Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
MỐI LIÊN QUAN GIỮA TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG<br />
VÀ ĐỘ NẶNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE Ở TRẺ EM<br />
Nguyễn Anh Tú*, Đông Thị Hoài Tâm**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Có nhiều yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến đô nặng của bệnh sốt xuất huyết Dengue, trong đó, một<br />
trong những điểm thuộc yếu tố ký chủ được quan tâm là tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân.<br />
Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với đô nặng bệnh sốt xuất huyết Dengue ở trẻ<br />
em điều trị tại bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới.<br />
Đối tượng-Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu mô tả cắt ngang. Trẻ em dưới 15 tuổi được chẩn đoán<br />
nhiễm Dengue cấp nhập BV Bệnh Nhiệt Đới từ tháng 9/2010 đến tháng 7/2011 được đo chiều cao, cân nặng và<br />
tính BMI.<br />
Kết quả: có 437 bệnh nhân bị sốt xuất huyết Dengue, bao gồm 135 ca có sốc và 302 ca không sốc. Nếu dựa<br />
BMI theo tuổi, tỷ lệ suy dinh dưỡng là 13,4%, tỷ lệ béo phì là 13,9%. Tỷ lệ trẻ béo phì ở nhóm sốc SXH (20,9%)<br />
cao hơn so với nhóm không sốc (10,7%) (p=0,008) hay trẻ béo phì có nguy cơ vào sốc gấp 1,9 lần so với trẻ có dinh<br />
dưỡng bình thường. Trẻ thừa cân có tỷ lệ tái sốc cao hơn (27,3%) so với nhóm không tái sốc (12,1%) hay trẻ thừa<br />
cân có nguy cơ tái sốc gấp 2,57 lần so với trẻ bình thường. Trẻ suy dinh dưỡng/nhẹ cân lại ít bị nguy cơ này hơn.<br />
Kết luận: Trong bệnh lý SXH-D, trẻ béo phì/thừa cân có nguy cơ vào sốc và/hoặc tái sốc hơn so với trẻ có<br />
tình trạng dinh dưỡng bình thường<br />
Từ khoá: Sốt xuất huyết Dengue, thừa cân, béo phì.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ASSOCIATION BETWEEN NUTRITIONAL STATUS AND SEVERITY<br />
OF DENGUE INFECTION IN CHILDREN<br />
Nguyen Anh Tu, Dong Thi Hoai Tam<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17-Supplement of No 1-2013: 158 - 164<br />
Background: Many factors were found to be related to the severity of Dengue infection. Among this, the<br />
nutritional status of the patient was concerned.<br />
Materials and Methods: A cross sectional prospective study. We examined the nutritional status of<br />
Dengue children admitted to the Hospital For Tropical Diseases from Sept 2010 to July 2011. Z scores for weightfor-age, for height-for-age and BMI-for-age are calculated.<br />
Results: In 437 patients recruited, according to the BMI z scores, 13.4% were malnourished, 13.9% were<br />
obese. In children with Dengue shock, the proportion of obese patients (20.9%) was higher than in non-shock<br />
group (10.7%) with p=0.008. Overweighted children had more episodes of reshock (27.3%) than children without<br />
reshock (12.1%) with p=0.023. Malnourished or underweighted children had likely less risk of shock or reshock.<br />
Conclusion: In Dengue infection, obese or overweighted children had more risk to develop shock and/or<br />
reshock than normal nutritional status children.<br />
* Bộ môn Nhiễm Trường Đại Học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP. HCM<br />
** Bộ môn nhiễm trường ĐH Y ĐượcTPHCM<br />
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Anh Tú<br />
ĐT: 0975834005<br />
Email: anhtu_y02@yahoo.com.vn<br />
<br />
158<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Keywords: Dengue children, shock, obese, overweight<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXH D) là một<br />
vấn đề sức khỏe quan trọng ở các quốc gia Đông<br />
Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Đây là một<br />
trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ<br />
phải nhập viện và có tỷ lệ tử vong cao ở những<br />
nước nhiệt đới của Châu Á(5,15). Tìm hiểu về các<br />
yếu tố nguy cơ gây bệnh nặng là mục tiêu của<br />
nhiều nghiên cứu. Một trong những điểm được<br />
quan tâm là tình trạng dinh dưỡng của trẻ bệnh.<br />
Những nhận xét ban đầu của một số tác giả gây<br />
nên nhiều chú ý: tác giả Thisyakorn tại Thái Lan,<br />
năm 1993, cho thấy rằng tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng<br />
ở bệnh nhân SXH D thấp hơn so với trẻ bệnh<br />
khác hoặc trẻ khỏe mạnh(13); Tác giả Nguyễn<br />
Thanh Hùng ở Việt Nam, năm 2005, trên trẻ nhũ<br />
nhi bị SXH D, cũng nhận xét rằng tỷ lệ suy dinh<br />
dưỡng thấp hơn đáng kể so với nhóm chứng là<br />
trẻ em bình thường(8). Điều này có nghĩa là tình<br />
trạng suy dinh dưỡng phải chăng là yếu tố bảo<br />
vệ đối với SXH D?<br />
Các kết luận về mối liên quan giữa tình trạng<br />
dinh dưỡng và bệnh SXH D chưa được thống<br />
nhất: tác giả Kalayanarooj tại Thái Lan, năm 1999<br />
đã báo cáo trong một nghiên cứu hồi cứu với<br />
hơn 4000 ca rằng hội chứng sốc do Dengue xảy<br />
ra nhiều hơn ở trẻ suy dinh dưỡng(6), nhưng mới<br />
đây hơn, năm 2003, tác giả N.Pichainarong lại<br />
nhấn mạnh rằng trẻ béo phì có khuynh hướng<br />
dễ bị sốt xuất huyết nặng(10).<br />
Với tình hình thay đổi về tình trạng dinh<br />
dưỡng của trẻ em Việt nam trong những năm<br />
gần đây, chúng tôi thấy xuất hiện nhiều trẻ béo<br />
phì và/hoặc thừa cân trong dân số bệnh nhi bị<br />
SXH D. Tình trạng béo phì này có thật sự là nguy<br />
cơ cho biểu hiện thể nặng hay không? Hiểu biết<br />
hơn về vấn đề trên, chúng sẽ giúp chúng ta nhận<br />
định được tình trạng nặng nhẹ của trẻ sốt xuất<br />
huyết Dengue một cách rõ ràng hơn.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Khảo sát mối liên quan giữa tình trạng dinh<br />
dưỡng với độ nặng bệnh sốt xuất huyết Dengue<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
ở trẻ em điều trị tại BV Bệnh Nhiệt Đới từ tháng<br />
9-2010 đến tháng 7-2011, được thể hiện qua 2<br />
mục tiêu chuyên biệt:<br />
- Mô tả tình trạng dinh dưỡng của trẻ bị<br />
sốt xuất huyết Dengue điều trị tại BV Bệnh<br />
Nhiệt Đới.<br />
- Khảo sát mối liên quan giữa tình trạng dinh<br />
dưỡng và độ nặng của trẻ sốt xuất huyết<br />
Dengue.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Đối tượng<br />
Trẻ em dưới 15 tuổi được chẩn đoán nhiễm<br />
Dengue nhập vào khoa Nhi A và khoa<br />
CCHSTCCĐTE Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới từ<br />
tháng 9/2010 đến tháng 7/2011.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu tiền cứu mô tả cắt ngang.<br />
<br />
Cỡ mẫu<br />
Áp dụng công thức sau: N = Z2(1-α)/2x p(1 –<br />
p)/d2 trong đó Z = 1,96 với α = 0,05; độ tin cậy<br />
95%; p = 0,242 tỉ lệ trẻ sốt xuất huyết có béo phì<br />
(11); d = 0,05 sai số cho phép; vậy cỡ mẫu tối<br />
thiểu là N = 282.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
Bệnh nhi < 15 tuổi được chọn vào nghiên cứu<br />
cần thoả các tiêu chí sau:<br />
- Lâm sàng: có những dấu hiệu gợi ý nhiễm<br />
Dengue, dựa theo Hướng Dẫn về chẩn đoán và<br />
điều trị SXH D Bộ Y Tế 2011 (1) như: sốt cao liên<br />
tục, nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, đau cơ,<br />
nghiệm pháp dây thắt (±), có xuất huyết da niêm,<br />
tình trạng sốc giảm thể tích vào khoảng ngày 4,<br />
ngày 5 của bệnh (±).<br />
- Được xác định bằng xét nghiệm MAC<br />
ELISA Dengue hoặc NS1 (+).<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, hoặc có<br />
bệnh nền mạn tính<br />
<br />
159<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Định nghĩa biến số tình trạng dinh dưỡng<br />
Đo chiều cao, cân nặng với:<br />
- Thước treo tường với đơn vị tính cm<br />
- Cân Nhơn Hoà “Cân được sản xuất và kiểm<br />
định theo tiêu chuẩn cơ sở công bố: TC 02:2000/NH,<br />
TC 03:2000/NH”) với đơn vị tính kg.<br />
+ Cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi, chỉ<br />
số khối cơ thể BMI, được chia theo thang điểm<br />
Z-score của TCYTTG năm 2007(16,17).<br />
Tình trạng dinh Phân loại theo thang điểm Zdưỡng<br />
score<br />
Suy dinh dưỡng<br />
Chỉ số BMI < -2SD<br />
BMI<br />
Bình thường<br />
-2SD ≤ Chỉ số BMI ≤ 2SD<br />
Béo phì<br />
Chỉ số BMI > 2SD<br />
Cân<br />
Nhẹ cân<br />
Cân nặng theo tuổi < -2SD<br />
nặng<br />
Bình thường -2SD ≤ Cân nặng theo tuổi ≤ 2SD<br />
theo<br />
Thừa cân<br />
Cân nặng theo tuổi > 2SD<br />
tuổi<br />
Thấp<br />
Chiều cao theo tuổi < -2SD<br />
Chiều<br />
cao<br />
theo<br />
tuổi<br />
<br />
Bình thường<br />
Cao<br />
<br />
-2SD ≤ Chiều cao theo tuổi ≤<br />
2SD<br />
Chiều cao theo tuổi > 2SD<br />
<br />
Đặc điểm dịch tễ<br />
TP. HCM<br />
Nơi cư ngụ:<br />
Tỉnh<br />
Không sốc<br />
Tình trạng<br />
bệnh<br />
Có sốc<br />
Có tái sốc<br />
Không xuất huyết<br />
Xuất huyết nhẹ<br />
Xuất huyết nặng<br />
<br />
Tần số<br />
328<br />
109<br />
302<br />
135<br />
44<br />
399<br />
36<br />
2<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
75,1<br />
24,9<br />
69,1<br />
30,9<br />
32,6<br />
91,3<br />
8,2<br />
0,5<br />
<br />
Tình trạng dinh dưỡng của trẻ bị sốt xuất<br />
huyết Dengue<br />
Bảng 2. Trị số chiều cao, cân nặng và BMI trung<br />
bình theo nhóm tuổi của toàn dân số:<br />
Nhóm tuổi<br />
1–5 tuổi<br />
6–9 tuổi<br />
10-15 tuổi<br />
<br />
Chiều cao TB Cân nặng TB<br />
(cm) ± SD<br />
(kg) ± SD<br />
49<br />
101,4±11,9<br />
16,9±4.5<br />
160<br />
125,3 ± 8,5<br />
25,9 ± 7.5<br />
228 149,9 ± 10,7 41,9± 11.6<br />
n<br />
<br />
BMI TB ±<br />
SD<br />
16,3±2,9<br />
16,3 ± 3,5<br />
18,4 ± 3,8<br />
<br />
Chiều cao và cân nặng của trẻ tăng dần theo<br />
tuổi; BMI trung bình của nhóm 1-5 tuổi và nhóm<br />
6-9 tuổi tương đương nhau, BMI trung bình của<br />
nhóm 10-15 tuổi thì cao hơn hai nhóm còn lại.<br />
<br />
Phân tích số liệu<br />
Sử dụng phần mềm SPSS 16.0; dùng phép<br />
kiểm 2 để so sánh tỉ lệ của một biến số định tính<br />
trong hai nhóm khác nhau; T-test để phân tích sự<br />
khác nhau giữa các biến liên tục; dùng phép kiểm<br />
hồi qui Binary Logistic để đánh giá mối liên hệ<br />
giữa một biến phụ thuộc và các biến độc lập. Tỷ lệ<br />
có khác biệt thống kê với p < 0,05.<br />
<br />
Bảng 3. Trị số cân nặng, chiều cao, và BMI trung<br />
bình của 2 nhóm SXH và sốc SXH:<br />
Đặc điểm<br />
chung<br />
Chiều cao (cm)<br />
Cân nặng (kg)<br />
BMI<br />
<br />
Sốc SXH n= 135<br />
Mean ± SD<br />
129,5 ± 17,1<br />
30,2 ± 11,7<br />
17,5 ± 3,8<br />
<br />
SXH n= 302<br />
Mean ± SD<br />
138,1 ± 19,9<br />
34,6 ± 14,0<br />
17,4 ± 3,7<br />
<br />
p<br />
0,00<br />
0,01<br />
0,83<br />
<br />
Chiều cao trung bình của nhóm SXH và<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
nhóm sốc SXH khác biệt với p = 0,00; Cân nặng<br />
<br />
Trong thời gian từ tháng 9/2010 đến tháng<br />
10/2011, chúng tôi đã thu dung được 493 bệnh<br />
nhân tại 2 khoa Nhi A và khoa CCHSTCCĐTE.<br />
Có 437 bệnh nhân được chẩn đoán xác định<br />
nhiễm Dengue bằng xét nghiệm NS1 hoặc MAC<br />
ELISA và được đưa vào nghiên cứu.<br />
<br />
trung bình của nhóm SXH và nhóm sốc SXH<br />
<br />
160<br />
<br />
Nữ<br />
≤ 5 tuổi<br />
6 – 9 tuổi<br />
10– 10 tuổi chiếm tỷ lệ cao<br />
nhất 56,5%(2), Đ. T. H. Tâm năm 2009 và D. B.<br />
Thủy năm 2010 thì nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao<br />
nhất lại là từ 5 – 9 tuổi (tỷ lệ lần lượt là 64,6%<br />
và 74,6%)(4). Trước đây nhóm tuổi mắc SXH –<br />
D phần lớn là từ 5 – 9 tuổi nhưng theo khảo<br />
sát dịch tễ trong khoảng 10 năm gần đây các<br />
tác giả nhận định rằng tỉ lệ người bị nhiễm<br />
SXH – D có khuynh hướng chuyển sang các<br />
lứa tuổi lớn hơn, đặc biệt là tỷ lệ tuổi thanh<br />
niên ngày càng tăng ở nhiều quốc gia.<br />
<br />
162<br />
<br />
Tái sốc<br />
Trong nhóm biểu hiện sốc SXH nhập tại<br />
khoa HSCCCĐTE (135 ca) tỷ lệ tái sốc là 32,6%.<br />
Tỷ lệ này cũng tương tự với nghiên cứu của C. T.<br />
Tâm tại BV Bệnh Nhiệt Đới năm 2010, tái sốc<br />
chiếm 30,3%(2), của Đ. T. H. Tâm năm 2009 tái sốc<br />
là 31,9% hay nghiên cứu của P. V. Năm tại BV<br />
Vĩnh Long năm 2004(9) tái sốc là 37,8%, Đây là<br />
một tỷ lệ tương đối khá cao, rất đáng lưu ý trong<br />
các bệnh cảnh nặng của sốt xuất huyết Dengue.<br />
Xuất huyết<br />
Về biểu hiện xuất huyết chúng tôi ghi nhận<br />
được 8,7% (xuất huyết nhẹ chiếm 8,2%, xuất<br />
huyết nặng chỉ có 0,5%)<br />
Tình trạng dinh dưỡng của trẻ bị sốt xuất huyết<br />
Cân nặng trung bình tăng theo từng lớp<br />
tuổi, trong đó nhóm từ 1 – 5 tuổi có cân nặng<br />
trung bình 16,9 ± 4,5 kg, nhóm tuổi từ 6 – 9<br />
tuổi là 25,9 ± 7,4 kg, và nhóm tuổi 10 – 15 tuổi<br />
là 41,9 ± 11,6 kg. Độ lệch chuẩn trong nhóm 15 tuổi nhỏ hơn trong nhóm 10 -15 tuổi, chứng<br />
tỏ là khi trẻ lớn hơn, có thể có nhiều yếu tố<br />
ảnh hưởng đến cân nặng: chế độ dinh dưỡng,<br />
chế độ sinh hoạt… Tính về chiều cao, trong<br />
nhóm từ 1 – 5 tuổi chiều cao trung bình là<br />
101,4 ± 11,9 cm, nhóm từ 6 – 9 tuổi là 125,3 ±<br />
8,5 cm và nhóm từ 10 – 15 tuổi là 149,9 ±<br />
10,7cm. Khi so sánh với nghiên cứu của tác giả<br />
Vương Thuận An năm 2009, khảo sát về tình<br />
trạng dinh dưỡng của trẻ 6 -11 tuổi tại trường<br />
tiểu học Kim Đồng tại Tây Ninh, kết quả cũng<br />
gần tương đương với cân nặng trung bình 27,5<br />
± 5,9 kg, chiều cao trung bình 126 ± 5,6 cm(14).<br />
Nếu tính về chỉ số khối cơ thể: BMI trung bình<br />
giữa nhóm 1 – 5 tuổi và 6 – 9 tuổi gần bằng<br />
nhau 16,3 ± 2,9 và 16,3 ± 3,5. Còn ở nhóm 10 –<br />
15 tuổi, BMI trung bình cao hơn hẳn 2 nhóm<br />
tuổi còn lại 18,4 ± 3,8. Điều này cũng khá<br />
tương đồng với BMI của dân số bình thường.<br />
Theo biểu đồ phát triển phân loại BMI theo<br />
tuổi của CDC Hoa Kỳ năm 2000 ta thấy ở bách<br />
phân vị thứ 50 BMI của trẻ từ 2 đến 9 tuổi dao<br />
động từ 15 đến 16,5.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />