Khẩu phần ăn cho bệnh nhân Đái tháo đường
lượt xem 30
download
Mục tiêu chung chế độ ăn 1. Đưa mức đường huyết về càng gần bình thường càng tốt. 2. Bảo vệ tim mạch, kiểm soát huyết áp, chống lại các loại chất béo có hại cho tim mạch. 3. Giữ cân nặng ở mức hợp lý. 4. Ngăn chận hay làm chậm xuất hiện các biến chứng của đái tháo đường. 5. Bảo vệ sức khỏe, giúp người bệnh cảm thấy luôn luôn khỏe mạnh, lạc quan và tuân thủ tốt chế độ ăn. Tuy nhiên không thể có một chế độ ăn áp dụng chung cho mọi người mà cần...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khẩu phần ăn cho bệnh nhân Đái tháo đường
- Khẩu phần ăn cho bệnh nhân Đái tháo đường Bs. Trần Quang Khánh Bộ môn Nội tiết - Đại học Y dược TP.HCM Mục tiêu chung chế độ ăn 1. Đưa mức đường huyết về càng gần bình thường càng tốt. 2. Bảo vệ tim mạch, kiểm soát huyết áp, chống lại các loại chất béo có hại cho tim mạch. 3. Giữ cân nặng ở mức hợp lý. 4. Ngăn chận hay làm chậm xuất hiện các biến chứng của đái tháo đường. 5. Bảo vệ sức khỏe, giúp người bệnh cảm thấy luôn luôn khỏe mạnh, lạc quan và tuân thủ tốt chế độ ăn.
- Tuy nhiên không thể có một chế độ ăn áp dụng chung cho mọi người mà cần phải xây dựng một chế độ ăn thích hợp cho từng cá nhân. Chế độ ăn riêng cho từng cá nhân phụ thuộc vào các yếu tố sau: 1. Mức cân nặng, giới tính 2. Nghề nghiệp (mức độ lao động nhẹ, trung bình, nặng). 3. Thói quen và sở thích. Chế độ ăn của từng người phải tuân theo một quy tắc chung như sau: 1.Lượng carbohydart (chất bột) và chất béo đơn chưa bão hòa (ví dụ dầu ô liu, dầu hướng dương…) chiếm từ 60 – 70% năng lượng. Nên dùng các loại carbohydrat hấp thu chậm. Thành phần chất béo nên gia giảm tùy theo tình trạng cân nặng của bệnh nhân (để giảm cân nặng và duy trì cân nặng thích hợp). 2.Hạn chế các loại chất béo bão hòa (mỡ động vật) và các loại chất béo đã qua chế biến (margarin, các loại dầu ăn có nguồn gốc hóa học hay đã qua chiên xào rồi dùng lại). 3.Chất đạm chiếm khoảng 15 – 20% nhu cầu năng lượng. Nên dùng các loại đạm có nguồn gốc thực vật, các loại đậu, đậu hủ. Đối với đạm động vật thì nên ưu tiên ăn cá.
- 4.Không nên dùng trực tiếp những loại thức ăn có thành phần đường hấp thu nhanh. Khi cần bổ sung chất đường, nên chọn các loại trái cây nhưng lượng trái cây cũng phải vừa đủ, không nên lạm dụng. 5.Nên ăn theo đúng bữa trong ngày (sáng, trưa, chiều). Không nên ăn nhiều bữa nhỏ hay ăn xế. Tránh tối đa việc ăn khuya vì rất dễ làm đường huyết buổi sáng tăng (trừ trường hợp phải tiêm insulin cử tối). Một số điểm chú ý: 1.Nên ăn các thực phẩm được nấu tại nhà. Hạn chế tối đa việc ăn bên ngoài, trừ khi bất khả kháng. Các loại thức ăn được chế biến bằng phương pháp luộc, hấp, tiềm, nấu canh thì chứa ít chất độc hơn các loại chế biến ở nhiệt độ cao như xào, chiên, đặc biệt là chiên dòn. 2.Một số loại thực phẩm đóng gói sẵn được quảng cáo “dành cho bệnh nhân đái tháo đường”. Phải thật cẩn thận xem kỹ thành phần và bảng năng lượng được in trên nhãn. Không nên tin cậy tuyệt đối vào các loại thực phẩm được quảng cáonày, hơn nữa giá thành thường cao. 3.Chú ý không nên tùy tiện bỏ bữa ăn rồi sau đó ăn bù. Bỏ bữa ăn rất nguy hiểm đặc biệt đối với các bệnh nhân có tiêm insulin. Trái cây:
- 1.Đường trong trái cây là loại đường fructose. Đường frutose làm tăng đường huyết chậm hơn đường sucrose (đường mía) do đó bệnh nhân đái tháo đường có thể dùng được. 2.Nên ăn những loại trái cây có màu đậm. Trái cây có màu đậm thường có nhiều loại vitamin và chất khoáng cần thiết cho tim mạch và sức khỏe nói chung. 3.Bản thân chất đường, dù là đường trong trái cây hay đường mía đều làm tăng mức đường huyết và tăng nồng độ các loại mỡ không tốt cho tim mạch (tăng triglyceride và giảm HDL-cholesterol) vì vậy nên dùng với lượng vừa phải. 4.Khi đã ăn trái cây thì nên bớt lượng chất bột trong bữa ăn hàng ngày với liều lượng tương đương. 5.Tuyệt đối không được ăn trái cây để thay các loại thực phẩm khác. Sữa và các loại sản phẩm từ sữa: 1.Bệnh nhân đái tháo đường vẫn có thể uống được sữa và dùng các thực phẩm chế biến từ sữa. Tuy nhiên nên dùng những loại sữa không đường, hay các loại sữa được chế biến đặc biệt cho bệnh nhân đái tháo đường. 2.Ăn một hủ yaourt không đường trước bữa ăn có thể làm giảm sự hấp thu chất bột đường và ít làm tăng đường huyết sau ăn.
- 3.Bệnh nhân đái tháo đường có thể dùng các loại sữa không đường, ít (hay không béo), hay sữa đậu nành. Cũng có thể dùng các loại sữa được chế biến dành riêng cho người đái tháo đường. 4.Nên bỏ hẳn thói quen uống sữa trước khi đi ngủ. Có thể uống sữa được vào buổi sáng (điểm tâm) hay buổi trưa. 5.Vào những ngày mệt mỏi hay bị bệnh, có thể dùng những loại sữa đóng hộp sẵn thay thế bữa ăn (với năng lượng tương đương). Ngoài ra có thể ăn cháo, mì, hay bánh mì rẻ tiền và dễ kiếm hơn. Tóm lại, không có một chế độ ăn nào áp dụng chung cho tất cả mọi người. Thông qua tư vấn với các chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ chuyên khoa đái tháo đường, bệnh nhân có thể tự xây dựng khẩu phần thức ăn riêng cho mình tùy theo giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp và sở thích. Trên tinh thần nắm được quy tắc chung và tự theo dõi mức đường huyết, chúng tôi mong rằng các bệnh nhân sẽ luôn luôn cảm thấy vui khỏe và không quá lo lắng, khó khăn trong việc thực hiện và tuân thủ chế độ ăn cho mình. Sau đây, chúng tôi xin trình bày một ví dụ về bữa ăn của một nam công nhân bị đái tháo đường, lao động nặng và có trọng lượng khoảng 50 kg. Tổng năng lượng trung bình khoảng 1500Kcal/ngày được chia làm 600Kcal vào buổi điểm tâm, 500 Kcal buổi trưa và 400 Kcal buổi chiều.
- Điểm tâm-------------------------------------------------------- 600 Kcal - Một đĩa cơm tấm bì--------------------------------------------627Kcal hoặc - Một tô phở bò (tô vừa)----------------------------------------450Kcal hay - Một tô hủ tiếu mì--------------------------------------------- 410Kcal hay - Một tô hủ tiếu Nam Vang------------------------------------ -400Kcal hay - Một tô bún măng vịt------------------------------------------ 485Kcal hay - Một ổ bánh mì thịt---------------------------------------------461Kcal hay - Một đĩa xôi mặng--------------------------------------------- 500Kcal hay - Một đĩa xôi khúc kèm---------------------------------------- 395Kcal hay - Một ly sữa nguyên kem (100ml)-----------------------------81Kcal hay - Một gói cà phê sữa------------------------------------------- 85Kcal hay Buổi trưa:------------------------------------------------------- 500Kcal - Một chén cơm vừa và---------------------------------------- 200Kcal - Một con cá ít béo (chưng, chiên hay kho)------------------ 200Kcal hay - Một khúc cá (thu, lóc, hú)----------------------------------- 150Kcal hay
- - Một đĩa mực xào (200g)------------------------------------- 184Kcal hay - Một đĩa bò xào (50g thịt bò)-------------------------------- 150Kcal hay - Một đĩa sườn ram (50g sườn heo)-------------------------- 150Kcal hay - Một đĩa gà roty hay kho (50g gà) và----------------------- 150Kcal - Một chén canh chua, rau ngót, bí đao và Rau xanh ăn theo sở thích------------------------------------ 30Kcal - Tráng miệng: 1 rái chuối già/2 trái chuối cao/1 trái mảng cầu ta/1 trái vú sữa/100g nho Mỹ. Buổi chiều------------------------------------------------------- 400Kcal - Một chén cơm vừa và---------------------------------------- 200Kcal - Tép rang (50g tép)------------------------------------------- 100Kcal hoặc - Cá chim chiên (50g cá)-------------------------------------- 100Kcal hoặc - Chả lụa kho (45g chả lụa)----------------------------------- 102Kcal hoặc - Thịt bò xào măng (50g thịt và 60g măng)------------------ 104Kcal - Một chén canh cải ngọt/bầu/mướp--------------------------- 30Kcal
- - Một miếng thơm (60g)--------------------------------------- 16Kcal hoặc - Một miếng dưa hấu (200g)---------------------------------- 21Kcal hoặc - Hai trái mận (80g)--------------------------------------------22Kcal hoặc - Hai múi mít (18g)-------------------------------------------- 22Kcal hoặc - Nữa trái quít (100g) và-------------------------------------- 15Kcal - Nước mía, nước sâm (100ml) ------------------------------- 50Kcal
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
An toàn thực phẩm và Dinh dưỡng: Phần 2
42 p | 338 | 121
-
Những quan điểm hiện đại về Bệnh đái tháo đường
184 p | 261 | 71
-
Nguyên nhân Rối loạn chuyển hóa Lipid
15 p | 113 | 24
-
Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người sai mổ cắt dạ dày
2 p | 182 | 18
-
Ăn uống không rau như đau không thuốc
5 p | 138 | 18
-
Thuần chay - Dinh dưỡng cho người đái tháo đường
10 p | 149 | 17
-
An toàn thực phẩm và các vấn đề về dinh dưỡng: Phần 2
51 p | 77 | 10
-
Người mắc đái tháo đường nên ăn ít muối
5 p | 110 | 10
-
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân Đái tháo đường (Kỳ 1)
6 p | 146 | 9
-
Người ăn nhạt có nguy cơ đột quỵ cao
2 p | 78 | 9
-
Chế độ ăn điều trị hen
5 p | 96 | 7
-
Một số loại thực phẩm làm tăng nguy cơ bệnh bướu cổ
3 p | 81 | 6
-
Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người cao tuổi
4 p | 103 | 6
-
Bài tập giúp trẻ giảm béo
2 p | 74 | 6
-
Các chỉ số liên quan tới dinh dưỡng của bệnh nhân theo tình trạng dinh dưỡng tại Bệnh viện tỉnh Hải Dương
6 p | 116 | 4
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn thực tế ở bệnh nhân bỏng người lớn tại khoa Bỏng người lớn, Bệnh viện Bỏng Quốc gia
9 p | 11 | 4
-
Thực trạng khẩu phần ăn của bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa điều trị hóa chất tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
6 p | 9 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn