Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG<br />
THUỐC TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY-TÁ TRÀNG<br />
TẠI KHOA NỘI TIÊU HÓA BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG<br />
Trần Mai Quỳnh Chi*, Nguyễn Thị Cẩm Tú**, Nguyễn Hữu Đức*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Sử dụng thuốc, trong đó có thuốc trị viêm loét dạ dày- tá tràng (DDTT) an toàn hợp lý đang là<br />
mối quan tâm hàng đầu của các nhà điều trị tại các bệnh viện. Khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương<br />
(BVNTP) đã xây dựng phác đồ chuẩn để điều trị viêm loét DDTT, đặc biệt là phác đồ tiệt trừ Helicobacter pylori<br />
(Hp) được cập nhật từ tài liệu nước ngoài. Vấn đề sử dụng thuốc tại đây rất cần khảo sát và đóng góp từ giới<br />
chuyên môn, trong đó có dược sĩ lâm sàng, nhằm đạt hiệu quả và an toàn.<br />
Mục tiêu: Nghiên cứu khảo sát 400 hồ sơ bệnh án có sử dụng thuốc trị viêm loét DDTT tại khoa Nội tiêu<br />
hóa BVNTP từ tháng 2/2010 đến 5/2010 nhằm xem việc sử dụng có an toàn hiệu quả.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả cắt ngang các hồ sơ bệnh án có sử dụng thuốc trị viêm loét<br />
DDTT tại khoa Nội tiêu hóa BVNTP. Phỏng vấn các bác sĩ và điều dưỡng tại Khoa Nội tiêu hóa, các dược sĩ tại<br />
Khoa Dược để biết rõ vì sao lại có thực trạng sử dụng thuốc như khảo sát.<br />
Kết quả: Việc kê đơn chỉ định thuốc nhìn chung là hợp lý, theo đúng phác đồ của bệnh viện và phù hợp với<br />
khuynh hướng dùng thuốc của các nước tiên tiến, đưa đến hiệu quả điều trị khá tốt (97,75% bệnh nhân sau thời<br />
gian nằm viện đều đỡ giảm hoặc khỏi). Với các trường hợp bị viêm loét DDTT nhiễm Hp lần đầu, phác đồ chuẩn<br />
3 thuốc được dùng. Có 3 trường hợp dùng phác đồ 4 thuốc có bismuth. Không có trường hợp nào phải dùng<br />
phác đồ mới là phác đồ “liên tiếp” hoặc “cứu vãn”.<br />
Kết luận: Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng thuốc trị viêm loét DDTT tại bệnh viện là hợp lý và an toàn,<br />
đặc biệt, có một số yếu tố phù hợp với điều kiện kinh tế cho người bệnh.<br />
Từ khóa: Viêm loét dạ dày-tá tràng, Helicobacter pylori, phác đồ tiệt trừ Hp.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EVALUATION OF DRUG USE FOR TREATING PEPTIC ULCER DISEASE<br />
IN INTERNAL GASTROENTEROLOGY DEPARTMENT OF NGUYEN TRI PHUONG HOSPITAL<br />
Tran Mai Quynh Chi, Nguyen Thi Cam Tu, Nguyen Huu Duc<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 – 2011: 229 - 235<br />
Background: Rational use of drugs, especially treating peptic ulcer disease (PUD) is major concern of<br />
hospital staff. Internal gastroenterology department of Nguyen Tri Phuong (NTP) hospital has set up guidelines<br />
for treating PUD, especially guideline for eradication of Helicobacter pylori (Hp). It is necessary to review the<br />
drug use in the department and collect comments from health professionals, especially that from clinical<br />
pharmacists to optimise the policy of drug use.<br />
Objectives: The study was conducted on reviewing of 400 cases of drug use for treating PUD in internal<br />
gastroenterology department of NTP hospital from February 2010 to May 2009 to see the appropriateness of drug<br />
use.<br />
<br />
