intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá việc tuân thủ điều trị bệnh đái tháo đường type 2 tại Trung tâm Y tế huyện Châu Thành, tỉnh An Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

22
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu "Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá việc tuân thủ điều trị bệnh đái tháo đường type 2 tại Trung tâm Y tế huyện Châu Thành, tỉnh An Giang" nhằm khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường và đánh giá việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Châu Thành, tỉnh An Giang năm 2021.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá việc tuân thủ điều trị bệnh đái tháo đường type 2 tại Trung tâm Y tế huyện Châu Thành, tỉnh An Giang

  1. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 16 - 2022 KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH AN GIANG Lý Thành Anh Tuấn1, Đỗ Văn Mãi2 và Nguyễn Thị Thu Hương3* 1 Trường Đại học Tây Đô 2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ 3 Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (*Email: huongsam@hotmail.com) Ngày nhận: 01/5/2022 Ngày phản biện: 11/8/2022 Ngày duyệt đăng: 20/9/2022 TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu nhằm khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường và đánh giá việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Châu Thành, tỉnh An Giang năm 2021. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang và hồi cứu trên 550 hồ sơ bệnh án. Kết quả ghi nhận tỷ lệ chỉ định metformin là 79,9%, các sulfonylure là 61% và insulin là 26,5%. Trong đó phác đồ đơn trị liệu chiếm 31,4% và phác đồ đa trị liệu chiếm 68,5%. Các biến cố bất lợi ghi nhận được nhiều nhất là mệt mỏi (38,2%) và hoa mắt, chóng mặt (24,9%). Không ghi nhận trường hợp nào có tương tác ở mức độ chống chỉ định hoặc nghiêm trọng. Kết quả nghiên cứu đã đánh giá việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân với tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ dùng thuốc tốt là chủ yếu, chiếm 51%. Mối liên quan giữa mức độ tuân thủ và HbAlc của bệnh nhân có ý nghĩa thống kê (
  2. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 16 - 2022 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 2.2. Mẫu nghiên cứu Đái tháo đường type 2 là bệnh mạn Tiêu chuẩn chọn mẫu: Bệnh nhân từ tính không lây nhiễm, liên quan đến dinh 18 tuổi trở lên, được chẩn đoán xác định dưỡng và lối sống và có tốc độ phát triển là đái tháo đường type 2 và được chỉ định rất nhanh ở nhiều nước trên thế giới. điều trị ngoại trú bằng thuốc đái tháo Tăng đường huyết mạn tính ở bệnh đái đường. Bệnh nhân có sức khỏe tâm thần tháo đường làm tổn thương và làm suy bình thường, có khả năng giao tiếp và đối yếu hoạt động của các cơ quan khác thoại trực tiếp bằng tiếng phổ thông. nhau, đặc biệt là mắt, thận, dây thần kinh Bệnh nhân được làm các xét nghiệm và hệ tim mạch (Gavin et al., 2000). thường quy về nồng độ đường huyết lúc Trung tâm Y tế huyện Châu Thành, đói, HbA1c, cholesterol toàn phần, tỉnh An Giang là cơ sở khám chữa bệnh, triglycerid, HDL - cholesterol, LDL - thực hành lâm sàng, phòng chống dịch và cholesterol, ASAT, ALAT, creatinin, quản lý các trạm y tế xã, thị trấn thực hiện ure. nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Chọn toàn bộ những hồ sơ bệnh án của nhân dân. Hiện nay, Trung tâm đang bệnh nhân điều trị ngoại trú tại trung tâm quản lý và theo dõi điều trị nội trú cho trong khoảng thời gian nghiên cứu và đã một lượng lớn bệnh nhân cao tuổi mắc thu được 550 mẫu thoả mãn tiêu chí lựa đái tháo đường type 2. Tuy nhiên việc chọn. khảo sát về tình hình sử dụng thuốc điều Để đánh giá sự tuân thủ điều trị của trị trên những bệnh nhân này từ nhiều bệnh nhân đái tháo đường type 2, cỡ mẫu năm nay vẫn chưa được thực hiện. Xuất nghiên cứu được tính theo công thức: phát từ thực tiễn này, nghiên cứu được 2 thực hiện nhằm mục đích đánh giá thực 𝑍1−𝛼∕2 . 