intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIỆN CHÍCH MA TÚY MẮC LAO VÀ KHÔNG LAO BỊ NHIỄM HTLV (+)

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

103
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đặt vấn đề: Tần suất nhiễm HTLV 1 cao ở bệnh nhân lao cũng như sự gia tăng tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân đồng nhiễm HTLV 1 và lao, đã từng được mô tả. Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm sinh học của đối tượng nghiện chích ma túy mắc lao và không lao bị nhiễm HTLV (+). Đối tượng phương pháp: Thực hiện nghiên cứu cắt ngang với 115 đối tượng nghiện chích ma túy (IDU) tại TP.HCM. Kết quả: Nghiên cứu này cho thấy tỉ lệ nhiễm HTLV (+) ở đối tượng nghiện...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIỆN CHÍCH MA TÚY MẮC LAO VÀ KHÔNG LAO BỊ NHIỄM HTLV (+)

  1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIỆN CHÍCH MA TÚY MẮC LAO VÀ KHÔNG LAO BỊ NHIỄM HTLV (+) TÓM TẮT Đặt vấn đề: Tần suất nhiễm HTLV 1 cao ở bệnh nhân lao cũng nh ư sự gia tăng tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân đồng nhiễm HTLV 1 và lao, đã từng được mô tả. Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm sinh học của đối tượng nghiện chích ma túy mắc lao và không lao bị nhiễm HTLV (+). Đối tượng phương pháp: Thực hiện nghiên cứu cắt ngang với 115 đối tượng nghiện chích ma túy (IDU) tại TP.HCM. Kết quả: Nghiên cứu này cho thấy tỉ lệ nhiễm HTLV (+) ở đối tượng nghiện chích ma túy (IDU) là 76,5% (88/115), tỉ lệ nhiễm HIV (+) là 60% (69/115), tỉ lệ đồng nhiễm HIV (+) và HTLV (+) là 46,1% (53/115) và tỉ lệ nhiễm cùng lúc cả 2 vi-rút viêm gan B, C là 15,7% (18/115). Tỉ lệ mắc lao chung ở IDU là 43,5% (50/115), trong đó tỉ lệ mắc lao ở IDU/HIV(-) là 32,6% (15/46) và tỉ lệ lao ở IDU/HIV(+) là 50,7% (35/69). Tỉ lệ bệnh nhân IDU mắc lao bị nhiễm HTLV (+): 78% (39/50). Khảo sát đặc điểm sinh học của đối t ượng nghiện chích ma túy (IDU) mắc lao và không lao bị nhiễm HTLV (+) cho thấy: 3 dòng huyết cầu của 2 nhóm HTLV (+) và HTLV (-) khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05), nhưng số lượng CD4/mm3 giảm (< 300/mm3) có ý nghĩa thống kê < 0,05 ở các đối tượng IDU đồng nhiễm HIV (+) và HTLV (+) bị mắc lao.
  2. Kết luận: Ở các đối tượng nghiên cứu này có số lượng RNA trong huyết thanh nhiều > 5 log copies/ml; 80% có mật độ vi khuẩn AFB > 3+ / đàm; 70% là các thể lao phối hợp (lao phổi và lao ngoài phổi). Và bị nhiễm cùng lúc nhiều loại virút lây nhiễm qua đường máu (virút viêm gan B, C). Phòng tránh lây nhiễm và an toàn cho người chăm sóc và nhân viên y tế là cần thiết. Việc mở rộng nghiên cứu xác định sự liên quan HTLV1-2 ở những bệnh nhân lao không nhiễm HIV rất đáng được Chương Trình Chống Lao quan tâm. ABSTRACT BIOLOGICAL FEATURES IN INTRAVENOUS DRUG USERS (IDU) WITH AND WITHOUT TUBERCULOSIS (TB) INFECTED WITH HTLV. Le Van Nhi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 2 - 2009: 95 - 101 Setting: The high prevalence of HTLV1 among TB patients and the high mortality in TB/HTLV1 have been recently described. Objective: Investigation in some Biological features in intravenous drug users (IDU) with and without tuberculosis (TB) infected with HTLV. Design: Cross – sectional study with 115 IDU at HCMC. Results: In our study we found a high proportion of HTLV1 among IDU 76.5% (88/115); 60% are infected with HIV (69/115); 46.1% co infected HIV/HTLV1 (53/115); 15.7% co infected with HBV &HCV (18/115). Among the 115 IDU 50