∗<br />
<br />
∗∗<br />
Khoa Dược - Đại học Y Dược TPHCM<br />
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương<br />
Tác giả liên lạc: PGS. TS. Nguyễn Hữu Đức ĐT: 0918276256<br />
Email: tvduoc@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Khoa<br />
<br />
229<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Methods: A cross-sectional methodology was applied to review prescriptions utilising to treat PUD.<br />
Interviews of medical and pharmacy staff in the department were conducted regarding prescription and<br />
dispensing the drugs.<br />
Results: Description the drugs for treating PUD was rational and conformed to hospital guidelines which<br />
had been updated, leading to the treatment were relatively effective. Almost the cases of Hp-positive patients were<br />
treated with first- line therapy initiated with a PPI-based three-drug regimen. There were 3 cases using bismuthbased four-drug regimen. No cases of using “sequalae regimen” or “salvage regimen” were reported.<br />
Conclusion: Reviewing from the study revealed that the drug use for treating PUD in<br />
internalgastroenterology department of NTP hospital was relatively rational and safety.<br />
Keywords: Peptic ulcer disease, Helicobacter pylori, Hp eradication regimens.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Viêm loét dạ dày tá tràng (DDTT) là bệnh rất<br />
phổ biến trên thế giới. Đối với loét DDTT, ở Mỹ<br />
bệnh chiếm 10% dân số. Ở các nước châu Âu:<br />
loét tá tràng 8%, loét dạ dày 2%. Ở Việt Nam,<br />
riêng miền Bắc, bệnh viêm loét DDTT chiếm 57% dân số(4).<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Năm 1983, Marshall và Warren phát hiện<br />
một loại vi khuẩn hiện diện ở niêm mạc dạ<br />
dày(3), trước đặt tên Campylobacter pylori sau đặt<br />
tên là Helicobacter pylori (Hp). Người ta đã xác<br />
lập mối liên hệ giữa vi khuẩn này với bệnh viêm<br />
loét DDTT, với cả ung thư dạ dày và đặt vấn đề<br />
tiệt trừ Hp như liệu pháp quan trọng trong điều<br />
trị viêm loét.<br />
Khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện Nguyễn Tri<br />
Phương (BVNTP) là khoa chuyên điều trị các<br />
bệnh liên quan đến DDTT trong đó có viêm loét<br />
DDTT. Hiện nay tại khoa đã có các phác đồ<br />
chuẩn để điều trị các bệnh này, đặc biệt là phác<br />
đồ tiệt trừ Hp mới(2) được cập nhật từ tài liệu<br />
nước ngoài(1). Tuy nhiên, vấn đề chỉ định và sử<br />
dụng thuốc đạt hiệu quả và an toàn vẫn còn<br />
phải khảo sát bàn luận, đặc biệt cần có sự đóng<br />
góp từ giới chuyên môn, trong đó có dược sĩ<br />
lâm sàng.<br />
Chúng tôi đã thực hiện đề tài này với mục<br />
tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trị viêm<br />
loét DDTT tại khoa Nội tiêu hóa BVNTP và có<br />
nhận xét, đánh giá nhằm giúp cho việc sử dụng<br />
thuốc an toàn hợp lý tại bệnh viện.<br />
<br />
230<br />
<br />
Các hồ sơ bệnh án (HSBA) có chỉ định thuốc<br />
trị viêm loét DDTT được lưu trữ tại BVNTP từ<br />
tháng 2/2010 đến tháng 5/2010.<br />
Cỡ mẫu: N =<br />
<br />
Z<br />
<br />
2<br />
(1 − α / 2 )<br />
<br />
P (1 − P )<br />
<br />
d<br />
<br />
2<br />
<br />
N: cỡ mẫu cần cho nghiên cứu; P = 0,5: tỷ lệ ước tính cho<br />
