Khảo sát thực trạng tự học tiếng Hàn Quốc của sinh viên năm hai ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc tại khoa Hàn Quốc học, trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 4
download
Bài viết "Khảo sát thực trạng tự học tiếng Hàn Quốc của sinh viên năm hai ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc tại khoa Hàn Quốc học, trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh" phân tích và nêu rõ hơn về thời gian tự học tiếng Hàn và khó khăn ảnh hưởng đến quá trình tự học tiếng Hàn. Thông qua những khó khăn, nhóm nghiên cứu đề xuất những giải pháp khắc phục giúp nâng cao hiệu quả tự học tiếng Hàn hơn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khảo sát thực trạng tự học tiếng Hàn Quốc của sinh viên năm hai ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc tại khoa Hàn Quốc học, trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
- KHẢO SÁT THỰC TRẠNG TỰ HỌC TIẾNG HÀN QUỐC CỦA SINH VIÊN NĂM HAI NGÀNH NGÔN NGỮ HÀN QUỐC TẠI KHOA HÀN QUỐC HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phạm Thị Tuyết Ngân, Phạm Thị Ngọc Ánh Võ Nguyễn Tú Uyên, Hoàng Thị Kiều Trinh, Bùi Huệ Nhi Khoa Hàn Quốc học, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Trần Thị Trúc Phương TÓM TẮT Tự học không còn là khái niệm xa lạ. Trong bối cảnh hiện nay, tự học thể hiện một thái độ tự giác học tập của sinh viên thể hiện tinh thần và trách nhiệm học tập. Trong bài nghiên cứu dưới đây sẽ làm sáng tỏ về thời gian tự học và khó khăn trong quá trình tự học tiếng Hàn của sinh viên khoa Hàn Quốc học. Phạm vi nghiên cứu của bài là sinh viên năm hai ngành ngôn ngữ Hàn Quốc trường Đại học Công nghệ TP.HCM. Với mở đầu là lịch sử nghiên cứu về vấn đề tự học và ở phần nội dung sẽ phân tích và nêu rõ hơn về thời gian tự học tiếng Hàn và khó khăn ảnh hưởng đến quá trình tự học tiếng Hàn. Thông qua những khó khăn, nhóm nghiên cứu đề xuất những giải pháp khắc phục giúp nâng cao hiệu quả tự học tiếng Hàn hơn. Từ khóa: Tự học tiếng Hàn, thời gian tự học, khó khăn tự học 1. PHẦN MỞ ĐẦU a. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Điểm qua các bài viết, công trình nghiên cứu về thời gian tự học của sinh viên và tác động của các bài nghiên cứu đến sinh viên, học sinh, cụ thể như bạn bạn Đặng Vũ Ngọc Mai Lớp 10 Sử - Trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Nội-Amsterdam đã nghiên cứu về “Con đường tự học của Chủ tịch Hồ Chí Minh-Bài học sâu sắc cho thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay”; cô Nguyễn Thị Hồng Vân và ô Hoàng Thị Vân với bài “Một số giải pháp phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành giáo dục mầm non, trường cao đẳng Sơn La”, Tạp chí giáo dục số 475, kì 1 tháng 4/2020; Nguyễn Hoàng Phúc - LT-T10B với bài viết “Kinh nghiệm sử dụng hiệu quả thời gian nghiên cứu tự học góp phần nâng cao kết quả học tập, rèn luyện”, báo điện tử Trường đại học An ninh nhân dân; bạn Huỳnh Thị Thùy Trang-Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa-Vũng Tàu với bài viết “Kỹ năng lập kế hoạch học tập của sinh viên theo học chế tín chỉ”, tạp chí Tâm lý học Việt Nam số 2, Tháng 2-2021. Nhìn chung các bài viết và công trình nghiên cứu trên đã cung cấp cho ta rất nhiều thông tin hữu ích về khái niệm cũng như giải pháp nâng cao kỹ năng tự học. Các kết quả của các bài nghiên cứu trên vẫn chưa đề cập rõ đến thời gian và những khó khăn trong việc tự học của sinh nên. Vì vậy, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Khảo sát về thực trạng tự học tiếng Hàn Quốc của sinh viên năm 2 ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc tại khoa Hàn Quốc học, trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh” để làm rõ việc sắp xếp thời gian tự học là cần thiết. b. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng mà bài khảo sát muốn hướng đến ở đây là sinh viên năm 2 ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc, trường Đại học Công nghệ TP.HCM. c. Phạm vi nghiên cứu: Sinh viên trường Đại học Công nghệ TP.HCM, Khoa Hàn Quốc học 2217