𝑝(1 − 𝑝) trạng sử dụng thuốc điều trị đái tháo 𝑛= 𝑑2 đường type 2 và đánh giá sự tuân thủ điều Trong đó: trị của bệnh nhân đái tháo đường type 2. Trên cơ sở này, nghiên cứu góp phần n: Cỡ mẫu nghiên cứu. nâng cao việc sử dụng thuốc an toàn, hiệu α: Mức ý nghĩa thống kê. quả trong điều trị đái tháo đường type 2 tại Trung tâm Y tế huyện Châu Thành, Z: Hệ số tin cậy là trị số tùy thuộc vào tỉnh An Giang. mức tin cậy mong muốn của ước lượng; mức tin cậy mong muốn là 95%, Z = 1,96 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU P: Trị số mong muốn của tỷ lệ. 2.1. Thiết kế nghiên cứu Lấy p = 0,94 (94%). Sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang, lấy mẫu hồi cứu, thu thập kết quả d: Sai số mong muốn giữa tỷ lệ từ mẫu dựa trên phiếu thu thập thông tin và phiếu và tỷ lệ thật của quần thể. khảo sát. 228
  3. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 16 - 2022 Trong nghiên cứu này, chọn mức sai 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN số d = 0,05. 3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân Cỡ mẫu được tính là 86. Để tránh tham gia nghiên cứu trường hợp mẫu nghiên cứu không đạt 3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học yêu cầu, cỡ mẫu trong nghiên cứu là 100 phiếu khảo sát về tuân thủ điều trị trên Nghiên cứu này ghi nhận tỷ lệ bệnh bệnh nhân ngoại trú. nhân nam giới chiếm 40%, còn ở nữ giới chiếm 60%. Tỷ lệ này gần tương đồng 2.3. Biến số nghiên cứu với nghiên cứu của Nguyễn Trung Anh - Đặc điểm bệnh nhân trong hồ sơ (2015) nữ là 61,6% và nam 38,5%. bệnh án: Tuổi ( 2 thuốc), các biến cố bất lợi (ADE), các tuổi từ 60-79 chiếm 40%, với độ tuổi tương tác thuốc gặp trong mẫu nghiên trung bình là 59,52±11,47 tuổi. Độ tuổi cứu giữa các thuốc điều trị đái tháo trung bình này thấp hơn với kết quả đường type 2 với các thuốc điều trị bệnh nghiên cứu của Nguyễn Trung Anh mắc kèm (Sử dụng tính năng tra cứu (2015) là 70,1±6,7 tuổi và Đặng Thị tương tác thuốc trên các phần mềm: Drug Thuỳ Giang (2020) là 63,89±13,38 tuổi. Interaction Facts 2014 và Drug 64,5% bệnh nhân đái tháo đường trong interactions – Micromedex® Solutions nghiên cứu có trình độ từ trung học cơ sở và Stockley’s Drug Interactions 2019). trở xuống, trung học phổ thông 22,2%, - Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị của cao đẳng và đại học trở lên 13,3%. Kết bệnh nhân: Khảo sát sự tuân thủ dùng quả này cao hơn so với kết quả của Tô thuốc của bệnh nhân, tỷ lệ trả lời Lộc Ninh (2020) ghi nhận trung học cơ có/không cho mỗi câu hỏi trong MMAS sở trở xuống 41,9%, trung học phổ thông – 8. Phân tích tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc: 31,6%, cao đẳng và đại học trở lên Tốt/trung bình/kém. Phân tích mối liên 26,5%, cho thấy người có học vấn từ quan của một số yếu tố ảnh hưởng đến trung học cơ sở trở xuống có tỷ lệ mắc tuân thủ của bệnh nhân đái tháo đường đái tháo đường nhiều hơn so với người (HbA1c và glucose máu). có trình độ học vấn cao hơn. Việc thiếu 229
  4. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 16 - 2022 thông tin và hiểu biết về bệnh có thể là (2020) số lượng thuốc trong đơn ≤ 5 là yếu tố làm tăng tỷ lệ mắc bệnh. 32% và > 5 là 68%. Số lượng thuốc khác Bệnh nhân tham gia đang đi làm nhau có thể được giải thích do sự khác chiếm 61,6% và nghỉ hưu là 23,8%. Kết nhau về phác đồ điều trị bệnh, số loại quả này khác với nghiên cứu của Tô Lộc thuốc có tại các bệnh viện và trung tâm Ninh (2020) nghỉ hưu 43,9%, đang đi là khác nhau (thuốc dạng phối hợp không làm 31,8%. Khảo sát ghi nhận 100% có nhiều nên bác sĩ phải kê các thuốc có bệnh nhân có tham gia bảo hiểm y tế, có 1 hoạt chất riêng lẻ, từ đó số lượng thuốc thể do hiện nay người dân nhận thức hiểu chỉ định tăng lên) và số bệnh kèm của về tầm quan trọng của sức khoẻ, đặc biệt mỗi bệnh nhân là khác nhau. trong điều trị bệnh mạn tính để góp phần Đặc điểm dùng thuốc: Bệnh nhân giảm bớt các chi phí khi nằm viện. dùng thuốc uống chiếm tỷ lệ 73,5% và Trung bình BMI của bệnh nhân đái tiêm insulin (± thuốc uống) là 26,5%. Kết tháo đường type 2 trong nghiên cứu là quả này tương đồng với kết quả của Tô 22,63±5,02. Tỷ lệ này gần tương đồng Lộc Ninh (2020) có tỷ lệ bệnh nhân dùng với nghiên cứu của Đặng Thị Thuỳ thuốc uống là 83,3% và tiêm insulin Giang (2020) và tương đối phù hợp với (± thuốc uống) là 16,7%. đặc điểm chung của bệnh nhân đái tháo Mục tiêu điều trị: Có 50% bệnh nhân đường type 2 của Việt Nam là phần lớn đạt HbAlC và có 43,1% bệnh nhân đạt không béo phì. glucose máu lúc đói. Khi xét mục tiêu 3.1.2. Đặc điểm điều trị điều trị trên 550 bệnh nhân có đủ kết quả glucose máu lúc đói và HbAlC, cho thấy Thời gian mắc bệnh: Trong nghiên có 54,4% bệnh nhân không đạt mục tiêu cứu này, tỷ lệ thời gian mắc bệnh dưới 5 điều trị. Các kết quả trên cho thấy tỷ lệ năm là 18%, từ 5 đến 10 năm là 36,4% bệnh nhân đạt mục tiêu điều trị chưa cao. và trên 10 năm là 45,6% (Bảng 1). Tình trạng đường huyết cao kéo dài có Số lượng thuốc trong đơn thuốc: Số thể dẫn đến nhiều biến chứng của bệnh lượng thuốc trong đơn ≤ 5 chiếm tỷ lệ đái tháo đường. Do đó, việc kiểm soát 65,5% và > 5 là 34,5%. Kết quả này khác đường huyết mục tiêu ở bệnh nhân đái so với nghiên cứu của Tô Lộc Ninh tháo đường cần phải được quan tâm trong điều trị. 230
  5. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 16 - 2022 Bảng 1. Đặc điểm điều trị của bệnh nhân tham gia nghiên cứu Số bệnh nhân Tỷ lệ Đặc điểm (n) (%) Dưới 5 năm 99 18 Thời gian mắc bệnh 5 - 10 năm 200 36,4 Trên 10 năm 251 45,6 Số lượng thuốc/ đơn ≤5 360 65,5 thuốc >5 190 34,5 ≤2 81 14,7 Số bệnh kèm >2 469 85,3 Thuốc uống 404 73,5 Đặc điểm dùng thuốc Tiêm insulin (± thuốc uống) 146 26,5 Đạt mục tiêu (7%) 275 50 Đạt mục tiêu (4,4 - 7,2 mmol/l) 237 43,1 Glucose máu lúc đói Không đạt mục tiêu>7,2 mmol/l) 313 56,9 Đạt mục tiêu 251 45,6 (FPG7) FPG: Đường huyết lúc đói 3.1.3. Các bệnh lý kèm tháo đường có kèm tăng huyết áp cao hơn Trong số các bệnh nhân nghiên cứu, tỷ gấp 4 lần so với bệnh nhân đái tháo lệ bệnh nhân có bệnh lý tăng huyết áp đường không có tăng huyết áp. Ngược mắc kèm là lớn nhất chiếm 72,9% tiếp lại, tăng huyết áp còn góp phần vào tăng theo là về bệnh lý thiếu máu cục bộ cơ đề kháng insulin làm bệnh đái tháo tim chiếm 33,3%, bệnh lý về hệ tiêu hoá đường type 2 nặng thêm. Do đó, việc 19,6%, bệnh lý gan chiếm 3,5%, và tỷ lệ quan tâm đến việc kiểm soát huyết áp ở thấp nhất là mắc bệnh lý thận chiếm nhóm bệnh nhân này sẽ góp phần làm 1,5% (Bảng 2). Nghiên cứu của Kannan giảm đáng kể nguy cơ gặp biến chứng et al. (2011) cho thấy tăng huyết áp là của bệnh đái tháo đường. Trong hướng bệnh mắc kèm có tỷ lệ cao nhất (33,33%) dẫn điều trị của ADA 2018, ngoài việc ở bệnh nhân đái tháo đường type 2. Bệnh kiểm soát đường huyết, bệnh nhân còn tim mạch đã được ghi nhận là nguyên cần kiểm soát huyết áp và lipid máu. Nếu nhân hàng đầu gây ra tử vong sớm trên không kiểm soát các chỉ tiêu này, bệnh bệnh nhân đái tháo đường type 2. Nguy đái tháo đường sẽ dẫn đến nhiều biến cơ gặp biến cố tim mạch ở bệnh nhân đái chứng, tăng chi phí điều trị, giảm chất lượng cuộc sống và dẫn đến tử vong sớm. 231
  6. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 16 - 2022 Bảng 2. Các bệnh lý kèm trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 Bệnh lý đi kèm Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%) Tăng huyết áp 401 72,9 Thiếu máu cục bộ cơ tim 183 33,3 Bệnh lý thận 8 1,5 Bệnh lý gan 19 3,5 Bệnh lý về hệ tiêu hoá 108 19,6 3.2. Thực trạng sử dụng thuốc điều 1,3%). Trong nhóm sulfonylure, trị glimepirid là thuốc có liều dùng thấp 3.2.1. Danh mục các thuốc điều trị đái nhất, có tác dụng kéo dài và chỉ cần sử tháo đường type 2 trong nghiên cứu dụng 1 lần/ngày. Glimepirid có tác dụng hạ glucose máu tốt do kích thích tế bào Trong điều trị đái tháo đường type 2, bêta của tuyến tuỵ tiết insulin với tác việc lựa chọn các thuốc cho bệnh nhân dụng gần giống insulin sinh lý (tác dụng phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm của từng đặc hiệu lên kênh K+-ATP làm phục hồi cá thể. Vì vậy, một danh mục thuốc đa đỉnh tiết sớm của insulin) và làm tăng dạng sẽ góp phần tạo điều kiện cho bác nhạy cảm của mô ngoại vi với insulin. sỹ tối ưu hóa việc lựa chọn thuốc phù hợp trên từng bệnh nhân. Insulin được sử dụng với tỷ lệ thấp nhất (chiếm 26,5%), đặc biệt được sử Metformin là thuốc điều trị đái tháo dụng nhiều nhất lúc mới nhập viện. Bệnh đường type 2 có nhiều ưu điểm như giảm nhân cao tuổi bị đái tháo đường type 2 chỉ số glucose máu hiệu quả, không gây được chỉ định insulin phổ biến nhất. Đặc tăng cân, không gây hạ glucose máu quá điểm của bệnh nhân cao tuổi mắc đái mức, có tác động tốt đến các chỉ số lipid tháo đường type 2 thường có tình trạng máu. Ngoài ra thuốc còn có giá thành hợp bệnh lý nặng như mức đường huyết cao, lý, thấp hơn so với các thuốc đái tháo suy thận mạn, suy gan, suy tim, nhiễm đường type 2 thế hệ mới. Có thể do có trùng cấp, viêm phổi khi nhập viện, chính nhiều ưu điểm như vậy nên metformin là vì vậy bệnh nhân cần được sử dụng thuốc có tỷ lệ bệnh nhân sử dụng cao nhất insulin mới có thể kiểm soát được đường (Bảng 3). huyết. Bên cạnh đó, việc sử dụng insulin Sulfonylure cũng được sử dụng tương kết hợp với thuốc điều trị đái tháo đường đối nhiều. Trong nhóm này có 2 thuốc dạng uống cũng nên được cân nhắc để có được dùng là gliclazid (gồm Gly4par thể kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn 30® chiếm 45,1% và Gliclada® 60 mg và giảm bớt liều insulin tiêm hàng ngày. chiếm 3,8%) và glimepirid (gồm Diaprid Một số bệnh nhân được thêm insulin vào 4® chiếm 3,3%, Co Miaryl® 2 mg/500 phác đồ điều trị ở thời điểm sau do đáp mg chiếm 7,5%, Perglim® M-2 chiếm ứng kém với phác đồ dùng các thuốc 232
  7. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 16 - 2022 uống để nhanh chóng đưa glucose và insulin ra khỏi phác đồ do đã kiểm soát HbA1c về mức mục tiêu. Bên cạnh đó được đường huyết. cũng có những bệnh nhân được bỏ Bảng 3. Đặc điểm các loại thuốc điều trị đái tháo đường được chỉ định trên bệnh nhân Số bệnh nhân Tỷ lệ Nhóm thuốc Hoạt chất (n) (%) Insulin Insulin 146 26,5 242 44 150 27,3 Biaguanid Metformin 7 1,3 41 7,5 248 45,1 Gliclazid 21 3,8 Sulfonylure 18 3,3 Glimepirid 41 7,5 7 1,3 3.2.2. Tỷ lệ sử dụng các phác đồ điều chứng khác đi kèm, bệnh nhân cao tuổi, trị đường huyết khi vào viện cao nên không Các phác đồ thường được sử dụng tùy kiểm soát được bằng cách thuốc uống theo tình trạng của bệnh nhân. Nghiên đơn độc. cứu cho thấy có tất cả 7 kiểu phác đồ Các phác đồ đa trị liệu chiếm tỷ lệ được áp dụng trong đó có 3 kiểu đơn trị 68,6%. Trong các phác đồ đa trị liệu: Phác liệu và 4 kiểu đa trị liệu (Bảng 4). đồ metformin + sulfonylure được sử dụng Các phác đồ trị đơn trị liệu chiếm nhiều nhất chiếm 53,1%. Tất cả các 31,4%. Trong các phác đồ đơn trị liệu, hướng dẫn điều trị đái tháo đường type 2 metformin chiếm 66% và insulin chiếm của thế giới cũng như Việt Nam đều 71% là 2 phác đồ đơn trị liệu được sử khuyến cáo sử dụng metformin – một loại dụng chủ yếu, ít bị thay đổi trong điều trị. thuốc làm giảm đề kháng insulin, là lựa Việc ưu tiên sử dụng insulin khi điều trị chọn điều trị đầu tay ở những bệnh nhân là đúng theo khuyến cáo của ADA về sử thừa cân, béo phì nếu không có chống chỉ dụng thuốc kiểm soát đường huyết tại định. Khi metformin đơn trị liệu không đủ bệnh viện/trung tâm. Theo ADA phân làm giảm đường huyết về mục tiêu điều tích, liệu pháp insulin được xem là một trị, bác sĩ sẽ kết hợp thêm thuốc. Các phối liệu pháp điều trị tích cực với các bệnh hợp sau đó có thể là một nhóm thuốc hạ nhân có một hay nhiều đặc điểm: Suy đường huyết đường uống hoặc thậm chí là giảm chức năng gan, thận, có các biến insulin tùy theo tình trạng bệnh, mà cụ thể 233