  3. patients have TB (43.5%).32.6% of TB among IDU/HIV( -) (15/46.); 50.7% of TB in IDU/HIV(+)( 35/69); 78% (39/50) of IDU are TB/HTLV(+). Biological investigations in IDU with and without TB infected with HTLV1 show that there is no statisticaly difference concerning the 3 lines of peripheral blood cells in the HTLV (-) compared with HTLV1(+) (p>0.05 ) but the decrease of T CD4 (
  4. Spumavirus(12). HTLV-1 (Human T-lymphotropic virus – 1) và HTLV – 2 là các virút thuộc họ Retroviridae phân họ Oncovirus có 2 phân tử RNA giống nhau kết hợp với men chuyển mã ngược RT (Reverse Transcriptase). HTLV -1 là virút týp C thuộc họ Retroviridae và được xếp vào loài Deltaretrovirus. Giống các retrovirus khác, thường gây tình trạng nhiễm trùng suốt đời(6). Phần lớn những người bị nhiễm HTLV-1 không có triệu chứng nhưng virút có thể gây bệnh bạch cầu tế bào T ở người trưởng thành / u bạch huyết, các bệnh lý gây viêm (như HTLV-1 kết hợp với bệnh tủy sống/liệt nhẹ chi dưới thể co cứng vùng nhiệt đối) và các nhiễm trùng cơ hội như tăng nhiễm giun lươn(15). HTLV 1 lây truyền qua đường tình dục; mẹ bị nhiễm có thể truyền bệnh cho con qua bú sữa mẹ. Cách lây truyền qua nhau còn bàn cãi. Bệnh lây nhiễm qua đường máu và tiêm chích ở người nghiện chích ma túy. Là bệnh dịch địa phương tại Nhật, Caribê, Phi Châu và vài vùng ở Nam Mỹ. Ở Pháp tần suất bệnh thấp nhưng thường gặp ở những người nghiện chích ma túy (2). HTLV-2 cũng thuộc loài như HTLV -1 (có những đặc điểm di truyền giống nhau 50-80%). Cách lây truyền cũng giống như HTLV-1 (2) HTLV-2 gây viêm phổi, viêm phế quản, liệt nhẹ chi dưới thể co cứng, viêmkhớp, và gây tử vong cao(16). Có ít nghiên cứu về HTLV tại Việt Nam, do đó thực hiện một nghiên cứu cắt ngang này nhằm bước đầu khảo sát một số đặc trưng về sinh học của đối t ượng nghiện chích ma túy mắc lao và không lao bị nhiễm HTLV (+) tại TP. HCM. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
  5. Nghiên cứu cắt ngang với cỡ mẫu N=100 (bù cho mất mẫu + 15%); Tổng mẫu thu được 115 đối tượng là những người nghiện chích ma túy (IDU: Intravenous Drug Users) tại TP.HCM. Thực hiện nghiên cứu mở rộng sau luận án Tiến sĩ (2003) từ năm 2003 – 2004(12). Phương pháp Các mẫu bệnh phẩm máu (đảm bảo nguyên tắc an toàn sinh học trong khi lấy máu) từ những đối tượng nghiện chích ma túy, các mẫu không ghi họ tên, chỉ đánh mã số vào nhãn dán trên ống nghiệm, tiến hành theo thể thức vào dữ liệu giấu tên và hợp tác đồng thuận phù hợp. Thực hiện chẩn đoán - Chẩn đoán huyết thanh HIV (+) bằng Elisa với 2 sinh phẩm Genelavia/mix và Serodia và Western Blot (WB). - Chẩn đoán huyết thanh tìm kháng thể vi-rút viêm gan B, C. - Chẩn đoán huyết thanh phát hiện kháng thể HTLV (Human T-Cell Lymphotopic Virus) với sinh phẩm Vironostika HTLV 1 của hãng dược phẩm Organon Teknika–Pháp, thực hiện tại Viện Pasteur TP.HCM và tại Bordeaux-Pháp. - Công thức máu, đếm số lượng tuyệt đối TCD4/mm3 bằng kỹ thuật dòng chảy với hệ thống đếm miễn dịch huỳnh quang tự động. Định lượng RNA của HIV-1 trong huyết thanh (log copies/ml) tại Bordeaux-Pháp đối với những IDU/HIV(+).
  6. - Xét nghiệm soi kính hiển vi đàm sau khi nhuộm Ziehl – Neelsen (ZN) – tìm trực khuẩn kháng cồn toan AFB/đàm; cấy đàm bằng phương pháp Lưwenstein Jensen định danh BK và thực hiện kháng sinh đồ. Tính toán thống kê : sử dụng phần mềm thống kê Stata/SE phiên bản 10.0 để xử lý số liệu và tính toán thống kê với mức ý nghĩa p < 0,05. KẾT QUẢ Qua nghiên cứu 115 đối tượng nghiện chích ma túy (IDU) chúng tôi ghi nhận
  7. IDU: Intravenous Drug users : nghiện chích ma túy đường tĩnh mạch. TB : Tuberculosis: lao HIV: Human Immuno deficiency Virus: virút gây suy giảm miễn dịch ở người. HTLV: Human T-lymphotropic virus
  8. Nghiên cứu cho thấy: Tỉ lệ IDU là nam rất cao 95,6% (110/115), tỉ lệ nữ là IDU 4,3% (5/115); 87,83% (101/105) có độ tuổi  45 tuổi. 88 HTLV (+) / 115 IDU : 76,52% có 5% (4/88) là nữ và 95% (84/88) là nam, tỉ lệ nam: nữ là 20: 1, có độ tuổi trung bình. 41,05  5,14. Tỉ lệ mắc lao chung ở IDU là 43,5% (50/115) trong đó tỉ lệ mắc lao ở IDU/HIV (-) là 32,6% (15/46) và tỉ lệ mắc lao ở IDU/HIV (+) là 50,7% (35/69), 80% có mật độ vi khuẩn AFB 3 (+) / đàm, 70% là các thể lao phối hợp lao phổi và lao ngoài phổi. Trong khi đó,tỉ lệ HTLV (+) ở IDU bị lao là 78% (39/50) p < 0,05 và tỉ lệ HTLV (+) ở IDU không bị lao là 75,4% (49/65) (tính chung ở đối tượng IDU không phân biệt tình trạng HIV (+) hay HIV (-)). Bảng 1: So sánh công thức máu, số lượng CD4/mm3 ở đối tượng IDU không Lao / HIV (-) bị nhiễm HTLV (+) và HTLV (-). TB (-)/HIV(-) n=31 p Đối tượng CTM HTLV (-) HTLV (+) n=7 n=24 Hb g/L 0,7968 142  12,40 140,25 16,42
  9. HCt 0,7274 42,5  7,22 43,33 4,94 Hồng cầu 5,21  0,69 4,82  0,53 0,1201 Tiểu cầu 257,29 0,7524  244,46 77,54 97,58 Bạch cầu 7,81  2,25 7,25  1,70 0,4813 N% 0,0305 51,57  9,68 59,88 8,17 L% 0,1877  36,25 41,43 11,52 8,13 CD4/mm3 902,43 0,7909  835,75 378,19 621,96 N%: tỉ lệ Neuto, L%: tỉ lệ Lympho, CTM: công thức, máu Nhận xét: 10 trường hợp xét nghiệm huyết thanh giang mai VDRL (+), trong đó 9 trường hợp có HTLV (+); 4 trường hợp anti HCV (+), anti HBc (+), HBs Ag (+) trong đó 2 trường hợp có HTLV (+). Tỉ lệ, Neutro tăng, có ý nghĩa thống kê ở nhóm IDU/HIV (-) không lao bị nhiễm HTLV (+) (p < 0,05).
  10. Bảng 2: So sánh công thức máu, số lượng CD4/mm3 ở đối tượng IDU/HIV(-), mắc lao bị nhiễm HTLV (+) và HTLV (-). TB (+)/HIV(-) n=15 p Đối tượng CTM HTLV (-) HTLV (+) n=4 n=11 Hb g/L  0,2080 144  27,86 131,18 11,14 HCt 44,93  7,67 40,83  3,62 0,1725 Hồng cầu 4,88  0,65 4,73  0,54 0,6581 Tiểu cầu 249,75 0,7654  238  68,9 55,4 Bạch cầu 8,35  2,43 8,09  1,64 0,8138 N%  0,7156 61,5  3,87 63,82 11,98 L% 32,5  4,51 28,64  7,53 0,3589 CD4/mm3 644,5  0,9921  645,64 195,81 191,84 Nhận xét: Có một trường hợp xét nghiệm huyết thanh giang mai VDRL (-) có HTLV (-); 3 trường hợp anti HCV (+), anti HBc (+) và HBS Ag (+), cả 3 trường
  11. hợp có HTLV (+). Ở nhóm IDU/HIV (-) mắc lao bị nhiễm HTLV (+), 3 dòng huyết cầu khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Bảng 3: So sánh công thức máu, số lượng CD4/mm3 ở đối tượng IDU/không lao/HIV (+) bị nhiễm HTLV (+) và HTLV (-). TB (-)/HIV(+) n=34 p Đối tượng CTM HTLV (-) HTLV (+) n=9 n=25 Hb g/L  0,5934  129,72 133,44 14,62 18,67 HCt 41,39  4,02 40,05  5,35 0,4998 Hồng cầu 4,70  0,42 4,65  0,58 0,8147 Tiểu cầu 277  86,14 228,08  0,2037 100,33 Bạch cầu 6,51  1,95 6,304  1,77 0,7724 N%  59,52  8,39 0,7174 58,11 13,55 L%  33,88  7,25 0,7576 32,89 10,49 CD4/mm3 352,89  380  164,43 0,7420
  12. 308,84 Nhận xét: 3 trường hợp xét nghiệm huyết thanh giang mai VDRL (+) trong đó 2 trường hợp HTLV (+), 1 trường hợp HTLV (-); 7 trường hợp Anti HCv(4), anti HBc (+) và HBs Ag (+) trong đó có 2 trường hợp HTLV (-) và 5 trường hợp HTLV (+). Số lượng RNA của nhóm HTLV (+) = 4,125  0,64 (log copies/ml) và của nhóm. HTLV (-) = 4,084  0,94 (log copies/ml). 3 dòng huyết cầu khác nhau không có ý nghĩa thống kê ở nhóm IDU/HIV (+) không lao (p > 0,05). Bảng 4: So sánh công thức máu, số lượng CD4/mm3 ở đối tượng IDU/HIV(+) mắc lao bị nhiễm HTLV (+) và HTLV (-) Đối tượng TB (+)/HIV(+) n=35 p CTM HTLV (-) HTLV (+) n=7 n=28 Hb g/L 0,9699  121,75 121,43 28,4 17,49 HCt  37,37  5,18 0,9908 37,34 9,17 Hồng cầu 4,05  1,08 4,32  0,61 0,3804
  13. Tiểu cầu 290,14  239  81,33 0,1484 83,78 Bạch cầu 7,1  3,36 5,61  1,64 0,0967 N%  56,57  14,1 0,6883 58,86 9,56 L% 29,3  7,06 32,36  10,1 0,4569 CD4/mm3 295 0,6883  259,75 262,88 191,26 Nhận xét: 3 trường hợp xét nghiệm huyết thanh giang mai VDRL (+) có HTLV (+), 3 trường hợp Anti HCV (+), anti HBc(+) và HBs Ag (+), trong đó 2 trường hợp HTLV (+) và 1 trường hợp HTLV (-). - 28,6% (10/35) tử vong < 6 tháng, CD4/mm3 170,3  238,61 (trong đó 1 trường hợp có CD4/mm=797; 7 trường hợp CD4 < 50/mm3) Số lượng RNA của HIV-1 là 5  0,53, tất cả đều bị kháng thuốc từ 3 đến 4 thuốc, 3 trong số 10 bệnh nhân tử vong không bị nhiễm HTLV (-). Số lượng RNA của nhóm HTLV (+) là 4,455  0,638 log copies/ml, của nhóm HTLV (-) là 4,946  0,609. Số lượng CD4/mm3 giảm không có ý nghĩa thống kê ở nhóm IDU/HIV(+) mắc lao bị nhiễm HTLV (+).
  14. Bảng 5: So sánh công thức máu, số lượng CD4/mm3 ở đối tượng IDU/HIV(-) bị nhiễm HTLV (+) mắc lao và không lao. HTLV (+)/HIV(-) n=35 p Đối tượng CTM TB (-) n=24 TB (+) n=11 Hb g/L  0,1066  131,18 140,25 16,42 11,14 HCt 43,33  4,94 40,83  3,62 0,1434 Hồng cầu 4,82  0,53 4,73  0,54 0,6459 Tiểu cầu 244,46 0,8447  238  68,9 97,58 Bạch cầu 7,25  1,70 8,09  1,64 0,1795 N%  0,2623 59,88  8,17 63,82 11,98 L% 36,25  8,13 28,64  7,53 0,0129 CD4/mm3 835,75  0,3316  645,64 621,96 191,84
  15. Nhận xét: Tỉ lệ lympho giảm có ý nghĩa thống kê ở nhóm IDU/HIV(-) mắc lao bị nhiễm HTLV (+) (p < 0,05) Bảng 6: So sánh công thức máu, số lượng CD4/mm3 ở đối tượng IDU/HIV (+) bị nhiễm HTLV (+) mắc lao và không lao. HTLV (+)/HIV(+) n=53 p Đối tượng CTM TB (-) n=25 TB (+) n=28 Hb g/L  0,9148  121,75 129,72 18,67 17,49 HCt 40,05  5,35 37,37  5,18 0,0699 Hồng cầu 4,65  0,58 4,32  0,61 0,0495 Tiểu cầu 228,08  239  81,33 0,6638 100,33 Bạch cầu 6,304  1,77 5,61  1,64 0,1469 N% 59,52  8,39 56,57  14,1 0,3664 L% 33,88  7,25 32,36  10,1 0,5364 CD4/mm3 380  0,0182  259,75
  16. 164,43 191,26 Nhận xét: Số lượng hồng cầu và số lượng CD4/mm3 giảm có ý nghĩa thống kê ở nhóm IDU/HIV (+) mắc lao nhiễm HTVL(+) (p < 0,05) BÀN LUẬN Mục đích chính của nghiên cứu cắt ngang này là xác định các đặc trưng sinh học của đối tượng nghiện chích ma túy đồng nhiễm HIV (+) và HTLV (+) bị mắc lao và không lao, tìm các nối liên quan về các đặc điểm sinh học và nhiễm HTLV (+). Virút và sự lây truyền qua đường máu Có nhiều vi-rút lan truyền theo đường máu. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ kỹ thuật trong việc kiểm soát vi-rút trong các sản phẩm từ máu, nhưng vấn đề an toàn tuyệt đối không thể đạt được do các giai đoạn cửa sổ huyết thanh cho xét nghiệm huyết thanh âm tính của các bệnh vi-rút. Ngoài retroviridae (HIV-1 và HIV-2) lan truyền bằng đường tình dục và đường máu cũng như từ mẹ sang con (trong tử cung hay lúc cho bú). Còn có HTLV1 và HTLV2 cũng là những vi-rút cũng lan truyền qua đường tình dục, đường máu, từ mẹ sang con khi cho con bú và Flaviviridae (HBV và HCV) là 2 vi-rút gây viêm gan vi-rút B và C có thể lan truyền qua đường máu(2,12). Trong nghiên cứu chúng tôi khảo sát trên 115 đối tượng IDU trong đó có 69 đối tượng IDU có huyết thanh HIV dương tính và 46 đối tượng IDU có xét nghiệm huyết thanh HIV âm tính (Tỉ lệ nhiễm HIV (+) ở đối tượng IDU là 69/115 – 60%). Thực hiện thử nghiệm Elisa tìm HTLV (human T cell lymphotropic vi- rút) với sinh phẩm Vironostika HTLV1 của Organon Teknika ghi nhận 35 tr ường
  17. hợp HTLV (+) / 46 HIV (-) (76,1%) và 53 trường hợp HTLV (+)/69HIV(+) (76,81%). Không có sự khác biệt về tỉ lệ nhiễm HTLV giữa 2 nhóm đối tượng HIV(+) và HIV(-) (Nhưng bộ kit thương mại này không phân biệt giữa nhiễm HTLV là do HTLV1 hay do HTLV2). Như thế có thể nhận xét rằng huyết thanh HTLV dương tính không bị ảnh hưởng bởi tình trạng nhiễm HIV. Tỉ lệ nhiễm HTLV độc lập, không có liên quan đến nhiễm HIV. Trên 75% (88 HTLV (+)/115 IDU: 76,52%) các trường hợp nhiễm HTLV gặp ở đối tượng nghiện ma túy bằng đường chích tĩnh mạch (sử dụng chung kim ti êm ống chích). Ngoài nhiễm HIV ở đối tượng IDU còn có thể nhiễm thêm các virút khác như HTLV và viêm gan do vi-rút B, C, trong nghiên c ứu ghi nhận tỉ lệ nhiễm vi-rút viêm gan B, C chung ở đối tượng IDU là 15,7% (18/115) và nhiễm cùng lúc đồng thời HTLV (+), VGSV B, C (+) là 10% (11/115) và các đồng nhiễm này cũng có thể lây lan cho cộng đồng như HIV. Viêm gan vi-rút và HTLV có thể xem là vấn đề đồng yếu tố với HIV/AIDS ở đối tượng nghiện chích ma túy nhất là HTLV. (12) Lao - HTLV: Tần suất và các đặc điểm sinh học Nhiều chứng cứ gần đây gợi ý rằng lao (TB: tuberculosis) và nhiễm HTLV1 (Human T-lymphotropic virus 1) có cùng các yếu tố nguy cơ về xã hội và môi trường, như nghèo đói. Tuy nhiên, có ít nghiên cứu và ít thông tin về lây nhiễm với HTLV như thế nào thì ảnh hưởng đến lây nhiễm lao? Hoặc có biểu hiện lâm sàng của chung.
  18. Tần suất nhiễm HTLV-1 cao từng được mô tả ở bệnh nhân lao, cũng nh ư sự gia tăng tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân đồng nhiễm HTLV1 và lao. Một ít nghiên cứu đã chú ý đến vấn đề này hoặc đã cung cấp những chứng cứ có sức thuyết phục, tuy nhiên vài nghiên cứu đã có các kết quả trái ngược nhau. Tại Nhật bản, đã báo cáo có sự gia tăng tiền sử bệnh lao ở 2847 đối tượng bị nhiễm HTLV1(9). Ở Senegal, một nghiên cứu bệnh chứng tìm thấy sự kết hợp giữa lao và HTLV 1 không có ý nghĩa(5); trong khi đó tại Brazil, một nghiên cứu khác gợi ý rằng nhiễm HTLV1 có liên quan với lao có ý nghĩa(19). Một nghiên cứu bệnh chứng và có dữ liệu đoàn hệ về nhiễm HTLV chưa được công bố tại Peru(19) đã gợi ý rằng nhiễm HTLV 1 có thể gấp 3 lần nhiều hơn ở những bệnh nhân lao hoặc ở những người có tiền sử bị lao so với những người chưa bao giờ bị lao(7). Tuy nhiên các nghiên c ứu khác lại không chứng minh được có sự liên quan giữa, HTLV và lao(5,17). HTLV1 là loại gây nhiễm các tế bào TCD4 và TCD8(1) và giả thuyết của sự liên quan giữa HTLV1 và lao dựa trên nhiều quan sát, trong đó đầu tiên là HTLV1 gây nhiễm tế bào lympho CD4, tế bào giữ vai trò mấu chốt quyết định đáp ứng với bệnh lao(8). Trong nghiên cứu, ghi nhận số lượng CD4/mm3 giảm ở nhóm IDU đồng nhiễm HIV (+) và HTLV (+) bị mắc lao có ý nghĩa thống kê (p=0,0189). Tần suất nhiễm HTLV1 gia tăng theo tuổi, đã được báo cáo trong nhiều nghiên cứu giám sát từ các khu vực bệnh dịch địa phương khác nhau(18,19). Những giải thích cho điều quan sát này có thể là 1) – Sự tích hợp của những chuyển dương huyết
  19. thanh trong suốt cuộc đời (ảnh hưởng của tuổi tác); và 2) sự giảm của tần suất nhiễm HTLV1 trong suốt những thập kỷ vừa qua (ảnh hưởng của theo dõi đoàn hệ)(19) sự liên quan giữa nhiễm HTLV1 và hành vi tính dục có nguy cơ hoặc tiền sử truyền máu có thể xem là những lý lẽ ưu tiên trong giải thích đầu tiên. Trong khi đó thì sự liên quan đến việc nuôi con bằng sữa mẹ kéo dài có thể là lý lẽ chống lại với giải thích này(1,10,11,14,20). Sự khác biệt không có ý nghĩa đối với các yếu tố nguy cơ nhiễm HTLV1 giữa các đối tượng bị nhiễm và không nhiễm đã được quan sát trong nghiên cứu này. Tỉ lệ đàm dương tính cao thường gặp ở nhóm HTLV1 (+) hơn so với nhóm HTLV (-). Có thể giải thích, mặc dù không có các kinh nghiệm minh chứng để hỗ trợ, là HTLV1 bằng cách này cách khác đã can dự vào khả năng kiểm soát vi khuẩn của ký chủ(19). Trong nghiên cứu này sự khác biệt tỉ lệ đàm dương tính cao không có ý nghĩa thống kê ở đối tượng IDU mắc lao khi so sánh giữa HTLV (+) và HTLV (-). Ít có thông tin về ảnh hưởng của nhiễm HTLV 1 hoặc 2 trên biểu hiện lâm sàng của lao. Thực chất có 2 nghiên cứu ở bệnh nhân lao cho thấy có sự liên quan giữa HTLV1 và tử vong gợi ý rằng những retrovirus này có thể dẫn đến các thể nặng của bệnh lao(3,4,9). Tử vong Xem xét tỉ lệ tử vong khi theo dõi giữa các nhóm IDU/HIV(+), HIV(-) bị mắc lao và không lao, và so sánh giữa nhiễm HTLV(+) hoặc không nhiễm HTLV (-), trong
  20. nghiên cứu ghi nhận nhóm IDU/HIV (+) mắc lao có tỉ lệ tử vong trong vòng 6 tháng sau khi được chẩn đoán xác định lao l à 28,6% (10/35) (Bảng 4), các đối tượng IDU/HIV(+) tử vong có số lượng CD4/mm3 trung bình < 200/mm3 (trong đó có 1 trường hợp CD4/mm3 = 797/mm3, 7 trường hợp CD4/mm3 < 50; có số lượng RNA > 5 log copies/ml, tất cả đều bị kháng thuốc từ 3 – 4 thuốc. 3 trong số 10 bệnh nhân tử vong là HTLV(-). Khảo sát về công thức máu và số lượng CD4/mm3, cho thấy 3 dòng huyết cầu khác nhau không có ý nghĩa thống kê p>0,05 ở các nhóm, đặc biệt số l ượng CD4/mm3 giảm nhiều ở nhóm IDU/đồng nhiễm HIV(+), HTLV(+) bị lao. Hơn nữa ở đối tượng IDU ngoài đồng nhiễm HIV(+) và HTLV(+) cùng lúc còn bị nhiễm thêm các vi-rút khác như viêm gan siêu vi B, C và mắc các bệnh lây nhiêm qua tình dục như giang mai. Việc tầm soát các bệnh lây nhiễm ở đối tượng IDU là cần thiết. Nghiên cứu còn nhiều hạn chế, do cỡ mẫu không lớn nhiều dễ đánh giá được sự liên quan nếu có giữa lao và nhiễm HTLV ở đối tượng IDU/HIV (-) bị mắc lao và so sánh với nhóm bệnh nhân lao không nhiễm HIV. Thử nghiệm Elisa sàng lọc trong nghiên cứu này không phân biệt được HTLV1 và HTLV2 nên chưa thể so sánh sự liên quan giữa lao và HTLV1 – HTLV2 và các thể lao với tình trạng nhiễm HTLV1 – HTLV2. KẾT LUẬN Đồng nhiễm, HIV và HTLV ở đối tượng IDU bị mắc lao là biểu hiện lâm sàng nặng có thể đưa đến tử vong sớm, với số lượng vi-rút trong huyết thanh cao, tỉ lệ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2