mẫu lớn nhất; d = 0,05: sai số tự ước định; Z(1 − α / 2 ) =<br />
1,96: độ tin cậy ở mức xác suất 0,95<br />
<br />
Để đạt độ tin cậy số lượng mẫu HSBA cần<br />
phải thu thập là 384.<br />
Trong đề tài này, chúng tôi đã khảo sát 400<br />
mẫu HSBA có sử dụng thuốc trị viêm loét DDTT<br />
được lưu trữ tại BVNTP từ 2/2010 đến 5/2010.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp hồi cứu<br />
Hồi cứu các hồ sơ bệnh án có sử dụng thuốc<br />
trị viêm loét DDTT tại khoa Nội tiêu hóa BVNTP<br />
từ tháng 2/2010 đến 5/2010.<br />
Phương pháp phỏng vấn<br />
Phỏng vấn các bác sĩ và điều dưỡng tại Khoa<br />
Nội tiêu hóa, các dược sĩ tại khoa Dược bằng<br />
hình thức phỏng vấn trực tiếp không sử dụng<br />
bảng câu hỏi để biết rõ vì sao lại có thực trạng sử<br />
dụng thuốc như khảo sát.<br />
Phân tích so sánh và đánh giá<br />
Từ các số liệu, việc chỉ định thuốc điều trị<br />
viêm loét DDTT đã khảo sát, so sánh chỉ định<br />
với phác đồ điều trị của bệnh viện, phác đồ điều<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
trị mới của một số nước tiên tiến. Đánh giá việc<br />
sử dụng thuốc.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
<br />
Trong số 308 bệnh nhân được chỉ định nội<br />
soi và làm Clo-test, sự tuân thủ của bệnh nhân<br />
có khác nhau:<br />
<br />
Đặc điểm bệnh nhân<br />
<br />
- 265 bệnh nhân tuân thủ nội soi và Clo-test<br />
chiếm 86%.<br />
<br />
Tuổi<br />
Tỷ lệ bệnh nhân cao nhất ở độ tuổi từ 18-55<br />
(77%), tức đa số bệnh nhân trong độ tuổi lao<br />
động. Bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 16 tuổi, lớn<br />
tuổi nhất là 88 tuổi.<br />
Giới tính<br />
Nữ chiếm 56,75% (trong đó có 5 bệnh nhân<br />
nữ mang thai chiếm 2,2%), nam chiếm 43,25%.<br />
Như vậy, số bệnh nhân nữ cao hơn nam, gấp<br />
khoảng 1,3 lần.<br />
<br />
- 43 bệnh nhân không tuân thủ nội soi và<br />
không Clo-test chiếm 14%, vì nhiều lý do: do tâm<br />
lý sợ nội soi, do không đủ khả năng trả chi phí…<br />
<br />
Tỷ lệ nhiễm Hp theo tình trạng viêm loét ở<br />
DD hoặc TT<br />
Trong số 265 bệnh nhân được nội soi và thử<br />
Clo-test, tỷ lệ nhiễm Hp theo tình trạng viêm<br />
loét ở dạ dày hoặc tá tràng được trình bày trong<br />
bảng 1.<br />
Bảng 1. Tỷ lệ nhiễm Hp theo vị trí viêm loét (VL)<br />
<br />
Bệnh được chẩn đoán<br />
Bệnh viêm loét và liên quan DDTT<br />
Bệnh nhân bị viêm dạ dày chiếm tỷ lệ cao<br />
nhất (74,75%), tiếp theo là loét dạ dày (9,5%),<br />
viêm tá tràng (5,75%), loét tá tràng (3,25%). Có<br />
27 bệnh án bị bệnh liên quan đến DDTT nhưng<br />
không phải viêm loét, gồm có: rối loạn tiêu hóa<br />
giống loét, trào ngược dạ dày-thực quản<br />
(GERD), bệnh Mallory – Weiss, ung thư dạ dày.<br />
Các bệnh khác kèm theo không liên quan<br />
DDTD<br />
Có 69/400 trường hợp bệnh nhân còn bị các<br />
bệnh khác như: cao huyết áp (4%), đái tháo<br />
đường (2,25%), viêm đường hô hấp trên (1,75%),<br />
nhiễm trùng tiểu (1,5%)…<br />
<br />
Chẩn đoán viêm loét DDTD và xét nghiệm<br />
Hp<br />
Trong 400 HSBA được chẩn đoán ban đầu là<br />
mắc bệnh lý về DDTT, có 308 trường hợp được<br />
ra y lệnh (chỉ định) nội soi và làm xét nghiệm<br />
Clo-test, 92 trường hợp còn lại không được chỉ<br />
định nội soi bao gồm: bệnh nhân chống chỉ định<br />
với nội soi (phụ nữ có thai, bệnh nhân tim mạch,<br />
người cao tuổi,…) hoặc những bệnh nhân đã nội<br />
soi tại cơ sở y tế khác trong vòng 2 tuần, bệnh<br />
nhân tái phát và nhập viện.<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Khoa<br />
<br />
VL Tá tràng<br />
VL Dạ dày<br />
Không VL<br />
<br />
Hp (+)<br />
<br />
Hp (-)<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
7<br />
11<br />
0<br />
<br />
29<br />
200<br />
18<br />
<br />
36<br />
211<br />
18<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
nhiễm Hp<br />
19,4%<br />
5,2%<br />
0%<br />
<br />
Kết quả cho thấy bệnh nhân bị viêm loét TT<br />
nhiễm Hp chiếm tỷ lệ 19,4%, viêm loét DD<br />
nhiễm Hp chiếm 5,2%, còn không viêm loét thì<br />
không bị nhiễm (0%). Tỷ lệ nhiễm Hp ở bệnh<br />
nhân đã được xác định bị viêm loét như thế là<br />
quá thấp trong khi nhiều nghiên cứu cứu trước<br />
đây cho thấy tỷ lệ nhiễm Hp ở viêm loét TT<br />
khoảng 90%, viêm loét DD khoảng 70%(4).<br />
Nguyên nhân có thể do: bệnh nhân đã sử dụng<br />
thuốc, đặc biệt là kháng sinh trước đó, do âm<br />
tính giả,… So sánh giữa 2 nhóm bệnh nhân mắc<br />
bệnh DD và TT, ta thấy tỷ lệ nhiễm Hp ở nhóm<br />
bệnh nhân bị bệnh lý TT cao hơn nhóm bệnh<br />
nhân bị bệnh lý DD (p =0,0024< α =0,05). Đặc<br />
biệt, ở bệnh nhân không bị viêm loét thì không<br />
bị nhiễm Hp.<br />
<br />
Phác đồ điều trị Hp tại Khoa Nội tiêu hóa<br />
BVNTP<br />
Khoa Nội tiêu hóa BVNTP đã xây dựng<br />
phác đồ tiệt trừ Hp và cập nhật thường xuyên<br />
theo các tài liệu mới của nước ngoài, đặc biệt cập<br />
nhật phác đồ “liên tiếp” (sequalae regimen) và<br />
“cứu vãn” (salvage regimen) (xem bảng 2).<br />
<br />
231<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bảng 2. Phác đồ điều trị Hp tại Khoa Nội tiêu hóa BVNTP(2,1)<br />
<br />
3 thuốc<br />
<br />
Phác đồ<br />
Clarithromycin<br />
Amoxicillin<br />
<br />
Liều lượng<br />
500 mg 2 lần/ngày<br />
1g 2 lần/ngày<br />
<br />
Chỉ định<br />
Điều trị được lựa chọn<br />
đầu tiên<br />
Dùng trong 14 ngày<br />
<br />
Ức chế bơm proton (PPI)<br />
<br />
2 lần/ngày<br />
<br />
Bismuth<br />
Metronidazole<br />
Tetracycline<br />
<br />
524mg 4 lần/ngày<br />
250 mg 4 lần/ngày<br />
500 mg 4 lần/ngày<br />
<br />
PPI<br />
<br />
2 lần/ngày<br />
<br />
Điều trị ban đầu cho bệnh<br />
nhân dị ứng với penicillin<br />
hoặc liệu pháp với 3 thuốc<br />
thất bại.<br />
<br />
Pantoprazol<br />
Amoxicillin<br />
Clarithromycin<br />
<br />
40mg 2 lần/ngày (10 ngày)<br />
1g 2 lần/ngày (ngày 1- ngày 5)<br />
500mg 2 lần/ngày (ngày 6-ngày 10)<br />
<br />
Khi liệu pháp với 3 thuốc<br />
thất bại.<br />
<br />
4 thuốc<br />
<br />
“Liên tiếp”<br />
<br />
“Cứu vãn”<br />
<br />
Tinidazol<br />
<br />
500mg 2 lần/ngày (ngày 6-ngày 10)<br />
<br />
Levofloxacin<br />
Amoxicillin<br />
<br />
250 mg 2 lần/ngày<br />
1g 2 lần/ngày<br />
<br />
PPI<br />
<br />
2 lần/ngày<br />
<br />
Khi liệu pháp với 3 thuốc<br />
thất bại.<br />
<br />
Khảo sát việc sử dụng thuốc trị viêm loét<br />
DDTT<br />
<br />
loại thuốc đều có dạng tiêm chích được dùng<br />
khi cần.<br />
<br />
Tỷ lệ sử dụng các nhóm thuốc trị viêm loét<br />
DDTT (xem bảng 3)<br />
Bảng 3. Tỷ lệ các nhóm thuốc dùng trị viêm loét<br />
DDTT<br />
<br />
Các thuốc sử dụng trong nhóm kháng acid<br />
Nhóm kháng acid được chỉ định tương đối<br />
nhiều chiếm 88.75% vì đây là thuốc hỗ trợ hiệu<br />
quả trong phác đồ điều trị viêm loét DDTT,<br />
gồm các biệt dược như: Varogel, Simelox,<br />
Stomafar, Maloxid. Đặc biệt, gần đây khoa Nội<br />
tiêu hóa bệnh viện thường sử dụng Simelox là<br />
thuốc sản xuất trong nước giá rẻ thay thế thuốc<br />
ngoại nhập.<br />
<br />
Ức chế bơm proton (PPI)<br />
Kháng acid<br />
An thần - chống co thắt<br />
Bảo vệ niêm mạc<br />
Kháng thụ thể H2<br />
<br />
Số HSBA<br />
372/400<br />
358/400<br />
278/400<br />
17/400<br />
8/400<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
93,0<br />
88,.75<br />
69,50<br />
4,25<br />
2,0<br />
<br />
Nhóm PPI được chỉ định nhiều nhất với tỷ<br />
lệ 93%, tiếp đến là nhóm kháng acid 88,75%,<br />
nhóm an thần – chống co thắt 69,5%, nhóm bảo<br />
vệ niêm mạc 4,25%, nhóm kháng thụ thể H2 ít<br />
nhất 2%.<br />
<br />
Các thuốc sử dụng trong nhóm PPI<br />
Qua khảo sát, PPI là nhóm được chỉ định<br />
nhiều nhất (93%) vì thuộc phác đồ chuẩn tiệt<br />
trừ Hp, bao gồm 3 loại thuốc: omeprazol,<br />
pantoprazol, esomeprazol. Omeprazol là thuốc<br />
được sử dụng nhiều hơn hết với tỷ lệ 46,5% do<br />
là thuốc tương đối rẻ tiền được lựa chọn ban<br />
đầu, kế tiếp là pantoprazol (43,8%) và cuối<br />
cùng, esomeprazol là thuốc có giá thành cao<br />
hơn các thuốc cùng nhóm nên được dùng khá ít<br />
với sự thoả thuận của người bệnh (9,7%). Cả 3<br />
<br />
232<br />
<br />
Các thuốc sử dụng trong nhóm an thần –<br />
chống co thắt<br />
Đây là nhóm thuốc cũng được sử dụng<br />
nhiều (69,5%) nhằm hỗ trợ điều trị đau, lo âu,<br />
mất ngủ, gồm có: Buscopan, Diazepam, Pym–<br />
hyospan, No-spa, Pyme–nospa, Meteospamyl…<br />
Các thuốc sử dụng trong nhóm bảo vệ niêm<br />
mạc<br />
Nhóm bảo vệ niêm mạc chỉ được dùng khi<br />
cần (4,25%), gồm có sucralfat và bismuth.<br />
Sucralfat được dùng khi bệnh nhân nữ có thai,<br />
khi ngăn ngừa loét tiến triển. Có 3 trường hợp<br />
bismuth được dùng trong phác đồ trị Hp 4 thuốc.<br />
Các thuốc sử dụng trong nhóm kháng thụ thể<br />
H2<br />
Nhóm kháng thụ thể H2 được sử dụng rất ít<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
(2%) gồm 2 loại thuốc là ranitidin và famotidin<br />
(ranitidin được sử dụng nhiều hơn một ít so với<br />
famotidin). Đây là thuốc được các bác sĩ cân<br />
nhắc dùng thay thế PPI trong trường hợp bệnh<br />
nhân nữ mang thai.<br />
<br />
Phối hợp thuốc<br />
Trong 400 trường hợp sử dụng thuốc trị<br />
viêm loét DDTT, đa số các trường hợp là dùng<br />
thuốc phối hợp (86%). Đơn trị chiếm tỷ lệ thấp<br />
(14%), trong đó chủ yếu chỉ dùng PPI trị rối loạn<br />
tiêu hóa giống loét.<br />
- Phối hợp thuốc không có kháng sinh: Phối hợp<br />
được chỉ định nhiều nhất là phối hợp giữa 2<br />
thuốc PPI và kháng acid (88,75%) dùng trị bệnh<br />
về DDTT không nhiễm Hp.<br />
- Phối hợp thuốc có kháng sinh: Được dùng<br />
trong trường hợp được phát hiện nhiễm Hp với<br />
phác đồ 3 thuốc chính gồm: amoxicillin,<br />
clarithromycin, omeprazol (hoặc PPI khác với<br />
liều tương ứng). Hoặc trong một số ít trường<br />
hợp 3 thuốc kết hợp thêm bismiuth. Ngoài ra, có<br />
chỉ định thêm các nhóm thuốc hỗ trợ như thuốc<br />
kháng acid, chống co thắt, thuốc an thần… Như<br />
vậy, để tiệt trừ Hp phải sử dụng từ 3 thuốc trở<br />
lên. Qua khảo sát chúng tôi chưa thấy sử dụng<br />
phác đồ mới như phác đố “liên tiếp” hoặc “cứu<br />
vãn” để điều trị Hp kháng thuốc.<br />
<br />
Đường sử dụng thuốc<br />
Chúng tôi ghi nhận nhóm thuốc PPI thường<br />
được thay đổi đường sử dụng. Trong các bệnh<br />
nhân được chỉ định PPI, sự thay đổi đường sử<br />
dụng của PPI được ghi nhận như sau:<br />
- Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng<br />
nặng hoặc không sử dụng được đường uống<br />
nên được cho dùng PPI đường tiêm ngay từ<br />
đầu, sau đó cải thiện được chuyển từ dạng tiêm<br />
sang dạng uống (54,6%); một số không cải thiện<br />
hoặc bác sĩ thấy vẫn cần thiết nên vẫn tiếp tục sử<br />
dụng dạng tiêm (23,9%).<br />
- Bệnh nhân nhập viện không nặng và có<br />
thể uống được chỉ định PPI dạng uống (15,9%),<br />
sau đó bệnh trở nặng nên phải chuyển sang<br />
đường tiêm (5,6%).<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Như vậy, việc thay đổi đường dùng của PPI<br />
là hợp lý, chủ yếu căn cứ vào tình trạng bệnh<br />
nhân lúc nhập viện, khả năng uống và diễn tiến<br />
của bệnh để việc điều trị có hiệu quả.<br />
<br />
Thời gian sử dụng thuốc<br />
Chúng tôi chỉ ghi nhận thời gian sử dụng<br />
thuốc trị viêm loét DDTT của bệnh nhân trong<br />
thời gian nằm viện mà không thống kê được<br />
thời gian bệnh nhân điều trị ngoại trú, do đó<br />
thời gian sử dụng thuốc thực tế có thể dài hơn.<br />
Thời gian dùng thuốc ngắn nhất: 1 ngày, dài<br />
nhất: 27 ngày, trung bình: 7,6 ± 0,4 ngày.<br />
Thông thường, thời gian điều trị viêm loét<br />
DDTT thường phải kéo dài. Do đó, thời gian sử<br />
dụng thuốc được ghi nhận trung bình 7,6 ngày<br />
là thấp. Nguyên nhân có thể kể: bệnh nhân chỉ<br />
bị bệnh nhẹ như bị rối loạn tiêu hóa giống loét,<br />
bệnh nhân có tiến triển tốt nên được cho xuất<br />
viện và tiếp tục điều trị ngoại trú, hoặc tự ý bỏ<br />
viện khi đợt điều trị tích cực chưa kết thúc…<br />
<br />
Tương tác thuốc<br />
Tương tác thuốc thường gặp là tương tác<br />
giữa thuốc kháng acid và thuốc cho tác dụng<br />
toàn thân. Các điều dưỡng khi được hỏi cho biết<br />
là có dặn bệnh nhân trước khi dùng thuốc nên<br />
uống cách xa nhưng thời gian uống cách xa chỉ<br />
trong 30 phút.<br />
Hiệu quả của việc điều trị<br />
Chúng tôi đánh giá hiệu quả điều trị dựa<br />
vào tình trạng bệnh nhân khi xuất viện có 3<br />
mức: Khỏi (chấm dứt sử dụng thuốc), Đỡ giảm<br />
(bệnh nhân cải thiện nhưng vẫn phải tiếp tục sử<br />
dụng thuốc ngoại trú hoặc bệnh nhân cải thiện<br />
và trốn viện), Không thay đổi (bệnh nhân không<br />
cải thiện nhưng xin xuất viện hoặc trốn viện)<br />
Tỷ lệ bệnh nhân xuất viện trong tình trạng<br />
Đỡ giảm chiếm tỷ lệ cao nhất (91%), kế đến là<br />
Khỏi (6.75%). Có 9 bệnh nhân bệnh Không thay<br />
đổi (2.25%), trong đó có 5 bệnh nhân trốn viện, 2<br />
bệnh nhân mắc nhiều bệnh kèm theo tuổi già<br />
nên gia đình xin về, 2 bệnh nhân bị ung thư dạ<br />
dày. Không có bệnh nhân nào tử vong. Như<br />
vậy, việc điều trị được xem là tương đối tốt.<br />
<br />
233<br />
<br />