TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015<br />
<br />
KHẢO SÁT TỶ LỆ, ĐẶC ĐIỂM HẸP ĐỘNG MẠCH VÀNH<br />
TRÊN MSCT TIM Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI<br />
VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI NỒNG ĐỘ PHOSPHO, PTH MÁU<br />
Cao Tấn Phước*; Hoàng Trung Vinh**<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: khảo sát tỷ lệ, đặc điểm hẹp động mạch vành (ĐMV) dựa vào chụp vi tính đa lát<br />
cắt tim (MSCT) ở bệnh nhân (BN) bệnh thận mạn giai đoạn cuối (BTMGĐC) và mối liên quan<br />
với biến đổi nồng độ phospho, PTH máu. Đối tượng và phương pháp: 141 BN BTMGĐC điều trị<br />
tại Bệnh viện Trưng Vương từ tháng 03 - 2011 đến 04 - 2015. BN được khám lâm sàng, xét nghiệm<br />
thường quy, xét nghiệm phospho, PTH máu; chụp vi tính đa lát cắt tim. Tổn thương hẹp ĐMV<br />
có ý nghĩa khi hẹp ≥ 50% diện tích lòng mạch. Kết quả: trong số 141 BN khảo sát, 77 BN<br />
(54,6%) hẹp lòng ĐMV có ý nghĩa, trong đó 41,9,% tổng số nhánh và 17,7% tổng số đoạn ĐMV<br />
hẹp có ý nghĩa. Tỷ lệ BN hẹp ĐMV cao hơn có ý nghĩa ở BN bệnh thận mạn có đái tháo đường,<br />
dư cân béo phì. Tăng nồng độ phospho, PTH máu là yếu tố liên quan với hẹp ý nghĩa ĐMV.<br />
Kết luận: hẹp ĐMV gặp tỷ lệ cao ở BN BTMGĐC, hay gặp ở BN đái tháo đường, dư cân béo phì.<br />
Tăng nồng độ phospho, PTH máu có thể là yếu tố làm gia tăng tỷ lệ hẹp ĐMV ở BN BTMGĐC.<br />
* Từ khóa: Hẹp động mạch vành; Bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối; MSCT<br />
<br />
Survey of Rate and Characteristics of Coronary Artery Stenosis<br />
by Cardiac MSCT in End-Stage Renal Disease Patients and the<br />
Association with Serum Phosphorus, PTH Levels<br />
Summary<br />
Objectives: To survey the rate and characteristics of coronary arteries stenosis by using<br />
cardiac MSCT in patients with the end-stage chronic kidney disease and the association with<br />
the serum phosphorus and PTH concentration. Subjects and methods: Cross-sectional<br />
description in 141 end-stage of the chronic kidney disease patients. All patients were clinically<br />
examined and meansured serum phosphorus, PTH levels. Cardiac MSCT was performed for all<br />
patients. Results: 54.6% of patients showed significantly coronary arteries stenosis. Besides,<br />
the percentage of significant coronary vessels and segments stenosis were 41.9% and 17.7%.<br />
There was a positive association between the proportion of patients with significant coronary<br />
arteries stenosis and diabetes history and obesity. The elevation of phosphorus and PTH<br />
concentration in serum was the relative factors of significant coronary arteries stenosis.<br />
Conclusion: The high rate of significant coronary arteries stenosis in end-stage chronic kidney<br />
disease patients, significantly higher rate in diabetic and obese patients. The elevation of serum<br />
phosphorus and PTH concentration may be risk factors of significant coronary arteries stenosis<br />
in the end-stage kidney disease patients.<br />
* Key words: Coronary artery stenosis; End-stage renal disease; MSCT.<br />
* Bệnh viện Trung Vương<br />
** Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Hoàng Trung Vinh (hoangvinhhvqy@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 20/09/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 18/11/2015<br />
Ngày bài báo được đăng: 26/11/2015<br />
<br />
107<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Biến chứng tim mạch là nguyên nhân<br />
hàng đầu gây tử vong ở BN BTMGĐC,<br />
nhất là ở BN lọc máu chu kỳ. Rối loạn<br />
nội môi nặng, phối hợp của nhiều yếu tố<br />
khác nhau như: nhiễm độc, nhiễm toan,<br />
thiếu máu và rối loạn chuyển hóa canxi<br />
phospho, viêm mạn tính là nguyên nhân<br />
hình thành mảng vữa xơ gây hẹp ĐMV ở<br />
BN BTMGĐC. Biểu hiện lâm sàng thiếu<br />
máu cơ tim do hẹp ĐMV thường không<br />
điển hình, đan xen và che lấp do biểu<br />
hiện rối loạn ở các cơ quan khác. Chụp<br />
cắt lớp vi tính đa lát cắt tim là phương<br />
pháp không xâm nhập, nhưng có độ<br />
chính xác cao trong đánh giá tổn thương<br />
hẹp ĐMV, nhằm sàng lọc những BN có<br />
nguy cơ cao bị biến cố tim mạch, can<br />
thiệp điều trị sớm cũng như tiên lượng<br />
cho BN. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài<br />
này nhằm:<br />
- Khảo sát tỷ lệ, đặc điểm hẹp ĐMV ở<br />
BN BTMGĐC dựa vào chụp vi tính đa<br />
lát cắt.<br />
- Tìm hiểu mối liên quan giữa tỷ lệ, đặc<br />
điểm hẹp ĐMV với nồng độ phospho,<br />
PTH máu.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
141 BN BTMGĐC, điều trị tại Bệnh<br />
viện Trưng Vương từ tháng 03 - 2011 đến<br />
04 - 2015.<br />
* Tiêu chuẩn lựa chọn:<br />
- Bệnh thận mạn tính với mức lọc cầu<br />
thận < 15 ml/phút/1,73 m2.<br />
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.<br />
108<br />
<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
- Suy tim mạn tính độ 4, rối loạn nhịp<br />
tim nặng.<br />
- Đột quỵ não giai đoạn cấp tính.<br />
- Hội chứng mạch vành cấp.<br />
- Nhiễm khuẩn toàn thân mức độ nặng.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
* Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu, mô tả<br />
cắt ngang.<br />
* Một số tiêu chuẩn, phân loại sử dụng<br />
trong nghiên cứu:<br />
- Phân chia giai đoạn bệnh thận mạn<br />
theo Hội Thận quốc tế KDOGO (2012).<br />
- Chẩn đoán đái tháo đường theo Liên<br />
đoàn Đái tháo đường quốc tế IDF (2012).<br />
- Chẩn đoán tăng huyết áp theo JNC<br />
VII (2003).<br />
- Phân chia giải phẫu ĐMV: theo phân<br />
chia của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ,<br />
bao gồm 16 đoạn động mạch có đường<br />
kính > 1,5 mm được đánh số từ 1 đến 16.<br />
- Hẹp ĐMV ý nghĩa: hẹp ≥ 50% diện<br />
tích lòng động mạch.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
* Đặc điểm chung BN nghiên cứu<br />
(n = 141):<br />
Tuổi ≥ 60: 68 BN (48,2%); nam: 65 BN<br />
(46,1%); đái tháo đường: 73 BN (51,8%);<br />
tăng huyêt áp: 135 BN (95,7%); BMI ≥ 23:<br />
37 BN (26,2%); thiếu máu: 140 BN<br />
(99,3%); giảm canxi: 117 BN (83,0 %);<br />
tăng phosphor: 128 BN (90,8%); tăng<br />
PTH: 131 BN (92,9%).Như vậy, tỷ lệ BN<br />
nam thấp hơn nữ, tuổi > 60 chiếm tỷ lệ<br />
cao. Tỷ lệ BN tăng huyết áp, thiếu máu,<br />
giảm canxi, tăng phospho, PTH máu chiếm<br />
tỷ lệ rất cao.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015<br />
<br />
* Tỷ lệ BN, nhánh, đoạn ĐMV hẹp có ý<br />
nghĩa (n = 141):<br />
<br />
* Tỷ lệ BN dựa vào vị trí, số nhánh ĐMV<br />
hẹp có ý nghĩa (n = 77):<br />
<br />
BN hẹp ý nghĩa: 77 BN (54,6%); số<br />
nhánh hẹp ý nghĩa: 129 nhánh (41,9%);<br />
số đoạn hẹp ý nghĩa: 218 đoạn (17,7%).<br />
Như vậy, tỷ lệ BN, nhánh, đoạn ĐMV hẹp<br />
ở mức cao.<br />
<br />
Hẹp 1 nhánh: 40 BN (51,9%); hẹp 2<br />
nhánh: 23 BN (29,9%); hẹp 3 nhánh:<br />
13 BN (16,9%); hẹp 4 nhánh: 1 BN (1,3%).<br />
Như vậy, tỷ lệ BN hẹp nhiều nhánh<br />
(≥ 2 nhánh) ở mức cao.<br />
<br />
Bảng 1: Tỷ lệ BN dựa vào vị trí ĐMV hẹp có ý nghĩa (n = 77).<br />
Đoạn<br />
<br />
Nhánh<br />
<br />
Vị trí<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Thân chung<br />
<br />
2<br />
<br />
2,6<br />
<br />
2<br />
<br />
0,9<br />
<br />
Nhánh trái<br />
<br />
62<br />
<br />
80,5<br />
<br />
108<br />
<br />
49,5<br />
<br />
Nhánh mũ<br />
<br />
32<br />
<br />
41,6<br />
<br />
57<br />
<br />
26,1<br />
<br />
Nhánh phải<br />
<br />
33<br />
<br />
42,9<br />
<br />
51<br />
<br />
23,4<br />
<br />
Tỷ lệ nhánh trái, đoạn thuộc nhánh trái hẹp ý nghĩa chiếm tỷ lệ cao nhất.<br />
Bảng 2: Mối liên quan hẹp ĐMV với tuổi, giới, đái tháo đường, thời gian bệnh thận<br />
mạn, tăng huyết áp và BMI (n = 141).<br />
Hẹp ĐMV (n, %)<br />
<br />
Đặc điểm các chỉ số có<br />
liên quan<br />
Tuổi (năm)<br />
<br />
Giới<br />
<br />
Đái tháo đường<br />
<br />
Tăng huyết áp<br />
<br />
p<br />
Có<br />
<br />
Không<br />
<br />
≥ 60<br />
<br />
42 (61,8)<br />
<br />
26 (38,2)<br />
<br />
< 60<br />
<br />
35 (47,9)<br />
<br />
38 (52,1)<br />
<br />
Nam<br />
<br />
34 (52,3)<br />
<br />
31 (47,7)<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
43 (56,6)<br />
<br />
33 (43,4)<br />
<br />
Có<br />
<br />
59 (80,8)<br />
<br />
14 (19,2)<br />
<br />
Không<br />
<br />
18 (26,5)<br />
<br />
50 (73,5)<br />
<br />
Có<br />
<br />
76 (56,3)<br />
<br />
59 (43,7)<br />
<br />
Không<br />
<br />
1 (16,7)<br />
<br />
5 (83,3)<br />
<br />
≥ 23<br />
<br />
26 (70,3)<br />
<br />
11 (29,7)<br />
<br />
< 23<br />
<br />
51 (49,0)<br />
<br />
53 (51,0)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
BMI<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Tỷ lệ hẹp ĐMV cao hơn có ý nghĩa ở BN có thời gian phát hiện bệnh thận mạn kéo<br />
dài, đái tháo đường và dư cân béo phì.<br />
Tỷ lệ BN hẹp ĐMV khác biệt không có ý nghĩa về giới, tuổi ≥ 60, tình trạng tăng<br />
huyết áp.<br />
109<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015<br />
<br />
Bảng 3: Mối liên quan hẹp ĐMV với canxi, phospho và nồng độ PTH máu (n = 141).<br />
Hẹp ĐMV (n, %)<br />
<br />
Đặc điểm các chỉ số có<br />
liên quan<br />
Canxi<br />
<br />
Phospho<br />
<br />
p<br />
Có<br />
<br />
Không<br />
<br />
Giảm<br />
<br />
66 (56,4)<br />
<br />
51 (43,6)<br />
<br />
Bình thường<br />
<br />
11 (45,8)<br />
<br />
13 (54,2)<br />
<br />
Tăng<br />
<br />
75 (58,6)<br />
<br />
53 (41,4)<br />
<br />
Bình thường<br />
<br />
2 (15,4)<br />
<br />
11 (84,6)<br />
<br />
Có<br />
<br />
75 (57,3)<br />
<br />
56 (42,7)<br />
<br />
Không<br />
<br />
2 (20,0)<br />
<br />
8 (80,0)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
PTH<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
- Tỷ lệ BN hẹp ĐMV tăng có ý nghĩa ở BN có tăng phospho và PTH trong máu.<br />
- Tỷ lệ BN hẹp ĐMV liên quan chưa có ý nghĩa với canxi máu.<br />
BÀN LUẬN<br />
Bệnh ĐMV là nguyên nhân hàng đầu<br />
gây suy tim và các biến cố tim mạch.<br />
Nhiều yếu tố nguy cơ được chỉ ra giúp<br />
thuận lợi cho dự phòng và điều trị tích<br />
cực. Tuổi > 60 và nam giới là những yếu<br />
tố không thay đổi được của bệnh ĐMV.<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi ≥ 60<br />
chiếm tỷ lệ cao (48,2%), nam ít hơn nữ là<br />
do quá trình lấy mẫu thuận tiện theo tiêu<br />
chuẩn chọn mẫu.<br />
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh thận<br />
mạn tính, trong đó có đái tháo đường,<br />
trong nghiên cứu của chúng tôi 51,8% BN<br />
có đái tháo đường, đây là yếu tố nguy cơ<br />
làm nặng thêm tổn thương ĐMV. Bệnh<br />
thận mạn tiến triển đến giai đoạn cuối<br />
thường có thời gian đủ dài (5 - 20 năm),<br />
nhưng bệnh tiến triển thầm lặng, không<br />
có triệu chứng đặc hiệu giai đoạn sớm,<br />
chỉ phát hiện bệnh khi suy thận đã nặng.<br />
Đến giai đoạn cuối bệnh thận mạn, các<br />
rối loạn nội môi nặng, tác động lẫn nhau<br />
làm cho tổn thương ĐMV ngày một rõ<br />
hơn. Tăng huyết áp và thiếu máu là biểu<br />
110<br />
<br />
hiện hay gặp ở BN BTMGĐC, ở nhóm BN<br />
nghiên cứu, tỷ lệ BN tăng huyết áp, thiếu<br />
máu đều ở mức rất cao, lần lượt là 95,7%<br />
và 99,3%.<br />
Biểu hiện bệnh tim thiếu máu cục bộ ở<br />
BN bệnh thận mạn thường không đặc<br />
hiệu, đan xen các triệu chứng của thiếu<br />
máu, suy tim và ứ trệ tuần hoàn phổi.<br />
Chụp vi tính đa lát cắt tim cho hình ảnh<br />
khách quan tổn thương hẹp ĐMV. Kết<br />
quả khảo sát cho thấy 54,6% BN (77/141)<br />
hẹp có ý nghĩa ĐMV, 41,9% số nhánh<br />
hẹp và 17,7% tổng số đoạn hẹp. Tỷ lệ<br />
hẹp ĐMV trong nghiên cứu này cao hơn<br />
kết quả của Nguyễn Văn Công (2012)<br />
trên đối tượng BN đái tháo đường týp 2.<br />
Theo số lượng nhánh hẹp, tỷ lệ BN hẹp<br />
đồng thời 2 nhánh ở mức cao (48,2%).<br />
Vị trí nhánh ĐMV trái có xuất hiện hẹp<br />
cao nhất (80,5%) (62/77 BN). Như vậy,<br />
tổn thương hẹp ĐMV có tỷ lệ cao ở BN<br />
BTMGĐC, là nhân tố chính thúc đẩy suy<br />
tim cũng như các biến cố tim mạch làm<br />
gia tăng tử vong.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015<br />
<br />
Khảo sát mối liên quan giữa tổn thương<br />
hẹp ĐMV với một số yếu tố nguy cơ<br />
truyền thống và một số rối loạn đặc trưng<br />
ở BN bệnh thận mạn cho thấy hẹp ĐMV<br />
tăng có ý nghĩa ở BN bệnh thận mạn có<br />
đái tháo đường, dư cân béo phì. Các yếu<br />
tố này có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc cùng<br />
nhau trên một BN, tác động cộng hưởng<br />
đến tổn thương hẹp ĐMV. Nó là yếu tố<br />
tiên lượng nặng ở BN BTMGĐC, dễ dẫn<br />
tới suy tim cấp hoặc mạn tính không hồi<br />
phục. Kết quả cho thấy tuổi, giới và tăng<br />
huyết áp liên quan chưa có ý nghĩa với<br />
tỷ lệ hẹp ĐMV ở BN nghiên cứu (bảng 2).<br />
Tuổi > 60, nam giới và tăng huyết áp là<br />
những yếu tố nguy cơ truyền thống của<br />
bệnh ĐMV. Tuy nhiên, ở BN BTMGĐC có<br />
rối loạn nội môi phức tạp, nhất là rối loạn<br />
chuyển hóa canxi - phospho sẽ là những<br />
yếu tố chính ảnh hưởng đến xuất hiện<br />
bệnh ĐMV, làm che mờ ảnh hưởng yếu<br />
tố tuổi, giới. Kết quả nghiên cứu cho thấy<br />
tăng nồng độ phospho, PTH máu liên quan<br />
với tăng tỷ lệ BN hẹp ĐMV có ý nghĩa,<br />
trong khi nồng độ canxi máu liên quan<br />
chưa có ý nghĩa (bảng 3). Có thể giải<br />
thích là do phospho không được đào thải<br />
do thận suy và lọc không đáng kể qua<br />
thận nhân tạo, phospho tích tụ trong cơ<br />
thể sẽ gắn với canxi tạo thành phức hợp<br />
canxi - phosphat lắng đọng các cơ quan<br />
tổ chức, trong đó có ĐMV, lắng động ở<br />
các lớp cơ thành mạch gây tăng độ cứng<br />
động mạch, lắng đọng nội mạc mạch máu<br />
làm giảm sức căng bề mặt, dễ hình thành<br />
mảng vữa xơ động mạch, gây hẹp ĐMV,<br />
gia tăng tỷ lệ hẹp ĐMV ở BN BTMGĐC.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Khảo sát tổn thương ĐMV dựa vào chụp<br />
vi tính đa lát cắt tim ở 141 BN BTMGĐC<br />
cho thấy:<br />
- Tỷ lệ BN hẹp ĐMV ý nghĩa ở mức<br />
cao (54,6%); tỷ lệ hẹp nhánh 41,9%; đoạn<br />
hẹp 17,7%. Tỷ lệ BN hẹp nhiều nhánh<br />
đồng thời ở mức cao (48,1%); nhánh ĐMV<br />
trái có tỷ lệ xuất hẹp cao nhất (80,5%).<br />
- Hẹp ĐMV hay gặp ở BN đái tháo<br />
đường, dư cân béo phì.<br />
- Tỷ lệ hẹp ĐMV cao hơn có ý nghĩa ở<br />
BN có tăng phospho, PTH máu.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Nguyễn Văn Công. Nghiên cứu đặc<br />
điểm tổn thương ĐMV, mối liên quan với<br />
microalbumin niệu và một số yếu tố nguy cơ<br />
bệnh mạch vành ở BN đái tháo đường týp 2.<br />
Luận án Tiến sỹ Y học, Chuyên ngành Nội Nội tiết. Học viện Quân y. Hà Nội. 2012.<br />
2. Joosen IA, Schiphof F et al. Relation<br />
between mild to moderate chronic kidney disease<br />
and coronary artery disease determined with<br />
coronary CT angiography. PLoS One. 2012,<br />
7 (10), e47267.<br />
3. Sassa S, Shimada K et al. Comparison<br />
of 64-slice multi-detector computed tomography<br />
coronary angiography between asymptomatic,<br />
type 2 diabetes mellitus and impaired glucose<br />
tolerance patients. J Cardiol. 2008, 52 (2),<br />
pp.133-139.<br />
4. Ramos A.M, Albalate M. Hyperphosphatemia<br />
and hyperparathyroidism in incident chronic kidney<br />
disease patients. Kidney Int. 2008, Suppl 111,<br />
S88-93.<br />
5. Wald R, Sarnak MJ et al. Disordered<br />
mineral metabolism in hemodialysis patients:<br />
an analysis of cumulative effects in the<br />
hemodialysis (HEMO) study. Am J Kidney Dis.<br />
2008, 52 (3), pp.531-540.<br />
<br />
111<br />
<br />