở Cảnh giác dược trọng để đánh giá hoạt động báo cáo ADR [2]. Phần quốc gia giai đoạn 2010 – 2016 là 13,2% [6]. lớn báo cáo ADR tại bệnh viện thành phố Thủ Đức đều Nhìn chung, số lượng báo cáo ADR của bệnh viện có xu được đánh giá là có chất lượng tốt. Các thông tin trong hướng gia tăng, tuy nhiên báo cáo chủ yếu đến từ khoa báo cáo được ghi nhận tương đối đầy đủ, đặc biệt là các Gây mê hồi sức – đơn vị có dược sĩ thường trực tại khoa thông tin quan trọng như biểu hiện ADR, thời gian xuất và báo cáo chủ yếu là các ADR loại B. Tỷ lệ báo cáo hiện phản ứng và thuốc nghi ngờ gây ADR. ADR loại A còn thấp. Do đó, bệnh viện cần có những Khoa Gây mê hồi sức là đơn vị có số lượng báo cáo giải pháp tổng thể hơn như tập huấn định kỳ nhằm nâng ADR cao nhất bệnh viện. Đây cũng là đơn vị duy nhất cao nhận thức của nhân viên y tế về hoạt động báo cáo trong bệnh viện có một dược sĩ thường trực tại khoa. ADR. Bệnh viện cũng cần triển khai mạnh mẽ công tác Như vậy, sự hiện diện của dược sĩ tại các khoa lâm sàng dược lâm sàng để tăng khả năng giám sát, phát hiện là một yếu tố giúp nâng cao hoạt động cảnh giác dược, ADR và giảm thiểu các ADR có thể phòng ngừa được. thúc đẩy công tác phát hiện, giám sát và báo cáo ADR. Tại bệnh viện thành phố Thủ Đức, điều dưỡng và bác sĩ Hạn chế và hướng khắc phục là các đối tượng chính tham gia báo cáo ADR. Số lượng Nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu hồi cứu và thời báo cáo từ dược sĩ chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (6,9%). Nguyên gian khảo sát cũng tương đối ngắn. Chúng tôi đề nghị nhân có thể do bộ phận dược lâm sàng vẫn chưa triển thực hiện các nghiên cứu tiến cứu với thời gian khảo sát khai hoạt động đi buồng thường xuyên dẫn tới hạn chế dài hơn để đánh giá toàn diện công tác báo cáo ADR tại khả năng tiếp cận với bệnh nhân và hồ sơ bệnh án. Bệnh viện thành phố Thủ Đức. Kháng sinh, đặc biệt là kháng sinh beta lactam là nhóm thuốc nghi ngờ gây ADR được báo cáo nhiều nhất. Kết KẾT LUẬN quả này tương đồng với nghiên cứu của Trần Lê Vương Đại tại bệnh viện Bạch Mai (2021) và nghiên cứu của Bệnh viện cần có những giải pháp tổng thể hơn, đặc Trần Thị Ngân tại bệnh viện đa khoa quốc tế Hải Phòng biệt cần đẩy mạnh công tác dược lâm sàng để nâng cao (2022) [2], [3]. Các nhóm thuốc thường gặp khác là hoạt động giám sát, phát hiện ADR nhằm đảm bảo sử thuốc gây tê tại chỗ (bupivacain, lidocain) và thuốc giảm dụng thuốc an toàn, hợp lý. đau opioid (fentanyl, morphine). Kết quả này phù hợp với cơ cấu báo cáo tại bệnh viện khi khoa Gây mê hồi sức là đơn vị có số lượng báo cáo nhiều nhất. Các loại thuốc TÀI LIỆU THAM KHẢO thường được sử dụng tại khoa Gây mê hồi sức là kháng sinh, thuốc gây tê, gây mê và thuốc giảm đau. [1] Phan Văn Hảo, Nguyễn Toàn Thắng, Hiệu quả 125
  7. B.T.H. Quynh et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 8 (2023) 120-126 dự phòng tụt huyết áp của các liều truyền tĩnh [5] Nayak S, Acharjya B, Adverse cutaneous drug mạch noradrenalin khác nhau trong gây tê tủy reaction. Indian J Dermatol, 2008, 53(1): 2-8. sống để mổ lấy thai. Tạp chí Y học Việt Nam, [6] Nguyen KD, Nguyen HA, Vu DH et al., 2023, 522: 279-284. Drug-Induced Anaphylaxis in a Vietnamese [2] Trần Lê Vương Đại, Trần Ngân Hà, Bùi Thị Pharmacovigilance Database: Trends and Ngọc Thực và cs, Thực trạng hoạt động báo cáo Specific Signals from a Disproportionality phản ứng có hại của thuốc tại bệnh viện Bạch Analysis. Drug Saf., 2019, 42(5): 671-682. Mai giai đoạn 2013- 2019, Tạp chí Y học Việt Nam, 2021, 498: 142-147. [7] Pirmohamed M, James S, Meakin S et al., Adverse drug reactions as cause of admission to [3] Trần Thị Ngân, Nguyễn Thị Diệu, Nguyễn Thị hospital: prospective analysis of 18 820 patients”. Thu Phương và cs, Phân tích hoạt động báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại bệnh viện đa khoa BMJ, 2004, 329(7456): 15-19. quốc tế Hải Phòng giai đoạn 03/2020 - 02/2021. [8] World Health Organization, Quality Assurance Tạp chí Y học Việt Nam, 2022, 515: 45-50. and Safety of Medicines Team.  The safety [4] Le Louët H, Pitts PJ, Twenty-First Century Global of medicines in public health programmes: ADR Management: A Need for Clarification, pharmacovigilance, an essential tool. https:// Redesign, and Coordinated Action. Ther Innov apps.who.int/iris/handle/10665/43384, 2006. Regul Sci, 2023, 57(1): 100-103. Accessed July 15, 2023 126
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
47=>2