Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KHẢO SÁT TẦN SUẤT VÀ NHU CẦU ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN CƯƠNG<br />
TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2<br />
Phạm Nam Việt*, Vũ Hồng Thịnh 1<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục đích: Khảo sát tần suất và nhu cầu điều trị rối loạn cương (RLC) trên bệnh nhân đái tháo đường<br />
(ĐTĐ) típ 2.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, thực hiện từ tháng 5/2009-5/2010, khảo<br />
sát 350 bệnh nhân nam ĐTĐ típ 2 đang điều trị ngoại trú tại phòng khám nội tiết Bệnh viện Đại Học Y Dược<br />
TP.HCM. RLC được đánh giá bằng bảng IIEF-5. Nhu cầu điều trị RLC được đánh giá qua phỏng vấn trực tiếp<br />
theo bảng câu hỏi. Thống kê bằng phần mềm Stata 10.0.<br />
Kết quả: Tần suất RLC ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 là 64,28 % (n=350) (KTC 95%: 59,28% - 69,28%), trong<br />
đó RLC nhẹ 10%; RLC nhẹ-TB 12,57%; RLC TB 16,85%; RLC nặng 24,86%. Tần suất RLC trên bệnh nhân<br />
ĐTĐ típ 2 càng cao ở những bệnh nhân tuổi càng cao, thời gian bị ĐTĐ càng lâu, không kiểm soát tốt đường<br />
huyết và có biến chứng của ĐTĐ. Trong những bệnh nhân ĐTĐ típ 2 bị RLC, 74,22% có nhu cầu điều trị RLC.<br />
Kết luận: RLC gặp sớm và nhiều ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 với tỉ lệ cao bệnh nhân bị RLC mức độ nặng. Hơn<br />
2/3 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 với RLC có nhu cầu điều trị RLC.<br />
Từ khóa: tần suất, rối loạn cương, đái tháo đường típ 2, nhu cầu điều trị.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
PREVALENCE AND NEED FOR TREATMENT OF ERECTILE DYSFUNCTION IN TYPE 2 DIABETIC<br />
PATIENTS<br />
Pham Nam Viet, Vu Hong Thinh* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 31 - 37<br />
Objectives: To estimate the prevalence and need for treatment of erectile dysfunction (ED) in type 2 diabetic<br />
patients.<br />
Material and methods: Cross-sectional study was conducted between May 2009 and May 2010, included<br />
350 type 2 diabetic outpatients at University Medical Center, Ho Chi Minh city. We used the International Index<br />
for Erectile Function-5 criteria (IIEF-5) to identify mild, mild to moderate, moderate and complete ED.<br />
Participants having ED were interviewed with questionnaire to determine the need for treatment. Statistics was<br />
done by Stata 10.0.<br />
Results: The prevalence of ED in type 2 diabetic patients was 64.28% (n=350; 95% confidence interval<br />
59.28%-69.28%). The prevalence of mild, mild to moderate, moderate and complete ED were 10; 12.57; 16.85 and<br />
26.86%, respectively. The prevalence and severity of ED increased with age, duration of diabetes and complication<br />
of diabetes. 74.22% type 2 diabetic patients with ED need for ED treatment.<br />
<br />
1<br />
<br />
Bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM (University Medical Center in Ho Chi Minh city)<br />
Tác giả liên hệ: Ths.Bs Phạm Nam Việt, ĐT: 0903854222, Email: bsphamnamviet@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
31<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
Conclusions: We found a high prevalence of ED in type 2 diabetic patients. ED occurs at an earlier<br />
age in diabetic men. Moreover, diabetic patients have more severe ED. More than 2 in 3 type 2 diabetic<br />
patients with ED seek ED treatment.<br />
Key words: prevalence, erectile dysfunction, type 2 diabetic, need for treatment.<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Rối loạn cương (RLC) là tình trạng người<br />
đàn ông không thể đạt tới hay duy trì được sự<br />
cương dương vật đủ cứng để giao hợp thỏa<br />
mãn(12,21). RLC là một bệnh lý thường gặp,<br />
nghiên cứu Massachusetts trên nam giới lớn<br />
tuổi (MMAS) được tiến hành trên 1290 đàn ông<br />
tuổi từ 40-70 ở Hoa Kỳ, ghi nhận 52% có RLC ở<br />
một mức độ nào đó(8). Tại Việt Nam tần suất<br />
RLC khoảng 15,7%(21). RLC thường đi kèm và là<br />
biến chứng của những bệnh mạn tính như đái<br />
tháo đường (ĐTĐ), bệnh tim mạch, suy thận<br />
mạn và bệnh thần kinh(14).<br />
ĐTĐ là rối loạn nội tiết thường kết hợp với<br />
RLC nhất và RLC là biến chứng thường gặp ở<br />
bệnh nhân ĐTĐ do biến chứng mạch máu và<br />
bệnh thần kinh(16). Nhiều nghiên cứu trên thế<br />
giới cho thấy tần suất RLC ở bệnh nhân ĐTĐ<br />
cao hơn trong dân số nam giới chung, nhưng<br />
kết quả rất thay đổi từ 20-90%(3,5,7,15,21).<br />
Người bệnh RLC thường giấu bệnh, ngại đi<br />
khám bệnh và ngại khai bệnh với thầy thuốc(21).<br />
Ngay cả ở Hoa Kỳ, trong một nghiên cứu có<br />
74% bệnh nhân không khai bệnh RLC khi họ đi<br />
khám bệnh về niệu khoa vì cảm thấy bối rối,<br />
82% bệnh nhân rất muốn bác sĩ của họ hỏi hoặc<br />
đề cập tới vấn đề RLC của họ(2).<br />
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung<br />
khảo sát những bệnh nhân ĐTĐ típ 2 điều trị<br />
ngoại trú tại phòng khám Nội tiết bệnh viện Đại<br />
Học Y Dược TP.HCM nhằm vào hai mục tiêu:<br />
Xác định tần suất RLC trên bệnh nhân<br />
ĐTĐ típ 2.<br />
Khảo sát tỉ lệ bệnh nhân có nhu cầu điều<br />
trị RLC trong số những bệnh nhân ĐTĐ típ 2<br />
có RLC.<br />
<br />
32<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN<br />
CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Những bệnh nhân nam được chẩn đoán<br />
ĐTĐ típ 2 đang điều trị ngoại trú tại phòng<br />
khám Nội tiết bệnh viện Đại Học Y dược<br />
TP.HCM.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
- Bệnh nhân nam độ tuổi 25-75, đã có vợ.<br />
- Đã được chẩn đoán ĐTĐ típ 2, đang điều<br />
trị ngoại trú, hồ sơ điều trị ngoại trú có ghi nhận<br />
đầy đủ thông tin về chẩn đoán, kết quả gần nhất<br />
của đường huyết khi đói, HbA1c, các thuốc đang<br />
sử dụng, các biến chứng nếu có.<br />
- Còn hoạt động tình dục trong 6 tháng<br />
trước khảo sát.<br />
- Đồng ý trả lời khảo sát.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
- Không đồng ý tham gia trả lời.<br />
- Không có hoạt động tình dục trong vòng 6<br />
tháng trước khảo sát.<br />
- Đang có những bệnh nặng như nhồi máu<br />
cơ tim, suy tim nặng, tai biến mạch máu não<br />
chưa ổn định, yếu liệt nặng, lao phổi tiến triển,<br />
nhiễm khuẩn cấp tính, suy hô hấp.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu thống kê mô tả cắt ngang với<br />
phương thức phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân<br />
theo bảng câu hỏi và ghi nhận những số liệu<br />
khác từ hồ sơ bệnh án.<br />
<br />
Cỡ mẫu<br />
Cỡ mẫu được tính theo công thức: n = Z21/2<br />
<br />
P(1-P)/d2.Với: P là tỉ lệ RLC ở bệnh nhân<br />
<br />
ĐTĐ típ 2 theo y văn (chọn P=65,4%(6) ); Z1-/2<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
=1,96 (khoảng tin cậy 95%); Độ chính xác<br />
<br />
trong nghiên cứu “Thái độ của nam giới châu Á<br />
<br />
d=5%. Ta tính được n=348. Dự kiến lấy mẫu là<br />
<br />
đối với các tình huống đời sống và tình dục”<br />
<br />
350 bệnh nhân.<br />
<br />
(the Asian MALES study)(20), chúng tôi rút gọn<br />
<br />
Thu thập và xử lý số liệu<br />
<br />
phần trả lời là có hoặc không (tác giả Hui-Meng<br />
<br />
Thời gian lấy mẫu từ tháng 05/200905/2010.<br />
Thu thập số liệu theo bảng soạn sẵn: ghi<br />
nhận thông tin từ hồ sơ bệnh án và bảng câu<br />
hỏi phỏng vấn trực tiếp.<br />
Xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê<br />
<br />
Tan chia trả lời theo mức độ từ 1 đến 5 điểm).<br />
Theo đó những người có điểm số IIEF-5 ≤ 21 sẽ<br />
được hỏi tình trạng cương hiện tại có ảnh hưởng<br />
đến 6 khía cạnh của cuộc sống không (trả lời có<br />
hoặc không): (1) Cuộc sống gia đình; (2) Công<br />
việc hàng ngày; (3) Mối quan hệ với vợ; (4) Cuộc<br />
sống tình dục; (5) Sức khỏe; (6) Sự hài lòng<br />
<br />
Stata 10.0.<br />
<br />
chung về cuộc sống. Nếu trả lời RLC có làm ảnh<br />
<br />
Phương pháp đánh giá kết quả<br />
<br />
hưởng đến 1 trong 6 khía cạnh của cuộc sống thì<br />
<br />
Đánh giá RLC<br />
<br />
xếp vào nhóm RLC có ảnh hưởng chất lượng<br />
<br />
Bác sĩ trực tiếp hỏi bệnh nhân và đánh giá<br />
<br />
sống, nếu trả lời không có ảnh hưởng cả 6 khía<br />
<br />
RLC theo bảng câu hỏi IIEF-5 (International<br />
<br />
cạnh thì xếp vào nhóm không có ảnh hưởng<br />
<br />
Index for Erectile Function–5 criteria), mức độ<br />
<br />
chất lượng sống.<br />
<br />
RLC được chia theo điểm số IIEF-5 như sau(17):<br />
- Không RLC: 22-25<br />
- RLC nhẹ: 17-21<br />
- RLC nhẹ tới trung bình: 12-16<br />
<br />
Để đánh giá nhu cầu điều trị RLC, chúng tôi<br />
dựa theo cách nghiên cứu của tác giả De Boer(4)<br />
và Baldwin(2). Những người thuộc nhóm RLC có<br />
ảnh hưởng chất lượng sống sẽ được hỏi họ có<br />
muốn điều trị RLC không, với 3 lựa chọn trả lời<br />
<br />
- RLC trung bình (TB): 8-11<br />
<br />
là: (1) Tôi đã, đang điều trị RLC; (2) Tôi muốn<br />
<br />
- RLC nặng: 5-7<br />
<br />
điều trị RLC nhưng chưa điều trị; (3) Tôi không<br />
<br />
Đánh giá về nhu cầu điều trị RLC<br />
<br />
muốn điều trị RLC. Được xếp vào nhóm có nhu<br />
<br />
Để đánh giá nhu cầu điều trị RLC ở những<br />
<br />
cầu điều trị RLC khi trả lời: (1) Đã, đang điều trị<br />
<br />
bệnh nhân ĐTĐ típ 2, trong số những bệnh<br />
<br />
RLC; hoặc (2) Muốn được điều trị RLC nhưng<br />
<br />
nhân có điểm số IIEF-5 ≤ 21 (được chẩn đoán<br />
<br />
chưa điều trị.<br />
<br />
RLC theo tiêu chuẩn bảng điểm IIEF-5(17)), chúng<br />
<br />
Ngoài ra bệnh nhân đã có điều trị RLC còn<br />
<br />
tôi dùng bảng câu hỏi soạn sẵn(5,11) để chọn ra<br />
<br />
được hỏi lựa chọn điều trị của họ:<br />
<br />
những người mà tình trạng cương của họ có làm<br />
<br />
- Đến bác sĩ (bác sĩ tây y).<br />
<br />
ảnh hưởng chất lượng sống. Và từ trong số<br />
<br />
- Đến lương y (bác sĩ đông y, thầy thuốc y<br />
<br />
những người RLC có làm ảnh hưởng chất lượng<br />
sống đó, qua bảng câu hỏi để xác định những<br />
người có nhu cầu điều trị RLC.<br />
Để đánh giá RLC có làm ảnh hưởng chất<br />
lượng sống của bệnh nhân hay không, chúng tôi<br />
cải biên mẫu câu hỏi của tác giả Hui-Meng Tan<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
học dân tộc).<br />
- Tự mua thuốc ở nhà thuốc (tây y).<br />
- Tự điều trị bằng tập luyện, thảo dược, thức<br />
ăn, thức uống.<br />
- Lựa chọn khác.<br />
<br />
33<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Từ tháng 5/2009 đến tháng 5/2010, chúng tôi<br />
thu thập số liệu được 350 bệnh nhân nam ĐTĐ<br />
típ 2 theo tiêu chuẩn chọn bệnh.<br />
<br />
Biều đồ 1: Tần suất và mức độ RLC theo nhóm tuổi<br />
<br />
Tần suất RLC theo nghề nghiệp<br />
<br />
Bảng 1: Tần suất RLC theo nghề nghiệp<br />
Nghề nghiệp<br />
<br />
Số bệnh Số bệnh nhân Tổng<br />
nhân RLC<br />
số BN<br />
không RLC (tỉ<br />
(tỉ lệ)<br />
lệ)<br />
<br />
Trong đó có 5 bệnh nhân khám tại phòng<br />
khám Nam khoa vì RLC, làm xét nghiệm phát<br />
hiện ĐTĐ sau đó điều trị ngoại trú tại phòng<br />
khám Nội tiết và phòng khám Nam khoa (BV<br />
Đại Học Y Dược TP.HCM).<br />
<br />
Tần suất rối loạn cương trên bệnh nhân<br />
ĐTĐ típ 2<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi số bệnh<br />
nhân nam ĐTĐ típ 2 bị RLC theo tiêu chuẩn<br />
của bảng điểm số IIEF-5 là 225 bệnh nhân,<br />
<br />
Trí thức, quản lý,<br />
nhân viên văn phòng<br />
<br />
49<br />
<br />
30<br />
<br />
(62%)<br />
<br />
(38%)<br />
<br />
110<br />
<br />
73<br />
<br />
(60,1%)<br />
<br />
(39,9%)<br />
<br />
Hưu trí, nghỉ việc<br />
<br />
66 (75%)<br />
<br />
22 (25%)<br />
<br />
88<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
225<br />
<br />
125<br />
<br />
350<br />
<br />
Lao động phổ thông,<br />
chân tay, buôn bán<br />
<br />
79<br />
<br />
183<br />
<br />
Tần suất RLC theo thời gian biết bị ĐTĐ<br />
Bảng 2: Tần suất RLC theo thời gian biết bị ĐTĐ<br />
Thời gian Số bệnh nhân Số bệnh nhân Tổng số<br />
biết bị ĐTĐ<br />
BN<br />
RLC (tỉ lệ)<br />
Không RLC (tỉ lệ)<br />
<br />
chiếm tần suất là 64,28% (khoảng tin cậy 95%<br />
<br />
10 năm<br />
<br />
48(87,3%)<br />
<br />
7 (12,7%)<br />
<br />
55<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
225<br />
<br />
125<br />
<br />
350<br />
<br />
RLC nặng 24,86%.<br />
<br />
Tần suất và mức độ rlc theo nhóm tuổi<br />
<br />
Tần suất RLC theo kiểm soát đường huyết<br />
Bảng 3: Tần suất RLC theo kiểm soát đường huyết<br />
Kiểm soát<br />
Số bệnh<br />
Số bệnh nhân Tổng số<br />
được đường<br />
nhân<br />
Không RLC (tỉ lệ)<br />
BN<br />
huyết<br />
RLC (tỉ lệ)<br />
128 (60,4%)<br />
84 (39,6%)<br />
212<br />
Có<br />
97 (70,3%)<br />
41 (29,7%)<br />
138<br />
Không<br />
225<br />
125<br />
350<br />
Tổng<br />
<br />
Tần suất RLC theo biến chứng của ĐTĐ<br />
Bảng 4: Tần suất RLC theo biến chứng ĐTĐ<br />
Biến chứng Số bệnh nhân Số bệnh nhân Tổng số<br />
của ĐTĐ<br />
BN<br />
RLC (tỉ lệ) Không RLC (tỉ lệ)<br />
Có<br />
173 (79,7%)<br />
44 (20,3%)<br />
217<br />
Không<br />
52 (39,1%)<br />
81 (60,9%)<br />
133<br />
Tổng<br />
225<br />
125<br />
350<br />
<br />
34<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Nhu cầu điều trị rối loạn cương<br />
Nhu cầu điều trị RLC<br />
Bảng 5: Nhu cầu điều trị RLC<br />
RLC Không ảnh<br />
hưởng chất lượng<br />
sống<br />
Số lượng BN (tỉ lệ)<br />
(số bệnh nhân theo<br />
mức độ RLC)<br />
<br />
RLC Có ảnh hưởng chất lượng sống<br />
Không có nhu cầu điều<br />
Có nhu cầu điều trị RLC<br />
trị RLC<br />
Chưa điều trị RLC<br />
Có điều trị RLC<br />
<br />
42 (18,66%)<br />
(35 RLC nhẹ + 7 RLC<br />
nhẹ-TB)<br />
<br />
16 (7,12%)<br />
117 (52%)<br />
50 (22,22%)<br />
(10 RLC nhẹ-TB + 4<br />
(20 RLC nhẹ-TB + 40<br />
(7 RLC nhẹ-TB + 15<br />
RLC TB + 2 RLC nặng) RLC TB + 57 RLC nặng) RLC TB + 28 RLC nặng)<br />
167 (74,22%)<br />
(27 RLC nhẹ-TB + 55 RLC TB + 85 RLC nặng)<br />
183 (81,34%)<br />
(37 RLC nhẹ-TB + 59 RLC TB + 87 RLC nặng)<br />
225 (100%)<br />
(35 RLC nhẹ + 44 RLC nhẹ-TB + 59 RLC TB + 87 RLC nặng)<br />
<br />
Tổng số<br />
<br />
bệnh nhân được phát hiện ĐTĐ nhờ triệu chứng<br />
RLC thật sự nhiều hơn nếu mẫu là những bệnh<br />
nhân đi khám RLC ở phòng khám Nam khoa,<br />
còn trong nghiên cứu này mẫu là những bệnh<br />
nhân đang điều trị ĐTĐ ở phòng khám Nội tiết).<br />
<br />
Các cách lựa chọn điều trị<br />
<br />
Biều đồ 2: Các cách lựa chọn điều trị<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Bàn luận về vấn đề phát hiện bệnh ĐTĐ<br />
nhờ RLC<br />
<br />
Có một tỷ lệ RLC xuất hiện như là triệu<br />
chứng đầu tiên của ĐTĐ. Thật vậy, theo Suks<br />
Minhas(16), trong một nghiên cứu 497 người<br />
đàn ông đi khám vì RLC, có 11,1% tìm thấy bị<br />
ĐTĐ chưa được chẩn đoán và ngoài ra có<br />
4,2% bị rối loạn dung nạp glucose. Theo<br />
Lasantha S. Malavige(15), 12% nam giới đi<br />
khám vì RLC phát hiện ra bị ĐTĐ chưa được<br />
chẩn đoán, điều này cho thấy sự quan trọng<br />
trong việc tầm soát ĐTĐ ở những bệnh nhân<br />
bị RLC.<br />
<br />
Trong nghiên cứu này, có 5 bệnh nhân được<br />
phát hiện ĐTĐ nhờ triệu chứng RLC (số lượng<br />
<br />
Bàn luận về tần suất RLC trên bệnh nhân ĐTĐ típ 2<br />
Bảng 6: So sánh kết quả tần suất RLC trên bệnh nhân ĐTĐ típ 2.<br />
Tác giả<br />
Ahmed I. El-Sakka và cộng sự (Ả<br />
rập Saudi, 2002)<br />
N.H. Cho và cộng sự (Hàn Quốc,<br />
2005)<br />
<br />
Cỡ mẫu<br />
562<br />
<br />
Tuổi<br />
27-84<br />
<br />
1312<br />
<br />
40-65<br />
<br />
Huỳnh Quốc Hội (Việt Nam, 2007)<br />
<br />
105<br />
<br />
38-70<br />
<br />
Chúng tôi (Việt Nam, 2010)<br />
<br />
350<br />
<br />
30-75<br />
<br />
So sánh với những tác giả cũng nghiên cứu<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Phương pháp chẩn đoán RLC<br />
Bảng IIEF (sử dụng 6 câu hỏi: câu 1-5<br />
và câu 15).<br />
Bảng IIEF-5 (nhưng chỉ chia 3 mức độ<br />
RLC, điểm IIEF-5 từ 18-25 thì xếp vô<br />
không RLC)<br />
Bảng IIEF-5 (chia 3 mức độ RLC, điểm<br />
IIEF-5 từ 22-25 thì xếp vô không RLC)<br />
Bảng IIEF-5 (chia 4 mức độ RLC, điểm<br />
IIEF-5 từ 22-25 thì xếp vô không RLC)<br />
<br />
Tần suất RLC<br />
86,1%<br />
65,4%<br />
<br />
51,43%<br />
64,28%<br />
<br />
về tần suất RLC trên bệnh nhân ĐTĐ (so sánh<br />
dưới đây chỉ có giá trị tương đối vì các nghiên<br />
<br />
35<br />
<br />