KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG MÁY CELL SAVER<br />
TRONG PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH<br />
Đinh Hữu Hào*, Lương Hoàng Duy*, Hồ Minh Văn*, Nguyễn Thị Thanh**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định lượng máu thu hồi, chế phẩm máu dùng thêm và xem xét chỉ định sử<br />
dụng máy Cell Saver 5+, đồng thời xem xét biến chứng xảy ra.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Thu thập số liệu tiền cứu của những bệnh nhân phẫu thuật có sử dụng hệ<br />
thống máy Cell Saver 5+.<br />
Kết quả: Từ tháng 01 năm 2008 đến tháng 10 năm 2008, nghiên cứu có 26 bệnh nhân. Tỉ lệ nam/nữ là<br />
14/12 với các bệnh lý thường gặp là: thai ngoài tử cung vỡ (30,7%), vỡ lách (26,9%), vết thương ngực<br />
(19,2%), vỡ mạc treo ruột non (11,5%), vỡ gan (7,7%), vỡ thận (3,8%). Mỗi bệnh nhân, lượng máu thu hồi<br />
trung bình: 1526,4 ± 515,6ml, và lượng máu hồi truyền lại cho bệnh nhân trung bình: 885,5 ± 300,4 ml so<br />
với tổng số máu mất là: 1970 ± 572.4 ml. Lượng máu hồi truyền cho bệnh nhân đạt 58% lượng máu thu hồi<br />
và 45% tổng lượng máu mất. Qua đó, chế phẩm máu dùng thêm có giảm đáng kể, chỉ 38,5% trường hợp (10<br />
ca) phải sử dụng thêm chế phẩm máu, trong đó hồng cầu lắng và huyết tương đông lạnh được sử dụng<br />
nhiều nhất (35,2%), kế đến là máu toàn phần (18%), tiểu cầu và kết tủa lạnh sử dụng cho 01 trường hợp<br />
chiếm 5,8%. Sau truyền máu hoàn hồi, hầu hết các trường hợp có rối loạn đông máu nhẹ, thay đổi chính là<br />
tăng INR, trung bình là 2,38. Có 02 trường hợp tử vong là do lượng máu mất quá nhiều (hơn 5500ml) và<br />
chủ yếu mất trước khi nhập viện nên làm hạn chế lượng máu thu hồi và hồi truyền.<br />
Kết luận: Truyền máu hoàn hồi cho kết quả tốt và tiết kiệm việc truyền máu đồng loại, tránh được<br />
nhiều biến chứng xảy ra khi truyền máu đồng loại.<br />
Từ khóa: Sử dụng máy cell-saver trong phẫu thuật.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
USE OF CELL-SAVER IN SURGERY IN GIA ĐINH HOSPITAL<br />
Dinh Hưu Hao, Lương Hoang Duy, Ho Minh Van, Nguyen Thi Thanh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 6 – 2009: 231 - 235<br />
Background: Cell saver5+ system, which allows withdrawing blood and autologous blood transfusion, is<br />
the most effective and modern method in surgery.<br />
Objective: Estimating the withdrawn blood volume, blood product transfusion rates, considering the<br />
Cell saver indications and carrying out complications.<br />
Method: Collecting data of surgery patients who were indicated Cell Saver.<br />
Result: 26 patients were enrolled in our study from Jan 2008 to October 2008. Male/Female ratio was<br />
14/12 with common conditions: ruptured ectopic pregnancy (30,7%), spleenic rupture (26,9%), chest injury<br />
(19,2%), peritoneum trauma (11,5%), ruptured liver (7,7%), ruptured kidney (3,8%). Mean withdrawn<br />
blood volume was 1526,4 ± 515,6ml, and mean re-infused blood volume was 885,5±300,4ml compared with<br />
total loss blood volume 1970±572,4ml. The amount of re-infused blood archived 58% of withdrawn volume<br />
<br />
*Khoa Phẫu thuật Gây Mê Hồi Sức- Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định.<br />
**Bộ môn Gây Mê Hồi Sức - Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch.<br />
Địa chỉ liên lạc: BS Đinh Hữu Hào ĐT: 0913.714.038 Email: dinhhuuhao@gmail.com<br />
231<br />
<br />
and 45% loss volume. Therefore, rate of blood product transfusion markedly decreased, only 38,5% (10<br />
cases) had to use blood product, in which packed RBC and FFP were mainly indicated (35,2%), whole blood<br />
(18%), platelet and cryoprecipitate (5,8%). After autologous blood transfusion, most of cases had mild<br />
coagulation disorder, mainly elevated INR, mean 2,38. There were 2 fatal cases caused by massive blood loss<br />
before hospitalization.<br />
Conclusion: Autologous blood transfusion have good result, reduce allogenic blood transfusion and<br />
avoid blood transfusion complications.<br />
Key words: cell-saver, auto tranfusion blood, autologous.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ngày nay, trước những nguy cơ của truyền máu đồng nhóm như nhiễm khuẩn, đặt biệt là nhiễm<br />
siêu vi, cùng những biến chứng về miễn dịch, do đó truyền máu đồng nhóm ngày càng giảm và<br />
truyền máu tự thân được thay thế và phát triển nhiều hơn. Hơn nữa, ngân hàng máu của bệnh viện có<br />
những đợt cung cấp máu không đều do máu thiếu trên toàn thành phố, cùng với giá máu ngày càng<br />
cao, và ý thức của bệnh nhân được nâng lên, không muốn truyền máu của người khác…<br />
Trong những trường hợp mổ cấp cứu khẩn cấp, những chấn thương nặng, mất máu nhiều<br />
như: vỡ lách, vỡ gan… thì nhu cầu truyền máu rất cao và phải nhanh chóng. Theo phương pháp<br />
cũ như hiện nay, chúng ta phải mất hơn 45 phút (tính từ lúc lấy mẫu xét nghiệm, gửi mẫu làm<br />
phản ứng hòa hợp nhanh, đợi kết quả, lấy máu về ngâm nóng và truyền), thời gian như vậy là<br />
quá dài cho những trường hợp khẩn cấp. Đặt biệt, những quy định mới trong Quy chế truyền máu<br />
mới ban hành của Bộ y tế thì càng không thể rút ngắn khoảng thời gian này xuống ngắn hơn.<br />
Vì thế, trước nhu cầu truyền máu tự thân, tránh những biến chứng nguy hiểm của truyền máu<br />
đồng nhóm, và rút ngắn thời gian bồi hoàn lượng máu mất trong trường hợp mổ khẩn cấp cần truyền<br />
máu, khoa Phẫu Thuật Gây Mê Hồi Sức (PTGMHS) Bệnh viện Nhân Dân Gia Định bắt đầu áp dụng<br />
phương pháp truyền máu hoàn hồi bằng máy CELL SAVER 5+ từ tháng 01 năm 2008 đến nay.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
Khảo sát và đánh giá hiệu quả cũng như tính an toàn của của phương pháp truyền máu hoàn hồi<br />
trong mổ bằng hệ thống Cell-Saver 5+ được thực hiện tại khoa PTGMHS Bệnh viện Nhân Dân Gia<br />
Định từ tháng 01 năm 2008 đến tháng 10 năm 2008.<br />
<br />
Mục tiêu chuyên biệt<br />
Xác định số lượng máu truyền lại cho bệnh nhân sau khi thu hồi bằng hệ thống máy cell saver 5+<br />
được thực hiện tại khoa PTGMHS Bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 01 năm 2008 đến tháng 10<br />
năm 2008.<br />
Xác định số lượng chế phẩm máu phải sử dụng thêm sau khi sử dụng hệ thống truyền máu hoàn<br />
hồi bằng máy Cell Saver 5+ được thực hiện tại khoa PTGMHS Bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng<br />
01 năm 2008 đến tháng 10 năm 2008.<br />
Xác định các loại phẫu thuật cần phải hồi truyền máu bằng hệ thống Cell Saver5+.<br />
Xác định biến chứng khi thực hiện hồi truyền máu trong mổ bằng hệ thống máy Cell Saver 5+ được<br />