- d. Phương pháp nghiên cứu: Để làm rõ thực trạng tự học tiếng Hàn của sinh viên năm thứ hai, ngành ngôn ngữ Hàn Quốc, khoa Hàn Quốc học, trường Đại học Công nghệ TP.HCM, nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát từ ngày 15/04/2022 đến ngày 18/04/2022 thông qua Google Form với bộ câu hỏi được chuẩn bị sẵn (kèm link biểu mẫu khảo sát và bộ câu hỏi bên dưới). Link biểu mẫu khảo sát: https://forms.gle/sAh1M87MeeJ55gS57 Bài khảo sát được thực hiện với bộ câu hỏi sau: (Bảng 1) Bảng 1: Bộ câu hỏi khảo sát về tự học tiếng Hàn và khó khăn trong quá trình tự học của sinh viên năm 2 Khoa Hàn Quốc học, trường Đại học Công nghệ TP.HCM STT Câu hỏi 1 Phương pháp tự học tiếng Hàn của bạn là gì ? 2 Bạn thường tự học trong khoảng thời gian nào ? 3 Mỗi ngày bạn giành bao nhiêu thời gian học tiếng Hàn? 4 Bạn thường chọn tự học ở không gian nào ? 5 Yếu tố nào gây khó khăn trong việc học tiếng Hàn của bạn? 6 Phương pháp tự học có quan trọng đối với sinh viên ngành ngôn ngữ Hàn không? Bài khảo sát được thực hiện với 114 sinh viên năm 2 chuyên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc tại khoa Hàn Quốc học, trường Đại học Công nghệ TP.HCM nhằm đánh giá thực trạng tự học tiếng Hàn của sinh viên. 2. PHẦN NỘI DUNG e. Khái niệm về tự học và lịch sử hình thành khái niệm tự học tại Việt Nam: i.Khái niệm Trong thuật ngữ của giáo dục, có rất nhiều khái niệm về việc “Tự học”. Đầu tiên, “Tự học có thể hiểu là hình thức hoạt động nhận thức của cá nhân nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kỹ năng do chính học sinh sinh viên tiến hành trên lớp, ở ngoài lớp theo hoặc không theo chương trình và sách giáo khoa đã quy định, tự học là một hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở đại học có tính độc lập cao và mang đậm nét sắc thái cá nhân như có quan hệ chặt chẽ với quá trình dạy học” – theo Lưu Xuân Mới (2000). Suy cho cùng, những định nghĩa về sự tự học luôn có điểm chung trong đặc trưng, đó là tính chủ động và linh hoạt, đề cao đến phương pháp tự tìm kiếm và chủ động học hỏi, trau dồi các kiến thức mà không cần đến người hướng dẫn và không cần một sự thúc giục nào. ii.Lịch sử hình thành khái niệm tự học tại Việt Nam Năm 1945, sau khi Việt Nam giành được độc lập từ tay thực dân Pháp thì 95% dân Việt Nam bị mù chữ. Đây là một vấn đề rất nhức nhối đối với một quốc gia mới giành độc lập. Như vậy ta có thể thấy rằng từ trước đó, giáo dục ở nước ta chưa được phát triển, phương pháp dạy học vẫn còn thụ động chỉ là truyền thụ kiến thức một chiều, người học chỉ cần học thuộc lòng nên vấn đề tự học vẫn chưa được quan tâm đến mấy. Tháng 9/1945 tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị chiến dịch “Chống mù chữ”, chiến dịch ấy như một trang sử mới cho nền giáo dục ở Việt Nam ta. Bác chính là người đầu tiên nêu cao tấm 2218
- gương về tinh thần tự học. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” Bác viết “… phải lấy tự học làm cốt”. Ở thời điểm đó việc tự học không chỉ giúp mỗi người tự nâng cao kiến thức của bản thân mà còn giúp đất nước ta đáp ứng được với thời kỳ đổi mới của Thế Giới và “Tự học” được xem như một nhiệm vụ đối với người dân. f. Đánh giá số liệu về thời gian tự học tiếng Hàn (các đánh giá được khảo sát trực tiếp với sinh viên Khoa Hàn Quốc học trường Đại học Công nghệ TP.HCM) i.Thời gian dành cho việc tự học tiếng Hàn, khó khăn trong quá trình tự học để đánh giá và biểu mẫu đánh giá ban đầu Để làm rõ vấn đề tự học tiếng Hàn đối với sinh viên thì 2 phạm trù hàng đầu mà chúng ta sẽ nhắc tới ở đây là “Thời gian dành cho việc tự học tiếng Hàn” và “Khó khăn trong quá trình tự học tiếng Hàn”. Nhắc đến phạm trù “Thời gian dành cho việc tự học tiếng Hàn”, nhóm nghiên cứu đã đề ra câu hỏi: “bạn thường tự học trong thời gian nào? Thì nhận được kết quả “Tối” chiếm tỷ lệ ưa thích cao nhất (70,2%). Từ khảo sát có thể thấy sinh viên ban ngày phải học tập tại trường. Ban đêm là lúc sinh viên có nhiều thời gian hơn tại nhà. Với câu trả lời “Sáng” chỉ chiếm tỷ lệ 21,9%, câu trả lời “Trưa”, “Chiều” chiếm tỷ lệ rất thấp. Để khẳng định thêm thời gian dành cho việc tự học tiếng Hàn, nhóm nghiên cứu đã thực hiện thêm khảo sát với câu hỏi “Bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc tự học?” thì nhận được kết quả “1-2 tiếng” chiếm tỷ lệ cao nhất. Tiếp đến là câu trả lời “30 phút” chiếm 24,6%. Thông qua khảo sát, có thể thấy sinh viên có sự quan tâm và dành thời gian cho việc tự học tiếng Hàn tại nhà (chiếm 58,8%). Tuy nhiên, sau một ngày học tập mệt mỏi, buổi tối sinh viên thường dành thời gian nghỉ ngơi nên thời gian tự học ngắn từ 30 phút đến 2 tiếng. Hình 1: Biểu đồ thể hiện Thời gian tự học của sinh viên 2219
- Hình 2: Biểu đồ thể hiện không gian tự học của sinh viên Thông qua kết quả khảo sát bên trên cho thấy sinh viên năm 2 ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc tại khoa hàn Quốc học, trường Đại học Công nghệ TP.HCM có sự quan tâm và dành thời gian để tự học tiếng hàn. Tuy nhiên, trong quá trình tự học vẫn gặp một số khó khăn nhất định gây cản trở. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát với câu hỏi “Khó khăn trong quá trình tự học tiếng Hàn” và kết quả khảo sát được thể hiện ở Hình 3 như sau: Dựa vào kết quả khảo sát, nhóm nghiên cứu nhận thấy đa phần các bạn sinh viên gặp khó khăn ở vấn đề “Nhiều ngữ pháp giống nhau khó phân biệt” chiếm 35,1%. Khó khăn đưng vị trí thứ 2 mà các bạn sinh viên gặp phải là “Từ vựng khó ghi nhớ” chiếm 34,2%. Tiếp theo là khó khăn “Chưa tìm ra phương pháp tự học thích hợp với bản thân” chiếm 24,6%. Từ những khó khăn trên, nhóm nghiên cứu nhận thấy cần phải đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện tình tự học tiếng Hàn của sinh viên. Hình 3: Biểu đồ thể hiện khó khăn trong quá trình tự học tiếng Hàn của sinh viên 3. ĐỀ XUẤT Để giảm bớt khó khăn trong việc tự nhóm nghiên cứu chúng em có những đề xuất sau đây: thứ nhất chúng ta phải xác định mục tiêu một cách cụ thể và rõ ràng; thứ hai là tận dụng những bài giàng miễn phí có thể tìm thấy trên mạng để củng cố lại những kiến thức chưa hiểu hết trên lớp; thứ ba học từ vựng và ngữ pháp theo các chủ đề không học lộn xộn gây ra khó nhớ và khó ghi chép; cuối cùng là xen kẽ việc học và nghỉ ngơi một cách hợp lý, ví dụ như học 1 tiếng nghỉ 10 phút và học 30 phút nghỉ 5 phút 2220
- và phải tắt nguồn điện thoại trong lúc học tránh gây mất tập trung( thời gian thích hợp cho việc học là: sáng là từ 4h30-6h30 và buổi tối là từ 20h-23h). 4. PHẦN KẾT Từ kết quả khảo sát cho thấy việc tự học rất quan trọng đối với sinh viên năm 2 khoa Hàn Quốc trường Đại học Công nghệ TP.HCM. Đa số sinh viên thường dành 1-2 tiếng cho việc tự học của bản thân vào buổi tối, tại nhà, với nhiều phương pháp khác nhau. Từ kết quả trên, ta thấy được sinh viên rất quan tâm đến việc học của mình cũng như việc làm trong tương lai. Để nâng cao năng lực tự học của sinh viên năm 2 trường Đại học Công Nghệ TP.HCM, chúng ta cần thực hiện các đề xuất từ phía sinh viên đến giảng viên, nhà trường, xã hội, môi trường xung quanh… Kiến thức là vô hạn, với tinh thần tự học, tự tìm tòi, tự tư duy, thì bản thân chúng ta sẽ là người giữ vai trò quan trọng nhất trong tương lai phía trước. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Tự học là gì?, được download tại địa chỉ https://ntedu.top/index.php/2020/05/05/tim-hieu-tam- quan-trong-va-phuong-phap-tu-hoc-dem-lai-hieu-qua/ https://luatminhkhue.vn/tu-hoc-la-gi.aspx 2. Lịch sử hình thành khái niệm tự học ở Việt Nam, được download tại địa chỉa http://vips.com.vn/tong-quan-nghien-cuu-ve-nang-luc-tu-hoc.html 3. Bạn thường dành thời gian học buổi nào, được download tại địa chỉ http://hanoimoi.com.vn/ban- in/Thieu-nhi/828592/hoc-vao-buoi-sang-hay-buoi-toi-thi-tot-hon 4. Một số giải pháp phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành giáo dục mầm non, trường cao đẳng Sơn la, được download tại địa chỉ https://tapchigiaoduc.moet.gov.vn/vi/magazine/475-ki-i-thang- 4/12-mot-so-giai-phap-phat-trien-nang-luc-tu-hoc-cho-sinh-vien-nganh-giao-duc-mam-non-truong- cao-dang-son-la-7318.html 5. Con đường tự học của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được download tại địa chỉ http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Chinh-tri/1005414/con-duong-tu-hoc-cua-chu-tich-ho-chi-minh 6. Con đường tự học của Chủ tịch Hồ Chí Minh-Bài học sâu sắc cho thế hệ trẻ (1), được download tại https://giaoduc.net.vn/con-duong-tu-hoc-cua-chu-tich-ho-chi-minh-bai-hoc-sau-sac-cho-the-he-tre- 1-post219337.gd 7. Con đường tự học của Chủ tịch Hồ Chí Minh-Bài học sâu sắc cho thế hệ trẻ (2), được download tại địa chỉ https://giaoduc.net.vn/con-duong-tu-hoc-cua-chu-tich-ho-chi-minh-bai-hoc-sau-sac-cho-the- he-tre-2-post219339.gd 8. Con đường tự học của Chủ tịch Hồ Chí Minh-Bài học sâu sắc cho thế hệ trẻ (3), được download tại địa chỉ https://giaoduc.net.vn/con-duong-tu-hoc-cua-chu-tich-ho-chi-minh-bai-hoc-sau-sac-cho-the- he-tre-3-post219340.gd 2221
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực trạng thực hiện hoạt động giảng dạy của giáo viên ở các trường trung học phổ thông thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
7 p | 129 | 14
-
Thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh ở một số trường tiểu học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
10 p | 147 | 12
-
Thực trạng tự học của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội
10 p | 51 | 7
-
Thực trạng dạy học tích hợp liên môn và phát triển chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học liên môn cho sinh viên Vật lý ở trường đại học Cần Thơ
8 p | 180 | 7
-
Khảo sát thực trạng nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Đại học Cần Thơ
15 p | 88 | 6
-
Hình thành kỹ năng tự học cho sinh viên nội trú khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên
8 p | 85 | 6
-
Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại các trường trung học phổ thông huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 87 | 6
-
Một số biện pháp tăng cường khả năng tự học cho sinh viên khi học theo học chế tín chỉ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An
4 p | 98 | 5
-
Động cơ học tập và giải pháp tự học nâng cao chất lượng học tập tiếng Trung của sinh viên Trường Đại học Điện Lực
3 p | 13 | 5
-
Thực trạng và biện pháp nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho giáo viên các trường trung cấp chuyên nghiệp ở thành phố Cần Thơ
3 p | 11 | 3
-
Khảo sát thực trạng sử dụng từ gần nghĩa trong tiếng Trung của sinh viên năm tư khoa Trung Quốc học trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 9 | 3
-
Khảo sát thực trạng vận dụng dạy học kết hợp môn Hóa học nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông ở ngoại thành Hà Nội
3 p | 11 | 3
-
Biện pháp hình thành kỹ năng tự học cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học, trường Đại học Đồng Tháp
9 p | 30 | 3
-
Thực trạng đọc của học sinh lớp 1 người Stiêng ở Bình Phước (Qua khảo sát tại 5 điểm của Trường Tiểu học Ngô Quyền, huyện Bù Gia Mập)
9 p | 23 | 2
-
Thực trạng dạy học phát triển tư duy điện toán cho sinh viên ngành Kĩ thuật điện tử - Viễn thông thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên
5 p | 19 | 2
-
Hoạt động tự học tiếng Nhật của sinh viên Khoa Ngoại ngữ - Đại học Bách khoa Hà Nội: thực trạng và đề xuất giải pháp
6 p | 8 | 2
-
Giải pháp nâng cao thái độ và phương pháp tự học của sinh viên trường Đại học Cần Thơ
11 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn