Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KHẢO SÁT TƯƠNG QUAN GIỮA CHIỀU DÀY VÕNG MẠC<br />
VÀ ĐỘ NHẠY THỊ TRƯỜNG TRUNG TÂM TRÊN BỆNH LÝ<br />
HẮC VÕNG MẠC TRUNG TÂM THANH DỊCH<br />
Lê Thiếu Du*, Võ Quang Minh*<br />
<br />
TÓMTẮT<br />
Mục đích: Khảo sát mối tương quan giữa bề dày võng mạc và độ nhạy thị trường trung tâm trên bệnh<br />
hắc võng mạc trung tâm thanh dịch (HVMTTTD).<br />
Phương pháp: 33 mắt bị bệnh HVMTTTD được nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích bằng chụp<br />
cắt lớp quang học (OCT) ở chế độ quét hoàng điểm, quét 5 đường đứng và ngang qua hoàng điểm và đo thị<br />
trường trung tâm trên chu vi kế tự động bằng chương trình 10-2.<br />
Kết quả: Tổng độ dày võng mạc, bao gồm võng mạc thần kinh và lớp dịch bong, tương quan đáng kể<br />
với sự giảm độ nhạy thị trường trung tâm trong một vòng tròn đường kính 6mm xung quanh hoàng điểm.<br />
Khi tách tổng độ dày võng mạc ra thành lớp võng mạc thần kinh và lớp dịch bong để phân tích, thì chỉ có độ<br />
dày lớp dịch bong tương quan với độ nhạy thị trường trung tâm tại 1°, 3°, 5°, 7°, và 9° từ hố trung tâm<br />
cùng các vị trí trên đường cắt ngang và dọc qua hố trung tâm.<br />
Kết luận: Độ nhạy thị trường đo bằng chu vi kế tự động càng suy giảm khi bề dày lớp dịch, giữa lớp<br />
thần kinh cảm giác và lớp biểu mô sắc tố, càng tăng ở vùng tụ dịch trên mắt bệnh hắc võng mạc trung tâm<br />
thanh dịch.<br />
Từ khoá: bệnh lý hắc võng mạc trung tâm thanh dịch, độ dày võng mạc, độ nhạy thị trường trung tâm,<br />
OCT<br />
<br />
ABSTRACT<br />
INVESTIGATINH THE RELATIONSHIP BETWEEN THE RETINAL THICKNESS<br />
AND VISUAL SENSITIVITY IN CENTRAL SEROUS CHORIORETINOPATHY<br />
Le Thieu Du, Vo Quang Minh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 - 2014: 29 - 36<br />
Purpose: To investigate the relationship between retinal thickness and visual sensitivity in eyes with central<br />
serous chorioretinopathy (CSC).<br />
Methods: Thirty-three eyes with CSC were cross-sectional studied using optical coherence tomography<br />
(OCT) with macular cube, HD 5 line raster scan mode, and the Humphrey perimetry central 10-2 program.<br />
Results: Total retinal thickness (TRT), including the neurosensory retina and sub retinal fluid, correlated<br />
significantly with the sensitivity loss in the corresponding visual field in the central macula within a circle 6mm<br />
in diameter. Differential analysis of the TRT, separating it into neurosensory retinal thickness (NRT) and sub<br />
retinal thickness (SRT), revealed that only SRT correlated well with parametric sensitivity at 1°, 3°, 5°, 7°, and 9°<br />
from the fovea along horizontal and vertical lines crossing at the fovea.<br />
Conclusions: Visual sensitivity measured with automated static perimetry is further attenuated by<br />
increasing the height of subretinal thickness in eyes with CSC.<br />
Keywords: central serous chorioretinopathy, retinal thickness, visual sensitivity, OCT.<br />
* Bộ môn Mắt, ĐHYD TP.HCM<br />
Tác giả liên lạc: BS Lê Thiếu Du<br />
<br />
Mắt<br />
<br />
ĐT: 0908510186<br />
<br />
Email: lethieudu@gmail.com<br />
<br />
29<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
10% bệnh nhân(8).<br />
<br />
Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch<br />
(HVMTTTD) là một trong những bệnh thường<br />
gặp hàng đầu của những tổn thương nguyên<br />
phát ở võng mạc cực sau. Bệnh gây tổn<br />
thương chức năng thị giác từ nhẹ đến nặng,<br />
thường hay tái phát và không dự đoán trước<br />
được, đôi khi dẫn đến giảm thị lực trung tâm<br />
không thể hồi phục(2,3,6).<br />
<br />
Những nghiên cứu trước đây không chứng<br />
tỏ được sự liên hệ giữa rối loạn sắc giác và sự<br />
thay đổi cấu trúc giải phẫu võng mạc trên bệnh<br />
nhân bị bệnh HVMTTTD(1), nhưng một nghiên<br />
cứu gần đây dùng máy chụp cắt lớp quang học<br />
và chu vi kế cho thấy có sự tương quan chặt giữa<br />
chiều dày lớn nhất của võng mạc và giá trị<br />
ngưỡng kích thích trên thị trường ở bệnh nhân bị<br />
HVMTTTD(3,17).<br />
<br />
Bệnh là sự rối loạn ở hoàng điểm, có đặc<br />
điểm là bong thanh dịch lớp võng mạc thần<br />
kinh, có hoặc không có bong biểu mô sắc tố kèm<br />
theo, những thay đổi này thường giới hạn ở<br />
hoàng điểm(2,12). Sự gia tăng tính thấm của mạch<br />
máu hắc mạc được xem như là yếu tố gây bệnh<br />
chính(5), hậu quả là làm tích tụ dịch thứ phát<br />
dưới võng mạc xuyên qua hàng rào biểu mô sắc<br />
tố, làm thay đổi cấu trúc và hình thái của võng<br />
mạc trung tâm(12,19). Điều này gây ra ám điểm<br />
tương đối ở thị trường trung tâm, hay thị lực<br />
trung tâm bị mờ, giảm thị lực, nhìn hình biến<br />
dạng, nhìn hình nhỏ và bị rối loạn sắc giác(10).<br />
Bệnh có khả năng tự khỏi khi dịch trong khoang<br />
dưới võng mạc thoái lui, tuy nhiên vẫn có<br />
trường hợp tái phát, diễn tiến dai dẳng, trở<br />
thành mạn tính(16,19). Khi đó, sẽ gây teo biểu mô<br />
sắc tố võng mạc trung tâm, phù hoàng điểm mạn<br />
tính, teo hoàng điểm dẫn đến mất thị lực không<br />
hồi phục(16).<br />
Những hiểu biết về nguyên nhân, yếu tố<br />
nguy cơ, cơ chế bệnh sinh và các phương pháp<br />
điều trị như điều trị nội khoa, laser quang đông<br />
hay tiêm thuốc ức chế tăng sinh mạch máu vẫn<br />
đang còn là vấn đề tranh cãi trong các nhà nhãn<br />
khoa Việt Nam cũng như Thế Giới(10,12,19).<br />
Iijima và cộng sự đã nghiên cứu ám điểm<br />
trung tâm trên những mắt bị bệnh HVMTTTD<br />
bằng chu vi kế Humphrey khảo sát 10o xung<br />
quanh trung tâm hoàng điểm cho biết: Mắt bị<br />
biến đổi độ nhạy thị trường trung tâm thay đổi<br />
rất lớn từ nhẹ (độ lệch trung bình MD ≥ -5 dB) ở<br />
75% bệnh nhân, trung bình (-5 dB < MD > -10 dB)<br />
ở 15% bệnh nhân, cho tới nặng (MD ≤ -10 dB) ở<br />
<br />
30<br />
<br />
Iida và cộng sự(7) cho biết phù võng mạc thần<br />
kinh là đặc điểm chung ở mắt bị bệnh<br />
HVMTTTD cấp. Tác giả cho rằng bệnh nhân<br />
nhìn hình nhỏ đi và rối loạn chức năng ở lớp<br />
võng mạc bên trong (đo bằng điện võng mạc) có<br />
thể là do lớp thần kinh cảm giác bị phù (khảo sát<br />
trên máy chụp cắt lớp quang học kết hợp). Chính<br />
vì vậy, câu hỏi được đặt ra là phải chăng sự tích<br />
tụ dịch dưới võng mạc hay sự phù của lớp võng<br />
mạc thần kinh là nguyên nhân gây ra giảm độ<br />
nhạy thị trường trung tâm đo bằng chu vi kế tự<br />
động Humphrey trên bệnh nhân bị bệnh<br />
HVMTTTD. Sự hiểu biết về mối tương quan<br />
giữa sự thay đổi cấu trúc võng mạc (khảo sát<br />
bằng máy chụp cắt lớp quang học) và sự suy<br />
giảm chức năng thị giác (đo độ nhạy thị trường<br />
trung tâm bằng chu vi kế tự động Humphrey)<br />
trên bệnh nhân bị HVMTTTD nhằm góp phần<br />
trả lời câu hỏi đặt ra ở trên.<br />
Khảo sát mối tương quan này sẽ giúp hiểu<br />
rõ hơn về cơ chế sinh bệnh học, cũng như sẽ<br />
đưa ra thêm những phương hướng mới trong<br />
việc điều trị và tiên lượng bệnh HVMTTTD.<br />
Bên cạnh đó, việc trang bị máy chụp cắt lớp<br />
quang học để chẩn đoán bệnh HVMTTTD,<br />
một phương pháp không xâm nhập, an toàn<br />
với độ phân giải và độ nhạy cao(1), là điều<br />
không phải cơ sở y tế nào cũng có thể làm<br />
được do giá thành máy cao. Vì những lý do<br />
trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu xem có<br />
thể dùng chu vi kế để tính toán được chiều<br />
dày của võng mạc trong bệnh HVMTTTD hay<br />
không. Điều này có giá trị thực tiễn do có thể<br />
tận dụng thêm được tính năng của chu vi kế<br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
vào trong chẩn đoán, theo dõi và điều trị bệnh<br />
HVMTTTD.<br />
Ở Việt Nam đã có những công trình nghiên<br />
cứu khảo sát về bệnh lý hắc võng mạc trung tâm<br />
thanh dịch, tuy nhiên vẫn chưa có một báo cáo<br />
nào xem xét mối liên quan giữa bề dày võng mạc<br />
và độ nhạy thị trường trung tâm trên bệnh<br />
HVMTTTD. Từ những lý do đó, chúng tôi tiến<br />
hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát tương quan<br />
giữa chiều dày võng mạc và độ nhạy thị trường<br />
trung tâm trên bệnh lý hắc võng mạc trung tâm<br />
thanh dịch”.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đây là một công trình nghiên cứu cắt ngang,<br />
theo đó, các đối tượng nghiên cứu cứu được<br />
khám sàng lọc, đo đạc các thông số cận lâm sàng<br />
tại một thời điểm. Thời điểm nghiên cứu từ<br />
tháng 1 đến tháng 8 năm 2013.<br />
Công trình nghiên cứu được sự phê chuẩn<br />
của bộ môn Mắt Đại Học Y Dược TP.HCM. Tất<br />
cả các đối tượng tình nguyện tham gia vào<br />
chương trình nghiên cứu đều được giải thích<br />
mục tiêu và phương pháp nghiên cứu, theo<br />
đúng quy định của Tổ Chức Y Tế Thế Giới.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Những bệnh nhân đến khám tại Bệnh Viện<br />
Mắt TP.HCM và được chẩn đoán là bệnh<br />
HVMTTTD với kết quả OCT. Tiêu chuẩn loại trừ<br />
bao gồm những bệnh nhân có các bệnh lý võng<br />
mạc khác kèm theo. Những biểu hiện khác của<br />
bệnh lý hắc võng mạc có thể gây ra xuất tiết<br />
hoàng điểm xác định bằng Drusen, bệnh lý cận<br />
thị, bệnh lý mạch máu võng mạc, chấn thương,<br />
bệnh di truyền. Những bệnh nhân có bệnh lý<br />
phối hợp của các môi trường trong suốt không<br />
soi được đáy mắt. Những bệnh nhân có kết quả<br />
chẩn đoán hình ảnh với chất lượng hình ảnh<br />
không rõ ràng, tín hiệu không tốt.<br />
Nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu<br />
tương quan giữa 2 kỹ thuật đo lường. Dựa vào y<br />
văn(16), cho thấy mức độ tương quan giữa độ dày<br />
võng mạc trung tâm với độ nhạy thị trường là ρ<br />
<br />
Mắt<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
= - 0,68, chúng tôi ước tính số đối tượng cần thiết<br />
cho nghiên cứu là 32 mắt, trong thực tế chúng tôi<br />
tiến hành nghiên cứu trên 33 mắt.<br />
<br />
Dữ liệu thu thập<br />
Một bảng các thông số thu được bằng 2 kĩ<br />
thuật đo lường được thiết kế để thu thập các dữ<br />
liệu liên quan đến các yếu tố cận lâm sàng như:<br />
độ dày võng mạc, độ nhạy thị trường, thể tích<br />
hoàng điểm, thị lực logMAR, độ lệch trung bình<br />
của thị trường, tuổi, thời gian mắc bệnh. Độ dày<br />
võng mạc được đo từ màng giới hạn trong đến<br />
biểu mô sắc tố là võng mạc tổng, võng mạc thần<br />
kinh được đo từ màng giới hạn trong đến phần<br />
ngoài cùng của lớp võng mạc cảm thụ tiếp giáp<br />
với dịch bong, dịch dưới võng mạc được đo từ<br />
phần ngoài cùng của võng mạc cảm thụ đến lớp<br />
biểu mô sắc tố. Độ nhạy thị trường được lấy từ<br />
biểu đồ độ lệch toàn bộ, sau đó đem phân vùng<br />
và tính trung bình cộng của từng vùng sao cho<br />
tương ứng với sự phân vùng trên OCT.<br />
Chụp OCT được thực hiện ở 3 chế độ quét.<br />
Quét hoàng điểm bằng chế độ Macular Cube<br />
512 x 128 để đo bề dày võng mạc ở chín vùng<br />
trên hoàng điểm, thể tích hoàng điểm, bề dày<br />
trung bình của hoàng điểm. Quét hoàng điểm<br />
bằng chế độ HD 5 line raster ở 0ođể đo chiều<br />
dày 3 lớp võng mạc theo đường nằm ngang<br />
qua hoàng điểm ở 10 vị trí (5 điểm phía mũi<br />
cách hố trung tâm 0,3 mm; 0,8 mm; 1,3 mm;<br />
1,9 mm; và 2,4 mm và 5 phía thái dương cách<br />
hố trung tâm 0,3 mm; 0,8 mm; 1,3 mm; 1,9<br />
mm; và 2,4 mm). Quét hoàng điểm bằng chế<br />
độ HD 5 line raster ở 90o để đo chiều dày 3 lớp<br />
võng mạc theo đường thẳng đứng qua hoàng<br />
điểm ở 10 vị trí (5 điểm phía trên cách hố<br />
trung tâm 0,3 mm; 0,8 mm; 1,3 mm; 1,9 mm; và<br />
2,4 mm và 5 phía dưới cách hố trung tâm 0,3<br />
mm; 0,8 mm; 1,3 mm; 1,9 mm; và 2,4 mm).<br />
Nếu xem khoảng cách từ hố trung tâm đến<br />
điểm giữa gai thị là 4 mm, tương ứng với 15o<br />
trên thị trường thì 1o trên kết quả chu vi kế<br />
tương đương 0,27 mm trên OCT. Khi đó<br />
<br />
31<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
những điểm trên kết quả chu vi kế sẽ tương<br />
ứng với các vùng trên OCT như hình 1-1.<br />
Tất cả các bệnh nhân được hướng dẫn cụ<br />
thể trước khi đo thị trường với chu vi kế<br />
Humphrey bằng chương trình trung tâm 10-2.<br />
Các kết quả phải đáp ứng các tiêu chuẩn<br />
thông thường để cho kết quả đáng tin cậy là tỉ<br />
lệ dương tính giả và âm tính giả phải nhỏ hơn<br />
33%, tỉ lệ mất định thị nhỏ hơn 20%(16).<br />
<br />
Hình 1. Kết quả đo từ chu vi kế theo 9 vùng<br />
<br />
Hình 2. Kết quả đo từ chu vi kế theo trục ngang và đứng.<br />
Tiến hành đo thị trường cho bệnh nhân, in<br />
kết quả ra. Chọn các thông số từ mục Total<br />
Deviation (phân vùng và tính bằng tay), MD để<br />
phân tích kết quả. Giá trị từ 9 vùng trên sẽ được<br />
so sánh với giá trị độ dày võng mạc trên 9 vùng<br />
từ kết quả OCT. Vùng 1 gồm các giá trị độ nhạy<br />
thị trường vùng trung tâm trong một vòng tròn<br />
có đường kính 1 mm.Vùng số 3 và 7 gồm những<br />
giá trị đo được tương ứng với võng mạc phía<br />
mũi và những vùng số 5 và 9 tương ứng với<br />
võng mạc phía thái dương. Vùng 2 đến vùng 5<br />
chứa các giá trị tương ứng với hoàng điểm bên<br />
trong một vòng tròn có đường kính 3 mm không<br />
bao gồm vùng 1. Vùng 6 đến vùng 9 chứa các giá<br />
trị tương ứng với hoàng điểm bên ngoài trong<br />
một vòng tròn đường kính 6 mm. Các điểm đo<br />
độ nhạy thị trường được đảo ngược theo chiều<br />
trên dưới để tương ứng với bản đồ võng mạc từ<br />
<br />
32<br />
<br />
kết quả OCT. Mỗi vùng võng mạc phía trong<br />
(vùng 2-5) và vùng trung tâm (vùng 1) có bốn<br />
giá trị độ nhạy thị trường. Mỗi vùng bên ngoài<br />
(vùng 6-9) có mười giá trị độ nhạy thị trường<br />
(hình 2-6). Số đo từ tám điểm nằm trên các<br />
đường ranh giới giữa các vùng không được đưa<br />
vào nghiên cứu. Tính trung bình cộng tất cả các<br />
giá trị chứa trong mỗi vùng sẽ được giá trị độ<br />
nhạy thị trường của từng vùng. Các giá trị này sẽ<br />
được phân tích với với trị độ dày võng mạc từ<br />
kết quả OCT.<br />
Phân kết quả đo được dọc theo 2 bên<br />
đường đứng và ngang qua hoàng điểm như<br />
hình 1-2. Trên trục ngang, có 5 điểm cách hố<br />
trung tâm 1o, 3o, 5o, 7o, và 9o về phía mũi, 5<br />
điểm cách hố trung tâm 1o, 3o, 5o, 7o, và 9o về<br />
phía thái dương. Trên trục đứng, có 5 điểm<br />
cách hố trung tâm 1o, 3o, 5o, 7o, và 9o về phía<br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
trên, 5 điểm cách hố trung tâm 1o, 3o, 5o, 7o, và<br />
9o về phía dưới. Tại mỗi điểm, chúng tôi tính<br />
trung bình cộng giá trị độ nhạy thị trường ở 2<br />
bên trục ngang và trục đứng. Các giá trị này sẽ<br />
được phân tích tương ứng với giá các giá trị<br />
độ dày võng mạc thu được từ đo ở chế độ 5<br />
line raster trên OCT cắt ngang và cắt đứng dọc<br />
qua hoàng điểm.<br />
Lưu ý là các giá trị bên dưới hoàng điểm<br />
trên kết quả đo thị trường sẽ được phân tích<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
với độ dày võng mạc ở phía trên hoàng điểm<br />
và ngược lại.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Tương quan giữa độ dày võng mạc và độ<br />
nhạy thị trường ở 11 vùng của hoàng điểm.<br />
Bảng 1 là kết quả phân tích tương quan, hồi<br />
qui của 9 vùng trên võng mạc hoàng điểm,<br />
vùng hoàng điểm trong và vùng hoàng điểm<br />
ngoài.<br />
<br />
Bảng 1. Kết quả tương quan hồi quy của 9 vùng trên võng mạc.<br />
Vùng<br />
1: Fovea<br />
2:trên trong<br />
3:mũi trong<br />
4: dưới trong<br />
5: thái dương trong<br />
6: trên ngoài<br />
7: mũi ngoài<br />
8: dưới ngoài<br />
9:thái dương ngoài<br />
2-5: vùng hoàng điểm trong<br />
6-9: vùng hoàng điểm ngoài<br />
<br />
n<br />
33<br />
33<br />
33<br />
33<br />
33<br />
33<br />
33<br />
33<br />
33<br />
132<br />
132<br />
<br />
TRT (µm) TB ± ÐLC<br />
467,20 ± 146,94<br />
414,88 ± 122,82<br />
428,55 ± 123,76<br />
438,12 ± 109,67<br />
436,85 ± 120,16<br />
312,70 ± 72,9<br />
320,42 ± 71<br />
297,79 ± 43,05<br />
317,85 ± 64,91<br />
429,60 ± 118,23<br />
312,19 ± 63,94<br />
<br />
a<br />
<br />
b<br />
<br />
Ðộ nhạy (dB) TB ± ÐLC Hồi qui tuyến tính<br />
-7,48 ± 4,70<br />
y = 341 – 16x<br />
-5,88 ± 4,70<br />
y = 293 – 21x<br />
-5,97 ± 4,6<br />
y = 315 – 19x<br />
-6,39 ± 4,23<br />
y = 338 – 16x<br />
-6,06 ± 4,04<br />
y = 312 – 21x<br />
-5,12 ± 4,79<br />
y = 245 – 13x<br />
-5,33 ± 4,5<br />
y = 257 – 12x<br />
-6,00 ± 4,63<br />
y = 273 – 4x<br />
-5,79 ± 5,15<br />
y = 266 – 9x<br />
-6,08 ± 4,35<br />
y = 313 – 19x<br />
-5,56 ± 4,73<br />
y = 260 – 9x<br />
<br />
r<br />
-0,53<br />
-0,79<br />
-0,70<br />
-0,60<br />
-0,69<br />
-0,87<br />
-0,75<br />
-0,44<br />
-0,72<br />
-0,70<br />
-0,70<br />
<br />
p<br />
0,001<br />