thực hiện tại khoa PTGMHS Bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 01 năm 2008 đến tháng 10 năm<br />
2008.<br />
<br />
232<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu mô tả tiền cứu (case series).<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Tiêu chuẩn nhận bệnh<br />
Tất cả các trường hợp hồi truyền máu trong mổ bằng Cell Saver 5+ thực hiện tại khoa<br />
PTGMHS Bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 01 năm 2008 đến tháng 10 năm 2008.<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Bệnh nhân không đồng ý. Tình trạng xuất huyết nội lâu (lớn hơn 8 giờ). Xuất huyết nội<br />
kèm vấy nhiễm các dị nguyên khác như: nhiễm trùng, nước ối, dịch tiêu hóa…<br />
Phương pháp thu thập số liệu<br />
Các biến số thu thập từ tường trình phẫu thuật của phẫu thuật viên. Các kết quả thu<br />
được ghi nhận từ xét nghiệm thực hiện trước, trong và sau mổ.<br />
Số liệu lượng máu mất thu thập từ bảng số liệu của máy sau mỗi trường hợp sử dụng<br />
máy.<br />
Tất cả các số liệu cần thu thập sẽ được ghi nhận vào một bảng thu thập soạn sẳn, mỗi<br />
trường hợp một phiếu.<br />
Phương pháp xử lý số liệu<br />
Chương trình văn bản Word, Exel.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Bảng 1: Đặc điểm bệnh nhân:<br />
Giới<br />
<br />
Độ tuổi<br />
<br />
Số lượng<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
<br />
Nam<br />
<br />
14<br />
<br />
53,8%<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
12<br />
<br />
46,2%<br />
<br />
N<br />
<br />
26<br />
<br />
100%<br />
<br />
Trung<br />
bình<br />
30 ± 11,5<br />
<br />
Cực ñại Cực tiểu<br />
<br />
42<br />
<br />
18<br />
<br />
233<br />
<br />
Bảng 2: Lượng máu mất, thu hồi và hồi truyền:<br />
Trung bình<br />
(ml)<br />
1970 ± 572,4<br />
1526 ± 515,6<br />
885,5 ±300,4<br />
<br />
Máu mất<br />
Thu hồi<br />
Hồi truyền<br />
<br />
Cực tiểu<br />
(ml)<br />
614<br />
514<br />
400<br />
<br />
Cực ñại<br />
(ml)<br />
4569<br />
3869<br />
1875<br />
<br />
Trường hợp dùng thêm chế phẩm máu sau truyền hoàn hồi:tỷ lệ %<br />
61.5<br />
70<br />
60<br />
38.5<br />
<br />
50<br />
40<br />
30<br />
20<br />
10<br />
0<br />
<br />
Söû duïng theâ m CPM<br />
<br />
Khoâ ng söû duï ng<br />
theâ m CPM<br />
<br />
Bieåu ñoà 10: Tyû leä söû duï ng theâm cheá phaå m maùu<br />
<br />
Bảng 3: Loại chế phẩm máu dùng thêm:<br />
<br />
HCL<br />
HTĐL<br />
MTP<br />
TC<br />
KTL<br />
Không sử dụng<br />
<br />
Số ca<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
6<br />
6<br />
3<br />
1<br />
1<br />
16<br />
<br />
35,2<br />
35,2<br />
18<br />
5,8<br />
5,8<br />
61,5<br />
<br />
Số ñơn vị<br />
dùng<br />
24,5<br />
39<br />
8<br />
4<br />
10<br />
<br />
Thay đổi nồng độ trung bình Hb:g/dl<br />
10.3<br />
<br />
12<br />
<br />
9.8<br />
<br />
8.8<br />
<br />
8<br />
<br />
4<br />
<br />
0<br />
<br />
Tröôù c moå<br />
<br />
Sau moå<br />
<br />
Xuaá t vieän<br />
<br />
Bieå u ñoà 4: thay ñoå i Hb khi xuaá t vieä n<br />
<br />
Bảng 4: Thay đổi các yếu tố đông máu:<br />
INR<br />
<br />
Trước mổ<br />
<br />
Sau TMHH<br />
<br />
1,99<br />
<br />
2,38<br />
<br />
*<br />
<br />
Xuất viện<br />
**<br />
<br />
1,35<br />
<br />
TCK<br />
<br />
32,9”<br />
<br />
36”<br />
<br />
31”<br />
<br />
Tiểu cầu<br />
<br />
240,7<br />
<br />
140,8<br />
<br />
150,7<br />
<br />
*P > 0.01, **P < 0.005<br />
<br />
Có sự rối loạn đông máu trước khi nhập viện và hệ thống máy Cell Saver 5+ không làm<br />
tăng thêm, tuy nhiên, khi xuất viện đã ổn định.<br />
<br />
234<br />
<br />
Kết quả xuất viện – tử vong<br />
Töû vong<br />
7.6 %<br />
<br />
Xuaá t vieän<br />
<br />
92.4 %<br />
<br />
Bieå u ñoà 5: tyû leä töû vong vaø xuaá t vieän<br />
<br />
Có hai trường hợp tử vong, chiếm tỷ lệ 7,6%. Nguyên nhân tử vong là cả hai trường hợp<br />
bệnh nhân bị vết thương nặng (thủng tĩnh mạch trên gan, đứt rốn thận) làm máu mất rất<br />
nhiều. Lượng máu mất trước nhập viện lớn hơn 2000ml, lượng máu cục và thấm trong gạc<br />
nhiều, làm lượng máu thu hồi bằng máy thu được không đáng kể.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Qua nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy những điều như sau: Sự khác biệt về giới tính<br />
không nhiều (nữ 46,2%), ở nữ chủ yếu là các phẫu thuật thai ngoài tử cung vỡ (30,8%), và<br />
các tổ thương khác thường ở nam giới nhiều hơn. Trong nghiên cứu này chúng tôi thực hiện<br />
truyền máu hoàn hồi chủ yếu trong các phẫu thuật cấp cứu (100%) và khoa chúng tôi đang<br />
triển khai áp dụng các phẫu thuật chương trình có nguy cơ chảy máu cao như: phình động<br />
mạch chủ, nang gan phải cắt thùy gan, gãy cổ xương đùi thay khớp háng… Một lý do<br />
chúng tôi chưa thực hiện ca nào ở phẫu thuật chương trình là tần suất những ca mổ có chỉ<br />
định sử dụng máy Cell Saver thấp.<br />
Qua đó, chúng tôi nhận thấy các chỉ định sử dụng máy Cell Saver trong các trường hợp<br />
mổ cấp cứu mất máu nhiều trong chấn thương, xuất huyết nội không lây nhiễm các yếu tố<br />
dị nguyên nguy hiểm (vi trùng, nước ối…). Chúng tôi chỉ định nhiều nhất trong các trường<br />
hợp thai ngoài tử cung vỡ (30,7%), kế đến là vỡ lách (26,9%), vết thương ngực (19,2%).<br />
Máy Cell Saver họat động quay ly tâm để thu hồi lượng hồng cầu trong máu đã và đang<br />
chảy tại phẫu trường của phẫu thuật viên, nên phụ thuộc rất nhiều và khối lượng máu thu<br />
thập được chứ không phụ thuộc vào tổng lượng máu mất của bệnh nhân. Trung bình tổng<br />
lượng máu mất của bệnh nhân là 1970 ± 572,4ml, chúng tôi thu hồi được 1526,4 ± 515,6ml<br />
và qua máy sử lý chung tôi sẽ truyền lại cho bệnh nhân 885,5 ± 300,4ml máu có nồng độ Hb<br />
cao (17,5mg/dl). Như vậy theo nguyên tắc hồi sức bồi hoàn lượng máu mất, một phần ba<br />
lượng máu mất là máu và hai phần ba là các dịch khác, chúng tôi đã đạt được, chúng tôi bồi<br />
hoàn đến 45% so với yêu cầu 33,3%. Lượng máu thu hồi cao nhất chúng tôi thực hiện đạt<br />
1875ml và hồi truyền lại cho bệnh nhân.<br />
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nồng độ Hb máu sau hồi truyền có cải thiện so với<br />
trước mổ (10,3 so với 8,8mg/dl). Và nồng độ này được duy trì tương đối ổn định cho đến khi<br />
xuất viện (đạt 9,8mg/dl). Tuy nhiên, các yếu tố đông máu của bệnh nhân vẫn rối lọan sau<br />
truyền hoàn hồi (INR sau mổ: 2,38). Nguyên nhân là máy Cell Saver quay ly tâm chỉ giữ lại<br />
hồng cầu nguyên vẹn, loại bỏ các hồng cầu vỡ và huyết tương nên rối loạn đông máu không<br />
235<br />
<br />