  8. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 16 - 2022 ở nghiên cứu này là sự kết hợp giữa tuyến tụy tăng tiết insulin. Ngoài ra, các metformin và sulfonylure. sulfonylure cũng tác động lên tế bào gan Nhóm thuốc sulfonylure hạ đường làm giảm sự tân tạo glucose từ việc ly huyết bằng cách kích thích tế bào beta giải mỡ ở gan. Bảng 4. Các phác đồ điều trị đái tháo đường type 2 Phác đồ Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%) Đơn trị liệu Insulin 71 12,9 Metformin 66 12 Sulfonylure 36 6,5 Đa trị liệu Metformin + Sulfonyure 292 53,1 Insulin + Metformin 78 14,2 Insulin + Sulfonylure 4 0,7 Insulin + Metformin + Sulfonylure 3 0,5 Tổng 550 100 3.2.3. Các biến cố bất lợi sử dụng các thuốc khác của các bệnh mắc Kết quả về các biến cố bất lợi trong kèm hay do bất thường trong chế độ ăn quá trình dùng thuốc điều trị trên bệnh uống sinh hoạt hàng ngày mà gây ra nhân nghiên cứu được thể hiện ở Bảng 5. những biến cố bất lợi này. Trong 13 bệnh nhân gặp dị ứng thì chỉ có các biểu hiện Kết quả cho thấy các biến cố bất lợi bị mẩn ngứa tại vị trí tiêm insulin. ghi nhận được nhiều nhất là mệt mỏi chiếm 38,2% và hoa mắt, chóng mặt Nhìn chung, các biến cố bất lợi này đa chiếm 24,9%; sau đó trên hệ tiêu hóa như phần là thoáng qua và bệnh nhân thường nôn, buồn nôn chiếm 13,6%; chướng tự khỏi. Chính vì vậy không ảnh hưởng bụng, đầy hơi chiếm 11,3%; chán ăn, nghiêm trọng đến chất lượng sống của đắng miệng chiếm 5,5% và tiêu chảy các bệnh nhân nghiên cứu. chiếm 6,4%. Chỉ có 13 trường hợp có dị Hạ đường huyết là tác dụng phụ phổ ứng với các biểu hiện mẩn đỏ, ngứa biến ở bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoài da. Các biến cố bất lợi này có thể bằng insulin. Sự hấp thu insulin giữa các xảy ra do sử dụng các thuốc điều trị đái lần tiêm ở một bệnh nhân rất khác biệt. tháo đường type 2 như metformin, thuốc Các yếu tố phối hợp có thể làm tăng nồng này thường gây ra tác dụng phụ trên độ đỉnh huyết tương. Tăng nồng độ đường tiêu hóa (đầy bụng, chướng hơi, insulin tương đối còn gặp do giảm tính tiêu chảy) hay gliclazid và insulin thường kháng insulin khi bị nhiễm trùng hay phụ gây hạ glucose máu (biểu hiện đau đầu, nữ có thai, hoặc do tăng nhạy cảm với chóng mặt, mệt mỏi) (DiPiro, 2008). Tuy insulin (giảm cân hay vận động quá mức) nhiên, không loại trừ khả năng bệnh nhân hoặc do thay đổi loại insulin trên một 234
  9. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 16 - 2022 bệnh nhân không có sự giám sát của bác gặp ở bệnh nhân đang dùng insulin hoặc sỹ. Hạ đường huyết do thuốc uống ít gặp thuốc hạ đường huyết bằng đường uống hơn nhưng cũng có thể xảy ra. Đặc biệt nhưng giảm khẩu phần hay lùi giờ ăn. Bảng 5. Các biến cố bất lợi gặp trong quá trình nghiên cứu Các biến cố bất lợi Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%) Nôn, buồn nôn 75 13,6 Chướng bụng, đầy hơi 62 11,3 Chán ăn, đắng miệng 30 5,5 Tiêu chảy 35 6,4 Mệt mỏi 210 38,2 Hoa mắt, chóng mặt 137 24,9 Đau đầu 39 7,1 Dị ứng (mẩn ngứa, ban đỏ ngoài da) 13 2,4 Sút cân 7 1,3 Sưng, viêm tại chỗ tiêm 34 6,2 Đau khớp, đau lưng 16 2,9 3.2.4. Tương tác thuốc hay nhóm thuốc ức chế men chuyển có Một vấn đề khác cần lưu ý ngoài các nguy cơ tăng tác dụng hạ glucose máu. biến cố bất lợi trong quá trình dùng thuốc - Phối hợp nhóm sulfonylure và nhóm đó là sự tương tác thuốc có ý nghĩa lâm ức chế men chuyển có thể dẫn đến hạ sàng ở bệnh nhân. Trên thực tế, bệnh glucose máu ở bệnh nhân đái tháo đường. nhân đái tháo đường thường mắc kèm Do các thuốc phối hợp trên đa phần là các bệnh tăng huyết áp và bệnh mạch các thuốc có tác dụng hạ glucose máu ở vành nên ngoài thuốc điều trị đái tháo bệnh nhân đái tháo đường, nên việc phối đường, bệnh nhân thường được dùng hợp phải thật thận trọng, nhất là kết hợp kèm với các thuốc điều trị hai bệnh lý với nhóm thuốc lợi tiểu có thể gây ra hạ này. Do đó, có thể xảy ra tương tác thuốc huyết áp quá mức. Để tránh hiện tượng trên những bệnh nhân này. Qua thống kê này nên kết hợp khởi đầu với liều lượng trên các đơn thuốc của bệnh nhân, tác giả thấp sau đó theo dõi và tăng liều dần cho ghi nhận các cặp tương tác thuốc có ý phù hợp với từng bệnh nhân. Trường hợp nghĩa trên lâm sàng được thể hiện ở Bảng xảy ra tương tác thuốc gây bất lợi, cần 6, như sau: cho người bệnh ngừng thuốc ngay lập tức - Phối hợp giữa metformin và enalapril và thực hiện các biện pháp can thiệp kịp có nguy cơ tăng tác dụng hạ glucose máu. thời. Kết quả nghiên cứu không ghi nhận - Phối hợp insulin và Metformin hay trường hợp nào có các cặp tương tác nhóm chẹn thụ thể beta-Adrenergic, chống chỉ định hay ở mức độ nghiêm nhóm thuốc ức chế thụ thể angiotensin trọng. Phần lớn là các cặp tương tác cần 235
  10. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 16 - 2022 thận trọng, giám sát khi bệnh nhân có các chóng mặt, buồn ngủ, buồn nôn, đói, run, dấu hiệu hạ đường huyết như: Nhức đầu, yếu, vã mồ hôi, đánh trống ngực. Bảng 6. Tương tác thuốc trong nghiên cứu Các biến cố bất lợi Số BN (%) Hậu quả Insulin + Enalapril 7 (1,3%) Tăng tác dụng hạ đường huyết Insulin + Perindopril 12 (2,2%) Tăng tác dụng hạ đường huyết Insulin + Metformin 81 (14,7%) Tăng tác dụng hạ đường huyết Insulin + Bisoprolol 15 (2,7%) Tăng tác dụng hạ đường huyết Insulin + Losartan 20 (3,6%) Tăng tác dụng hạ đường huyết Insulin + Irbesartan 15 (2,7%) Tăng tác dụng hạ đường huyết Insulin + Telmisartan 14 (2,5%) Tăng tác dụng hạ đường huyết Metformin + Enalapril 11 (2%) Tăng tác dụng hạ đường huyết Metformin + Perindopril 31 (5,6%) Tăng tác dụng hạ đường huyết Gliclazid + Enalapril 4 (0,7%) Tăng tác dụng hạ đường huyết Glimepirid + Enalapril 1 (0,2%) Tăng tác dụng hạ đường huyết 3.3. Đánh giá mức độ tuân thủ dùng nhận lần lượt là: Tiêm thuốc đúng thời thuốc của bệnh nhân điểm chỉ định chiếm 5%, tiêm thuốc 3.3.1. Kết quả phỏng vấn tuân thủ của không đúng thời điểm chỉ định là 52,1%, bệnh nhân và quên tiêm thuốc là 26%. Thang điểm MMAS-8 được sử dụng 3.3.2. Mức độ tuân thủ dùng thuốc để đánh giá mức độ tuân thủ của 100 của bệnh nhân bệnh nhân. Mỗi bệnh nhân được phỏng Việc đánh giá mức độ tuân thủ dùng vấn 1 lần và tính tổng điểm sau khi hoàn thuốc của mỗi bệnh nhân được ghi nhận thành bài phỏng vấn. Kết quả điều tra về qua tổng điểm bệnh nhân đạt được sau mức độ tuân thủ điều trị cho thấy bệnh khi hoàn thành thang đánh giá mức độ nhân tuân thủ tốt, chiếm tỷ lệ cao 51%, tuân thủ MMAS - 8. Mức độ tuân thủ số bệnh nhân tuân thủ trung bình chiếm được chia thành các mức tuân thủ tốt, 30% và tuân thủ kém chiếm 19%. Có 23 tuân thủ trung bình và tuân thủ kém. Kết bệnh nhân điều trị khi tiêm insulin ghi quả đánh giá được thể hiện ở Bảng 7. Bảng 7. Mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân Mức độ tuân thủ Tổng điểm Số bệnh nhân (n=100) Tỷ lệ (%) Tốt 0-1 51 51 Trung bình 2-3 30 30 Kém 4-8 19 19 236
  11. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 16 - 2022 Tỷ lệ tuân thủ điều trị thuốc trong đến mức độ tuân thủ của mẫu nghiên cứu. nghiên cứu chiếm 81%, cao hơn so với tỷ Đây cũng là những lý do thường gặp nhất lệ tuân thủ điều trị thuốc của các nghiên ở những bệnh nhân có bệnh lý mạn tính cứu khác và tương đồng với nghiên cứu phải sử dụng thuốc dài ngày và hoạt động của Ngô Đức Lộc (2020) là 81,4%. tư vấn dược về tuân thủ điều trị cần phải Theo kết quả thu được, về kết quả tuân được quan tâm cho bệnh nhân. thủ điều trị ở bệnh nhân, tỷ lệ bệnh nhân 3.3.3. Mối liên quan giữa mức độ tuân cho biết đã từng quên uống thuốc rất cao thủ và mức độ kiểm soát đường huyết chiếm 61% và trong 2 tuần gần đây nhất Qua kết quả nghiên cứu (Bảng 8), cho có 35% bệnh nhân quên sử dụng thuốc và thấy mối liên quan giữa mức độ tuân thủ 15% bệnh nhân cho biết là chưa uống dùng thuốc và HbA1c của bệnh nhân có thuốc vào ngày trước ngày đến khám. Có ý nghĩa thống kê ( 0,05). thuốc” là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất Bảng 8. Liên quan giữa mức độ tuân thủ và HbAlc HbA1c Mức độ tuân thủ Tốt Chấp nhận Kém n % n % n % Tốt (n=51) 19 15,8 17 18,4 15 16,8 Trung bình (n=34) 8 10,5 10 12,2 16 11,2 Kém (n=15) 4 4,6 9 5,4 2 5 p 0,083 (0,05) 237
  12. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 16 - 2022 3.4. Đánh giá tuân thủ điều trị quên uống thuốc hoặc lo về tương tác không dùng thuốc giữa rượu và thuốc nên không uống Tỷ lệ bệnh nhân cho biết đã từng thuốc. thường xuyên ăn thêm gia vị, nước chấm 3.4.3. Thông tin về chế độ sinh hoạt, là 100%. Thường xuyên ăn thực phẩm có luyện tập thể dục, khám bệnh định kỳ và chỉ số tăng đường huyết nhanh chiếm theo dõi đường huyết 50%. Trong khi đó tỷ lệ ăn đồ hộp, thực Tỷ lệ bệnh nhân tập thể dục hằng ngày phẩm chế biến sẵn mỗi tuần 1 lần chiếm ghi nhận cao nhất là 52%, nghỉ ngơi hợp cao nhất là 34%. Có 35% bệnh nhân lý và không thức khuya là 49%, không thỉnh thoảng (2-3 lần/tuần) lựa chọn ăn tập thể dục là 29%. Tỷ lệ bệnh nhân đi bộ, các thực phẩm chứa nhiều muối. Tỷ lệ dưỡng sinh, yoga là 39%, chạy bộ, đi xe bệnh nhân ăn các món chiên, xào mỗi đạp chậm, tập thể hình, tập tạ là 16%. tuần/1 lần là 36%. Tỷ lệ bệnh nhân không dùng các sản phẩm được chế biến Qua khảo sát tỷ lệ tập thể dục thường từ động vật chiếm tỷ lệ cao nhất là 43%. xuyên là 39%, thỉnh thoảng là 32% và Có 33% bệnh nhân lựa chọn ăn các món không bao giờ tập là 29%. từ phủ tạng động vật, thường ăn lòng đỏ Tỷ lệ bệnh nhân thường theo dõi trứng thường xuyên là 32%. đường máu là 65%, có 35% bệnh nhân Sự tuân thủ các khuyến cáo về tự theo cho biết họ không theo dõi thường xuyên dõi đường huyết, xét nghiệm HbA1c và đường máu. Tỷ lệ bệnh nhân đi khám các thuốc điều trị đái tháo đường được bệnh lại sau 1 tháng là 41%, 1-3 tháng là xác định dựa trên dữ liệu điện tử; hút 33% và trên 3 tháng là 26%. thuốc lá, chế độ ăn và vận động được ghi Lý giải điều này là do kiến thức và nhận theo lời khai của bệnh nhân. Kết nhận thức về bệnh lý của bệnh nhân cao quả của nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh dẫn đến ý thức/hành động tốt cho việc nhân không hút thuốc là 62%, nghiên điều trị hoặc kết quả của việc tư vấn về cứu ghi nhận được tỷ lệ hút nhiều nhất bệnh lý (thầy thuốc/dược sĩ) cũng như ý trong một tuần là 13 gói chiếm 13%, và nghĩa của việc tuân thủ không dùng thuốc thấp nhất là 3 gói chiếm 3%. Nghiên cứu trong điều trị. cũng ghi nhận có 79% bệnh nhân sử dụng rượu bia, trung bình mỗi ngày bệnh 5. KẾT LUẬN nhân uống dưới 1 chai/lon chiếm tỷ lệ Thực trạng sử dụng thuốc trong cao nhất là 65%. Mức độ uống rượu và điều trị đái tháo đường type 2 hút thuốc càng nhiều thì khả năng tuân Việc chỉ định metformin chiếm tỷ lệ thủ các hành vi tự chăm sóc bản thân cao nhất (79,9%) và phác đồ đa trị liệu càng kém. Giải thích cho mối liên quan được chỉ định nhiều hơn đơn trị liệu. giữa uống rượu và tuân thủ điều trị Không ghi nhận tương tác thuốc ở mức độ thuốc, có thể nhận định rằng những nghiêm trọng trong các hồ sơ bệnh án người uống rượu nhiều sẽ bị ảnh hưởng khảo sát. Các biến cố bất lợi ghi nhận phổ nhận thức, những người uống rượu ít thì 238
  13. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 16 - 2022 biến là mệt mỏi và hoa mắt, chóng mặt. Thơ, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Dược Đánh giá mức độ tuân thủ dùng học, Trường Đại học Tây Đô. thuốc 3. Gavin J. R., Alberti K. G., Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ tốt chiếm Davidson M. B., DeFronzo R. A., Drash 51%. Mối liên quan giữa mức độ tuân A., Gabbe S. G. & Stern, M. P., 2000. thủ dùng thuốc và HbA1c của bệnh nhân Report of the expert committee on the có ý nghĩa thống kê. Về tuân thủ điều trị diagnosis and classification of diabetes trên bệnh nhân có chỉ định tiêm insulin, mellitus, Diabetes Care, Vol 23 (Suppl nghiên cứu ghi nhận tiêm thuốc không 1):S4-S20. đúng thời điểm chỉ định là 52,1% và 4. International Diabetes quên tiêm thuốc là 26%. Federation, 2021. IDF Diabetes Atlas – Đánh giá mức độ tuân thủ không 10th Edition. dùng thuốc 5. Kannan, Arshad, 2011. A study Tỷ lệ bệnh nhân dùng thực phẩm có on drug utilization of oral hypoglycemia chỉ số tăng đường huyết nhanh thường agent in type 2 diabetic patients, Asian xuyên (nhiều hơn 4 lần/tuần) là 50%. Số Journal of Pharmaceutical and Clinical bệnh nhân không hút thuốc lá chiếm Research, 4(4), pp. 60-64. 62%, có uống rượu bia là 79%. Tỷ lệ 6. Nguyễn Trung Anh, Vũ Thị bệnh nhân tập thể dục thường xuyên là Thanh Huyền, Vũ Xuân Nghĩa, 2015. 39%, thường theo dõi đường máu là 65% Đặc điểm điều trị insulin ở bệnh nhân và tái khám định kỳ là 41%. dái tháo đường type 2 cao tuổi điều trị Qua kết quả phân tích, nhóm tác giả ngoại trú, Tạp chỉ Y –Dược học quân sự, đề xuất cần quan tâm đến việc tư vấn về số 4. tuân thủ điều trị và điều trị không dùng 7. Nguyễn Vinh Quang, 2007. Một thuốc cho bệnh nhân để kiểm soát đường số đặc điểm dịch tễ học bệnh đái tháo huyết tốt và phòng ngừa các biến chứng đường type 2 và hiệu quả của biện pháp của bệnh đái tháo đường. can thiệp cộng đồng tại Nam Định, Thái TÀI LIỆU THAM KHẢO Bình (2002 – 2004), Luận án Tiến sỹ Y học, Học Viện Quân Y. 1. DiPiro Joseph T, 2008. Diabetes Mellitus, Pharmacotherapy: a 8. Ngô Thanh Nguyên, 2009. pathophysiologic approach. McGraw- Nghiên cứu tình hình đái tháo đường Hill Medical, pp. 1205 - 1237. người từ 30 tuổi trở lên tại thành phố Biên Hòa năm 2009, Kỷ yếu toàn văn 2. Đặng Thị Thùy Giang, 2021. các đề tài khoa học Hội nghị Nội tiết – Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều đái tháo đường – rối loạn chuyển hóa trị trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 khu vực Miền Trung và Tây nguyên lần tại Bệnh viện đa khoa thành phố Cần thứ 7, tr. 550. 239
  14. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 16 - 2022 9. Ngô Đức Lộc, 2020. Tuân thủ Chí Minh, NXB Y học, Hà Nội, tr. 5- điều trị thuốc ở bệnh nhân đái tháo 23. đường type 2, Luận văn thạc sĩ Y học, 12. Trần Thị Mai Hà, 2004. Tìm Trường Đại học Y Dược Hồ Chí Minh. hiểu một số yếu tố nguy cơ của bệnh đái 10. Phan Huy Anh Vũ, 2012. Tình tháo đường người từ 30 tuổi trở lên tại hình đái tháo đường type 2 ở đối tượng thành phố Yên Bái, Luận văn thạc sỹ Y từ 30 tuổi trở lên tại thành phố Biên học, Trường Đại học Y Hà Nội. Hòa, Tạp chí Nội tiết đái tháo đường, 13. Tô Lộc Ninh, 2020. Khảo sát Hội nghị Nội tiết đái tháo đường toàn tuân thủ điều trị và Rào cản trong sử quốc lần thứ VI, số 6, tr. 195-199. dụng insulin của bệnh nhân đái tháo 11. Tạ Văn Bình và Hoàng Kim đường type 2 tại Bệnh viện đa khoa Ước, 2002. Dịch tễ học bệnh đái tháo Năm Căn, Tỉnh Cà Mau, Luận văn tốt đường và các yếu tố nguy cơ tại khu nghiệp thạc sĩ Dược học, Trường Đại vực nội thành của 4 thành phố Hà Nội, học Tây Đô. Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ 240
  15. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 16 - 2022 EVALUATION OF THE SITUATION REGARDING DRUG USE AND MEDICATION ADHERENCE IN TYPE 2 DIABETIC OUTPATIENTS AT CHAU THANH DISTRICT MEDICAL CENTER, AN GIANG PROVINCE Ly Thanh Anh Tuan1, Do Van Mai2 and Nguyen Thi Thu Huong3* 1 Tay Do University 2 Can Tho University of Medicine and Pharmacy 3 Hong Bang International University (*Email: huongsam@hotmail.com) ABSTRACT The objective of this study was to investigate the use of antidiabetic drugs and assess the treatment adherence of type 2 diabetes patients in outpatient treatment. The study design applied a cross-sectional and retrospective descriptive study on 550 medical records at Chau Thanh District Medical Center, An Giang Province in 2021. The estimation of drug use showed that metformin prescriptions accounted for 79.9%, sulfonylureas (61%) and insulin (26.5%), in which monotherapy accounted for 31.4% and multi-therapy regimens accounted for 68.5%. The most recorded adverse events were fatigue which accounted for 38.2% and 24.9% of dizziness. There was no case of drug interactions that were contraindicated or serious. Our results indicated that the patient's adherence to treatment with good medication adherence reached 51%. The relationship between the level of medication adherence and the patient's HbAlc was statistically significant. There was no relationship between adherence to treatment and fasting blood glucose. Regarding non-drug adherence; 50% of patients regularly (more than 4 times/week) consumed foods with a fast glycemic index, 62% of patients did not smoke, 79% of patients drank alcohol, 39% of patients regularly exercised every day, and 41% of patients often go to the see doctor every month. Based on the results, education on good medication adherence for diabetic patients needs to be addressed to control sugar levels and prevent diabetic complications. Keywords: Medication adherence, situation of anti-diabetic drug use, type 2 diabetes 241
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2