Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa Hô hấp - Bệnh viện Nhân dân Gia Định
lượt xem 1
download
Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Disease, COPD) là biến cố quan trọng trong quá trình diễn tiến bệnh. Bài viết trình bày mô tả đặc điểm đợt cấp, đánh giá tính hợp lý trong sử dụng thuốc và xác định các yếu tố liên quan đến thời gian nằm viện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa Hô hấp - Bệnh viện Nhân dân Gia Định
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 540 - THÁNG 7 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI KHOA HÔ HẤP - BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH Nguyễn Hương Thảo2, Võ Thị Thu Thảo2, Phạm Hồng Thắm1 TÓM TẮT 22 có ≥ 1 bệnh kèm, phổ biến nhất là tăng huyết áp Đặt vấn đề: Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn (62,5%). Phần lớn BN nhập viện có đợt cấp mức mạn tính (Chronic Obstructive Pulmonary độ trung bình - nặng (95,6%), với triệu chứng Disease, COPD) là biến cố quan trọng trong quá lâm sàng phổ biến là tăng khó thở, tăng nhịp tim trình diễn tiến bệnh. Việc sử dụng thuốc trong và tăng nhịp thở. Vi khuẩn phân lập được chủ yếu là P. aeruginosa, A. baumannii và K. điều trị đợt cấp không hợp lý có thể làm giảm pneumoniae. Các thuốc giãn phế quản, hiệu quả, tăng thời gian và chi phí điều trị. corticosteroid, kháng sinh được sử dụng nhiều Mục tiêu: Mô tả đặc điểm đợt cấp, đánh giá nhất là SABA/ SAMA, methylprednisolon và tính hợp lý trong sử dụng thuốc và xác định các phối hợp β - lactam với quinolon, với tỷ lệ sử yếu tố liên quan đến thời gian nằm viện. dụng hợp lý lần lượt là 100%, 89,3% và 51,3%. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hầu hết BN điều trị thành công, với thời gian Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên nằm viện trung vị là 5 (4 - 5) ngày. Đợt cấp mức các hồ sơ bệnh án (HSBA) của bệnh nhân (BN) độ nặng và YTNC nhiễm P. aeruginosa liên quan nội trú (≥ 18 tuổi) mắc đợt cấp COPD, điều trị tại đến việc tăng thời gian nằm viện (p < 0,05). khoa Hô hấp - Bệnh viện Nhân dân Gia Định từ Kết luận: Phần lớn BN đợt cấp COPD nhập 01/01/2023 đến 30/04/2023. Các dữ liệu thu thập viện có các triệu chứng lâm sàng điển hình. Hầu được bao gồm: đặc điểm BN, đặc điểm đợt cấp, hết BN được chỉ định thuốc giãn phế quản và tác nhân gây bệnh, sử dụng thuốc và kết quả điều corticosteroid hợp lý, sử dụng kháng sinh hợp lý trị. Tính hợp lý về sử dụng thuốc được đánh giá còn hạn chế. BN đợt cấp mức độ nặng, có YTNC nhiễm P. aeruginosa có nguy cơ nằm viện lâu dựa trên hướng dẫn điều trị của Bô Y tế (2018) hơn. và GOLD 2023. Hồi quy logistic được sử dụng Từ khóa: đợt cấp COPD, sử dụng thuốc hợp để xác định yếu tố liên quan đến thời gian nằm lý. viện, với mức ý nghĩa khi p < 0,05. Kết quả: Có 160 HSBA của BN đợt cấp SUMMARY COPD được khảo sát (90% BN nam), với tuổi INVESTIGATION ON DRUGS USE IN trung vị là 68, đa phần BN ≥ 65 tuổi. Hầu hết BN THE TREATMENT OF EXACERBATION CHRONIC 1 Khoa Dược, Bệnh viện Nhân dân Gia Định OBSTRUCTIVE PULMONARY 2 Khoa Dược, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh DISEASE AT THE RESPIRATORY Chịu trách nhiệm chính: TS.DS. Phạm Hồng Thắm DEPARTMENT – NHAN DAN GIA Email: thao.nh@ump.edu.vn DINH HOSPITAL Ngày nhận bài: 31/3/2024 Background: Exacerbation of chronic Ngày phản biện khoa học: 31/5/2024 obstructive pulmonary disease (ECOPD) is a Ngày duyệt bài: 08/7/2024 significant event in the progression of the 189
