Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
scaffold materials. Biomaterials 27: 5658-5668<br />
<br />
.<br />
<br />
KHẢO SÁT SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Ở TRẺ EM SUY THẬN MẠN<br />
(2005 - 2008)<br />
Trần Thị Mộng Hiệp<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát sự phát triển thể chất ở trẻ bị suy thận mạn (STM) nhập<br />
viện tại bệnh viện Nhi Đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM),Việt Nam.<br />
Đối tượng: Nghiên cứu được thực hiện trên 146 bệnh nhi STM nhập viện tại bệnh viện Nhi Đồng 2<br />
từ tháng 1/2005 đến tháng 12/2008.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu mô tả.<br />
Kết quả: Tuổi trung vị là 12 tuổi, 55% (80/146) là trẻ nam. Bệnh thận gốc bao gồm bệnh lý cầu thận<br />
(32%), bệnh lý bẩm sinh và di truyền (29%), 39% còn lại không không được khảo sát nguyên nhân.<br />
Giá trị trung bình của độ lệch chuẩn của chiều cao, cân nặng và chỉ số khối cơ thể (BMI) lần lượt là 2,92±1,71, -1,96±1,03, -1,73±1,69. Tỉ lệ chậm phát triển chiều cao là 72% và thiếu cân là 57%. Trẻ mắc<br />
bệnh thận bẩm sinh và di truyền bị chậm phát triển thể chất nhiều hơn trẻ bị bệnh thận mắc phải.<br />
Kết luận: Phát triển thể chất ở trẻ STM nhập viện tại TP HCM bị ảnh hưởng nặng nề. Cần theo dõi<br />
và can thiệp cho sự phát triển thể chất của trẻ STM, đặc biệt cho nhóm trẻ bệnh thận bẩm sinh.<br />
Từ khóa: Độ lệch chuẩn;Cân nặng; Chiều cao; Chỉ số khối cơ thể;Bệnh thận bẩm sinh<br />
<br />
ABSTRACT<br />
GROWTH SURVEY OF CHRONIC RENAL FAILURE IN CHILDREN (2005-2008)<br />
Tran Thi Mong Hiep * Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 – No.1 – 2012: 17 - 21<br />
Objective: The aim of this study was to investigate the growth survey in children with chronic renal<br />
failure (CRF) hospitalized in Hospital Nhi Dong 2, Vietnam.<br />
* Bộ Môn Nhi Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch - Khoa Thận – Nội Tiết BV Nhi Đồng 2<br />
Tác giả liên lạc: TS.BS Trần Thị Mộng Hiệp ĐT: 0908.198.104 Email: tranmonghiep@yahoo.fr<br />
<br />
Patients and methods: We reviewed from January 2005 to December 2008 the records of 146<br />
children with CRF hospitalized in in Hospital Nhi Dong 2.<br />
Results: The median age was 12 years, 55% (80/146) were boys. Causes of CRF included<br />
glomerulonephritis (32%), congenital/hereditary anomalies (29%) but in 39% of children, the etiology was<br />
unavailable. The mean and standard deviation of height, weight and BMI were -2,92 ± 1,71, -1,96 ± 1,03<br />
and -1,73±1,69, respectively. Growth retardation was found in 72% and weight deficiency in 57%. Growth<br />
retardation was more frequent in patients with congenital and hereditary diseases than those with<br />
glomerular diseases.<br />
Conclusion: Our data shows a severe growth failure in CRF children hospitalized in HoChiMinh<br />
City. Intervention on growth development is needed, especially for CRF children with congenital/hereditary<br />
diseases.<br />
<br />
18<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Keywords: Standard deviation; Height; Weight; Body mass index;Congenital nephropathy.<br />
pháp hồi cứu, mô tả.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tiên lượng cho trẻ em mắc bệnh suy thận<br />
mạn (STM) thường không khả quan do có<br />
nhiều bệnh đi kèm và tỉ lệ tử vong còn cao,<br />
đặc biệt đối với trẻ em ở các nước đang phát<br />
triển. Bệnh đi kèm thường gặp nhất là nhóm<br />
bệnh tim mạch, loạn dưỡng xương và chậm<br />
phát triển thể chất(1,4,11). Chậm phát triển thể<br />
chất (CPTTC) là vấn đề phổ biến và quan<br />
trọng ở bệnh nhi STM. CPTTC còn gây ra<br />
những vấn đề sức khỏe, các rối loạn tâm lý<br />
cũng như làm gia tăng nguy cơ tử vong ở trẻ<br />
STM(12).<br />
Nguyên nhân của CPTTC ở trẻ em gồm<br />
nhiều yếu tố: bất thường về sự bài tiết<br />
hormone, suy dinh dưỡng, thiếu máu, toan<br />
chuyển hóa và loạn dưỡng xương(3). Do đó<br />
việc phát hiện sớm và áp dụng các phương<br />
pháp điều trị thích hợp đối với các biến chứng<br />
liên quan đến bệnh thận mạn sẽ giúp cải thiện<br />
sự tăng trưởng và phát triển của trẻ đồng thời<br />
đảm bảo cho các bệnh nhi có một cuộc sống<br />
tương đối bình thường.<br />
Mặc dù các phương pháp điều trị và theo<br />
dõi bệnh nhi STM đã có nhiều tiến bộ nhưng<br />
sự tăng trưởng về thể chất ở trẻ em vẫn chưa<br />
có cách giải quyết tối ưu. Theo y văn, khoảng<br />
50% bệnh nhi STM có biểu hiện chậm phát<br />
triển thể chất so với trẻ em ở cùng độ tuổi(7).<br />
Bản báo cáo năm 2007 ở Bắc Mỹ North<br />
American Pediatric Renal Transplant and<br />
Collaborative Studies (NAPRTCS) ghi nhận<br />
36% trong tổng số 6794 bệnh nhi STM có biểu<br />
hiện chậm phát triển chiều cao vào thời điểm<br />
nhập viện(5). Ở Tunisia, tỉ lệ chậm phát triển<br />
về chiều cao ở trẻ bị STM là 64%(14).<br />
Tại Việt Nam hiện nay có rất ít công trình<br />
nghiên cứu đánh giá đặc điểm nhân trắc học<br />
trên trẻ em STM. Vì vậy, việc đánh giá tình trạng<br />
phát triển thể chất ở các trẻ STM là cần thiết.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu được thực hiện theo phương<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu<br />
Từ tháng 1 năm 2005 đến tháng 12 năm<br />
2008, có 146 bệnh nhân từ 1 – 15 tuổi được<br />
chẩn đoán STM nhập viện tại BV Nhi Đồng 2.<br />
STM được phân loại theo độ lọc cầu thận<br />
và theo định nghĩa của K/DOQI (the Kidney<br />
Disease Outcomes Quality Initiative)(9):<br />
Giai đoạn 1: Độ lọc cầu thận ≥ 90<br />
ml/phút/1,73m2.<br />
Giai đoạn 2: Độ lọc cầu thận từ 60 - 89<br />
ml/phút/1,73m2.<br />
Giai đoạn 3: Độ lọc cầu thận từ 30 - 59<br />
ml/phút/1,73m2.<br />
Giai đoạn 4: Độ lọc cầu thận từ 15 - 29<br />
ml/phút/1,73m2.<br />
Giai đoạn 5: Độ lọc cầu thận < 15<br />
ml/phút/1,73m2.<br />
STM giai đoạn cuối được định nghiã khi<br />
GFR < 15 ml/min/1,73m2(2).<br />
Độ lọc cầu thận (Glomerular Filtration<br />
Rate, GFR) có thể được tính theo công thức<br />
Schwartz và được định nghĩa như sau(9):<br />
GFR (ml/min/1,73m2) = k x Height (cm)/<br />
serum creatinine (mg/dl)<br />
k = 0,45 cho trẻ từ 0 to 18 tháng tuổi<br />
0,55 cho trẻ > 2 tuổi, và trẻ gái tuổi dậy thì<br />
0,70 trẻ trai tuổi dậy thì<br />
Ngoài tiêu chuẩn độ lọc cầu thận, chẩn<br />
đoán STM dựa vào các đặc điểm lâm sàng,<br />
siêu âm cho kết quả 2 thận teo hoặc tăng<br />
urê/máu trên 3 tháng.<br />
Nghiên cứu này chỉ khảo sát những<br />
trường hợp nhập viện lần đầu tiên.<br />
Tất cả các bệnh nhân đều được đo cân<br />
nặng và chiều cao.<br />
Chậm phát triển chiều cao và cân nặng<br />
được định nghĩa khi trị số chiều cao và cân<br />
nặng theo chuẩn dưới –2 độ lệch chuẩn. Do<br />
chưa có chuẩn phát triển thể chất của trẻ em<br />
<br />
19<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Việt Nam, chúng tôi tạm sử dụng chuẩn của<br />
trẻ em Nhật Bản(10).<br />
Chỉ số khối cơ thể (BMI) được tính theo<br />
công thức:<br />
Cân nặng (kg)<br />
BMI (kg/m2) =<br />
[Chiều cao (m)]2<br />
<br />
Các tham số về nhân khẩu học (nơi sinh,<br />
tuổi, giới), tiền sử (cân nặng lúc sinh, tiền căn<br />
bệnh lý), đặc điểm nhân trắc học (cân nặng,<br />
chiều cao), đặc điểm lâm sàng (bệnh thận<br />
nguyên phát, các dị dạng bẩm sinh đi kèm),<br />
các xét nghiệm sinh học (máu và nước tiểu) và<br />
các chỉ định điều trị được thu thập vào hồ sơ<br />
bệnh án.<br />
<br />
Xử lý thống kê<br />
Số liệu liên tục được thể hiện bằng trị số<br />
trung bình và độ lệch chuẩn hoặc bằng<br />
trung vị.<br />
Các tham số nhân trắc học (cân nặng,<br />
chiều cao, BMI) và nguyên nhân bệnh thận<br />
gốc được khảo sát bằng test Chi-square;<br />
ngưỡng ý nghĩa thống kê được xác định khi P<br />
< 0,05. Khảo sát thống kê bằng phần mềm<br />
SPSS 15.0 for Windows (SPSS, Chicago,<br />
Illinois, USA) và NCSS 97 (NCSS, Kaysville,<br />
Utah, USA).<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Đặc điểm nhân khẩu học<br />
Trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm<br />
2005 đến tháng 12 năm 2008, có 146 bệnh nhi<br />
STM nhập viện tại BV Nhi Đồng 2. Trong số<br />
đó, 19% (n=28) sinh sống tại TP HCM, 48% (n=<br />
70) đến từ miền Trung, 33% (n=48) từ miền<br />
Nam.<br />
Lúc nhập viện, 80% (117/146) bệnh nhi đã<br />
mắc STM giai đoạn cuối. Tuổi trung bình và<br />
trung vị lúc nhập viện lần lượt là 11,2±3,8 tuổi<br />
và 12 tuổi và 55% (80/146) là trẻ trai.<br />
<br />
Nguyên nhân bệnh thận nguyên phát<br />
Số bệnh nhân không được khảo sát<br />
<br />
20<br />
<br />
nguyên nhân là 39% (57/146). Phần còn lại,<br />
bệnh cầu thận chiếm 32% (47/146), nguyên<br />
nhân bẩm sinh được tìm thấy trong 23%<br />
(34/146) và nguyên nhân di truyền trong 6%<br />
(8/146).<br />
Dị dạng đường niệu là nguyên nhân chính<br />
trong nhóm nguyên nhân bệnh thận bẩm sinh<br />
(18/34; 53%). Trào ngược bàng quang niệu<br />
quản được tìm thấy trong 2 trường hợp. Thiểu<br />
sản thận được chẩn đoán trong 47% (16/34)<br />
các trường hợp bệnh thận bẩm sinh.<br />
Trong nhóm nguyên nhân do di truyền, có<br />
3 ca bệnh thận đa nang di truyền theo tính<br />
liệt. Hội chứng thận hư kháng Corticoid là<br />
nguyên nhân thường gặp nhất và được chẩn<br />
đoán trong 57% (27/47) các trường hợp có tổn<br />
thương cầu thận.<br />
<br />
Đặc điểm nhân trắc học<br />
Độ lệch chuẩn chiều cao và cân nặng trung<br />
bình<br />
Giá trị trung bình của ĐLC chiều cao và<br />
ĐLC cân nặng của trẻ STM rất thấp. Chiều cao<br />
của trẻ bị ảnh hưởng nặng nề hơn so với cân<br />
nặng (bảng 1).<br />
Bảng 1: Trung bình của độ lệch chuẩn chiều cao<br />
và cân nặng<br />
<br />
Tổng<br />
Nam<br />
Nữ<br />
<br />
Độ lệch chuẩn (ĐLC)<br />
Chiều cao<br />
Cân nặng<br />
-2,92 ± 1,71<br />
-1,96 ± 1,03<br />
-2,98 ± 1,77<br />
-1,83 ± 1,07<br />
-2,82 ± 1,61<br />
-2,18 ±0,95<br />
<br />
Chỉ số khối cơ thể (BMI)<br />
Chỉ số BMI lúc nhập viện ở trẻ STM cũng<br />
rất thấp (bảng 2) và tỉ lệ trẻ có bách phân vị<br />
của BMI < 5 là 35,6%.<br />
Bảng 2: Trung bình BMI và độ lệch chuẩn (ĐLC)<br />
BMI<br />
2<br />
<br />
Tổng<br />
Nam<br />
Nữ<br />
<br />
BMI (kg/m )<br />
15,10 ± 2,06<br />
15,47 ± 2,28<br />
14,66 ± 1,69<br />
<br />
ĐLC BMI<br />
-1,73 ± 1,69<br />
-1,44 ± 1,85<br />
-2,08 ± 1,43<br />
<br />
Đặc điểm chiều cao<br />
Tỉ lệ trẻ có biểu hiện chậm phát triển chiều<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 1 * 2012<br />
cao ≤-2 ĐLC là 72% (105/146).<br />
Không ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê về tỉ lệ chậm phát triển chiều cao ở 2<br />
giới.<br />
Trong nhóm có nguyên nhân, nhóm bệnh<br />
thận bẩm sinh có tổn thương chiều cao<br />
(83,3%) nặng hơn nhóm mắc phải (57,4%)<br />
(bảng 3).<br />
Bảng 3: Khảo sát chiều cao và bệnh thận gốc<br />
(Test Chi-square, p-value = 0,01)<br />
Bệnh thận gốc<br />
Bẩm sinh và di truyền<br />
Mắc phải<br />
<br />
>-2 ĐLC<br />
n (%)<br />
7(16,7)<br />
20(42,6)<br />
<br />
≤-2 ĐLC<br />
n (%)<br />
35(83,3)<br />
27(57,4)<br />
<br />
Tổng<br />
42<br />
47<br />
<br />
Đặc điểm cân nặng<br />
Tỉ lệ trẻ STM có biểu hiện thiếu cân là<br />
57%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống<br />
kê của tỉ lệ trẻ thiếu cân ở 2 giới.<br />
Tỉ lệ thiếu cân ở nhóm bệnh thận bẩm sinh<br />
(64%) cao hơn nhóm mắc phải (36%) (Bảng 4).<br />
Bảng 4: Khảo sát cân nặng và bệnh thận gốc<br />
Bệnh thận gốc<br />
Bẩm sinh và di truyền<br />
Mắc phải<br />
<br />
>-2 ĐLC<br />
n (%)<br />
15(36)<br />
30(64)<br />
<br />
≤-2 ĐLC<br />
n (%)<br />
27(64)<br />
17(36)<br />
<br />
Tổng<br />
42<br />
47<br />
<br />
(Test Chi-square, p-value= 0,01)<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Chậm phát triển chiều cao<br />
Trung bình độ lệch chuẩn (ĐLC) chiều cao<br />
ở trẻ STM trong nhóm nghiên cứu là 2,92±1,71. Kết quả này cũng tương tự nghiên<br />
cứu ở Ấn Độ với trung bình ĐLC chiều cao<br />
trẻ STM là -2,9(6). Năm 2002, nghiên cứu ở<br />
Malaysia cho thấy ĐLC chiều cao rất thấp<br />
trên những bệnh nhi được thẩm phân phúc<br />
mạc: -2,71±1,37(13). Trong khi đó ở Hoa Kỳ,<br />
nhờ vào chiến lược chăm sóc và quản lý, trẻ<br />
STM có trung bình ĐLC chiều cao là 1,45±0,02(5).<br />
Tỉ lệ trẻ chậm phát triển chiều cao của lô<br />
nghiên cứu là 72%. Kết quả này cũng tương tự<br />
trên nghiên cứu ở các nước đang phát triển<br />
như ở Tunisia tỉ lệ trẻ chậm phát triển thể chất<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
là 62%(14). Ở Malaysia tỉ lệ chậm phát triển về<br />
chiều cao là 62% đối với trẻ thẩm phân phúc<br />
mạc(13). Theo nghiên cứu của NAPRTCS ở Bắc<br />
Mỹ năm 2007, tỉ lệ trẻ chậm phát triển về<br />
chiều cao của trẻ STM là 35,6%(5). Tỉ lệ chậm<br />
phát triển thể chất ở bệnh nhi STM trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi khá cao do phần lớn<br />
trẻ nhập viện ở giai đoạn trễ khi đã xảy ra các<br />
biến chứng như toan chuyển hóa, loạn dưỡng<br />
xương làm ảnh hưởng nặng nề đến chiều cao.<br />
Ở các nước phát triển, nhờ chiến lược phát<br />
hiện sớm những bệnh thận mạn, chương trình<br />
quản lý bệnh nhi STM cũng như việc sử dụng<br />
sớm hormone tăng trưởng, đã giúp cải thiện<br />
chiều cao của trẻ STM(8).<br />
Tổn thương chiều cao trong nghiên cứu<br />
của chúng tôi đặc biệt trầm trọng ở những trẻ<br />
bị bệnh thận bẩm sinh. Trẻ bị bệnh thận bẩm<br />
sinh có tổn thương chiều cao là 83,3 % nhiều<br />
hơn so với nhóm bệnh thận mắc phải (57,4%).<br />
Nghiên cứu của NAPRTCS năm 2007 cũng<br />
cho thấy ĐLC chiều cao thấp nhất ở những trẻ<br />
em bị bệnh thận bẩm sinh đặc biệt là loạn sản<br />
thận và tắc nghẽn đường niệu(5). Theo y văn<br />
trẻ bị giảm sản thận và loạn sản thận có tình<br />
trạng mất điện giải qua đường niệu quá mức<br />
có thể là nguyên nhân dẫn đến chậm phát<br />
triển chiều cao. Việc điều chỉnh tình trạng<br />
nước điện giải có thể làm cải thiện sự phát<br />
triển chiều cao(8).<br />
<br />
Chậm phát triển cân nặng<br />
Tỉ lệ trẻ thiếu cân trong nghiên cứu là<br />
58%. Trung bình ĐLC cân nặng trong lô<br />
nghiên cứu của chúng tôi là -1,96±1,03. Kết<br />
quả này tương tự nghiên cứu ở Ấn Độ và<br />
Malaysia trong đó trung bình ĐLC cân nặng<br />
lần lượt là -1,90 và -1,99(6,13).<br />
Mặc dù không thể so sánh với dân số<br />
nghiên cứu ở Bắc Mỹ với trung bình ĐLC cân<br />
nặng ở trẻ STM là -0,89(5), chúng tôi nhận thấy<br />
tình trạng dinh dưỡng của trẻ STM tại Việt<br />
Nam cũng như tại các nước đang phát triển<br />
khác rất thấp.<br />
Việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở trẻ<br />
<br />
21<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
STM nếu chỉ dựa trên cân nặng theo tuổi sẽ<br />
rất dễ bị sai lệch do một số bệnh nhân có thể<br />
có triệu chứng phù đi kèm. Do đó, cần đánh<br />
giá thêm dựa vào chỉ số khối cơ thể.<br />
<br />
Chỉ số khối cơ thể (BMI)<br />
Chỉ số BMI ở trẻ STM trong nghiên cứu rất<br />
thấp: 15,10±2,06. Kết quả nghiên cứu này cũng<br />
tương tự với nghiên cứu ở Malaysia trên bệnh<br />
nhi thẩm phân phúc mạc với chỉ số BMI trung<br />
bình là 16,70±2,10(13). Điều này chứng tỏ tình<br />
trạng dinh dưỡng của trẻ rất thiếu. Do vậy,<br />
cần có chế độ ăn phù hợp cho trẻ suy thận<br />
mạn, giúp cho trẻ tăng trưởng và phát triển<br />
tối ưu. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bác<br />
sĩ lâm sàng và chuyên gia dinh dưỡng trong<br />
việc điều trị và chăm sóc bệnh nhi suy thận<br />
mạn.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Sự phát triển thể chất của trẻ STM bị tổn<br />
thương nặng nề. Ngoài việc điều trị bệnh, việc<br />
hỗ trợ dinh dưỡng và điều chỉnh điện giảitoan hóa máu cho bệnh nhân STM nhằm cải<br />
thiện chiều cao, cân nặng là cần thiết.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
22<br />
<br />
Langman CB, Brooks ER: Renal osteodystrophy in children:<br />
a systemic disease associated with cardiovascular<br />
manifestations. Growth Horm IGF Res 2006, 16(Suppl A):7983.<br />
Levey AS, Coresh J, Balk E: National Kidney Foundation<br />
practice guidelines for chronic kidney disease: evaluation,<br />
classification, and statification. Ann Intern Med 2003,<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 1 * 2012<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
12.<br />
<br />
13.<br />
<br />
14.<br />
<br />
139:137-147.<br />
Mahan JD, Warady BA: Assessment and treatment of short<br />
stature in pediatric patients with chronic kidney disease: a<br />
consensus statement. Pediatric nephrology 2006, 21(7):917930.<br />
Mitsnefes MM: Cardiovascular complications of pediatric<br />
chronic kidney disease. Pediatr Nephrol 2008, 23(1):27-39.<br />
North American Pediatric Renal Transplant and<br />
Collaborative Studies (2007). Annual Report; Available at:<br />
https://web.emmes.com/study/ped/annlrept/annlrept2007.p<br />
df. In.<br />
Pankaj Hari, Ish Kumar Singla, Mukta Mantan, Madhuri<br />
Kanitkar, Bobby Batra, Arvind Bagga: Chronic Renal Failure<br />
in Children. Indian Pediatrics 2003, 40:1035-1042.<br />
Rees L, Rigden SPA, Ward GM: Chronic renal failure and<br />
growth. Arch Dis Child 1989, 64:573-577.<br />
Roelfsema V, Clark RG: The growth hormone and insulinlike growth factor axis: its manipulation for the benefit of<br />
growth disorders in renal failure. J Am Soc Nephrol 2001,<br />
12:1297-1306.<br />
Schwartz G. J, Brion L. P, Spitzer A: The use of plasma<br />
creatinine concentration for estimating glomerular filtration<br />
rate in infants, children, and adolescents. Pediatr Clin North<br />
Am 1987, 34(3):571-590.<br />
Suwa S, Tachibana K: Standard growth charts for height and<br />
weight of Japanese children from birth to 17 years based on<br />
a cross-sectional survey of national data.<br />
Warady BA: Growth retardation in children with chronic<br />
renal insufficiency. J Am Soc Nephrol 1998, 9(12):85-89.<br />
Wong CS, Gipson DS, Gillen DL, Emerson S, Koepsell T,<br />
Sherrard<br />
DJ,<br />
Watkins<br />
SL,<br />
Stehman-Breen<br />
C:<br />
Anthropometric measures and risk of death in children with<br />
end-stage renal disease. Am J Kidney Dis 2000, 36(4):811-819.<br />
Wood EG, Hand M, Briscoe DM, Donaldson LA: Risk<br />
factors for mortality in infants and young children on<br />
dialysis. Am J Kidney Dis 2001, 37(3):573-579.<br />
Zouari N, Gazzah A, Chouchen K, Hassayoun S, Skhiri H, S<br />
A, Zakhama A, Nabli N, Ben Dhia N, Harbi A: Insuffisance<br />
rénale chronique chez l'enfant dans le centre et le sud<br />
Tunisie. Revue maghrébine de pédiatrie 2005, 15(5):233-238.<br />
<br />