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN 2024 - BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH disease. Inappropriate use of medications in the associated with prolonged hospital stays (p < treatment of ECOPD may lead to treatment 0,05). failures, increased hospital stays and medical Conclusions: The majority of ECOPD costs. patients had typical clinical symptoms. The Objectives: To investigate characteristics of appropriate rate of bronchodilators and ECOPD, the pattern and appropriateness of corticosteroids use was high, while the use of medications used in the treatment of ECOPD, antibiotics was suboptimal. Patients with severe and to determine factors associated with the exacerbations and having risk factors for P. length of hospital stay. aeruginosa were more likely to have longer Methods: A cross - sectional study was hospital stays. conducted to collect medical records of patients Keywords: exacerbation of COPD, (≥ 18 years old) with ECOPD treated at the appropriate use of medication. Respiratory department, Gia Dinh People’s Hospital, between 1st January 2023 and 30th April I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2023. Data collected were patient and treatment Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic characteristics, treatment outcomes. The Obstructive Pulmonary Disease, COPD) là appropriateness of medications use was bệnh lý hô hấp tiến triển ngày càng nặng, có evaluated based on Ministry of Health (2018) thể đe dọa tính mạng và là một trong ba and GOLD (2023) treatment guidelines. Logistic nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn regression was used to determine factors thế giới, với khoảng 3,2 triệu ca/năm, chiếm associated with the length of hospital stay, with p 5% tổng số ca tử vong1,4. Đợt cấp COPD là < 0,05. một biến cố quan trọng xảy ra trong quá trình Results: There were 160 patients included in tiến triển mạn tính của bệnh5. Đợt cấp là yếu the study (90% males, median age was 68). Most tố chính ảnh hưởng đến việc quản lý COPD patients had ≥ 1 comorbidity, and hypertension cũng như kết quả điều trị, suy giảm chức was the most common one (62,5%). The năng phổi, nguy cơ nhập viện - tái nhập viện exacerbation severity was mostly moderate to và tử vong7. Điều trị đợt cấp kịp thời và phù severe. Common clinical symptoms included hợp giúp làm giảm thiểu các tác động tiêu shortness of breath, increased heart and cực và ngăn ngừa các biến cố xảy ra5. Tuy respiration rates. The dominant bacteria isolated nhiên, việc sử dụng thuốc bám sát các hướng were P. aeruginosa, A. baumannii and K. dẫn điều trị đợt cấp COPD vẫn chưa được tối pneumoniae. The bronchodilators, ưu3. Tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, đợt corticosteroids, and antibiotics mainly indicated were SABA/ SAMA, methylprednisolone, and a cấp COPD là một trong những bệnh lý phổ combination of β - lactam with quinolones, the biến ở các BN nhập viện điều trị nội trú tại appropriate rates were 100%, 89,3%, and 51,3%, khoa Hô hấp. Tuy vậy, trong những năm gần respectively. Almost all patients were đây, chưa có khảo sát nào về việc sử dụng successfully treated, with a median hospital stay thuốc tại khoa được thực hiện. Do đó, chúng was 5 (4-5) days. Severe exacerbation and risk tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm (1) mô tả factors for P. aeruginosa infection were đặc điểm đợt cấp COPD và tác nhân gây bệnh; (2) đánh giá tính hợp lý trong việc sử 190
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 540 - THÁNG 7 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 dụng thuốc điều trị đợt cấp COPD và khảo xuyên hoặc dùng kháng sinh phổ rộng trong sát các yếu tố liên quan đến thời gian nằm 3 tháng gần đây, nhập viện thường xuyên (≥ viện của BN. 2 lần trong 90 ngày qua), dùng corticosteroid toàn thân thường xuyên. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp phân tích và xử lý số Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang mô tả liệu: Sử dụng phần mềm Microsoft Excel Đối tượng nghiên cứu: Hồ sơ bệnh án 2016 và SPSS 24.0. Xác định yếu tố liên (HSBA) của BN nhập viện điều trị đợt cấp quan đến thời gian nằm viện bằng hồi quy COPD tại khoa Hô hấp - Bệnh viện Nhân logistic. dân Gia Định từ 01/01/2023 đến 30/04/2023, Vấn đề y đức: Nghiên cứu đã được sự thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn và không có chấp thuận của Hội đồng Đạo đức trong tiêu chuẩn loại trừ. nghiên cứu Y sinh học Đại học Y Dược Tiêu chuẩn lựa chọn: BN từ 18 tuổi trở Thành phố Hồ Chí Minh theo quyết định số lên, có chẩn đoán xác định đợt cấp COPD và 544/ HĐĐĐ - ĐHYD, ngày 18 tháng 5 năm điều trị nội trú tại khoa Hô hấp - Bệnh viện 2023. Nhân dân Gia Định. Tiêu chuẩn loại trừ: BN có một trong III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU các vấn đề sau: mắc bệnh kèm là lao phổi, Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu HIV/ AIDS hay Covid - 19, các bệnh nhiễm Có 160 HSBA của BN mắc đợt cấp trùng khác (trừ viêm phổi và nhiễm trùng COPD được đưa vào nghiên cứu. Tuổi trung huyết); BN chuyển viện hay trốn viện trong vị của mẫu nghiên cứu là 68, với 67,5% BN quá trình điều trị; Phụ nữ mang thai, phụ nữ có tuổi từ 65 trở lên. Có 144 BN là nam giới cho con bú; BN nằm viện < 3 ngày. và 16 BN là nữ giới, chiếm tỷ lệ lần lượt là Phương pháp lấy mẫu: lấy mẫu toàn bộ 90% và 10%. BMI trung bình là 19,8 ± 4,0 trong thời gian nghiên cứu (4 tháng) kg/m2, với 61,3% BN có BMI ngoài mức Các biến số nghiên cứu: bình thường. Thông tin CrCl ghi nhận được - Đặc điểm bệnh nhân, đặc điểm đợt cấp ở 138 BN, CrCl trung bình là 51,41 ± 14,81 và khảo sát tác nhân gây bệnh mL/phút. Có 73,2% BN đang hút thuốc hoặc - Đánh giá tính hợp lý trong việc sử dụng có tiền sử từng hút thuốc lá. Số bệnh kèm thuốc: (1) chỉ định thuốc, (2) liều dùng, (3) trung vị là 3, trong đó chiếm tỷ lệ nhiều nhất đường dùng, (4) thời gian dùng (dựa theo là tăng huyết áp với 62,5%. hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế 2018, khuyến Đặc điểm chung của đợt cấp và tác cáo của GOLD 2023, Dược thư quốc gia Việt nhân gây bệnh Nam 2022, hướng dẫn sử dụng thuốc). Hợp Hầu hết BN có thân nhiệt bình thường, lý chung khi tất cả các biến số sử dụng thuốc nhịp tim và nhịp thở tăng. Tăng khó thở là hợp lý. triệu chứng lâm sàng chiếm tỷ lệ cao - Yếu tố nguy cơ nhiễm P. aeruginosa: (98,1%). Các triệu chứng tăng đàm mủ, tăng Có bằng chứng COPD nặng (FEV1 < 50%), khạc đàm cũng khá phổ biến, lần lượt là phân lập được P. aeruginosa trong đàm từ lần 46,3% và 32,5%. khám hay đợt điều trị trước, có giãn phế Cận lâm sàng ghi nhận 89,0% BN có tổn quản kèm theo, dùng kháng sinh thường thương trên X - quang, 47,8% BN có CRP ≥ 191
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN 2024 - BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH 20 mg/ L và 61,0% BN có WBC > 10 K/ uL. biến là P. aeruginosa, A. baumannii và K. Hầu hết (95,6%) BN mắc đợt cấp mức độ pneumoniae. trung bình - nặng. Đa phần (81,3%) BN có Đặc điểm sử dụng thuốc YTNC nhiễm P. aeruginosa và 63,1% BN có Thuốc giãn phế quản, corticosteroid và suy hô hấp cần hỗ trợ thông khí. kháng sinh được sử dụng trong điều trị đợt Có 48,8% BN được xét nghiệm vi sinh cấp COPD. Đặc điểm sử dụng các thuốc này và 16 bệnh phẩm có kết quả dương tính được trình bày lần lượt trong các Bảng 1, (20,5%). Các vi khuẩn phân lập được phổ Bảng 2 và Bảng 3. Thuốc giãn phế quản Bảng 1. Các đặc điểm sử dụng thuốc giãn phế quản (n=160) Đặc điểm khảo sát n (%) Salbutamol/ipratropium 2,5 mg/0,5 mg 160 (100) Loại thuốc Salbutamol 5 mg 9 (5,6) Đường dùng Phun khí dung 160 (100) Số ngày sử dụng Median (IQR) 5 (4 - 7) Chú thích: Median: số trung vị; IQR (Interquartile range): khoảng tứ phân vị. Corticosteroid Bảng 2. Các đặc điểm sử dụng corticosteroid Đặc điểm khảo sát n (%) Corticosteroid toàn thân (n=139) Methylprednisolon 139 (100) Budesonid 43 (87,8) Budesonid/ Corticosteroid phun hít (n=49) 7 (14,3) formoterol Fluticason 1 (2,0) 40 mg/ngày 133 (95,7) Liều methylprednisolon (n=139) 32 mg/ngày 14 (4,3) Budesonid 0,5 mg 18 (36,7) Liều dùng 1 lần corticosteroid dạng Budesonid 1 mg 29 (59,2) phun hít (n=49) Budesonid/ formoterol 160/4,5 µg x 2 7 (14,3) Fluticason 50 µg x 2 1 (2,0) Tiêm tĩnh mạch/ uống 100 (67,1) Đường dùng (n=149) PKD/ hít 10 (6,7) Cả 2 đường dùng 39 (26,2) Số ngày dùng thuốc (đường toàn thân Median (IQR) 5 (4 - 5) và PKD/ hít) (n=149) Số ngày dùng corticosteroid toàn thân ≤ 7 ngày 135 (97,1) (n=139) > 7 ngày 4 (2,9) Chú thích: Median: số trung vị; IQR (Interquartile range): khoảng tứ phân vị; PKD: phun khí dung 192
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 540 - THÁNG 7 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 Kháng sinh Bảng 3. Các đặc điểm sử dụng kháng sinh (n=119) Đặc điểm khảo sát n (%) Số loại kháng sinh sử dụng trong quá trình điều trị Median (IQR) 2 (1 - 2) Không đổi 83 (69,7) Chuyển đổi kháng sinh Có đổi 36 (30,3) Uống 24 (20,2) Đường dùng Tuyền TM 50 (42,0) Uống và truyền TM 45 (37,8) 1 - 4 ngày 13 (10,9) Số ngày dùng thuốc (n=119) 5 - 10 ngày 96 (80,7) > 10 ngày 10 (8,4) Chú thích: Median: số trung vị; IQR (19,4%) và piperacillin/ tazobactam + (Interquartile range): khoảng tứ phân vị. levofloxacin (21,5%) là các cặp kháng sinh Kháng sinh sử dụng phổ biến là thường gặp ở phác đồ phối hợp. levofloxacin (43,7%), ceftazidim (34,6%) và Tính hợp lý trong việc sử dụng thuốc piperacillin/tazobactam (27,7%). Trong quá Các thuốc sử dụng trong đợt cấp được xét trình điều trị, phác đồ kháng sinh được chỉ tính hợp lý theo HDĐT của Bộ Y tế 2018 và định nhiều là đơn trị một kháng sinh (39,9%) GOLD 2023. Kết quả ghi nhận, 100% BN hoặc phối hợp hai kháng sinh (55,4%). Phác được chỉ định thuốc giãn phế quản hợp lý, đồ ba kháng sinh ít được chỉ định (4,8%). việc sử dụng hợp lý corticosteroid và kháng Kháng sinh được sử dụng nhiều nhất khi chỉ sinh chiếm tỷ lệ thấp hơn, lần lượt là 89,3% định phác đồ đơn trị là amoxicilin/acid và 51,3% (Bảng 4). clavulanic. Ceftazidim + levofloxacin Bảng 4. Tính hợp lý trong việc sử dụng thuốc Thuốc Tính hợp lý Hợp lý chung Chỉ định 100% Giãn phế quản Liều dùng 100% 100% Đường dùng 100% Chỉ định 91,3% Liều dùng 91,3% Corticosteroid 89,3% Đường dùng 91,3% Thời gian dùng thuốc toàn thân 89,3% Khởi trị 86,6% Chỉ định 66,4% Kháng sinh 51,3% Liều dùng 51,3% Đường dùng 66,4% 193
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN 2024 - BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH Yếu tố liên quan đến thời gian nằm kháng sinh (có/không), hợp lý trong sử dụng viện corticosteroid (có/không) được đưa vào hồi Các yếu tố khảo sát (Các biến độc lập): quy logistic để tìm mối liên quan với thời nhóm tuổi (
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 540 - THÁNG 7 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 sinh hợp lý1,4. Phần lớn BN trong nghiên cứu khuyến cáo1,4. Tỷ lệ sử dụng hợp lý thuốc có nguy cơ nhiễm P. aeruginosa. Đánh giá giãn phế quản ở các nghiên cứu khác cũng có nguy cơ nhiễm P. aeruginosa ở bệnh nhân kết quả cao3. Với corticosteroid, có 89,3% giúp sử dụng kháng sinh kinh nghiệm hợp lý BN được chỉ định hợp lý. Các lý do dẫn đến và nâng cao hiệu quả điều trị1,4. Các liệu không hợp lý là do chỉ định không phù hợp. pháp thông khí được thực hiện hỗ trợ cho Ví dụ: BN mắc đợt cấp mức độ nhẹ được sử tình trạng suy hô hấp ở nhiều BN. Tỷ lệ cấy dụng corticosteroid đường uống hoặc thời mẫu dương tính trong nghiên cứu thấp (16/86 gian sử dụng corticosteroid toàn thân dài hơn mẫu cấy dương tính). Tác nhân gây bệnh so với khuyến cáo của các HDĐT1,4. Về tính phân lập được nhiều nhất là P. aeruginosa, A. baumannii, K. pneumoniae. hợp lý trong sử dụng kháng sinh, sự hợp lý Đặc điểm sử dụng thuốc của mẫu chung trong chỉ định phác đồ kháng sinh nghiên cứu kinh nghiệm ban đầu là 54,2%. Các lý do dẫn Tất cả BN trong mẫu nghiên cứu được đến kết quả tỷ lệ này không cao là do không chỉ định thuốc giãn phế quản dạng phối hợp hợp lý về khởi trị. Chẳng hạn như BN không SABA/SAMA hoặc đơn trị SABA. Việc đơn đáp ứng một trong các tiêu chí cần khởi trị trị hay phối hợp thuốc đều phù hợp với kháng sinh theo HDĐT của BYT 2018 (có 3 hướng dẫn điều trị của BYT 2018 và GOLD triệu chứng đặc trưng tăng khó thở, tăng khạc 20231,4. Tỷ lệ BN được sử dụng phối hợp đàm và tăng đàm mủ; có 2 trong 3 triệu thuốc chiếm tỷ lệ cao hơn cũng được ghi chứng trong đó có đàm mủ; thở máy xâm lấn nhận trong những nghiên cứu khác2. hoặc không xâm lấn) và chưa chỉnh liều Corticosteroid được chỉ định ở 149 BN. thuốc phù hợp với theo CrCl của BN (chủ Trong đó, 139 BN có sử dụng corticosteroid yếu gặp phải khi sử dụng levofloxacin)1,4. toàn thân. Thời gian dùng corticosteroid Yếu tố liên quan đến thời gian nằm trung vị là 5 ngày. Nghiên cứu ghi nhận 119 viện BN sử dụng kháng sinh trong điều trị đợt Kết quả nghiên cứu chưa ghi nhận mối cấp. Đa phần BN sử dụng nhiều hơn 1 loại liên quan giữa nhóm tuổi, tình trạng hút kháng sinh và chuyển đổi kháng sinh nhiều thuốc lá, bệnh kèm, suy hô hấp và tính hợp lý lần trong quá trình điều trị. Đường dùng trong sử dụng corticosteroid cũng như kháng thuốc là đường toàn thân, uống hoặc tiêm sinh đối với việc tăng thời gian nằm viện. tĩnh mạch. Thời gian dùng thuốc trung vị là 6 Trong khi đó, đợt cấp COPD mức độ nặng và ngày. Kháng sinh sử dụng nhiều trong có YTNC nhiễm P. aeruginosa liên quan đến nghiên cứu là levofloxacin (43,7%), kéo dài thời gian nằm viện. Nghiên cứu của ceftazidim (34,6%) và piperacillin/ Nguyễn Minh Thành cũng ghi nhận kết quả tazobactam (27,7%). Phác đồ phối hợp hai tương tự3. Điều này cũng hợp lý do BN mức kháng sinh cũng được sử dụng nhiều, đặc độ nặng có triệu chứng trên lâm sàng nặng biệt là phối hợp piperacillin/ tazobactam với hơn, có thể cần thở máy và tăng nguy cơ levofloxacin. nhiễm P. aeruginosa nên thời gian sử dụng Tính hợp lý trong sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài hơn dẫn đến thời gian Nghiên cứu ghi nhận 100% BN được sử nằm viện lâu hơn4. dụng thuốc giãn phế quản hợp lý theo 195
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN 2024 - BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH V. KẾT LUẬN Nam. 2022;510(2). doi: 10.51298/VMJ. Phần lớn BN đợt cấp COPD nhập viện có V510I2.1963. các triệu chứng lâm sàng điển hình. Nam 4. Lorenz J, Bals R, Dreher M, et al. Global giới, tuổi cao, hút thuốc lá, mắc tăng huyết strategy for prevention, Diagnosis and áp, có YTNC nhiễm P. aeruginosa là đặc management of COPD: 2023 Report. điểm thường gặp ở các BN này. Hầu hết BN Pneumologie. 2017;71(5): 269-289. doi:10. được chỉ định thuốc giãn phế quản và 1055/s-0043-106559. corticosteroid hợp lý. Việc sử dụng kháng 5. Garcia-Aymerich J, Farrero E, Félez MA, sinh hợp lý còn hạn chế. BN bị đợt cấp mức et al. Risk factors of readmission to hospital độ nặng, có YTNC nhiễm P. aeruginosa có for a COPD exacerbation: a prospective nguy cơ nằm viện lâu hơn. study. Thorax. 2003;58(2):100. doi:10.1136/ THORAX.58.2.100. TÀI LIỆU THAM KHẢO 6. Liu Y, Pleasants RA, Croft JB, et al. Body 1. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị mass index, respiratory conditions, asthma, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Nhà xuất bản and chronic obstructive pulmonary disease. Y học. 2018;30-37. Respir Med. 2015; 109(7):851-859. doi:10. 2. Bùi Mỹ Hạnh. Các yếu tố liên quan đến kết 1016/J.RMED.2015.05.006. quả điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn 7. Lorenz J, Bals R, Dreher M, et al. tính, một phân tích thời gian phục hồi. Tạp Exacerbation of COPD. Pneumologie. chí nghiên cứu Y học. 2020;134(10):133- 2017;71(5): 269-289. doi:10.1055/s-0043- 141. 106559. 3. Nguyễn Minh Thành. Đánh giá chương 8. Tsai CL, Camargo CA. The role of body trình quản lý sử dụng kháng sinh và hoạt mass index in acute exacerbations of chronic động dược lâm sàng trong việc sử dụng obstructive pulmonary disease. Emerg Med kháng sinh điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc J. 2009;26(10):701-705. doi:10.1136/EMJ. nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Thống Nhất 2008.068478. Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học Việt 196
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc huyết áp trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai trong tháng 3/2014
8 p | 453 | 41
-
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) tại khoa nội tổng hợp - Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
5 p | 119 | 12
-
25 Nc 916 khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi
7 p | 97 | 10
-
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi tại khoa nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang
9 p | 38 | 6
-
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị viêm âm đạo ngoại trú tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai
8 p | 15 | 5
-
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi tại Bệnh viện nhi đồng TP. Cần Thơ
12 p | 45 | 5
-
Nghiên cứu tình hình sử dụng máu và chế phẩm máu trên bệnh nhân ghép tạng tại bệnh viện Trung ương Huế
6 p | 60 | 5
-
Khảo sát tình hình sử dụng digoxin tại khoa Tim mạch – Lão học bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ
16 p | 54 | 4
-
Khảo sát tình hình sử dụng hóa chất, vật tư xét nghiệm và hiệu quả sử dụng trang thiết bị xét nghiệm tại Bệnh viện quận Tân Phú - TP. Hồ Chí Minh trong thời gian năm 2015-2017
6 p | 62 | 4
-
Khảo sát tình hình sử dụng amiphargen tại bệnh viện Thống Nhất
7 p | 72 | 3
-
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ
12 p | 7 | 3
-
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh tại khoa Ngoại - Trung tâm y tế thị xã Giá Rai tỉnh Bạc Liêu
8 p | 13 | 3
-
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân có mẫu bệnh phẩm máu cấy vi khuẩn dương tính tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng năm 2019
7 p | 37 | 2
-
Khảo sát tình hình sử dụng dịch truyền tại khoa tổng hợp B1 Bệnh viện Thống Nhất
4 p | 94 | 2
-
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân phì đại thất trái điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên năm 2022
9 p | 4 | 2
-
Tình hình sử dụng thuốc điều trị nhiễm trùng đường ruột
9 p | 23 | 1
-
Tình hình sử dụng kháng sinh Carbapenem
7 p | 24 | 0
-
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh cephalosporin trong điều trị tại Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Đa khoa Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
10 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn